CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden 22985209-p0
CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden 22985209-p0


Conan Fan Club
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
sherlock holmes

sherlock holmes

Nữ Gemini
Tổng số bài gửi : 1068
Birthday : 21/06/1996
Age : 27
Đến từ : Xứ sở sương mù,quê hương của Sherlock Holmes

Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty
Bài gửiTiêu đề: Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden   Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty20/3/2010, 20:27

Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Geisha

Tiểu Thuyết

Đời kỹ nữ
Memoirs of a geisha

Lời mở đầu
Người dịch: Văn Hòa – Kim Thủy
Nhà xuất bản Văn Học


Vào một buổi tối mùa xuân năm 1936, khi tôi còn là một chú bé 16 tuổi, bố tôi dẫn tôi đi xem trình diễn ca nhạc múa ở Kyoto. Tôi chỉ nhớ hai điều về buổi trình diễn đó. Điều thứ nhất là bố tôi và tôi là hai người phương Tây duy nhất trong đám khán giả, chúng tôi mới từ quê nhà Hòa Lan sang đây được mấy tuần, cho nên tôi chưa quen với nền văn hóa xa lạ ở xứ này, nhưng tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Điều thứ hai là nhờ sau nhiều tháng ra sức học tiếng Nhật, tôi cảm thấy thú vị biết bao khi hiểu được phần nào những câu chuyện họ nói với nhau. Riêng về các thiếu nữ Nhật đang ca múa trên sân khấu trước mặt, tôi không nhớ được gì, ngoại trừ hình ảnh lờ mờ về chiếc kimono màu sắc tươi sáng. Ở một nơi xa với nước Nhật như New York city này, và với khoảng thời gian đã gần 50 năm, nếu không có người phụ nữ đã từng múa trên sân khấu ở thành bạn thân của tôi, đọc cho tôi ghi lại hồi ức của bà ta, thì chắc tôi sẽ không biết gì hết về nền văn hóa đó.
Vì là sử gia, cho nên tôi luôn luôn xem hồi ức là nguồn tài liệu quan trọng. Hồi ức cung cấp tài liệu về xã hội đương thời nhiều hơn chính bản thân của người viết hồi ký. Hồi ký khác với tiểu sử ở chỗ người viết hồi ký không bao giờ hòan tất được kêt cuộc, còn người viết tiểu sử đương nhiên là có. Nếu xem hồi ký là tự nguyện thì chẳng khác nào yêu cầu con thỏ kẻ lại cho chúng ta nghe về cánh đồng mà nó đã nhảy qua. Làm sao nó biết được? Còn nếu chúng ta muốn biết cánh đồng, muốn nghe nói đến những nơi con thỏ không thể thấy được thì chẳng có ai có hoàn cảnh thuận tiện hơn để nói.

Tôi nói chuyện này với tinh thần của một nhà sử học, căn cứ trên các dữ kiện chính xác. Thế nhưng tôi phải thú nhận rằng hồi ký của bà bạn Nitta Sayuri của tôi đã khiến cho tôi phải suy nghĩ lại quan điểm của mình. Đúng thế, bà ấy đã lý giải cho chúng ta hiểu được phần nào thế giới bí mật mà bà đã sống – nếu quý vị muốn nói đấy là quan điểm của con thỏ về cánh đồng cũng được. Chắc không có một tài liệu kỳ lạ nào nói về đời sống kỳ lạ của nàng geisha đầy đủ, hay hơn tài liệu mà bà Sayuri đã cung cấp cho chúng ta. Bà còn để lại cho chúng ta tài liệu nói về bà hết sức đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục hơn cả chương sách nói dông dài về bà trong cuốn “Những viên ngọc lóng lánh của nước Nhật” (Glittering Jewels of Japan), hay hơn cả những bài viết về bà đăng trên các tạp chí xuất bản trong những năm vừa qua. Ít ra thì đây cũng là trường hợp hy hữu, vì không ai biết rõ người viết hồi ký bằng chính đương sự được.

Việc bà Sayuri nổi tiếng như cồn chỉ là chuyện may mắn. Nhiều phụ nữ khác đã sống như bà. Bà Kato Yuki danh tiếng – nàng geisha đã chiếm được trái tim của ông J. Pierpont, và trở thành vợ ngoại hôn của ông trong suốt thập niên đầu tiên của thế kỷ này – đã sống cuộc sống còn hy hữu hơn cả bà Sayuri nữa. Nhưng chỉ có Sayuri mới cung cấp cho ta tư liệu về đời bà đầy đủ như thế này.

Tôi tin rằng bà quyết định làm công việc này là do tình cờ mà ra. Nếu bà vẫn còn ở bên Nhật, chắc cuộc sống của bà sẽ hết sức bận bịu, bà không thể nào tính đến chuyện viết hồi ký được. Thế nhưng, vào năm 1956, hoàn cảnh đã đưa đẩy bà Sayuri di cư sang Hoa Kỳ. Bà đã ở tại khách sạn Waldorf ở New York 40 năm, bà biến căn hộ ở trên tầng thứ 32 của khách sạn này thành một ngôi nhà theo kiểu Nhật tuyệt đẹp. Nhưng cuộc sống của bà ở đây cũng rất nhộn nhịp, căn hộ của bà luôn luôn có nhiều nghệ sĩ, trí thức, doanh nhân Nhật lui tới – thậm chí có cả các ông Bộ trưởng trong nội các và một vài găng tơ nữa. Mãi cho đến năm 1985, nhờ có người quen giới thiệu, tôi mới gặp được bà. Là người nghiên cứu về nước Nhật, tôi đã biết tên tuổi của Sayuri, nhưng hầu như tôi không biết tí gì về bà hết. Nhờ tình bạn ngày càng thắm thiết, bà tin tưởng vào tôi. Một hôm, tôi xin phép bà cho tôi viết về câu chuyện đời bà. Bà trả lời tôi:

- Được thôi, Jakob-san, nếu ông đích thân ghi âm lời kể của tôi.

Thế là chúng tôi bắt đầu công việc. Sayuri nói rằng bà muốn đọc hồi ký hơn là viết, vì bà đã quen nói mặt đối mặt với người khác, chứ bà không biết cách viết lách ra sao khi ngồi một mình trong phòng. Tôi đồng ý, và bản thảo của tôi đã được bà đọc cho chép 18 tháng liền. Tôi không rành tiếng thổ ngữ ở Kyoto của Sayuri – như các nàng geisha được dân ở đấy gọi là geiko, áo kimono thì được kêu là Obebe – nên khi bắt tay vào việc, tôi đã phải rất vất vả mới dích được đúng nghĩa của chúng. Ngay từ đầu, tôi đã bị thế giới của bà cuốn hút. Chúng tôi thường gặp nhau vào các buổi tối, vì theo thói quen lâu ngày của Sayuri, buổi tối là lúc tinh thần của bà linh họat nhất. Thường bà thích làm việc trong căn phòng của bà ở khách sạn Waldorf Towers, nhưng thỉnh thỏang chúng tôi gặp nhau trong căn phòng riêng tại một nhà hàng Nhật nằm trên đại lộ Park Avenue, ở đây mọi người đều biết bà. Những buổi làm việc của chúng tôi thường kéo dài hai hay ba giờ. Mặc dù chúng tôi thu băng lời lẽ của bà, nhưng buổi làm việc nào cũng có người thư ký của bà ở đấy để ghi chép, và cô ta đã ghi chép rất trung thực. Nhưng Sayuri không nói vào máy ghi âm hay nói với cô thư ký, bà luôn luôn nói với tôi. Khi bà không nhớ mình đã nói đến đâu, tôi là người nhắc cho bà nhớ. Tôi xem mình như nền móng của ngôi nhà, và tôi cảm thấy nếu tôi không có được lòng tin của bà, thì chắc không bao giờ bà kể ra câu chuyện này.

Điều khiến chúng tôi thắc mắc nhất là tại sao bà Sayuri muốn kể ra câu chuyện này? Không có luật lệ chính thức nào buộc giới geisha giữ im lặng, nhưng họ đã quen với điều này rồi. Giới geisha không kể những chuyện đã xảy ra với họ cho người ta ghi chép. Giống như gái điếm, giới geisha thường phải đứng vào vị trí bất thường không nên đả động đến người này người nọ đã mua vui với họ. Loài bướm đêm này phải giữ được niềm tin nơi khách hàng của họ thì họ mới có lợi, bằng không, họ sẽ gặp nhiều điều không hay. Trường hợp bà Sayuri kể ra chuyện của mình là vì không có ai ở nước Nhật có khả năng khiển trách bà được nữa. Sợi dây ràng buộc bà với quê cha đất tổ đã bị cắt đứt. Điều này ít ra phần nào đã cho chúng tôi biết lý do tại sao bà không cần phải giữ im lặng, nhưng họ cũng không cho chúng tôi biết tại sao bà muốn kể lại. Tôi sợ không dám hỏi bà lý do này, nhỡ ra bà thận trọng mà đổi ý thì sao. Thậm chí bản thảo đã hòan tất rồi mà tôi cũng không dám hỏi. Chỉ sau khi bà đã thỏa thuận với nhà xuất bản rồi, tôi mới thấy an tâm để hỏi:

- Tại sao bà muốn kể lại chuyện đời bà?
- Không kể thì tôi làm gì cho hết thì giờ? – bà đáp.

Cái lý do đơn giản như thế này có đúng hay không, tôi xin nhường lại quyền nhận định cho bạn đọc.

Mặc dù Sayuri đồng ý kể lại chuyện đời bà, nhưng bà vẫn đưa ra một số điều kiện. Bà muốn tác phẩm được in ra khi bà đã qua đời và các nhân vật quan trọng có liên quan đến đời bà không còn nữa. May thay, sô nhân vật này đã chết trước bà. Bà lo sợ việc cuốn sách ra đời sẽ khiến họ hoang mang bối rối. Tên các nhân vật trong truyện một số được giữ nguyên, một số được bà Sayuri giấu đi bằng cách chỉ gọi biệt danh của họ, như ông “Mưa tuyết” chẳng hạn.

Khi tôi yêu cầu bà Sayuri dùng máy ghi âm để ghi lại lời kể của bà, là tôi cốt đảm bảo việc dịch lại câu chuyện của bà cho chính xác. Tuy nhiên, từ ngày bà mất vào năm ngóai, tôi nhận ra việc ghi âm còn mang một ý nghĩa khác, là nó giữ lại giọng nói của bà – giọng nói biểu cảm mà tôi hiếm khi được nghe thấy từ người khác. Bây giờ, mỗi lần mở băng ghi âm ra để nghe lại giọng nói của bà, tôi thấy khó mà tin được việc bà đã từ giã cuộc đời này.
Về Đầu Trang Go down
sherlock holmes

sherlock holmes

Nữ Gemini
Tổng số bài gửi : 1068
Birthday : 21/06/1996
Age : 27
Đến từ : Xứ sở sương mù,quê hương của Sherlock Holmes

Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden   Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty20/3/2010, 20:29

Chương 1


Giả sử anh và tôi đang ngồi trong một căn phòng yên tĩnh, nhìn ra khu vườn, uống trà xanh, nói chuyện gẫu, nhắc lại chuyện xưa, và tôi nói với anh: “Chiều hôm ấy tôi gặp một chuyện như thế này này... Đó là một buổi chiều tuyệt vời nhất, đồng thời cũng là một buổi chiều tệ hại nhất trong đờI tôi.” Tôi nghĩ thế nào anh cũng để tách trà xuống và nói: “Sao, chuyện gì kỳ cục thế? Chuyện gì mà vừa tuyệt vời mà lại vừa tệ hại?” Lẽ ra tôi phải cười mình và đồng ý với anh. Nhưng đúng là buổi chiều hôm ấy tôi gặp ông Tanaka Ichiro, và ông ta đã làm một chuyện vừa tuyệt vời nhất vừa tệ hại nhất. Khi gặp ông ta, mặc dù hai tay ông hôi mùi cá, nhưng tôi vẫn thấy ông rất hấp dẫn. Nếu tôi không gặp ông ta, chắc tôi sẽ không bao giờ trở thành geisha được.

Tôi không phải được sinh ra và nuôi nấng để trở thành geisha ở Kyoto. Tôi cũng không phải sinh ra ở Kyoto. Tôi là con một ngư phủ trong một thị trấn có tên Yoroido nằm trên biển Nhật Bản. Suốt đời tôi rất ít khi nói cho ai nghe chuyện về thi trấn Yoroido, hay nói về ngôi nhà tôi ở tại đấy, hay nói về bố mẹ tôi, nói về người chị của tôi – và đương nhiên không nói về hoàn cảnh tôi trở thành geisha như thế nào, hay cuộc đời của một ngườI geisha ra sao. Chắc nhiều người tưởng rằng mẹ tôi và bà ngọai tôi đều geisha cả và chắc họ đã nghĩ rằng tôi tập ca múa ngay từ khi thôi bú mẹ. Cách đây nhiều năm, khi tôi rót rượu sakê mời khách, tình cờ ông ta cho tôi biết mới tuần trước đó ông ta đã ở tạI Yoroido. Trời, tôi cảm thấy mình như con chim bay qua đại dương tìm về tổ ấm, đã đụng phải con vật khác chiếm mất tổ của mình. Tôi quá kinh ngạc, không sao ngăn thốt lên lời:

- Yoroido à, tôi lớn lên ở nơi đấy ấy!

Tội thay cho ông ta! Mặt ông ta méo xệch trông đến tức cười! Ông ta muốn cười mà không cười được vì bất ngờ và kinh ngạc.

- Ở Yoroido à? – Ông ta hỏi – Không ai tin bà đâu!

Tôi cười ruồi với ông. Từ lâu tôi đã tập được nụ cười mà tôi gọi là “nụ cười của thần Noh”, vì nụ cười giống như nụ cười vẽ trên mặt nạ thần Noh, một nụ cườI lạnh lùng. Nụ cười này có ưu thế là đàn ông muốn hiểu sao cũng được, tùy họ; tôi thường dùng nụ cười này để trả lời họ. Tôi nghĩ tốt hơn hết là tôi nên dùng nụ cười này, vì nó rất hữu hiệu. Ông ta thở dài rồi nốc hết vào miệng cốc sakê tôi vừa rót, trước khi cất tiếng cười ha hả. Nghe tiếng cười, tôi đoán ông ta đã cảm thấy khoái trá…

- Ý nghĩa tuyệt đấy chứ - ông ta nói và lại cất tiếng cười ha hả - Bà lớn lên trong đống rác như ở Yoroido. Chẳng khác nào pha trà trong cái xô! – Ông ta lại cười và nói tiếp – vì thế mà bà rất khôi hài, bà Sayuri ạ, đôi lúc bà làm tôi tin những lờI nói đùa của bà là thật.

Tôi không muốn nghĩ mình là tách trà pha trong cái xô, nhưng dù sao tôi vẫn thấy đấy là chuyện thực. Nói tóm lại, tôi đã lớn lên ở Yoroido, và không ai cho đấy là một nơi quyến rũ. Không ai đến thăm nơi đấy. Còn người dân sống ở đấy, không làm sao có cơ hội ra đi. Có lẽ anh muốn biết làm sao mà tôi ra đi được. Thì đây, tôi bắt đầu câu chuyện ấy cho anh nghe đây:

Trong ngôi làng đánh cá nhỏ ở thị trấn Yoroido, tôi sống trong túp lều mà tôi vẫn gọi là “ngôi nhà ngà say”. Nhà ở gần một vách núi đá, nơi gió từ biển luôn luôn thổi vào. Khi còn nhỏ, tôi cứ nghĩ là biển bị cảm lạnh rất khủng khiếp, vì nó thường thở khò khè và có lúc hắt xì rất mạnh – hắt xì làm bắn gió vào nhà chúng tôi. Tôi nghĩ ngôi nhà nhỏ của chúng tôi thỉnh thoảng bị biển hắt xì vào mặt, rồi dừng lại một lát như thể nó muốn tranh thủ thời gian để lấy lại sức. Nếu bố tôi không lấy một cột buồm nơi chiếc thuyền đánh cá bị chìm để chống vào một bên chái, thì có lẽ ngôi nhà đã sập từ lâu, và cảnh ngôi nhà có cột chống bên chái trông như một lão già ngà say đang chống cái nạng vậy.

Tôi đã sống cuộc đời chệch choạng trong ngôi nhà ngà say này. Vì ngay khi còn bé, tôi đã rất giống mẹ tôi, không giống bố tôi và chị tôi chút nào hết. Mẹ tôi nói rằng tôi và mẹ tôi rất giống nhau – mà quả đúng như thế, nhất là cặp mắt, mắt của chúng tôi rất đặc biệt, không có ai ở Nhật có cặp mắt giống chúng tôi như thế. Thay vì có màu nâu đen như mắt mọi người, mắt mẹ tôi có màu xám trong, và mắt của tôi cũng thế. Khi tôi còn nhỏ, tôi nói với mẹ rằng chắc có ai thọc một lỗ trong mắt của mẹ để cho mực trong mắt của mẹ chảy ra hết, lời nói của tôi làm mẹ vui vui. Giới bói toán cho rằng mắt mẹ tôi có màu bạc như thế vì mẹ tôi mạng Thủy, mà có nhiều nước quá thì bốn yếu tố khác trong ngũ hành không hiện ra. Cho nên họ cho vì thế mà các nét khác trên mặt bà so với cặp mắt rất xấu. Dân làng nói đáng ra bà rất hấp dẫn mới phảI, vì bố mẹ bà đều đẹp. Đúng là trái đào thì đẹp rồi, quả nấm cũng đẹp, nhưng đem cả hai ghép lại với nhau thì không xong; đây quả là điều trớ trêu kinh khủng mà tạo hóa áp đặt lên bà. Bà có cái miệng trề ra của mẹ, nhưng lại mang cái hàm vuông của bố, khiến cho người ta cảm thấy những nét duyên dáng của bà bị nằm trên khuôn mặt quá nặng nề. Còn cặp mắt xám xinh đẹp của bà có hai hàng mi rậm viền chung quanh, chắc là giống bố, nhưng nhờ thế mà trông bà càng hấp dẫn hơn.

