CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 22985209-p0
CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 22985209-p0


Conan Fan Club
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty27/12/2010, 21:23

First topic message reminder :

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Nhungtamlongcaoca
Edmondo De Amicis (1846 – 1908) là một nhà văn, nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng của nước Ý.

Với hơn 40 năm cầm bút, Edmondo để lại khá nhiều tác phẩm. Những tấm lòng cao cả (Cuore) ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19 đã làm cho tên tuổi nhà văn trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Cho đến nay tác phẩm bất hủ này vẫn vang vọng và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc đặc biệt là các em thiếu nhi ở các thời đại khác nhau.

Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý.
Một cậu bé ngưòi Ý, Enricô Bôttini, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký. Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi.

Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người mỗi vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của Enricô. Tính cách các nhân vật đã được cách điệu hoá để tiêu biểu cho một nết tốt hay một tính xấy, hay chỉ là một thói quen, vì đấy không phải là một tác phẩm phản ánh nền giáo dục ở nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trình bày những điều suy nghĩ về đức dục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và trong lòng như một hoài bão.

Và hơn cả, đọc Những tấm lòng cao cả, mỗi bậc phụ huynh sẽ hiểu thêm về tâm sức của "những người chở đò", hiểu thêm sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục con em mình trở thành một công dân tốt.
Giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, mà nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt. Và, sự thành công của E.D.Amicis là ở đó...

Chương 1: Ngày khai trường

Tại thành Torino (1), thứ hai, ngày 17


Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Baretti để ghi tên lên lớp ba. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, cảnh binh và người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.
Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy giáo lớp hai tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi :
_ Enricô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?
Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh lòng. Mẹ tôi và tôi phải chen chúc mãi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt phòng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.
Hôm nay, lại được trông thấy 7 phòng học ở từng dưới là nơi ròng rã ba năm trường, ngày nào tôi cũng lui tới, lòng tôi sung sướng vô cùng!
Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp một đứng ở cửa lớp, thầy tôi liền bảo :
_ Enricô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nhìn em qua lại !
Mẹ tôi đỡ lời:
_ Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.
Chúng tôi chào cô rồi đi.
Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám các bà, một số người thất vọng vì không còn chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người coi lớn vọt lên. Ở từng dưới, việc chia lớp đã xong. Mấy trò em mới đến trường là lần thứ nhất, không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham ; người ta phải dùng sức lôi vào. Có em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ thì tru lên khóc.
Em trai tôi vào lớp cô Đencatri, còn tôi thì học thầy Perbôni ở trên gác.
Đúng 10 giờ thì học trò lớp tôi đều vào cả ; 54 người trong bọn, tôi nhận mãi mới thấy 15 hay 16 bạn lớp cũ. Trông thấy tôi, anh Đêrôtxi, người học trò bao giờ cũng chiếm phần thưởng thứ nhất, liền ra hiệu mừng rỡ.
So với rừng rậm và non xanh là những nơi tôi đã qua chơi mấy tuần lễ trước thì trường học coi bé nhỏ và buồn tênh !
Hết nhớ cảnh lại nhớ người. Tôi nhớ thầy cũ tôi ở lớp hai, một ông thầy khoan từ và vui vẻ, bao giờ trông thấy tôi cũng mỉm cười. Tôi rất tiếc không được thấy thầy ở đây với bộ tóc hoe đỏ rối bù.
Thầy giáo chúng tôi bây giờ, người to lớn, không có râu, tiếng nói sang sảng. Đứng trên bục cao, thầy nhìn xuống chòng chọc hết người này đến người khác hình như muốn coi thấu tâm tình chúng tôi. Thầy nghiêm quá, ít khi thấy nở một nụ cười.
Tôi nghĩ bụng : "Hôm nay mới là ngày đầu, còn mười tháng nữa mới đến nghỉ hè. Trong mười tháng ấy sẽ có biết bao nhiêu là việc làm, bao nhiêu là bài làm và bao nhiêu là sự khó nhọc đang chờ ta !" , nên lúc ra về tôi có vẻ chán nản. Mẹ tôi khuyên rằng :
_ Enricô ơi ! Hãy can đảm lên, con ạ !
Mẹ sẽ cùng học bài với con ...
Tôi yên tâm theo mẹ tôi về nhà, nhưng lòng vẫn nhớ tiếc một ông thầy vui tính và hiền từ, vẫn thấy trường học kém vui, không bằng năm ngoái.
--------------------------------------
(1) Tôrinô : một thành phố ở khu tây bắc nước Italia, trên sông Pô
Nguồn
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/