Mẹ tôi thường nói bà lấy cha tôi vì bà có nhiều nước còn ông thì có nhiều gỗ trong người. Những người biết cha tôi đều hiểu rõ mẹ tôi muốn nói cái gì. Nước thì chảy khắp nơi và tìm chỗ nứt để thoát ra ngoài. Còn gỗ thì trái lại, rễ mọc sâu xuống đất. Trong nghề của cha tôi, mạng Mộc là tốt nhất, vì ông là dân đánh cá, mà người có gỗ trong người, sẽ xoay sở trên mặt biển rất thoải mái.

Đúng như vậy, bố tôi rất thoải mái trên biển, thoải mái hơn bất kỳ chỗ nào và không bao giờ xa biển lâu. Ông có mùi của biển ngay cả sau khi tắm rửa xong. Khi ông không đánh cá, ông ngồi mạng lưới đánh cá trên nền nhà của căn phòng tối tăm phía trước. Nếu cái lưới đánh cá là một sinh vật đang ngủ, thì chắc ông cũng không làm cho nó thức dậy vì tốc độ làm việc của ông quá rù rờ. Ông làm việc gì cũng rù rờ như thế. Ngay khi ông tập trung vào công việc, thì chúng tôi chạy đi tắm, khiến ông nhăn mặt càu nhàu. Mặt của ông nhăn nhúm kinh khủng, và trên mỗi vết nhăn chồng chất một nỗi buồn phiền lo âu, cho nên nhìn vào mặt ông, người ta không thấy đó là khuôn mặt nữa mà là một thân cây mang nhiều tổ chim trên cành cây. Ông phải thường xuyên phấn đấu để giải tỏa các lo âu buồn phiền ấy, và vì quá cố gắng nên trông ông lúc nào cũng xơ xác.

Khi tôi được sáu, bảy tuổi, tôi mớI được biết một ít về bố tôi. Một hôm tôi hỏI ông:

- Bố này, sao bố già quá như thế?

Nghe hỏi, ông nhướng cao mày, cặp lông mày của ông khi ấy trông giống như cặp dù nhỏ giương ra che cặp mắt bên dưới. Rồi ông buông tiếng thở dài, lắc đầu và đáp:

- Bố không biết.

Khi tôi quay qua phía mẹ, bà nhìn tôi với ánh mắt như muốn nói với tôi rằng bà sẽ cho tôi biết vào một dịp khác. Ngày hôm sau, không nói một tiếng, bà dẫn tôi xuống đồi vào làng, rồi đi theo một con đường dẫn đến nghĩa địa nằm trong rừng. Bà dẫn tôi đến ba ngôi mộ nằm trong góc nghĩa địa, có ba tấm bia trắng cao hơn người tôi. Trên mộ bia có những chữ màu đen vụng về từ đỉnh bia đến chân bia, nhưng chỉ vì đi học trong trường làng một thờI gian ngắn, nên tôi không đủ sức đọc hết các chữ viết trên bia mộ. Mẹ tôi chỉ vào hàng chữ và nói:

- Natsu, vợ của Sakamoto Minoru – Sakamoto Minoru là tên cha tôi - chết năm 24 tuổI vào năm thư 19 Minh trị Thiên hòang - Rồi bà chỉ vào tấm mộ bia bên cạnh: Jinichiro, con trai của Sakamoto Monoru, chết năm sáu tuổi, vào năm thứ 19 Minh trị Thiên hòang, - rồi chỉ vào tấm bia kế bên, tấm bia giống cái trước, chỉ khác cái tên là Masao, và tuổi thì mới lên ba. Tôi đứng ngẩn ngơ một lát mới hiểu ra là cha tôi đã có một đời vợ trước và cả gia đình ông ấy đã chết hết. Mấy hôm sau tôi trở lạI thăm các ngôi mộ ấy, tôi đứng nhìn, lòng nặng trĩu buồn phiền. Tôi đứng như chôn chân tại chỗ, không rời đi được, như thể mấy ngôi mộ kia đã níu tôi ở lại với họ.

Với người mạng Thủy và người mạng Mộc, đáng ra bố mẹ tôi hạp mạng nhau, dung hòa cho nhau để sinh ra những đứa con có tư chất tốt đẹp mới đúng. Đàng này họ lại sinh ra những đứa con, đứa thì giống mẹ, đứa thì giống cha. Thực ra tôi không giống mẹ tôi, tôi chỉ giống đôi mắt khác thường của bà thôi, còn chị tôi, Satsu, giống bố tôi như đúc. Satsu lớn hơn tôi sáu tuổi, và dĩ nhiên vì lớn hơn tôi nên chị có thể làm những việc mà tôi không làm nổi. Nhưng chị Satsu có đặc tính là làm việc gì cũng bộp chộp, thường gây ra tai nạn. Ví dụ có ai biểu chị múc một tô canh trong nồi đang nấu trên lò lửa, thì chị sẽ đi múc ngay, nhưng chị múc canh từ nồi vào tô với vẻ lanh chanh được chăng hay chớ. Một lần chị bị con cá làm rách da, chị gói con cá trong giấy, mang dưới làng lên đồi, thì bỗng con cá trượt ra, rơi dưới chân, cái vi cá đâm thẳng vào chân làm rách da chị.

Chắc bố mẹ tôi muốn có thêm con ngoài Satsu và tôi ra, nhất là vì bố muốn có con trai để đi đánh cá với ông. Nhưng khi tôi lên bảy tuổi thì mẹ tôi đau nặng, có lẽ bà bị ung thư xương, nhưng lúc ấy tôi chẳng biết là bệnh gì hết. Bà chỉ có cách duy nhất để khỏi thấy đau đớn là ngủ, nhưng bà chỉ ngủ như con mèo ngủ mà thôi – nghĩa là chập chờn lúc ngủ lúc thức. Càng ngày bà càng ngủ nhiều, và khi thức dậy bà lại rên. Tôi nghĩ chắc cơ thể bà biến chuyển nhanh, nhưng vì người bà có nhiều nước nên tôi thấy tình hình có vẻ không đáng lo. Thỉnh thoảng bà gầy đi vài tháng rồI lấy lại sức liền sau đó. Nhưng năm tôi lên chín tuổi thì xương mặt bà trơ ra, và sau đó bà không lấy lại được da thịt như cũ. Tôi không nhận ra được căn bệnh đã làm cho bà khô nước. Y như loài rong biển vốn mọng nước, nhưng khi phơi khô, nó dòn ra, dễ gẫy, mẹ tôi càng lúc càng khô hết nước.
RồI đến một buổi chiều, tôi đang ngồi chơi vớI con dế mà tôi bắt được hồi sáng trên nền nhà lỗ chỗ ở phòng trước tối tăm, thì bỗng có tiếng người gọi trước cửa:

- Này, mở cửa ra! Có bác sĩ Miura đến!

Bác sĩ Miura mỗi tuần đến làng đánh cá của chúng tôi một lần, ông cố gắng leo lên đồi khám cho mẹ tôi kể từ ngày bà lâm bệnh. Hôm ấy có bố tôi ở nhà vì trờI có bão lớn. Ông đang ngồi ở chỗ mọi khi, hai bàn tay to tướng xòe ra lồng vào cái lưới đánh cá. Ông ngước mắt nhìn tôi rồi đưa ra một ngón tay. Như thế tức là ông muốn tôi ra mở cửa.
Bác sĩ Miura là người rất quan trọng – hay như mọi người trong làng tôi tin như thế. Ông học ở Tokyo và theo như người ta cho biết, ông biết nhiều chữ Hán hơn bất kỳ người nào. Ông ta rất kiêu hãnh, không thèm chú ý đến một người như tôi. Khi tôi mở cửa, ông tháo giày ra rồi bước thẳng vào nhà.

- Sao, Sakamoto-san – ông nói với bố tôi - ước gì tôi có cuộc sống như bác, suốt ngày đánh cá ngòai biển. Tuyệt biết bao! Và khi gặp biển động, bác ngồi ở nhà nghỉ ngơi. Chắc vợ bác còn ngủ - ông nói tiếp - Thật tội nghiệp. Tôi đến để khám bệnh cho bà ấy đây.

- Ồ thế à? Bố tôi nói.

- Tuần sau tôi không đến được. Bác làm ơn đánh thức bà ấy dậy được không?

Bố tôi gỡ tay ra khỏi lưới một lát mới xong, rồi ông đứng lên nói với tôi:

- Chiyo-chan, rót cho bác sĩ một tách trà.

Tên tôi lúc ấy là Chiyo. Mãi đến nhiều năm sau người ta mới biết đến tên Sayuri khi tôi đã thành geisha.

Bố tôi và ông bác sĩ đi vào nơi mẹ tôi nằm ngủ. Tôi đứng ngoài cố lắng nghe, nhưng chỉ nghe tiếng mẹ tôi rên mà thôi, chứ không nghe thấy họ nói gì hết. Tôi đi pha trà, và một lát sau ông bác sĩ bước ra, hai tay thoa vào nhau, mặt trông rất căng thẳng. Bố tôi đi theo ông, hai người đến bộ bàn kê giữa phòng.

- Bác Sakamoto này – bác sĩ Miura nói- đã đến lúc tôi phải nói chuyện này cho bác biết. Có lẽ bác phải xuống làng để nói chuyện với bà Sugi mới được. Bác hãy nhờ bà ấy may cho bác gái chiếc áo mới.

- Thưa bác sĩ, tôi không có tiền - Bố tôi đáp.

- Tất cả chúng ta ai cũng nghèo hết, tôi biết điều bác nói ra là đúng. Nhưng bác phải may áo mới cho vợ bác, vì bác không nên để vợ bác mặc chiếc áo dài rách tả tơi như thế mà chết.

- Vậy bà ấy sắp chết rồi sao?

- Có lẽ trong vài tuần nữa thôi. Bà ấy đau đớn ghê gớm lắm. Cái chết sẽ giải thoát cho bà.

Tiếp theo, tôi không nghe được hai ngườI nói gì với nhau nữa, vì tai tôi ù lên như nghe tiếng đập cánh hoảng sợ của một con chim. Có lẽ đấy là tiếng đập của con tim tôi, tôi không biết có phải không. Nhưng nếu anh đã thấy một con chim bị mắc bẫy trong tiền sảnh một ngôi đền, cố tìm cách thoát thân, thì chắc anh hiểu được tâm trạng của tôi lúc ấy, tôi cũng hoảng sợ như thế đấy. Chưa bao giờ tôi tự hỏi đời tôi sẽ ra sao nếu như bà chết đi. Bây giờ tôi tự hỏi như thế cũng như tôi tự hỏi nếu nhà tôi bị động đất phá sập, thì tôi sẽ sống ra sao. Nếu chuyện như thế này xảy ra, đời tôi hẳn là khốn khổ lắm.

- Tôi cứ nghĩ là tôi sẽ chết trước bà ấy cơ chứ - Bố tôi nói.

- Bác già nhưng bác có sức khỏe tốt, bác Sakamoto à. Bác có thể sống thêm bốn, năm năm nữa. Tôi để lại thêm thuốc cho bà ấy. Nếu bác cho uống, bác hãy cho uống một lần hai viên.

Họ nói chuyện về thuốc men một hồi lâu, rồI ông Miura ra về. Bố tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, im lặng, lưng quay về phía tôi. Ông không mặc áo, để lộ làn da nhăn nheo, nhão nhoẹt; càng nhìn ông bao nhiêu, tôi càng thấy ông giống như là bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật bấy nhiêu. Xương sống thì nổI u thành một hàng dài. Cái đầu dơ bẩn biến sắc trông giống như trái cây bầm thối. Hai cánh tay khẳng khiu da bọc xương trông như hai cái que lủng lẳng dưới hai cục bướu. Nếu mẹ tôi chết, làm sao tôi sống được với ông trong ngôi nhà này nhỉ? Tôi không muốn xa ông, nhưng dù ông có mặt ở nhà hay không, thì khi mẹ tôi mất đi, ngôi nhà sẽ trống vắng vô cùng.

CuốI cùng, bố tôi thì thào gọi tên tôi. Tôi đến quỳ xuống bên ông.

- Việc rất quan trọng – ông nói.

Mắt ông buồn xo, cặp mắt thất thần, lơ láo như thể ông đã mất trí. Tôi cứ tưởng thế nào ông cũng nói cho tôi biết mẹ sắp chết. nhưng ông chỉ nói:

- Con hãy xuống làng mua nhang về thắp bàn thờ.

Bàn thờ Phật nhỏ xíu của chúng tôi để trên cái thùng cũ bên cạnh cửa đi xuống nhà bếp; đây là thứ đáng giá duy nhất trong ngôi nhà ngà say của chúng tôi. Trước bức tượng A Di Đà chạm trổ vụng về, tượng Phật ở Tây Phương cực lạc, sắp những chiếc bài vị sơn đen nhỏ ghi pháp danh những vị tổ tiên quá cố của chúng tôi.

- Nhưng thưa bố, không mua gì thêm nữa à?

Tôi tưởng ông sẽ trả lời nhưng ông chỉ vẫy tay ra hiệu cho tôi đi đi.

Con đường từ nhà tôi xuống làng phải chạy theo mép chân vách đá sát bờ biển, rồI mới rẽ vào bên trong. Đi trên con đường này vào một hôm như hôm ấy quả thật khó khăn, nhưng tôi nhớ nhờ gió thổi mạnh khủng khiếp mà tôi quên bớt những nỗi bực dọc đau đớn trong lòng. Biển động mạnh, sóng lớn đánh vào bờ ào ào như những lưỡi dao chặt vào đá. Tôi cảm thấy thiên nhiên đồng cảm với tôi. Phải chăng cuộc đời chẳng khác nào cơn bão táp, nó cuốn trôi tất cả những gì mớI có đó trước mắt ta và để lại nhiều thứ đổ vỡ kỳ lạ mà ta không hiểu nổi. Trước đó tôi chưa bao giờ có ý nghĩ như thế. Để khỏi nghĩ đến chuyện đổ vỡ này, tôi đâm đầu chạy cho đến khi ngôi làng xuất hiện trước mắt. Yoroido là một thị trấn nhỏ, nằm ngay trên cửa vịnh. Thường ngày người ta thấy trên mặt biển có nhiều ngư dân, nhưng hôm ấy tôi chỉ thấy có vài chiếc thuyền đánh cá chạy vào bờ, về phía cửa vịnh, trông như những con bọ vùng vẫy trên mặt nước . Cơn bão bỗng trở nên dữ dội, tiếng gầm rú vang lên bên tai tôi. Các ngư dân trong vịnh chìm ngập dưới màn mưa lớn, rồI họ biến mất dưới bầu trờI mù mịt. Tôi thấy cơn bão đẩy cao mặt nước lên bờ giốc ào đến phía tôi. Bọt nước bắn vào tôi như những trứng chim cút, và thoáng một cái, tôi bị ướt mèm như rớt xuống nước vậy.

Yoroido chỉ có một con đường duy nhất, chảy thẳng tới cửa chính của công ty Hải sản ven biển Nhật Bản, hai bên đường có một số nhà cửa, mặt tiền được dùnglàm cửa hàng buôn bán. Tôi chạy băng qua đường đến cửa hàng Okada, nơi bán đồ khô, nhưng bỗng tôi gặp chuyện bất thường xảy đến - chuyện bất ngờ tai hại thường xảy đến cho ta, như là trượt chân nhào đầu trước đoàn tàu. Mặt đường đất nện cứng ướt nước mưa nên trơn trợt, tôi bị trượt chân trên mặt đường. Tôi té ngã, mặt đập xuống đường. Tôi choáng váng đầu óc, người tê cóng và miệng đầy vị mằn mặn, tôi cảm thấy muốn nhổ nước trong miệng ra. Tôi nghe có nhiều tiếng người rồi cảm thấy người ta lật ngửa tôi ra và mang tôi đi. Tôi nghĩ họ mang tôi vào trong công ty Hải sản ven biển Nhật Bản, vì tôi ngửI thấy mùi cá đóng gói quanh tôi. Tôi nghe có tiếng người ta hất mấy bao cá đánh bịch xuống sàn cho trống chiếc bàn gỗ để có chỗ cho tôi nằm trên mặt bàn nhớp nhúa. Tôi biết tôi ướt mèm vì nước mưa, máu chảy ướt cả người, và tôi biết hai bàn chân tôi trần truồng, dơ bẩn, áo quần thì quê mùa. Điều tôi không biết là chính lúc ấy đời tôi thay đổi. Vì chính trong tình trạng như thế, tôi thấy tôi ngước mắt nhìn vào mặt ông Tanaka Ichiro.

Trước đây tôi đã thấy ông Tanaka ở trong làng nhiều lần rồi. Ông ta ở trong một thị trấn lớn, gần thị trấn của chúng tôi, nhưng hàng ngày ông đến đây vì gia đình ông làm chủ công ty Hải sản ven biển Nhật Bản. Ông ta không mặc quần áo quê mùa như dân đánh cá, nhưng ngoài áo kimono đàn ông ra, ông còn mặc thêm quần kimono, khiến ông trông giống như các hiệp sĩ trên các tờ báo vậy. Da ông căng láng như mặt trống, hai gò má nhô lên láng bóng như da của một con cá nướng dòn. Lúc nào tôi cũng thấy ông rất hấp dẫn. Mỗi khi tôi nô đùa với đứa trẻ khác ngoài đường mà trông thấy ông Tanaka từ trong công ty HảI sản đi ra, là tôi ngừng chơi để nhìn ông đã.

Tôi nằm yên trên bàn trong khi ông Tanaka nhìn vào môi tôi, ông đưa ngón tay kéo môi tôi xuống rồi nghiêng đầu tôi qua bên này rồi bên kia. Bỗng ông nhìn vào mắt tôi, đôi mắt xám của tôi đang giương to nhìn ông với vẻ kinh ngạc, tôin nhìn thẳng vào mặt ông chứ không giả vờ nhìn đi chỗ khác khi ông nhìn tôi. Ông ta không có vẻ muốn la mắng tôi vì tôi là đứa bé xấc xược, và ông cũng không nhìn đi chỗ khác như thể ông chẳng cần để ý tôi nhìn đi đâu hay tôi suy nghĩ gì. Tôi và ông ta nhìn nhau một hồi - một hồi thật lâu khiến tôi cảm thấy ớn lạnh, mặc dù không khí trong công ty Hải sản thật ấm áp.
Cuối cùng ông ta nói:

- Ta biết cháu. Cháu là con gái út của lão Sakamoto.

Mặc dù tôi còn nhỏ, nhưng tôi nghĩ rằng ông Tanaka đã bình tĩnh để nhìn thế giới quanh mình chứ không như bố tôi, bố tôi nhìn thế giới với con mắt đờ đẫn. Tôi thấy ông ta quan sát thế giới rất kỹ, ông thấy được nhựa cây thông chảy ra, thấy vòng ánh sáng của mặt trời sau lớp mây che. Ông ta thấy thế giới hữu hình, mặc dù thế giới này thường không làm cho ông ta thỏa mãn. Tôi nghĩ ông ta chú ý đến cây cối, bùn lầy, và những đứa bé trên đường, và tôi tin chắc không bao giờ ông ta chú ý tới tôi.

Có lẽ vì thế mà khi nghe ông ta nói với tôi, tôi cảm thấy mình rưng rưng muốn khóc.
Ông Tanaka nâng tôi ngồI dậy. Tôi tưởng ông sẽ bảo tôi đi ra khỏi cửa hàng, nhưng ông bỗng nói với tôi:

- Này cháu, đừng nuốt máu trong miệng vào bụng đấy nhé. Trừ phi cháu muốn có một viên đá trong bụng. Nếu ta là cháu, ta sẽ nhổ máu xuống nền nhà.

- Nhổ máu con gái xuống nền nhà à, ông Tanaka? - một người làm ăn với ông ta nói - Nhổ xuống chỗ mà chúng tôi sẽ mang cá vào à?

Như anh biết đấy, ngư dân rất mê tín dị đoan. Nhất là họ không thích phụ nữ có dính dáng đến chuyện đánh cá của họ. Trong làng tôi có một người tên Yammura, một buổi sáng ông ta bắt gặp đứa con gái đang chơi trong thuyền đánh cá của mình. Ông lấy gậy đánh cô bé một trận rồi lấy rượu sakê và nước tro đậm đặc để tẩy uế chiếc thuyền. Thế mà vẫn chưa đủ, ông ta còn mời ông thầy pháp ở đền thờ thần đến cúng tế nữa. Ông ta làm thế chỉ vì con gái ông ta chơi ở chỗ chứa cá đánh được. Còn ở trong nhà hàng của ông Tanaka, ông ta bảo tôi nhổ máu xuống nền nhà là nơi cá mua vào sẽ được làm ruột và rửa ráy cho sạch.

- Nếu anh sợ máu của cô ta làm ô uế số cá của anh, - Ông Tanaka đáp – thì anh cứ đem về nhà. Tôi có nhiều rồi.

- Không phải là vấn đề làm cá ô uế không thôi đâu, thưa ngài.

- Tôi cam đoan với anh là máu của cô ta nhổ ra tinh khiết nhất có thể dùng để tẩy uế nền nhà này. – Nói xong, ông Tanaka quay qua nói với tôi - Nhổ đi cháu. Nhổ ra.

Tôi ngồi trên chiếc bàn bẩn thỉu, không biết phải làm gì. Tôi nghĩ, nếu không vâng lời ông Tanaka thì chắc không yên thân, nhưng tôi tin chắc là tôi không đủ can đảm để nhổ máu trong miệng ra nếu không có một người cúi mình, đè một ngón tay lên một bên lỗ mũi tôi để tôi hỉ mũi xuống sàn nhà. Sau khi thấy thế, tôi không thể nào ngậm máu trong miệng lâu hơn nữa, tôi nhổ máu xuống nền nhà ngay sau khi ông Tanaka khiến tôi phải nhổ ra. Tất cả đàn ông đều bất bình bước ra khỏi phòng, trừ ông phụ tá của ông Tanaka, ông ta tên là Sugi. Ông Tanaka bảo ông Sugi đi mời bác sĩ Miura đến.

- Tôi không biết tìm ông ta ở đâu – ông Sugi nói, nhưng theo tôi thì ông ta có vẻ không muốn làm giúp việc này.

Tôi nói cho ông Tanaka biết ông bác sĩ mới ở nhà tôi cách đây mấy phút.

- Nhà cháu ở đâu? – Ông Tanaka hỏi.

- Ngôi nhà nhỏ ngà say nằm trên sườn núi đá.

- Cháu nói “ngôi nhà ngà say” …là như thế nào?

- Vì ngôi nhà dựa nghiêng trên một chiếc cột như thể nó đã nhậu quá say.

Ông Tanaka có vẻ không hình dung được ngôi nhà như thế nào. Ông nói với ông Sugi:

- Sugi, anh đi đến ngôi nhà ngà say của ông Sakamoto để tìm bác sĩ Miura cho tôi. Anh tìm ông ta không khó khăn gì đâu. Anh chỉ lắng nghe tiếng la hét của bệnh nhân khi ông ta chữa cho họ, là anh sẽ tìm ra ông ấy thôi.

Tôi cứ tưởng khi ông Sugi đi rồi, thế nào ông Tanaka cũng đi làm việc của mình, nhưng ông không đi mà cứ đứng bên cái bàn nhìn tôi một hồi lâu. Tôi cảm thấy mặt nóng ran. Cuối cùng ông ta nói sang một chuyện mà tôi cảm thấy lo lắng:

- Cháu bị nổi u trên mặt rồi, ái nữ của lão Sakamoto ạ.

Ông ta đến tủ lấy ra cái gương nhỏ để đưa cho tôi xem. Môi tôi sưng lên một cục bầm tím, đúng y như ông ta đã nói.

- Nhưng điều tôi cần biết – ông ta nói tiếp – là tại sao cặp mắt cháu quá tuyệt vời như thế, và tại sao cháu không giống bố cháu chút nào hết?

- Cặp mắt cháu giống mẹ - tôi đáp – còn phần bố cháu, không hiểu tại sao ông lại quá nhăn nheo đến thế.

- Rồi đến ngày nào đấy cháu cũng sẽ nhăn nheo như thế.

- Nhưng một số nếp nhăn là do bố tạo ra. Phía sau đầu của bố cũng già như phía trước, nhưng trông láng lẩy như quả trứng.

- Nói về bố mình như thế là bất kính đấy – ông Tanaka nói với tôi – nhưng tôi nghĩ đúng là thế đấy.

Rồi ông ta nói sang chuyện khác khiến tôi đỏ mặt tía tai, và chắc là môi tôi tái mét.

- Làm sao một ông già nhăn nheo có một cái đầu như quả trứng mà sinh được một cô gái xinh đẹp như cháu?

Tôi nhớ từ đó về sau tôi thường được người ta gọi là người đẹp. Nhưng các cô geisha thường được gọi là người đep, thậm chí các cô không đẹp cũng được gọi là người đẹp. Nhưng khi ông Tanaka nói với tôi như thế, trước khi tôi nghe ngườI ta gọi các cô geisha là người đẹp, tôi hầu như tin đây là sự thực.

Sau khi bác sĩ Miura khâu môi lại cho tôi, tôi đi mua nhang cho bố tôi, rồi tôi về nhà với tâm trạng nôn nao khó tả, tôi nghĩ khi ấy mà tôi đứng bên ổ kiến lửa, tôi cũng không thấy bồn chồn trong dạ như thế. Nếu khi ấy mà tôi cảm thấy tôi đến gần ổ kiến lửa, thì chắc tôi đã khỏe trí rồi, nhưng đàng này lòng tôi lại không được đơn giản như thế. Tôi đã bị dao động như mảnh giấy quay lông lốc trong cơn gió. Xen kẽ vào những ý nghì lo sợ về bệnh trạng của mẹ tôi – xen kẽ vào cảm giác khó chịu vì cái môi sưng vù – là cảm giác dễ chịu, cảm giác này chốc chốc lại hiện ra trong óc tôi. Đó là cảm giác về ông Tanaka. Tôi dừng lại trên sườn núi đá, đưa mắt nhìn ra biển, mặc dù cơn bão đã ngớt, nhưng sóng vẫn lớn như những tảng đá sắc bén, và bầu trời xám xịt màu bùn. Tôi nghĩ chắc không có ai ở gần đấy để nhìn tôi, nên tôi ôm chặt bó nhang vào ngực và gọi tên ông Tanaka, lờI gọi của tôi bay vào gió, và tôi cảm thấy hân hoan sung sướng khi nghe tiếng gọi của tôi vang vọng trong gió như tiếng nhạc lòng. Tôi nghĩ hành động gọi tên ông ta là hành động điên cuồng – vì quả những âm thanh vang lên bên tai tôi nghe điên khùng thật. Nhưng khi ấy tôi chỉ là một đứa con gái còn nhỏ lâm đã vào tình trạng bối rối.

Sau khi chúng tôi ăn cơm tối xong, bố tôi đi xuống làng để xem các ngư dân chơi cờ Nhật, Satsu và tôi lặng lẽ lau chùi nhà bếp. Tôi cố nhớ cảnh ông Tanaka đã đối xử với tôi, nhưng ngôi nhà lạnh lẽo vắng lặng quá làm cho cảm giác này biến khỏi óc tôi. Nhưng tôi cứ nghĩ đến bệnh tình của mẹ tôi và tôi cảm thấy buồn da diết. Tôi tự hỏi không biết bao lâu nữa bà sẽ được chôn ngoài nghĩa địa bên cạnh vợ con trước của bố tôi. Rồi sau đó số phận của bố tôi sẽ ra sao? Tôi nghĩ khi bà mất rồi, chị Satsu sẽ đảm nhiệm vai trò của bà. Tôi nhìn chị chùi cái soong nấu canh bằng sắt – cái soong này nằm ngay trước mặt chị - mặc dù mắt chị nhìn đăm đăm vào cái soong, nhưng tôi biết chắc chị không trông thấy nó. Cái soong đã sạch bóng rồi mà chị vẫn tiếp tục chùi nó. Thấy thế tôi nói với chị:

- Chị Satsu, em thấy khó chịu trong người.

- Đi nấu nước mà tắm, - chị ấy nói với tôi, chị đưa một bàn tay ướt lên hất dúm tóc lòa xòa trước trán.

- Em không muốn tắm – tôi nói - Chị Satsu này, mẹ sắp chết rồi.

- Cái soong này nứt rồi. Nhìn này!

- Nó không phảI nứt đâu. Cái đường ấy có ở đó từ lâu rồi.

- Nhưng tại sao nước chảy ra ở đây?

- Chị làm bắn nước ra đấy. Em thấy chị làm bắn nước ra.

Bỗng tôi thấy chị Satsu có vẻ căng thẳng, như thể chị bị hốt hoảng, mặt chị hiện ra vẻ sững sờ như có điều gì đấy đang làm cho chị nghĩ ngợI, mơ đến, khiến cho chị quên hết công việc trước mắt. Nhưng chị không nói gì với tôi nữa. Chị chỉ lấy cái soong trên bếp rồi đi ra cửa, để nó xuống trên đống soong nồi.
Về Đầu Trang Go down
sherlock holmes

sherlock holmes

Nữ Gemini
Tổng số bài gửi : 1068
Birthday : 21/06/1996
Age : 27
Đến từ : Xứ sở sương mù,quê hương của Sherlock Holmes

Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden   Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty20/3/2010, 20:30

Chương 2


Sáng hôm sau, để thư giãn tâm hồn, tôi đi bơi ở cái hồ nằm sâu trong cánh rừng thông. Mỗi khi thời tiết tốt, trẻ con trong làng thường đến đấy để bơi lội vui chơi. Chị Satsu thỉnh thoảng cũng đến tắm, và chị mặc cái áo tắm thô tháp được chị may từ quần áo đánh cá cũ kỹ bố tôi bỏ ra. Chiếc áo tắm này bất tiện ở chỗ mỗI khi chị cúi mình là thụng xuống để hở cả ngực và bọn con trai liền réo lên: “Tụi bay ơi đến xem núi Phú Sĩ!” Thế nhưng chị vẫn kệ, chị vẫn mặc.

Gần trưa tôi về nhà để kiếm cái gì ăn khỏi đói bụng. Chị Satsu về trước tôi một lát, chị đi với anh chàng Sugi, con trai của người phụ tá cho ông Tanaka. Chị ấy như con chó chạy theo anh ta. Khi đi đâu, anh ta chỉ việc quay đầu nhìn lui, ra dấu cho chị đi theo, thế là chị đi theo liền. Tôi cứ tưởng đến bữa cơm tối mới gặp lại chị, nhưng không ngờ khi về đến gần nhà, tôi thấy chị đứng tựa ngườI vào gốc cây bên đường. Nếu khi ấy anh thấy cảnh tượng này, thì hẳn anh biết chuyện gì, nhưng tôi chỉ là một đứa bé còn thơ ngây. Tôi đứng lại nhìn: Satsu kéo cái áo tắm lên vai, còn anh chàng Sugi thì đang đùa nghịch với cái “núi Phú Sĩ” của chị ấy.

Từ ngày mẹ tôi bắt đầu lâm bệnh, chị tôi lớn xồ ra, lùn và mập. Bộ ngực chị đồ sộ còn mái tóc thì bù xù dày cộm. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy mái tóc bù xù và bộ ngực đồ sộ của chị làm cho anh chàng Sugi khoái. Anh ta lấy tay lắc lắc hai cặp vú sang một bên rồi thả ra cho bầu vú trở về chỗ cũ. Tôi không muốn rình mò hai người, nhưng họ đã chắn mất đường về của tôi, khiến tôi không thể đi tiếp tục, rồi bỗng thình lình tôi nghe thấy tiếng người phía sau tôi cất lên:

- Kìa cháu Chiyo, tại sao cháu ngồi chồm hổm sau gốc cây thế?

Tôi nhớ khi ấy tôi mới là đứa bé lên chín vừa mới đi bơi ở hồ về, tôi nhớ thân hình tôi chưa có chỗ nào nẩy nở để phải che dấu, nên chắc anh dễ đoán lúc ấy tôi ăn mặc áo quần ra sao rồi.

Khi quay lại - tôi vẫn ngồi chồm hổm ở giữa đường, lấy hai tay cố che thân thể trần truồng của mình - tôi thấy ông Tanaka đứng gần sau tôi. Tôi quá bối rối.

- Chắc ngôi nhà ngà say của cháu ở đàng kia phải không? – Ông ta nói – Và trước mắt ta trông ai giống con trai nhà Sugi thế? Hắn có vẻ say sưa không biết trời đất là gì hết. Còn cô gái đứng với anh ta là ai vậy?

- À, có lẽ là chị cháu đấy thưa ông Tanaka. Cháu ngồi đợi cho hai người đi khỏi.
Ông Tanaka úp hai tay lên miệng làm loa, rồi la lớn lên, tôi liền thấy Sugi ba chân bốn cẳng chạy mất, chắc chị tôi cũng đã chạy đi, vì tôi nghe ông Tanaka bảo tôi về nhà mặc áo quần được rồi. Trước khi tôi đi, ông ta đưa cho tôi một gói giấy bồi to bằng đầu con cá và nói:

- Thuốc Bắc đấy. Nếu bác sĩ Miura chê không có hiệu nghiệm thì cháu đừng tin. Cháu nói với chị cháu pha thuốc vào nước trà rồi đưa cho mẹ cháu uống, thuốc sẽ làm giảm đau. Thuốc này rất quý, đừng có vứt nó đi đấy nhé.

- Tốt hơn là cháu phải tự làm lấy mới được, thưa ông. Chị cháu pha trà tệ lắm.

- Bác sĩ Miura cho ta biết là mẹ cháu bị bệnh – ông ta nói – Này cháu nói là chị cháu pha trà tệ, không đáng tin à? Cha cháu thì già, rồi cháu sẽ ra sao, Chiyo? Ai sẽ chăm sóc nuôi nấng cháu?

- Cháu nghĩ bây giờ cháu phải tập lo liệu lấy thôi.

- Tôi có biết một cậu như cháu. Bây giờ anh ta lớn rồi, nhưng khi anh ta bằng tuổi cháu, bố anh ta mất, năm sau mẹ anh ta cũng mất, người anh cả bỏ đi đến Osaka, để cậu bé một mình ở nhà. Xem tình hình của cháu giống cậu ấy quá. Cháu có lo không?
Ông Tanaka nhìn tôi như thể muốn nói với tôi rằng chớ có coi thường hoàn cảnh của mình.

- Tên chú bé ấy là Tanaka Ichiro – ông ta nói tiếp. – chú bé ấy chính là tôi, nhưng vào lúc ấy tôi tên là Morihashi Ichiro. Tôi được gia đình Tanaka đem về làm con nuôi lúc tôi 12 tuổi. Khi khôn lớn tôi được họ gả con gái cho, và được chính thức thành con cái trong nhà. Bây giờ tôi phụ giúp để điều khiển công ty Hải sản của gia đình. Và cuối cùng tôi có được cuộc sống khấm khá, chắc cháu biết rồi. Có lẽ rồi cháu cũng có được cuộc sống khấm khá cho mà xem.

Tôi đưa mắt nhìn mái tóc đốm bạc của ông Tanaka rồi nhìn những vết nhăn trên trán ông ta, trông như những đường rãnh trên vỏ cây. Tôi thấy ông ta có vẻ là người khôn ngoan nhất, sành sỏi nhất trên đời. Tôi nghĩ ông ta biết những chuyện mà tôi không bao giờ biết được, và tôi nghĩ ông ta là một người thanh lịch, chắc tôi không bao giờ được như ông ta, và tôi tin là chiếc kimono màu xanh trên người ông ta là chiếc áo đẹp nhất mà chắc tôi không bao giờ có cơ hội để mặc những chiếc áo đẹp như thế. Tôi ngồi trước mặt ông ta, vẫn ngồi chồm hổm trên mặt đất, tóc tai rối bù, mặt mày nhớp nhúa, da thịt rít rất hôi hám vì mùi nước hồ. Tôi đáp:

- Cháu nghĩ chắc không ai nhận cháu làm con nuôi đâu.

- Không à? Không nhận một cô gái thông minh lanh lợi như cháu à? Không nhận một cô gái đã gọi nhà mình là “ngôi nhà ngà say” và cho đầu bố mình như “cái trứng” à?

- Nhưng quả cái đầu bố cháu giống như quả trứng thật.

- Phải là người thông minh mớI biết so sánh như thế. Thôi bây giờ cháu hãy chạy nhanh về nhà, Chiyo. Cháu phải ăn trưa chứ? Cháu hãy về cho đúng giờ ăn kẻo bị vét nồi đấy.

Ngay từ giờ phút ấy tôi bắt đầu mơ tưởng đến chuyện ông Tanaka sẽ nhận tôi làm con nuôi. Không làm sao tôi quên được nỗi khổ tâm của tôi trong thời gian này. Tôi nghĩ bất cứ ai đề nghị cho tôi cuộc sống khấm khá yên ổn là tôi chấp nhận ngay. Thường mỗi khi khổ tâm như thế, tôi lại nhớ đến hình ảnh mẹ tôi trước ngày bà lâm bệnh khá lâu, cơn bệnh làm cho bà đau đớn phải rên la vào những buổi sáng. Khi ấy tôi bớI 4 tuổI, chuyện xảy ra vào ngày lễ “Obon” của làng chúng tôi, lễ đón vong hồn của những người đã chết. Sau mấy buổi tối làm lễ ở ngoài nghĩa địa và đốt lửa trước các cổng nhà để dẫn các vong hồn về nhà, chúng tôi mới tụ tập ở đền thờ thần vào đêm cuối cùng của đợt lễ hội, ngôi đền nằm trên ngọn núi đá nhìn ra vịnh. Sau cổng đền là một cái sân rộng, đêm đó trong sân người ta trang hòang lồng đèn giấy đủ màu, lồng đèn được treo trên những sợI dây căng giữa các thân cây. Mẹ tôi và tôi cùng múa với các dân làng một lát, múa theo nhịp trống và tiếng sáo trúc; nhưng cuốI cùng tôi mệt và mẹ tôi ẵm tôi ra đứng ở mép sân. Bỗng gió từ vách núi đá thổI đến và một cây đèn lồng bắt lửa. Chúng tôi nhìn ngọn lửa cháy theo sợi dây, sợi dây đứt, và chiếc lồng đèn rớt xuống đất, nhưng gió thổi chiếc lồng đèn lăn trên mặt sân chạy về phía chúng tôi, để lại đàng sau một đường bụi lửa màu vàng. Quả cầu lửa dừng lạI một lát, rồi bị gió thổi tung lên và bay thẳng vào chúng tôi. Tôi thấy mẹ tôi thả tôi ra rồi hươ hai tay xua quả cầu lửa ấy đi. Bỗng chúng tôi bị lửa táp vào người, nhưng rồi quả lửa vỡ ra thành từng mảnh nhỏ và bay phân tán vào các gốc cây, cháy hết và không có ai bị phỏng cả - ngay cả mẹ tôi cũng không.

Quãng hơn một tuần sau, khi lòng mơ tưởng của tôi là ông Tanaka sẽ nhận tôi làm con nuôi đến độ chín muồi, một buổI chiều khi về nhà, tôi thấy ông ta ngồi đối diện với bố tôi ở bộ bàn nhỏ trong nhà. Tôi nghĩ họ nói chuyện gì đấy rất nghiêm trọng, vì khi tôi bước qua cửa, hai người không thèm chú ý đến tôi. Tôi dừng lại bên cửa để nghe họ nói gì.

- Đấy, bác tính sao về lời đề nghị của tôi, bác Sakamoto?

- Thưa ngài, tôi không biết - bố tôi đáp - Tôi không nghĩ đến chuyện để cho các con gái của tôi đi sống chỗ khác.

- Tôi biết, nhưng đi xa nhà, các cô sẽ được sống sung sướng hơn, và chắc bác cũng đỡ hơn. Nếu bác đồng ý thì chiều mai bác cho các cô ấy xuống làng gặp tôi.
Nói xong ông Tanaka đứng dậy ra về. Tôi giả vờ làm như mới về đến nhà và gặp ông ta ở cửa. Ông ta nói:

- Cháu Chiyo, tôi vừa mới nói chuyện với bố cháu về cháu đấy. Nhà tôi ở bên kia triền núi thị trấn Senzuru, thị trấn ấy lớn hơn Yoroido. Tôi nghĩ cháu sẽ thích bên ấy. Ngày mai cháu và chị cháu sang chơi được chứ? Cháu sẽ thấy nhà tôi và gặp con gái út của tôi. Cháu ở lại đêm được chứ? Ở lại một đêm cho biết rồi tôi sẽ đưa cháu về lại nhà. Như thế được chứ?

Tôi trả lời rất sung sướng được đến thăm nhà ông ta. Tôi cố làm ra vẻ như không nghe nói gì đến chuyện khác thường cả. Nhưng đầu óc tôi quay cuồng, lòng tôi bấn loạn, không làm sao định tâm được. Một phần tôi hết sức mong mỏi được ông Tanaka nhận làm con nuôi, một phần tôi rất lo sợ. Tôi cảm thấy quá xấu hổ khi nghĩ tới chuyện phải đến sống ở một nơi gần ngôi nhà ngà say của tôi. Sau khi ông Tanaka ra về rồi, tôi xuống bếp cố làm vài công việc lặt vặt, nhưng tôi cảm thấy mình rất giống chị Satsu, nghĩa là tay thì làm việc nhưng mắt thì không nhìn thấy gì hết. Tôi không biết tình trạng như thế diễn ra bao lâu. Tôi chỉ biết sau cùng tôi nghe thấy tiếng bố tôi hỉ mũi, Tôi nghĩ ông khóc và tôi cảm thấy mặt tôi nóng phừng phừng vì xấu hổ. Tôi bèn ngước mắt nhìn thì lại thấy hai tay ông đã lồng vào trong lưới đánh cá, và ông đang đứng ở cửa đi vào buồng phía sau, nơi mẹ tôi nằm dưới tấm chăn được đắp trên tấm thân gầy đét.

Ngày hôm sau chúng tôi chuẩn bị xuống làng để gặp ông Tanaka. Tôi kỳ cọ các mắt cá chân cho sạch đất, rồI ngồi ngâm nước trong bồn tắm hồi lâu. Bồn tắm của chúng tôi là một cái nồi nấu nước sôi lấy từ đầu máy chạy hơi nước cũ mà người ta đã vứt đi, chúng tôi lấy về, cưa phần bên trên đi rồi lót ván vào bên trong để làm bồn tắm. Tôi ngồi trong bồn thật lâu, đưa mắt nhìn ra biển, lòng cảm thấy thảnh thơi vui sướng vì sắp được thấy thế giới bên ngoài làng của tôi lần đầu tiên trong đời.

Khi chị Satsu và tôi đến công ty Hải sản Ven biển Nhật Bản, chúng tôi thấy các ngư phủ đang trút cá họ đánh bắt được lên cầu tàu. Bố tôi có mặt trong số họ, ông bỏ cá vào những cái giỏ, hai bàn tay xương xẩu. Ông đưa mắt nhìn chúng tôi một lát, rồi quay đi lấy ống tay áo lau mặt. Tôi thấy nét mặt của ông buồn bã hơn mọi khi. Đám ngư dân mang những chiếc giỏ cá đẩy đến cỗ xe ngựa của ông Tanaka, chất lên xe ở phía sau. Tôi leo lên bánh xe để nhìn vào trong toa. Những con cá giương mắt trong veo nhìn trời đất, nhưng có con há miệng nhóp nhép như chúng đang than khóc. Tôi lên tiếng nói như để trấn an chúng:

- Cá ơi, bọn bay sẽ được đến thị trấn Senzuru, mọi việc sẽ được ổn thỏa hết thôi.
Tôi thấy nói sự thật với chúng không hay ho gì.

Cuối cùng ông Tanaka từ trong Công ty đi ra, ông ta bảo chị Satsu và tôi lên xe, chúng tôi leo lên chiếc ghế dài ở trước toa xe. Tôi ngồi ở giữa gần ông Tanaka, rất gần đến độ người tôi chạm vào chiếc áo kimono của ông, tôi không khỏI làm sao đỏ mặt khi chạm tay vào áo ông ta. Chị Satsu nhìn tôi, nhưng chị có vẻ như không thấy gì hết, mặt chị trông thẫn thờ như mọi khi. Xe đã chạy đi một đọan dài mà tôi vẫn quay mặt nhìn đám cá phía sau toa xe. Khi xe leo lên triền núi để ra khỏi địa phận Yoroido, bánh xe bỗng vấp phải một viên đá khiến toa xe nghiêng về một bên, một con cá lớn trong giỏ văng ra ngòai và rơi xuống đất thật mạnh đến nỗi làm cho nó hồi sinh. Thấy con cá vùng vằng, há miệng nhóp nhép, lòng tôi quặn thắt lại đau đớn. Nước mắt tôi trào ra, và tôi phải quay mặt đi nhìn ra chỗ khác, nhưng mặc dù vậy, ông Tanaka vẫn thấy tôi khóc. Sau khi lấy lạI con cá, xe tiếp tục lên đường. Khi ấy ông Tanaka hỏi tại sao tôi khóc.

- Con cá tội nghiệp quá! – tôi đáp.

- Cháu giống vợ tôi đấy. Khi bà ấy thấy chúng, mặc dù đã chết, bà ấy vẫn chảy nước mắt và cầu nguyện cho chúng.

Ông Tanaka dạy cho tôi bài ca ngắn, bài ca là một đọan kinh cầu nguyện tôi nghĩ chắc vợ ông sáng tác ra. Bài ca cầu nguyện cho cua, nhưng chúng tôi thay chữ thành ra cầu nguyện cho cá:

Suzuki yo suzuki!
Jobutsu shite Kure!
Cá nhỏ ơi cá nhỏ!
Mong mày chóng về cõi Phật!

Rồi ông ta dạy tôi bài ca khác, bài hát ru em mà tôi chưa từng được nghe. Chúng tôi hát để ru ngủ một con cá bơn nằm trong chiếc giỏ thấp ở phía sau chúng tôi, cặp mắt con cá như hai hột nút, đảo qua đảo lại.

Ngủ đi ngủ đi cá bơn ơi!
Khi tất cả ngủ hết rồii
Cho đến cả chim chóc và cừu
Trong vườn và ngòai đồng
Thì sao đếm trên trờI
Sẽ rót ánh bạc
Qua cửa sổ

Một lát sau chúng tôi lên đến đỉnh triền núi, và tôi thấy thị trấn Senzuru hiện ra phía dưới trước mặt tôi. Hôm ấy trời u ám, buồn bã, mọi vật hiện ra dưới ánh sáng lò mờ xám xịt. Lần đầu tiên tôi thấy cảnh vật ngoài Yoroido, và tôi cảm thấy không nhớ nhung quê hương gì mấy. Từ trên cao tôi thấy những mái nhà tranh trong thị trấn nằm bao quanh con vịnh nhỏ. Chen lấn giữa những ngọn đồi đìu hiu, và xa hơn, tôi thấy biển có màu chì lấp lánh ánh bạc trên đầu những ngọn sóng. Trong nội địa, phong cảnh trông khá hữu tình, nhưng những con đường xe lửa chạy qua trông như những vết thẹo.

Senzuru là một thị trấn dơ bẩn, hôi hám. Thậm chí nước biển cũng có mùi hôi khủng khiếp, như thể trong nước có nhiều cá chết bốc mùi xú uế, quanh các cột ở bến tàu, xác rau nổi lềnh bềnh như xác sứa trong con vịnh nhỏ ở làng chúng tôi. Thuyền bè bị trầy trụa, có chiếc mạn thuyền gỗ nứt nẻ nhiều nơi, trông vào người ta có cảm tưởng thuyền bè bị va chạm vào nhau rất dữ dội.

Chúng tôi ngồi trên bến tàu một hồi lâu cho đến khi ông Tanaka gọi chúng tôi vào trong trụ sở chính của công ty Hải sản Ven biển Nhật Bản, rồi dẫn chúng tôi đi dọc theo một hành lang dài. Nếu chúng tôi chưa bao giờ quen với mùi ruột cá, thì chắc khi đi trên hành lang này chúng tôi sẽ không thấy nơi nào có mùi cá hôi hám như thể này. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi đi hết hành lang, đến văn phòng làm việc, tôi thấy văn phòng đẹp đẽ biết bao đối với con mắt của một đứa bé lên chín như tôi.

Satsu và tôi đi chân trần, đứng trên nền nhà bằng đá, sàn nhà lầy nhầy nhớp nhúa. Trước mắt chúng tôi là một tầng cấp dẫn lên một cái bệ có trải nhiều chếu cói. Có lẽ căn phòng này khi ấy đã gây cho tôi nhiều ấn tượng mạnh, nền nhà nâng cao lên khiến cho tôi thấy bất cứ cái gì trong phòng cũng trở thành to lớn hơn. Khi ấy tôi nghĩ đó là căn phòng đẹp nhất trần đời – nhưng bây giờ nhớ lại tôi thấy rất buồn cười, vì đấy chỉ là căn phòng dùng làm văn phòng của một người lái buôn cá trong một thị trấn nhỏ ven biển Nhật Bản, thử hỏi làm sao có người kinh ngạc như tôi hồi ấy!

Trên bệ có một bà già ngồi, khi thấy chúng tôi, bà ta đứng dậy, bước xuống quỳ bên mép nệm. Bà ta già và trông rất kỳ quặc. Tôi nghĩ chắc anh chưa bao giờ gặp một người nào loay hoay như vậy. Khi không vuốt áo kimono cho phẳng thì bà ta lau cái gì đó bên khóe mắt hay là gãi lỗ mũi, cứ thở dài như thể bà ta bực mình vì có nhiều chuyện làm cho bà ta phải loay hoay suốt. Ông Tanaka nói với bà ta:

- Đây là cháu Chiyo, còn đây là chị của cô bé, cô Satsu.

Tôi khẽ cúi mình chào bà ta. Bà Loay Hoay gật đầu chào lại rồi bà thở dài đưa tay cào miếng vá cứng trên cổ. Tôi muốn quay mắt nhìn đi chỗ khác, nhưng mắt bà ta cứ dắn chặt vào tôi.

- Thì ra cháu là Satsu hả? – Bà ta hỏi, mắt vẫn dán chặt vào tôi.

- Tôi là Satsu. - Chị tôi đáp.

- Cháu mấy tuổi rồi?

Hình như chị Satsu không biết bà Loay Hoay hỏi ai, nên tôi lên tiếng trả lời cho chị ấy. Tôi đáp:

- Chị ấy tuổi Sửu.

Bà già đưa tay vỗ vào má tôi, nhưng bà ta vỗ với một thái độ rất đặc biệt, mấy ngón tay của bà thọc vào quai hàm tôi nhiều lần, Tôi nghĩ bà ta muốn vỗ về tôi vì tôi thấy ánh mắt của bà ta có vẻ rất trìu mến.

- Cháu này đẹp hơn phải không? Cặp mắt khác thường quá. Và có vẻ thông minh nữa. Nhìn vầng trán cô bé thì biết! – Nói đến đây bà ta quay ra nhìn chị tôi và nói – Còn cô này, tuổi Sửu tức là 15 tuổI, sao kim, lục can, bạch tạng, hừm…Đến gần tí nữa xem nào.

Satsu làm theo lời bà ta nói. Bà Loay Hoay nhìn kỹ vào mặt chị, không những chỉ nhìn bằng mắt mà còn lấy ngón tay sờ vào người chị. Bà ta quan sát mũi chị thật lâu, nhìn theo nhiều góc độ khác nhau, rồi nhìn hai tai chị. Bà véo dái tai chị một hồi rồi nói bà đã quan sát chị xong, bây giờ đến phiên tôi.

- Cháu tuổi Thân, nhìn cháu là ta biết liền. Cháu có nhiều nước trong người quá! Bát can, bạch tạng, sao thổ. Cháu rất hấp dẫn. Nào đến gần hơn nữa để ta xem nào.

Bà ta tiến hành những việc như thể với tôi. Tôi phân vân không biết tại sao bà ta cứ cào vào miếng vá cứng trên cổ. Một lát sau bà ta đứng dậy, bước xuống trên nền đá, nơi chúng tôi đứng. Bà ta phải mất một thờI gian mới mang được đôi giầy vải vào đôi bàn chân cong queo, nhưng khi mang xong, bà quay qua nhìn ông Tanaka, ông ta hiểu ngay ý muốn của bà, ông rời khỏi phòng và đóng cửa lại. Bà Loay Hoay cởi chiếc áo nhà quê của Satsu ra. Bà ta lắc bộ ngực của Satsu, nhìn xuống dưới nách của chị ấy, rồi quay người chị để nhìn ở sau lưng. Tôi quá kinh ngạc, không thể tiếp tục nhìn vào người chị tôi được. Trước đó tôi đã từng nhìn thấy chị ở truồng, nhưng cái kiểu bà Loay Hoay xem xét cơ thể chị còn quá sỗ sàng hơn cái cảnh chị kéo áo tắm lên quá vai cho anh chàng Sugi xem nữa. Rồi như thể chưa vừa ý, bà tuột quần chị Satsu xuống tận nền nhà, nhìn lên nhìn xuống rồi quay người chị lại để nhìn ở phía trước.

- Bước ra khỏI quần đi – bà ta nói.

Mặt chị Satsu có vẻ bốI rối hơn trước, nhưng chị vẫn bước ra khỏi chiếc quần, để lại cái quần nằm yên trên nền đá lầy nhầy. Bà ta nắm lấy hai vai chị, ấn chị ngồi xuống trên bệ. Satsu hoàn toàn lõa thể, tôi chắc chị ấy cũng ngơ ngác như tôi, không biết bà ta bắt chị ngồi lên bệ để làm gì. Nhưng chị không có thì giờ để hỏi chuyện này, vì thình lình bà Loay Hoay để hai bàn tay lên đầu gối của Satsu rồi banh hai chân chị ra. Thấy thế, tôi quay mắt đi chỗ khác, không dám nhìn vào chị ấy nữa. Tôi nghĩ chắc chị Satsu chống lại vì tôi nghe tiếng bà Loay Hoay đánh vào chân chị Satsu, sau đó tôi thấy trên chân của chị có vết đỏ. Một lát sau bà Loay Hoay quan sát xong, bảo Satsu mặc áo quần vào. Vừa mặc áo quần vào Satsu vừa hít mũi thút thít. Chắc chị ấy khóc nhưng tôi không dám nhìn chị ấy.

Tiếp theo bà Loay Hoay bước đến phía tôi, bà tuột quần tôi xuống đầu gối, bà cởi áo tôi ra như hồI nãy bà ta đã làm với Satsu. Tôi không có ngực để cho bà lúc lắc, nhưng bà nhìn dưới nách tôi như đã nhìn chị tôi, rồi quay quanh người tôi trước khi đẩy tôi ngồi xuống bệ và kéo quần ra khỏi chân tôi. Tôi quá khủng khiếp trước những việc bà ta làm và khi bà ta cố banh hai chân tôi ra, bà ta đã đánh vào chân tôi như đánh vào chân chị Satsu khiến cho tôi phải nghẹn ngào trong họng vì cố nín khóc. Bà ta để một ngón tay giữa hai chân tôi và tôi cảm thấy như bà ta đã véo mạnh đến nỗi làm cho tôi phải khóc thét lên. Khi bà ta biểu tôi mặc quần áo vào, tôi cảm thấy rất sung sướng. Tôi sợ nếu chị Satsu và tôi khóc như con nít, chúng tôi sẽ rất ê mặt trước ông Tanaka. Khi ông ta vào phòng lại, bà ta nói:

- Hai con này khỏe mạnh và rất xứng đáng. Cả hai đều còn trinh nguyên. Con chị có nhiều gỗ, còn con em thì có rất nhiều nước, Mà lại đẹp nữa, chắc ông thấy thế chứ? Con chị trông có vẻ quê mùa khi đứng bên cạnh con em.

- Tôi nghĩ cả hai đều đep. mỗi cô một nét – ông ta đáp – chúng ta bàn về chuyện này một lát khi tôi tiễn bà ra về nhé? Cứ để hai cố bé đợi tôi ở đây.

Khi ông Tanakađi ra và đóng cửa lại, tôi quay qua nhìn chị Satsu, chị ấy đang ngồi trên mép bệ, ngước mắt nhìn trần nhà. Vì chị ngẩng mặt lên nên nước mắt đọng thành vũng ngay đầu sóng mũi, và khi tôi thấy chị khóc, tôi cũng bật khóc. Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại cảnh tượng vừa xảy ra, tôi lấy tay áo lau mặt cho chị ấy. Chị hỏi tôi:

- Mụ đàn bà khủng khiếp ấy là ai thế?

- Chắc là bà thầy bói. Chắc ông Tanaka muốn biết vận mạng của chúng ta để ông…

- Nhưng tại sao bà nhìn chúng mình với kiểu nhìn kinh khủng như thể ?

- Chị Satsu, chị không biết à? Ông Tanaka có ý định nhận nuôi chúng ta đấy!

Nghe tôi nói thế, chị Satsu nhấp nháy con mắt như thể có con bọ bay vào mắt chị. Chị hỏi:

- Em nói gì thế? Ông Tanaka không nhận nuôi chúng ta đâu.

- Bố quá già rồi, mà mẹ thì bệnh nặng. Em nghĩ ông Tanaka lo cho tương lai của chúng ta. Không có ai đứng ra để chăm sóc chúng ta hết.

Chị Satsu đứng dậy. Chị có vẻ rất dao động khi nghe tôi nói vậy. Chị liếc mắt nhìn tôi và trong ánh mắt của chị tôi thấy chị không tin rằng có người đến giúp đỡ chúng tôi thóat ra khỏI cuộc sống khốn khổ trong ngôi nhà ngà say. Chị có vẻ muốn xua đuổi những điều tôi vừa nói ra khỏi óc, như người ta vắt hết nước trong miếng xốp ra. Mặt chị từ từ trở lại bình tĩnh và chị ngồi trở xuống bên mép kệ. RồI chị đưa mắt nhìn quanh phòng như thể chúng tôi chưa nói với nhau cái gì hết.

Ngôi nhà của ông Tanaka nằm ở cuối con đường bên ngoài thị trấn. Quanh nhà có những hàng thông bao bọc, tỏa mùi thơm, như nhà tôi ở bên vách đá ven biển ngát mùi nước biển vậy. Khi tôi nghĩ đến biển và nghĩ đến chuyện thay đổi nơi có hương thơm này sang nơi có hương thơm khác , tôi cảm thấy lòng trống rỗng, dửng dưng như ngườI vừa đứng ở bờ núi đá ngắm biển trở về. Ngôi nhà ở đây lớn hơn ngôi nhà ở Yoroido nhiều, nhà có những cái chái đồ sộ như ở đền thờ thần ở làng chúng tôi. Khi ông Tanaka bước lên thềm cửa, ông ta để giày ngay trước thềm vì có chị người ở đến lấy sắp ngay ngắn lên kệ cho ông. Satsu và tôi chẳng có giầy nên khỏi tháo ra, nhưng ngay khi chúng tôi sắp sửa bước vào trong nhà, tôi cảm thấy có cái gì đánh nhẹ vào bên hông tôi, rồi một trái thông rơi xuống nền nhà giữa hai chân tôi. Tôi quay qua thấy một cô gái chừng độ tuổI tôi, tóc cắt ngắn, chạy trốn sau một cái cây. Cô ta thò mặt ra cười với tôi, để lộ chiếc răng cửa bị sún, rồi cô bé bỏ chạy, quay mặt nhìn lui xem tôi có đuổi theo cô hay không. Chuyện như thế này xem ra có vẻ khác thường, chưa bao giờ tôi có dịp để hẹn hò với một cô gái nào khác. Dĩ nhiên, tôi có quen biết với bọn con gái trong làng, nhưng chúng tôi cùng sinh trưởng với nhau chứ chưa bao giờ có việc gọi là “hẹn hò” hết. Nhưng Kuniko – tên của cô con gái ông Tanaka – đã tỏ ra hết sức thân thiện ngay giây phút đầu tiên tôi thấy cô ta, cho nên tôi nghĩ tôi có thể chuyển dịch từ thế giới này sang thế giớI khác một cách dễ dàng.

Áo quần của Kuniko tân thời hơn áo quần của tôi nhiều, cô ta mang giày vải nữa; nhưng vì tôi là con gái làng, nên tôi đuổi theo cô ta với đôi chân trần qua khu rừng cây cho đến khi tôi bắt được cô ta tại một nơi gọi là nhà mát, nhà được làm từ những cành cây cưa ra từ một thân cây chết. Cô ta lấy đá và trái thông để sắp thành phòng. Trong một phòng, cô ta giả vờ mời tôi uống trà trong một cái tách rạn nứt; trong một phòng khác, chúng tôi thay phiên nhau để cho một con búp bê bú. Con búp bê là một cậu bé có tên Taro, búp bê được làm bằng bao vải tọng đất bên trong. Kuniko cho biết Taro thích có khách lạ, nhưng rất sợ giun đất, và có sự trùng hợp kỳ lạ là chính Kuniko cũng sợ giun đất. Khi gặp một con, Kuniko biểu tôi lấy ngón tay kẹp con giun lôi nó ra khỏi cậu Taro kẻo cậu khóc.

Tôi cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ đến được làm chị em với Kuniko.

Thực ra, cảnh trí những hàng thông sừng sững tỏa mùi thơm – thậm chí cả ông Tanaka nữa – đối với tôi chẳng có nghĩa lý gì khi đem so với quê nhà tôi. Sự khác nhau giữa cuộc sống ở đây, tại nhà ông Tanaka, và cuộc sống ở Yoroido thật lớn lao như việc ngửi thức ăn khi nấu nướng và việc ăn thức ăn ngon trong miệng.

Khi trời tối, chúng tôi rửa tay chân bên giếng nước rồi đi vào nhà, đến ngồi trên nền nhà quanh một cái bàn vuông. Tôi bồi hồi nhìn mâm cơm trước mặt bốc hơi lên tận xà gỗ trên trần nhà cao, ánh đèn điện chiếu xuống trên đầu chúng tôi. Căn phòng sáng sủa làm cho tôi bang hoàng, chưa bao giờ tôi thấy được một cảnh tượng như thế này. Sau đó, gia nhân mang thức ăn vào – cá nướng, dưa chua, canh, và cơm nóng – nhưng ngay khi bắt đầu ăn, đèn phụt tắt. Ông Tanaka cười, chuyện tắt điện như thế này xảy ra rất thường. Gia nhân liền chạy đi thắp đèn lồng treo trên những giá gỗ.

Khi chúng tôi ăn, không ai nói chuyện nhiều. Tôi cứ tưởng bà Tanaka chắc đẹp lắm, nhưng bà ta chỉ như chị Satsu thôi, nhưng già hơn, ngoại trừ việc bà ta luôn luôn cười. Sau khi ăn xong, bà ta và Satsu chơi cờ, còn ông Tanaka bảo chị ở đem áo khoác kimono đến cho ông. Khi ông ra khỏi cửa một lát, Kuniko ra dấu cho tôi đi theo cô ra cửa. Cô ta mang giày rơm và cho tôi mượn một đôi. Tôi hỏi cô ta đi đâu, cô ta đáp:

- Im lặng. Chúng ta đi theo bố tôi. Khi nào ông ấy ra ngoài là tôi đi theo. Chuyện bí mật.

Chúng tôi đi trên một con đường nhỏ rồi rẽ vào con đường chính dẫn vào thị trấn Senzuru, theo sau ông Tanaka một đoạn. Đi một lát, chúng tôi đến một khu nhà đông đúc, trong thị trấn. Rồi Kuniko nắm tay tôi, lôi tôi đi vào một con đường hẻm. Đến cuối đoạn đường lát đá nằm giữa hai ngôi nhà, chúng tôi đến một cánh cửa sổ có phủ màn giấy, ánh sáng trong phòng chiếu ra lờ mờ. Kuniko đến dán con mắt vào lỗ thủng trên màn giấy, lỗ thủng bị xé rách ngang tầm mắt cô ta. Trong khi cô ta nhìn vào trong, tôi nghe trong phòng có tiếng người ta cười nói, có người hát và có tiếng đàn Shamisen đánh đệm. Cuối cùng, cô ta bước sang một bên cho tôi dán mắt vào lỗ thủng để nhìn vào bên trong. Một tấm chắn ngăn hai căn phòng nên tôi không thấy được gì bên sau hết, nhưng tôi thấy ông Tanaka ngồi trên chiếu với một nhóm ba bốn người đàn ông. Ông già ngồi bên cạnh ông Tanaka đang kể chuyện mình giữ cái thang cho một cô gái leo lên, và ông nhìn lên dưới áo dài của cô ta, mọi người đều cười, trừ ông Tanaka, ông ta đang nhìn về phía trước, phần nửa căn phòng đã bị tấm chắn che khuất tầm nhìn của tôi. Một bà già mặc áo kimono mang đến cho ông một cái ly để cho bà ấy rót rượu bia. Tôi thấy ông Tanaka như hòn đảo ngoài biển, vì mặc dù mọi người đều cười khi nghe câu chuyện – thậm chí bà già rót bia cũng cười – nhưng ông Tanaka vẫn chăm chú nhìn vào cuối chiếc bàn. Tôi quay mắt khỏi lỗ thủng để hỏii Kuniko đây là chỗ gì.

- Đây là phòng trà – cô ta đáp – nơi các nàng geisha giúp khách mua vui. Hầu như đêm nào bố tôi cũng đến đây. Tôi không hiểu tại sao ông ta lại thích cái trò này. Đàn bà rót rượu, đàn ông kể chuyện – ngoại trừ khi họ hát. Cuối cùng mọi người đều say.

Tôi dán mắt vào lỗ thủng lại, vừa lúc thấy trên vách hiện ra bóng người di động, rồi một phụ nữ hiện ra trước mắt tôi. Trên mái tóc của chị ta lủng lẳng một nhánh liễu xanh, và chị ta mặc chiếc kimono màu hồng nhạt co in hình những đóa hoa trắng. Dải thắt lưng rộng bản quanh bụng có màu cam và vàng. Chưa bao giờ tôi thấy ai mặc quần áo đẹp như thế. Không có phụ nữ nào ở Yoroido mặc đẹp như thế, hầu hết chỉ mặc áo vải, quá lắm là vải lanh trang trí đơn sơ với màu chàm. Quần áo đẹp nhưng người mặc thì không đẹp. Hàm răng chị ta hô ra khỏi môi và cái đầu lép kẹp như thể khi chị mới ra đời cái đầu bị ép giữa hai tấm ván. Anh có thể cho tôi là quá ác khi miêu tả chị ta tệ mạt như vậy; nhưng sự thực là thế, và điều làm cho tôi sững sờ nhất, là mặc dù chị ta không đẹp nhưng ông Tanaka dán mắt vào chị không rời như miếng giẻ móc vào cái móc câu. Trong khi mọi người cười đùa thì ông ta cứ nhìn chị đăm đăm, và khi chị quỳ xuống để rót thêm bia vào ly cho ông ta, chị ngước mắt nhìn ông với ánh mắt như thể hai người đã quen biết nhau rất thân thiết.

Kuniko nhìn qua lỗ hổng thêm lần nữa, rồi hai chúng tôi về nhà. Chúng tôi cùng vào ngồi trong bồn tắm ở mép rừng thông. Trời đầy sao rất đẹp, chỉ tiếc một nửa bị rừng thông che khuất. Tôi muốn ngồi mãi như thế để suy nghĩ đến những chuyện tôi đã thấy trong ngày, những việc này đã làm cho tôi kinh ngạc bàng hòang… Nhưng Kuniko ngồi ngủ gục trong nước ấm, cho nên các gia nhân phải đến giúp đưa chúng tôi vào nhà đi ngủ.

Khi Kuniko và tôi nằm xuống nệm trải trên nền nhà, thì chị Satsu đã ngáy khò khò, chị nằm bên cạnh chúng tôi, và hai chúng tôi nằm sát vào nhau, hai tay tréo vào nhau mà ngủ; tôi thấy người ấm áp và lòng cảm thấy hân hoan sung sướng, tôi nói nho nhỏ bên tai Kuniko:

- Bạn có biết chuyện mình sắp đến đây ở với bạn không? – tôi tưởng tin này sẽ làm cô ta ngạc nhiên phải mở mắt ra và ngồi dậy. Nhưng cô ta không tỏ vẻ gì là tỉnh ngủ. Cô ta chỉ ậm ờ gì đấy trong miệng và một lát sau hơi thở cô ta trở nên đều đặn có tiếng khò khè, chứng tỏ cô ta ngủ rất say.
Về Đầu Trang Go down
sherlock holmes

sherlock holmes

Nữ Gemini
Tổng số bài gửi : 1068
Birthday : 21/06/1996
Age : 27
Đến từ : Xứ sở sương mù,quê hương của Sherlock Holmes

Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden   Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty20/3/2010, 20:31

Chương 3


Về lại nhà, tôi thấy bệnh tình của mẹ tôi có vẻ nặng hơn ngày tôi đi. Hay có lẽ ngày ra đi tôi sung sướng quá nên không để ý đến bệnh tình của mẹ tôi nặng nhẹ ra sao. Nhà ông Tanaka tràn ngập mùi khói và mùi thông. Còn ở nhà chúng tôi tòan mùi bệnh họan không thể tả được. Chị Satsu làm việc dưới làng cả buổi chiều, cho nên bà Sugi đến giúp tôi tắm rửa cho mẹ tôi. Khi chúng tôi mang bà ra khỏi nhà, lồng ngực bà lép kẹp còn hai vai thì so lại, và lòng trắng cặp mắt đục lờ đờ. Tôi sững sờ nhìn bà, lòng nhớ lại những ngày bà còn mạnh khỏe, bà thường tắm chung với tôi, mỗi khi bà bước ra khỏi bồn tắm, hơi nước bốc lên trên làn da trắng bạc của chúng tôi như thể hai chúng tôi là hai củ cải luộc. Tôi thật khó mà tin được người phụ nữ này, người mà tôi thường lấy đá bọt để kỳ cọ lưng cho bà , người mà da thịt còn rắn chắc, mượt mà hơn cả da thịt của Satsu, có thể chết trước khi mùa hè chấm dứt.

Đêm ấy, khi nằm trên nệm ngủ, tôi cố hình dung ra hòan cảnh sẽ xảy đến cho gia đình chúng tôi, tôi cố tin rằng dù sao tình hình cũng sẽ được ổn thỏa. Bắt đầu là tôi phân vân không biết khi mẹ tôi chết rồii, chúng tôi sẽ sống ra sao. Cho dù chúng tôi vượt qua được những khó khăn gian khổ, liệu ông Tanaka có nhận nuôi chúng tôi không? Cuối cùng tôi nghĩ rằng chắc ông Tanaka sẽ không nhận nuôi hai chị em tôi, mà bố tôi sẽ nuôi chúng tôi. Nói tóm lại, bô tôi không thể chịu được cảnh sống đơn côii một mình. Đêm nào tôi cũng suy nghĩ mông lung như thế cho đến khi tôi tin là kết quả sẽ y chang như thế. Lúc ấy tôi mới bắt đầu ngủ, và kết quả là tôi mất ngủ suốt mấy tuần liền, sáng nào dậy cũng bơ phờ mệt mỏi.

Một buổi sáng mùa hè nóng bức, khi tôi xuống làng mua gói trà và đang trên đường về nhà, bỗng tôi nghe có tiếng chân người đi lạo xạo phía sau lưng. Tôi quay lại thấy ông Sugi – phụ tá của ông Tanaka – đang hối hả đi lên đồi. Khi đến gần tôi, ông dừng lại một lát để thở, hai tay chống nạnh với vẻ giận dữ như thể ông vừa chạy một mạch từ Senzuru đến. Mặt ông đỏ bừng và bóng láng như con cá da trơn, mặc dù trời chưa nóng lắm. Cuối cùng ông ta nói:

- Ông Tanaka muốn cô và chị cô xuống làng ngay bây giờ.

Tôi sực nhớ là bố tôi sáng ấy không đi làm cá , và hiểu ra sự thể. Ngày trọng đại đã đến.

- Còn bố tôi thì sao? – Tôi hỏi – Ông Tanaka có nói gì đến bố tôi không?

- Đừng hỏi lôi thôi, cháu Chiyo – ông đáp – đi tìm chị cô và đi gấp cho rồi.

Tôi không thích đi chút nào hết, nhưng tôi vẫn chạy lên nhà và thấy bố tôi đang ngồi nơi bàn, lấy móng tay khươi bụi trong kẹt gỗ trên mặt bàn. Satsu đang bỏ than vào lò. Hai người có vẻ như trông chờ việc gì xảy đến. Tôi nói:

- Bố à, ông Tanaka muốn con và chị Satsu xuống làng ngay bây giờ.

Satsu cởi tạp dề ra móc lên giá rồi đi ra cửa. Bố tôi không trả lời, nhưng ông nhấp nháy mắt mấy lần, nhìn theo chị tôi. Rồi ông quay cặp mắt lờ đờ nhìn xuống nền nhà và gật đầu. Tôi nghe tiếng mẹ tôi rên la trong giấc ngủ ở phòng sau.

Satsu xuống làng một lát thì tôi mới đến kịp. Tôi đà nghĩ đến ngày trọng đại từ mấy tuần rồi, nhưng hôm ấy tôi không ngờ tôi cảm thấy khiếp sợ đến như thế. Chị Satsu có vẻ không xem chuyện xuống làng hôm ấy khác lạ với lần xuống làng hôm trước. Thậm chí chị không bận tâm đến việc rửa tay cho sạch bụi than nữa, và trong khi vuốt tóc lại cho ngay ngắn, chị đã làm than vấy bẩn lên mặt. Tôi không muốn để chị gặp ông Tanaka với bộ mặt dơ bẩn như thế, nên tôi đưa tay chùi vết than trên mặt chị như mẹ chúng tôi thường làm. Satsu cáu kỉnh hất tay tôi ra.

Chúng tôi gặp ông Tanaka trước cửa công ti Hải sản, tôi cúi chào và chúc buổi sáng, lòng mong ông ta sung sướng khi thấy chúng tôi. Nhưng ông ta có thái độ rất lạnh lùng. Tôi nghĩ với thái độ lạnh nhạt của ông ta như thế này, phải chăng là dấu hiệu chứng tỏ mọi việc không diễn ra tốt đẹp như lòng mong ước của tôi. Khi ông ta dẫn chúng tôi đến toa xe do ngựa kéo, tôi nghĩ có lẽ ông đưa chúng tôi về nhà ông để vợ con ông đón chúng tôi trong phòng, rồi ông tuyên bố nhận nuôi chúng tôi. Khi đến xe, ông nói với tôi:

- Ông Sugi ngồi ở trước xe với tôi, cho nên cháu và cô Shizu phải ngồi đàng sau – Ông ta chỉ nói có thế.

Ông ta gọi chị tôi là cô Shizu. Tôi nghĩ gọi sai tên chị tôi như thế quả là thô lỗ, nhưng chị ấy có vẻ không lưu tâm đến. Chị leo lên phía sau xe, ngồi xuống giữa đống giỏ đựng cá, để một bàn tay lên mặt ván lầy nhầy. Rồi bỗng chị đưa bàn tay ấy đập một con ruồi đậu trên mặt khiến một vết bẩn in hình lên má chị. Tôi ngao ngán khi thấy mặt Satsu nhớp nhúa như thế. Khi ấy tôi chỉ nghĩ đến mùi hôi hám tre6n toa xe, và tôi nghĩ đến cảnh sung sướng khi đến nhà ông Tanaka, được rửa ráy và được thay quần áo sạch.
Trên đường đi, Satsu và tôi không ai nói với nhau một lời, một tiếng cho đến khi xe lên đỉnh đồi nhìn xuống Senzuru, khi ấy bỗng chị thốt lên:

- Xe lửa kìa!

Tôi quay mặt nhìn, thấy chiếc xe lửa từ xa đang chạy về phía thị trấn. Khói tàu bay theo gió thành một đường dài khiên’ tôi nghĩ đến bộ da rắn được lột ra. Tôi nghĩ đây là một sự so sánh rất tài tình, nên tôi nói với chị Satsu, nhưng chị ấy không thèm lưu tâm đến. Tôi nghĩ chắc ông Tanaka sẽ khen sự so sánh của tôi, và chắc Kuniko cũng thế. Tôi định khi đến nhà ông Tanaka rồi, tôi sẽ nói ý này cho họ nghe.

Nhưng bỗng nhiên tôi nhận ra xe chúng tôi không chạy về hướng đến nhà ông Tanaka. Mấy phút sau, xe dừng lại trên một khỏang đất nằm bên cạnh đường xe lửa, ngòai thị trấn. Một đám đông đang đứng đấy, bên cạnh bao bị, thùng bệ của họ. Và gần đấy, tôi thấy bà Loay Hoay đang đứng bên cạnh một người đàn ông nhỏ loắt choắt mặc chiếc kimono thô cứng. Mái tóc ông ta den mịn như lông mèo, ông ta xách trên tay cái xách vải. Tôi hết sức kinh ngạc khi thấy ông ta đứng chen lấn với đám nông dân và ngư phủ ở một nơi ngòai thị trấn Senzuru như thế. Bên cạnh đám người này còn có một bà già còng lưng mang một ba lô đầy khoai mỡ. Bà Loay Hoay nói gì đấy với người đàn ông, ông ta quay lại nhìn chúng tôi, bỗng tôi thấy sợ.

Ông Tanaka giới thiệu chúng tôi với người đàn ông này, tên ông ta là Bekku. Ông Bekku không nói gì mà chỉ nhìn tôi chằm chằm và có lẽ không hài lòng khi thấy chị Satsu.
Ông Tanaka nói với ông ta:

- Tôi đã dẫn ông Sugi đi theo tôi từ Yoroido đến đây. Ông có muốn để cho ông ấy đi theo ông không? Ông ấy quen biết với các cô này, tôi có thể để cho ông ấy đi theo một vài ngày.

- Thôi ,thôi – ông Bekku xua tay đáp.

Thật tôi không ngờ chuyện xảy ra như thế này. Tôi hỏi chúng tôi sẽ đi đâu, nhưng hình như không ai nghe tôi hỏi, cho nên tôi đành phải tìm cho mình một câu trả lời. Tôi nghĩ chắc ông Tanaka không hài lòng những gì mà bà Loay Hoay đã nói về chúng tôi, cho nên ông ta nhờ cái ông Bekku loắt choắt này dẫn chúng tôi đến một nhà chiêm tinh khác giỏi hơn để họ xem vận mệnh tương lai của chúng tôi ra sao, rôì sau đó sẽ đưa chúng tôi về nhà ông Tanaka lại.

Trong khi tôi đang cố nghĩ ra những điều hay ho để tự an ủi mình, thì bà Loay Hoay mỉm cười khả ái với tôi rồi dần tôi và chị Satsu ra xa một đọan. Khi chúng tôi đã đến một chỗ khá xa, những người khác không thể nghe được chúng tôi nói gì với nhau, thì nụ cười trên môi bà tắt đi và bà nói với chúng tôi:

- Này, nghe tao nói đây. Cả hai đứa bây là đồ hư hỏng! – Bà ta nhìn quanh để xem có ai nhìn theo chúng tôi không, khi không thấy ai nhìn theo, bà ta đánh lên đầu chúng tôi. Bà ta đánh không đau nhưng tôi bật khóc vì kinh ngạc. Bà ta nói tiếp - Nếu tụi bay làm gì quấy rầy tao, thì tao sẽ cho tụi bay biết tay đấy, Ông Bekku nghiêm khắc lắm, bọn bay phải tuyệt đối vâng lời ông ta! Nếu ông ta biểu bọn bay phải bò dưới ghiế ngồi trên tàu, bọn bay cũng phải bò, biết chưa?

Nhìn vẻ mặt dữ dằn của bà Loay Hoay, tôi nghì nếu tôi không trả lời thế nào tôi cũ!ng bị bà ta đánh. Nhưng vì tôi quá hỏang sợ nên tôi không mở miệng nói được nên lời. Và cũng vì tôi quá sợ nên bà ta đưa tay véo mạnh vào bên cổ tôi, khiến tôi không biết mình đau ở đâu nữa. Tôi cảm thấy như mình bị té vào ổ kiến lửa, bị kiến cắn khắp nơi, và tôi khóc thút thít. Sau cùng tôi thấy ông Tanaka bên cạnh chúng tôi.

- Chuyện gì thế? – Ông ta hỏi – Nếu bà có gì muốn nói thêm với các cô này, cứ nói trước mặt tôi đi. Không có lý do gì bà đối xử với các cô ấy như thế này.

- Tôi nghĩ là chúng tôi có nhiều điều cần nói với nhau, nhưng tàu đến rồii kìa – Bà Loay Hoay đáp. Và quả thật, tôi thấy con tàu hiện ra ở chỗ ngoặt cách đấy không xa.

Ông Tanaka dẫn chúng tôi về lại sân ga, nơi các nông dân và các bà già dang chuẩn bị mang đồ đạc để lên tàu. Rồi tàu dừng lại trước mặt chúng tôi. Ông Bekku, súng sính trong chiếc kimono cứng ngắc, chen vào giữa Satsu và tôi, ông ta nắm khuỷu tay chúng tôi dẫn lên tàu. Tôi nghe ông Tanaka nói cái gì đấy, nhưng tôi quá hoang mang buồn chán nên tôi không rõ ông ta nói gì. Tôi chỉ nghe lóang thóang bên tai những câu như:

Mata yo! – Hẹn ngày tái ngộ!
Hay là Mattyo! – Khoan đã!
Hay là như Ma..deyo! – Xin chia tay!

Khi chúng tôi nhìn ra cửa sổ toa tàu, tôi thấy ông Tanaka đi đến xe ngựa của ông và bà Loay Hoay lau hai tay lên áo kimono của mình.
Một lát sau chị tôi nói:

- Em Chiyo!

Tôi úp mặt vào lòng bàn tay, thú thật là tôi quá đau khổ đến độ muốn nhảy qua cửa sổ tàu để chạy trốn nếu tôi nhảy được. Vì chị tôi gọi tên tôi như thế, nên tôi biết chị đã quá ngao ngán trong lòng.

- Em có biết chúng ta đi đâu không? Chị hỏi.

Tôi nghĩ chị muốn nghe tôi trả lời biết hay không. Có lẽ đối với chị việc chúng tôi đến đâu không thành vấn đề - vì người ta đã thu xếp đưa chúng tôi đi. Nhưng dĩ nhiên chúng tôi không biết chúng tôi đi đâu. Tôi bèn hỏi cái ông loắt choắt, ông Bekku, nhưng ông ta không thèm đáp. Ông ta cứ nhìn vào chị Satsu như thể trước đó ông ta chưa bao giờ thấy người nào như chị. Cuối cùng ông ta nhăn mặt với vẻ ghê tởm rồi nói:

- Đồ cá! Hai đứa bay hôi tanh quá!

Ông ta lấy trong cái xách có dây rút ra một cái lược rồi cào mạnh lên tóc chị tôi. Tôi nghĩ chắc chị đau lắm. Nhưng tôi đoán khi nhìn cảnh vật trôi qua ngòai cửa sổ toa tàu có lẽ chị tôi còn đau đớn hơn nhiều. Bỗng miệng chị Satsu méo xệch như miệng một đứa bé, rồi chị òa khóc. Ngay cả khi chị ấy đánh tôi, nạt nộ tôi, tôi cũng không cảm thấy đau đớn bằng khi thấy mặt chị ấy run lên như thế. Tất cả đều do lỗi của tôi mà ra. Một bà già nhà quê có hàm răng nhô ra như răng chó, đem đến cho Satsu một củ cà rốt, sau đó hỏi chị đi đâu.

- Đi Kyoto – ông Bekku trả lời.

Khi nghĩ thế, tôi quá đỗi lo sợ, không dám nhìn thẳng vào mặt chị Satsu nữa. Ngay thị trấn Senzuru thôi cũng đã qúa là xa xôi đôi với tôi rồi. Còn Kyoto, tôi xem đấy như là ngọai quốc, như Hồng Kông, thậm chí như New York, nơi có lần tôi nghe ông bác sĩ Miura nói đến. Theo chỗ tôi biết thì Kyoto người ta nuôi trẻ con đế cho chó ăn thịt.

Chúng tôi ngồi yên trên tàu nhiều giờ liền không ăn uống gì hết. Tôi thấy ông Bekku lấy trong túi xách ra một gói lá sen, ông ta mở ngọn lá, trong lá là một vắt cơm lấm tấm muối mè. Tôi nhìn ông ta, nhưng mấy ngón tay xương xẩu của ông ta đút vắt cơm vào miệng, không buồn nhìn đến tôi. Tôi cảm thấy chưa bao giờ ngán ngẩm hơn lúc ấy. Cuối cùng chúng tôi xuống tàu tại một thị trấn lớn, tôi nghĩ đấy là Kyoto. Nhưng một lát sau, một chiếc tàu khác chạy vào sân ga, và chúng tôi lại lên tàu. Chếic tàu này mới đưa chúng tôi đến Kyoto. Chiếc tàu này đông đúc hơn chiếc tàu trước nhiều, cho nên chúng tôi phải đứng. Khi tàu đến nơi, trời gần tối, tôi cảm thấy người đau nhừ như tảng đá bị nước suối dội xuống suốt ngày.

Khi tàu đến gần ga Kyoto, tôi chỉ thấy thành phố một tí thôi. Nhưng tôi ngạc nhiên nhìn những mái nhà chạy dài đến tận chân các ngọn đồi xa xa. Tôi không ngờ thành phố to lớn đến như thế. Ngay đến bây giờ, mỗi lần ngồi trên tàu nhìn ra cảnh đường phố và nhà cửa, là tôi lại nhớ đến nỗi trống rỗng và lo sợ đến run người của tôi vào ngày đâu tiên tôi rời khỏi quê nhà ấy.

Ngược lại vào khỏang năm 1930, vẫn còn một số lớn xe kéo họat động ở Kyoto. Thật vậy, khi ấy có nhiều chiếc xe kéo đậu sắp hàng trước mặt ga, tôi nghĩ nếu mọi người không dùng xe kéo thì chắc không đi đâu được – ý nghĩ này thực ra cũng không phải là quá đáng. Có lẽ có khỏang 15 đến 20 chiếc đang gác càng xe trên mặt đất, còn các phu xe thì ngồi chò hỏ bên cạnh xe họ, người hút thuốc, kẻ ăn cơm; hai phu xe nằm cuộn người ngủ ngay trên mặt đất dơ dáy.

Ông Bekku lại nắm hai cùi tay chị em tôi dẫn đi như thể chúng tôi là hai xô nước ông ta mang từ giếng vào. Có lẽ ông ta sợ nếu thả chúng tôi ra là chúng tôi chạy trốn mất. nhưng làm sao chúng tôi chạy được. Bất cứ ông ta dẫn chúng tôi đi đâu, chúng tôi cũng phải lẽo đẽo đi theo, vì đường xá và nhà cửa ở đây mênh mông bát ngát, quá xa lạ với chúng tôi.

Chúng tôi leo lên một chiếc xe kéo, ông Bekku ngồi chễm chệ ở giữa, hai chúng tôi ở hai bên. Tôi thấy ông ta ốm nhom trong chiếc kimono. Khi người phu xe nâng hai càng xe lên, chúng tôi ngã ngửa ra phía sau và ông Bekku nói:

- Chạy đến Tominago-cho, ở khu Gion.

Nghười kéo xe không nói gì hết, chỉ việc ra sức kéo mạnh chiếc xe rồi bắt đầu chạy đi. Sau khi đi được một hai khu phố, tôi thu hết can đảm hỏi ông Bekku:

- Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết chúng tôi đi đâu được không?

Có vẻ như ông ta không muốn trả lời, nhưng một lát sau ông ta đáp:

- Đi đến nhà mới của tụi bây.

Nghe thế, mắt tôi đẫm lệ. Tôi nghe chị Satsu ngồi bên kia bật khóc, và tôi cũng sắp sửa khóc thì bỗng ông Bekku đánh chị, chị thở hồng hộc. Tôi liền cắn môi để cho khỏi khóc thêm, tôi cắn môi mạnh đến độ tôi nghĩ nước mắt chảy ra chắc sẽ dừng lại ở hai má
Chẳng bao lâu sau, chúng tôi rẽ vào một đại lộ có vẻ rộng như cả làng tôi ở Yoroido. Tôi không thấy được phía bên kia đường, vi đường phố ta6’p nập, nào người, nào xe đạp, xe hơi và xe tải. Chưa bao giờ tôi thấy xe hơi. Có thấy chăng là thấy trên ảnh, nhưng tôi nhớ khi ấy tôi hết sức kinh ngạc… là vì cái cách mọi người nhìn chúng tôi làm cho tôi quá đỗi lo sợ, vì họ có vẻ “độc ác”, như thể họ sinh ra là để hành hạ người khác hơn là để giúp đỡ. Tôi cảm thấy đau đớn tận tâm can. Xe tải chạy rầm rầm qua gần sát bên chúng tôi, tôi ngửi được cả mùi cao su của vỏ xe tóat ra. Tôi nghe tiếng kin kít đinh tai nhức óc, tôi quay qua nhìn, hóa ra đấy là chiếc tàu điện chạy trên đường ray ngay giữa đại lộ.

Khi màn đêm buông xuống quanh tôi, tôi mới thấy khiếp sợ, nhưng chưa bao giờ trong đời tôi cảm thấy kinh ngạc như bấy giờ, khi tôi nhìn thấy đèn sáng khắp đường phố. Chưa bao giờ tôi thấy đèn điện ngọai trừ lần ăn cơm ở nhà ông Tanaka. Ở đây, đèn sáng khắp nơii, các cửa sổ trên lầu cũng như phía dưới các tòa cao ốc sáng choang, người đi trên các vỉa hè cũng có đèn chiếu sáng. Tôi có thể thấy rõ mọi vật từ xa trên đại lộ. Chúng tôi rẽ vào con đường khác, và lân đầu tiên tôi thấy Nhà hát Minamiza nằm phía bên kia một chiếc cầu ở trước mặt chúng tôi. Mái nhà nằm nghiêng đồ sộ, tôi thấy như một tòa lâu đài.

Cuối cùng chiếc xe kéo rẽ vào một con đường nhỏ hai bên tòan nhà gỗ. Nhà cửa ở đây nằm san sát vào nhau trông như thể chúng có cùng một mặt tiền – điều này một lần nữa làm cho tôi có cảm giác đã bị lạc đường. Tôi thấy những phụ nữ mặt kimono hấp tấp đi trên con đường nhỏ. Tôi thấy họ rất lịch sự, nhưng về sau này tôi biết họ hầu hết đều là tôi tớ trong nhà.

Khi xe chúng tôi dừng lại trước một ngôi nhà, ông Bekku ra lệnh cho tôi xuống xe. Ông ta bước xuống sau tôi, và rồi tuồng như cảnh đau đớn trong ngày chưa đủ, sự tệ hại nhất còn xảy ra tiếp cho chúng tôi nữa. Vì khi chị Satsu định xuống xe, thì ông Bekku quay lại, đưa tay đẩy chị lui vào trong xe. Ông ta nói với chị:

- Mày ngồi lại đấy. Mày đi đến chỗ khác.

Tôi nhìn Satsu và Satsu nhìn tôi. Có lẽ đây là lần đầu tiên chúng tôi hiểu tâm trạng của nhau hơn bao giờ hết. Nhưng việc này chỉ diễn ra một lát, vì sau đó mắt tôi nhòa lệ đến nỗi tôi không thấy gì hết. Tôi cảm thấy mình bị ông Bekku lôi đi, tôi nghe giọng nói của đàn bà nói cười với nhau rất huyên náo. Tôi bị ông Bekku kéo manh như muốn té xuống đường thì bỗng tôi thấy chị Satsu há hốc mồm nhìn cảnh tượng hiện ra ở phia sau tôi trên lối vào.

Tôi đang ở trên một lối đi nhỏ hẹp vào nhà, một bên có cái giếng nước trông có vẻ đã lâu đời và bên kia có vài cái cây. Ông Bekku lôi tôi vào nhà, và bây giờ ông ta phải kéo xệch tôi đi. Trên bậc thềm nhà, một phụ nữ rất đẹp đang đứng ở đấy, cô ta vừa xỏ chân vào đôi giày sơn mài, trên người mặc một chiếc áo kimono thật đẹp chưa bao giờ tôi được thấy. Chiếc kimono của nàng geisha có bộ răng hô ở thị trấn Senzuru của ông Tanaka đã làm cho tôi lác mắt rồi, nhưng cái áo này lại còn đẹp hơn rất nhiều. Cái áo này có màu xanh nước biển với những đường màu trắng ngà uốn lượn như dòng nước trong một con suối. Trong dòng nước, có một con cá hồi màu bạc óng ánh, và trên mặt nước, hễ nơi nào có những chiếc lá xanh lục mềm mại từ một thân cây chạm đến, là ở đấy được viền màu vàng. Tôi nghĩ chiếc áo được may bằng lụa rất mịn và chiếc khăn quàng quanh bụng cũng thế, khăn được thêu màu lục nhạt và vàng. Và không phải cái áo là vật duy nhất trên người cô ta đặc biệt đáng chú ý, mà mặt cô ta được trát phấn trắng tóat, như làn mâykhi được ánh mặt trời chiếu vào. Mái tóc được chải thành từng lọn theo kiểu tân thời, đen lấp lánh như những khối sơn mài, và được trang hòang bằng những thứ trang sức chạm trổ từ hổ phách, với một thanh ngang có đính nhiều chuỗi bằng bạc nhỏ li ti, mỗi khi cô ta di chuyển, những chuỗi bạc này đung đưa lấp lánh.

Đây là lần gặp mặt Hatsumono đầu tiên của tôi. Lúc ấy, cô ta là nàng geisha nổi tiếng nhất ở vùng Gion này; nhưng dĩ nhiên khi ấy tôi không biết tí gì về cô ta hết. Cô ta nhỏ nhắn, kiểu tóc cô ta bới cao, nhưng cô ta đứng cũng không quá vai ông Bekku. Tôi quá kinh ngạc khi thấy cô ta, đến nỗi tôi quên hết cả phép lịch sự - mặc dù tôi chưa thấu hiểu thế nào là phép lịch sự - nên tôi cứ nhìn đăm đăm vào mặt cô ta. Cô ta mỉm cười nhìn tôi nhưng thái độ không được thân ái. Rồi bỗng cô ta nói:

- Ông Bekku, ông dẹp đồ rác rưởi đi được không? Tôi muốn đi ra đường đây.

Trên cửa ngõ không có rác rưởi gì hết; cô ta muốn ám chỉ tôi. Ông Bekku trả lời ông ta nghĩ cô Hatsumono có đủ chỗ để đi ra.

- Ông mới quan tâm đến việc đên gần bên nó – Hatsumono nói – Còn tôi, khi tôi thấy đồ rác rưởi bên này đường là tôi đi qua bên kia đường.

Bỗng một bà già hiện ra sau lưng cô ta trên ngưỡng cửa, người bà ta cao và thẳng đuột như cây tre, bà ta nói:

- Này cô Hatsumono, không biết có ai chịu đựng nổi với cô không.

Nhưng nói thì nói, bà ta vẫn ra dấu cho ông Bekku lôi tôi ra lại ngòai đường, và ông ta làm theo lời bà. Sau đó, bà ta bước xuống cửa ngỏ, bước đi rất ngượng ngập – vì một bên mông bà ta nhô ra khiến cho bà đi đưng khó khăn – rồi bà đến cái tủ nhỏ gắn trên vách. Bà ta lấy trong tủ ra vật gì đấy mà tôi nghĩ là một viên đá lửa và một viên đá có hình chữ nhật giống như cục đá mài của ngư dân, rồi bà ta đến sau lưng Hatsumono, đánh viên đá lửa vào cục đá, làm tóe ra một đốm lửa văng vào lưng của cô ta. Khi ấy tôi không hiểu bà ta làm như thế để làm gì, nhưng sau đó tôi mới biết giới geisha còn mê tín dị đoan hơn cả ngư dân nữa. Một nàng geisha mỗi khi đi ra ngòai vào buổi tối, là phải có ai đấy đánh đá lửa vào lưng họ để cầu may.

Sau đó, Hatsumono bước đi, những bước ngắn như thể nàng lướt theo tà áo kimono nhẹ rung. Lúc ấy tôi chưa biết cô ta là geisha, vì trông cô sáng giá hơn cái cô geisha ở Senzuru mà tôi đã thấy trước đây mấy tuần. Tôi cứ nghĩ cô ta là diễn viên sân khấu. Tất cả chúng tôi đều nhìn cô ta lướt đi một lát, rồi ông Bekku giao tôi cho bà già ở nơi cửa ngỏ. Ông ta quay lại chiếc xe kéo với chị tôi, và người phu xe nhấc càng lên. Tôi liền ngồi gục xuống trên nền cửa ngỏ mà khóc nức nở, nên không thấy họ ra đi lúc nào.
Hẳn là bà gìa thương hại tôi, vì tôi ngồi khóc nức nở đau khổ ở đấy một hồi lâu mà không ai đụng đến tôi.

Thậm chí tôi còn nghe bà biểu một chị giúp việc trong nhà im lặng khi chị đến để nói gì đó với bà ta. Cuối cùng bà ta đỡ tôi đứng dậy, lấy khăn trong cánh tay áo kimono màu xám giản dị, lau mặt cho tôi.

- Thôi thôi cháu ơi, đừng lo sợ làm gì, không ai ăn thịt cháu đâu mà sợ.

Bà ta nói với một giọng kỳ lạ giống như giọng của ông Bekku và Hatsumono. Giọng nghe rất khác với giọng tôi nghe người trong làng tôi nói, cho nên tôi phải cố gắnh lắm mới hiểu được. nhưng dù sao lời lẽ của bà nghe cũng thân ái nhất so với những người đã nói với tôi ngày hôm ấy, cho nên tôi nghĩ là phải làm theo lời khuyên của bà ta. Bà biểu tôi gọi bà bằng dì. Rồi bà nhìn vào mặt tôi đăm đăm và nói bằng một giọng khàn khàn:

- Trời đất! Cặp mắt mớii tuyệt làm sao! Cháu có biết cháu đẹp không? Thế nào Mẹ cũng khoái cho mà xem!

Tôi liền nghĩ chắc là mẹ của bà ta, và chắc bà ấy phải già lắm, vì bà Dì tóc đã bạc nhiều, chỉ thưa thớt một ít còn đen, mái tóc buộc cứng ra phía sau gáy.

Bà Dì dẫn tôi vào cửa, tôi thấy trước mắt là một hành lang bằng đất chạy qua giữa hai ngôi nhà rộng rãi nằm gần nhau, hành lang chạy dài cho đến cái sân sau. Một ngôi nhà nhỏ bằng ngôi nhà của tôi ở Yoroido, có hai phòng, nền nhà bằng đất, sau đó tôi mới biết đây là khu gia nhân ở. Ngôi nhà kia nhỏ hơn nhưng đẹp, nền nhà xây trên những tảng đá lớn hở nhau, một con mèo có thể bò qua được. Hành lang đi qua giữa hai ngôi nhà để lộ thiên, có thể nhìn thấy bầu trời đen ở trên đầu, cảnh tượng này khiến cho tôi có cảm giác là người ta đang ở trong một ngôi làng thu nhỏ hơn là trong một ngôi nhà – nhất là khi tôi nhìn thấy có nhiều ngôi nhà nhỏ bằng gỗ khác nữa nằm ở phía cuối sân. Khi ấy tôi không biết, nhưng đấy là kiểu nhà điển hình được người ta xây cất ở Kyoto. Những ngôi nhà ở trong sân, khi mớii nhìn, tôi tưởng đấy là một nhóm nhà nhỏ khác nhau, nhưng đấy chỉ là nhà nhỏ dùng làm phòng vệ sinh và kho hai tầng có thang ở bên ngòai để leo lên tầng trên. Tòan bộ ngôi nhà chiếm một diện tích nhỏ hơn ngôi nhà của ông Tanaka tại vùng quê mà chỉ có tám người ở. Và bấy giờ có tôi nữa là chín người.

Sau khi đã nhìn sơ qua cách bố trí các nơi trong nhà, tôi mớii nhìn đến ngôi nhà chính đẹp đẽ. Ở Yoroido, những ngôi nhà gỗ thường có màu xám chứ không có màu nâu, và bị gió biển làm cho gỗ đảo mục. Nhưng ở đây, nền nhà lát gỗ và các xà gỗ đều sáng bóng dưới ánh đèn điện vàng vọt. Những cánh cửa lùa mở ra tiền sảnh đều có che màn giấy, và một cái thang cũng nằm ở tiền sảnh bắt thẳng lên tầng trên. Một cánh cửa lùa đang mở, nên tôi có thể nhìn thấy trong nhà có một cái tủ gõ với bàn thờ Phật. Những căn phòng đẹp đẽ trong nhà này dành cho những người trong gia đình ở - kể cả Hatsumono, mặc dù cô ta không phải là thành phần trong gia đình, điều này sau đó tôi mới biết. Khi các thành viên trong gia đình muốn đi ra sân sau, họ không đi theo hành lang đất như gia nhân, mà họ có một hành lang nhỏ bằng gỗ đánh bóng chạy dọc theo một bên hông nhà. Nhà lại còn có phòng vệ sinh riêng biệt – phòng ở bên trên dành cho người trong nhà, còn phòng phía dưới dành cho gia nhân.

Tôi nghĩ chắc phải mất một vài ngày mớii biết hết khắp nơii trong nhà được. Trong khi bà Dì đi vào nhà bếp để nói chuyện với ai đấy, tôi đứng trên hành lang nhìn quanh, lòng phân vân không biết nơi này là nơi nào, tôi cảm thấy lo sợ vô cùng. Tiếng bà Dì nói với ai đấy trong bếp nghe ồ ồ. Cuối cùng có người đi ra. Người đi ra là một cô gái cỡ bằng tuổi tôi, trên tay xách một xô gỗ thật nặng đến nỗi nước bắn tung tóe trên nền đất. Thân hình cô ta nhỏ, nhưng khuôn mặt thì mập và tròn vành vạnh, trông như quả dưa hấu cắm trên cái que. Cô ta ráng sức để xách cái xô, lưỡi thè ra ngòai miệng như cọng lá thòi ra trên chóp trái bí ngô. Sau đó tôi nhận ra đấy là thói quen của cô ta. Cô ta thè lưỡi khi trộn cơm hoặc múc canh vào tô, hay thậm chí khi buộc dải áo. Và mặt cô ta mập ú, mêm mại, cái lưỡi thè ra cong lên như cọng bí, cho nên chỉ vài hôm sau tôi đã đặt cho cô ta biệt danh là “Bí Ngô”, và cái tên này liền được mọi người dùng để gọi cô ta – thậm chí nhiều năm về sau, khi cô ta đã trở thành geisha ở Gion, khách của cô cũng gọi thế.

Khi Bí Ngô để cái xô xuống bên cạnh tôi, cô ta thụt lưỡi vào,vừa nhìn tôi vừa đưa tay hất một dúm tóc xòa ra sau tai. Cô ta nhìn lên nhìn xuống người tôi. Tôi tưởng cô ta sắp nói gì, nhưng không, cô ta cứ nhìn như thể cô ta suy nghĩ có nên cắn tôi không. Quả vậy, trông cô ta có vẻ như đang đói. Nhưng cuối cùng cô ta nghiêng người gần bên tôi hỏi nhỏ:

- Bạn từ đâu đến đây?

Tôi nghĩ không nên cho cô ta biết tôi từ Yoroido đến đây, vì giọng cô ta tôi nghe cũng xa lạ như mọi người khác, tôi tin chắc cô ta không biết tên làng tôi được. Cho nên tôi chỉ đáp tôi vừa mớii đến.

- Mình cứ ngỡ không đời nào mình gặp một đứa con gái nào bằng tuổi mình ở đây – cô ta nói – Nhưng có phải cặp mắt bạn đã đưa bạn đến đây không?

Ngay khi ấy bà Dì từ trong bếp bước ra, bà đuổi Bi Ngô đi rồi xách xô nước lên và lấy miếng vả rẻo, bà dẫn tôi đi ra sân sau. Đường đi trên sân có lat đá, đá đóng meo trông rất đẹp. Đường đá chạy dài ra tận phía sau nhà kho và khi đi qua phòng vệ sinh trong căn nhà nhỏ nằm bên cạnh, mùi hôi thốí bốc lên nồng nặc. Bà Dì bảo tôi cởi áo quần ra. Tôi sợ bà ta sẽ làm cái công việc như bà Loay Hoay đã làm với tôi trước đây, nhưng không, bà ta chỉ xối nước lên vai tôi rồi lấy miếng vải rẻo kỳ cọ thân hình tôi. Xong xuôi, bà đưa cho tôi cái áo dài, cái áo may bằng vải thô có hình trang trí sơ sài màu xanh đậm, nhưng tôi thấy đây là cái áo đẹp hơn bất kỳ thứ gì tôi đã mặc trước đây. Một bà già mà sau đó tôi biết là bà đầu bếp ra đứng ở hành lang với nhiều chị ở đã lớn tuổi để nhìn tôi. Bà Dì nói họ sẽ có khối ngày giờ để nhìn tôi, và bảo họ hãy đi làm việc đi.
Khi còn lại một mình tôi với bà Dì, bà ta nói với tôi:

- Này cháu,bây giờ nghe ta cho kỹ. Ta chưa muốn biết tên của cháu đâu. Vừa rồi có đứa con gái đến đây, Mẹ và Bà Ngoại không thích nó, cho nên nó chỉ ở đây một tháng thôi. Ta già quá rồi, không nhớ tên cháu làm gì, cho đến khi họ quyết định giữ cháu ở đây.

- Nếu họ không giữ cháu thì sao? – Tôi hỏi.

- Nếu họ giữ cháu thì tốt cho cháu hơn.

- Nhưng thưa bà, cháu xin hỏi, nơi này là gì?

- Là nhà dạy làm kỹ nữ - Bà ta đáp – Đây là nơii ở của các nàng geisha. Nếu cháu chịu khó tập tành, cháu sẽ thành geisha. Nhưng quyết định nhận cháu hay không chỉ xảy ra trong vòng một tuần thôi, cho nên cháu phải tuyệt đối nghe lời ta, vì lát nữa Mẹ và Bà Ngoại trên lầu sẽ xuống xem cháu. Công việc của cháu là cúi người chào họ thật thấp và đưng nhìn vào mặt họ. Cáii bà già hơn, bà mà chúng ta gọi là Bà Ngoại ấy, chưa bao giờ thích ai cả, cho nên đừng lo sợ những điều bà ta nói. Nếu bà ta hỏi cháu câu gì, đừng trả lời, cứ để ta trả lời cho. Người mà cháu cần phải gây sự chú ý là bà Mẹ, bà ấy không khó đâu, nhưng bà ấy chỉ lưu tâm đến một điều mà thôi.

Tôi chưa kịp hỏi xem điều ấy là điều gì thì có tiếng cót két vang lên trước tiền sảnh, và chỉ một lát sau, hai người phụ nữ xuất hiện ngòai cửa phòng. Tôi không dám nhìn vào mặt họ. Nhưng tôi liếc mắt, thấy hai bó áo quần bằng lụa rất đẹp nối đuôi nhau lướt vào phòng. Họ đi đến trước mặt tôi rồi ngồi xuống và đưa tay vuốt áo kimono trên đầu gối.

- Chị Umeko ơi! – Bà Dì gọi lớn – đấy là tên của bà đầu bếp – mang trà đến cho bà.

- Tao không uống trà – tôi nghe giọng nói giận dữ vang lên.

- Thôi đi Bà Ngoại – một giọng khác thốt lên nghe the thé, tôi nghĩ đấy là giọng của Mẹ - Bà không muốn thì thôi. Dì chỉ muốn biết bà có khỏe không thôi.

- Xương cốt tao già rồi, làm sao khỏe cho được – bà già càu nhàu đáp. Tôi nghe bà vừa thở vừa nói gì nữa đấy nhưng Bà Dì đã cắt ngang lời bà.

- Mẹ à, đây là đứa con gái mới – bà nói và đẩy nhẹ tôi tới, như muốn bảo tôi cúi người chào. Tôi quỳ xuống và cúi người sát rạt xuống, đến nỗi tôi ngửi được mùi ẩm mốc từ nền nhà bốc lên. Rồi tôi nghe tiếng Mẹ cất lên.

- Đứng dậy đến đây. Tao muốn xem mày cho kỹ.

Tôi tưởng bà nói gì thêm nữa sau khi tôi đã đến gần bà, nhưng không, bà moi trong thắt lưng ra cái ống vố có nồii nhồi thuốc lá bằng kim lọai, cái cán là một đốt trúc dài. Bà ta để ống vố xuống bên cạnh rồi lấy trong túi ở cánh tay áo ra một cái túi lụa có giải rút, bà mở dây rút ra lấy một nhúm thuốc lá. Bà đưa ngón tay nhỏ nhắn nhét thuốc vào nồi, ngón tay bị nhựa thuốc vấy bẩn có màu vàng nghệ, rồi bà đưa đầu ống vố vào miệng và lấy diêm trong cái hộp bằng kim lọai nhỏ, bật lửa hút thuốc.

Bấy giờ bà ta mới bắt đầu nhìn kỹ vào tôi, vừa nhìn vừa hút ống vố, còn bà già ngồi bên cạnh thở dài. Tôi không dám nhìn thẳng vào mặt Mẹ, nhưng tôi có cảm giác khói thuốc phì ra trên mặt bà như hơi nước thóat ra từ nắp vung đậy trên cái nồi đất. Tôi hêt sức muốn nhìn bà ta cho biết, đến nỗi tôi đánh liều nhướng mắt lên nhìn. Càng nhìn vào bà ta, tôi càng thấy kích thích, cứ muốn nhìn mãi. Chiếc kimono của bà màu vàng có in hình những cành liễu rũ với những ngọn lá màu cam và màu lục thật đẹp, áo may bằng thứ lụa mịn màng như màng nhện. Khăn quàng lưng cũng làm cho tôi thích thú không kém. Vải may khăn cũng rất đẹp, nhưng trông thô hơn, màu nâu đỏ có dệt xen những sợi chỉ màu vàng. Càng nhìn vào áo của bà ta bao nhiêu, tôi càng ít nghĩ đến cảnh tôi đứng trên hành lang bằng đất, hay là bớt phân vân tự hỏi không biết chị tôi ra sao, và bố mẹ tôi ra sao, và thân phận tôi sẽ ra sao. Cái gì trên áo kimono của bà ta cũng làm cho tôi quên mình. Rồi khi tôi nhìn lên khuôn mặt của bà ta tôi mớii giật mình hỏang hốt: trên cổ áo kimono mỹ miều là một khuôn mặt ma chê quỷ hờn không xứng với chiếc áo chút nào hết, khiến cho tôi nảy ra ý nghĩ là tôi đang vuốt ve một con mèo thì bỗng nhiên tôi nhận ra đấy là đầu con chó bun. Bà ta xấu xí kinh khủng, mặc dù trẻ hơn bà Dì nhiều , xấu đến độ tôi không ngờ tới. Hóa ra bà “Mẹ” là em của bà “Dì” – nhưng họ gọi nhau là Mẹ và Dì, như mọi người khác trong nhà dạy kỹ nữ thường gọii. Thực ra thì họ không phải là chị em như kiểu chị Satsu và tôi. Họ không phải cùng cha cùng mẹ sinh ra, nhưng Bà Ngọai nhận nuôi cả hai người.

Tôi đứng dậy, lòng hoang mang lo sợ, tâm trí nghĩ ngợi lung tung đến nỗi cuô’i cùng tôi quên lời dặn của bà Dì là tôi đã làm cái điều bà bảo không được làm. Tôi nhìn thẳng vào mắt Mẹ. Khi tôi làm thế, bà ta lấy cái ống vố ra khỏi miệng khiến cho hàm xai của bà chành bành xuống như cánh cửa sập. Và mặc dù tôi nghĩ tôi phải nên nhìn xuống lại thì hơn, nhưng cặp mắt kỳ cục của bà ta quá sức xấu xí làm cho tôi quá ngạc nhiên đến nỗi tôi cứ đứng yên nhìn vào mắt bà. Thay vì tròng trắng mắt trong, thì tròng mắt bà ta có màu vàng trông rất quái đản, cái màu mắt khiến cho tôi nghĩ đến nước tiểu người ta vừa tiểu tiện trong bồn vệ sinh. Mí mắt thì bầm tím, mọng nước lên, và quanh cặp mắt, da nhăn nheo thụng xuống.

Tôi đưa mắt nhìn cái miệng của bà ta, miệng bà ta đang hả ra. Trên mặt của bà ta có đủ thứ màu: mí mắt thì màu đỏ bầmnhư màu thịt sống, lợi răng và lưỡi có màu xám. Và vật trông khủng khiếp nhất là hàm răng dưới, mỗi cái dưới như được cắm vào trong một vũng máu nhỏ nơi lợi. Sau này tôi mới biết rằng sở dĩ bà ta bị như thế là vì mấy năm qua, thực đơn của Mẹ không đủ chất dinh dưỡng, nhưng càng nhìn vào bà, tôi không thể nào không có ý nghĩ rằng bà ta như một cái cây bắt đầu rụng lá. Nhìn mặt bà ta xong, tôi quá kinh ngạc đến nỗi tôi nghĩ chắc tôi phải bước lui một bước, nếu không tôi sẽ há hốc mồm ra mà thở dốc, nếu không tôi sẽ có thái độ gì đấy khiến cho bà ta đóan được ý nghĩ của tôi, vì bỗng thình linh bà lên tiếng nói với tôi bằng giọng the thé như hồi nãy:

- Mày nhìn cái gì thế?

- Thưa bà, cháu xin lỗi. Cháu nhìn áo kimono của bà – Tôi đáp – Cháu chưa bao giờ thấy cái áo nào đẹp như thế.

Hẳn đây là câu trả lời rất thích hợp. Vì bà ta buông ra một tiếng như tiếng cười , mặc dù có vẻ như tiếng ho.

- Thì ra mày thích cái áo này hả? – Bà ta hỏi rồi ho tiếp – hay cười – tôi không thể quả quyết là tiếng gì – Mày có biết giá tiền chiếc áo này là bao nhiêu không?

- Dạ không, thưa bà.

- Còn đắt hơn cả mày nữa đấy.

Đến đây chị giúp việc mang trà vào. Trong khi chị ta rót trà, tôi thừa cơ hội ấy liếc mắt nhìn Bà Ngoại. Trong khi Mẹ khá mập mạp, ngón tay múp míp và cái cổ đầy đặn thì Bà Ngọai già nua cằn cỗi. Ít ra bà ta cũng già như bố tôi thôi, nhưng trông bà ta có vẻ yếu đuối như thế này có lẽ vì bà ta sống qúa dè sẻn keo kiệt. Mái tóc bạc trông như một đám chỉ trắng lưa thưa, nhìn vào tôi thấy được cái sọ ở dưới tóc. Và ngay cả cái sọ trông có vẻ teo nhỏ lại với từng mảng da đầu có màu đỏ và màu nâu vì tuổi già. Trán không nhăn mấy, nhưng miệng thì xệ xuống.

- Tao đã nói tao không uống trà mà, không nghe sao? – Nói xong bà thở dài và lắc đầu, rồi nói với tôi – mày mấy tuổi?

- Nó tuổi Thân, tuổi con khỉ - Dì trả lời thay cho tôi.

- Con mụ đầu bếp điên khùng kia cũng tuổi khỉ đấy – Bà Ngọai nói.

- Chín tuổi – Mẹ nói – này Dì, Dì nghĩ sao về nó?

Bà Dì bước ra trước mặt tôi, đỡ đầu tôi lên và nhìn vào mặt tôi:

- Nó có nhiều nước, mạng thủy.

- Cặp mắt đẹp đấy – Mẹ nói – Bà thấy không, Bà Ngoại?

- Nó trông như một con điên – Bà đáp – Chúng ta không cần thêm một con khỉ nữa.

- Ồ, tôi thấy bà nói đúng – Dì nói – Có lẽ nó giống như bà nói. Nhưng trống nó có vẻ thông minh và dễ thích nghi. Nhìn vào vành tai nó bà sẽ thấy.

- Có nhiều nước trong người – Mẹ nói – có lẽ nó có thể đánh bớt được lửa trước khi lửa bùng cháy. Không hay sao, thưa bà? Bà khỏi lo nhà kho chứa áo kimono của cả nhà bị chaý.

Về sau tôi hiểu ra Bà rất sợ hỏa họan.

- Ngòai ra trông nó đẹp đấy chứ, phải không? Mẹ nói thêm.

- Có rất nhiều gái đẹp ở Gion rồi – bà đáp – Chúng ta cần gái thông minh chứ không cần gái đẹp. Con Hatsumono cũng đẹp, mà trông nó như con điên.

Nói xong, bà đứng dậy, đi ra cửa, với sự giúp đỡ của Dì. Nhưng nhìn dáng đi vụng về của Dì – vì một bên mông, xương nhô ra nhiều hơn mông kia – tôi nghĩ chưa chắc người nào đã đi vững vàng hơn người nào. Một lát sau, tôi nghe tiếng cửa trước tiền sảnh kéo ra rồi đóng lại, và bà Dì quay trở vào phòng.

- Mày có rận không, con kia? Mẹ hỏi.

- Không – tôi đáp.

- Mày phải học cách nói năng cho lễ phép mới được. Dì này, dì làm ơn cắt xén tóc tai cho nó, để coi cho được mắt một chút.

Bà Dì gọi gia nhân bảo đem kéo đến.

- Này bé, - Mẹ nói với tôi – bây giờ thế là mày ở tại Kyoto rồi. Mày phải học cách cư xử cho tốt, nếu không sẽ bị ăn đòn. Và chính Bà Ngọai sẽ đánh đòn, cho nên mày phải lo liệu lấy. Tao khuyên mày như thế này: hãy cố gắng làm việc cho giỏi, nếu không có phép thì không được ra khỏi nhà này. Hãy làm theo lệnh của người trong nhà, đừng làm lộn xộn, và sau hai hay ba tháng mày sẽ được học các môn nghệ thuật mà một geisha cần biết.

Mẹ bập bập hít ống vố, mắt vẫn nhìn tôi đăm đăm. Tôi không dám nhúc nhích cho đến khi bà bảo tôi đi. Tôi phân vân không biết phải chăng chị tôi cũng đang đứng trước một mụ đàn bà độc ác khác tại một nhà khác ở đâu đó trong cái thành phố khủng khiếp này. Và bỗng tôi mường tượng ra trong óc cảnh mẹ tôi, bệnh họan khốn khổ, đang chống một khuỷu tay lên nệm ngủ, nhổm người nhìn quanh xem chúng tôi ở đâu. Tôi không muốn bà Mẹ nhìn thấy tôi khóc, nhưng nước mắt cư chực tràn ra khỏi mắt khiến tôi không biết làm sao ngăn chúng lại. Mắt tôi nhòa lệ, màu vàng trên áo kimono của Mẹ trở thành nhạt dần cho đến khi nó biến thành màu trắng lấp lánh. Rồi bà ta phì ra một hơi khói, màu áo của bà ta hoàn toàn biến mất.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden   Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Hồi ức của một Geisha - Arthur Golden

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Geisha-những điều còn chưa biết
» SNSD - Girls' Generation - Thiếu nữ thời đại
» Sir Arthur Conan Doyle - Cha đẻ của vị thám tử tài hoa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CFC :: Giải Trí :: Thư viện :: Các tác phẩm văn học khác-