Tác giảThông điệp
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:15

Chương 26: Phranti bị đuổi

Thứ bảy, ngày 21

Trong bọn học trò lớp tôi, có anh Phranti là khó chịu hơn cả. Tôi ghét anh quá vì anh là một đứa trẻ quái ác. Hễ thấy cha mẹ bạn nào đến mách con cùng thầy là anh thích chí. Hễ thấy ai khóc thì anh cười. Anh sợ anh Grarônê một vành nhưng lại bắt nạt "chú phó nề" hết cách vì chú không chống cự được. Anh trêu chọc anh Crotxi, một người học trò bị liệt tay, anh chế giễu anh Prêcotxi là người ai cũng quí, anh chọc ghẹo cả đến anh Robetti học trò lớp hai, phải chống nạng vì cứu một đứa trẻ con. Anh hay sinh sự với những bạn yếu nhất, lúc đánh nhau thì anh hung tợn như con thú dữ và nhè đánh những miếng đòn rất nguy hiểm.
Người ta bảo : mẹ anh buồn vì anh mà thành bệnh và ba lần cha anh đã đuổi anh ra khỏi nhà. Thỉnh thoảng mẹ anh lại ra trường hỏi về hạnh kiểm của anh, nhưng lần nào mẹ anh cũng phải rơi lệ trở về. Phranti ghét thầy, ghét bạn, ghét cả nhà trường. Thầy giáo thường làm ngơ không thèm để tai những lời thô tục của anh, tưởng hay, anh lại nói già. Thoạt tiên thầy còn dùng lời ngọt để cảm hoá anh, song lời khuyên đối với anh như nước đổ đầu vịt, thầy phải đe doạ, anh lấy tay che mặt, ai cũng tưởng anh khóc, trái lại, anh cười. Cuối cùng thầy phải tạm đuổi anh trong ba hôm. Lúc đi học anh lại "mất dạy" hơn trước.
Sáng nay, lúc thầy đưa bản thảo câu chuyện hàng tháng , nhan đề là "chú lính đánh trống , người đảo Xarđenha" cho anh Garônê chép, bỗng có một tiếng nổ như tiếng súng làm chuyển cả trường, ai nấy đều giật nẩy mình, thì ra Phranti đã châm pháo ném vào góc lớp .
Thầy quát :
_ Phranti ! Ra cửa ngay !
Phranti vừa cười vừa cãi :
_ Không phải con.
Thầy lại nói :
_ Ra ngay !
_ Con không đi đâu cả !
Nghe câu trả lời hỗn xược ấy, thầy mất cả bình tĩnh, nhảy vào cầm tay Phranti lôi ra. Thằng vô lại nó vùng vằng , giẫy giụa và nghiến răng kêu. Thầy phải dùng sức mới lôi nổi nó lên bàn giấy ông hiệu trưởng. Một lát sau ông Perbôni về lớp, ngồi vào bàn giấy, vẻ mệt nhọc, buồn rầu buông một tiếng thở dài :
_ Ta đi dạy học đã 30 năm, chưa từng có chuyện lạ như hôm nay bao giờ !
Học trò ngồi im không nhúc nhích. Tay thầy giáo còn run, vết nhăn trên trán thầy lũng xuống như một vết thương . Trông thấy, ai nấy đều mủi lòng.
Bỗng anh Đôrôxi đứng dậy nói :
_ Thưa thầy, xin thầy đừng buồn. Tất cả chúng con ngồi đây đều kính mến thầy.
Thầy khẽ gật đầu và bảo :
_ Chép bài đi ! Các con.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:15

27.- Chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha

(Truyện đọc hàng tháng)

Ngày mở đầu trận Cuxtôtza tức là hôm 21 tháng bảy năm 1848, sáu mươi người lính thuộc liên đội bộ binh kia được lệnh lên núi chiếm đóng một căn nhà bỏ không thì thình lình bị hai đội quân Áo đến đánh. Quân địch bắn súng liên thanh túi bụi đến nỗi toán bộ binh phải vất vả mới trốn được vào nhà và phải bỏ tại trận mấy người chết và mấy người bị thương.
Thế rồi quân Italia cứ trong cửa sổ bắn ra, bên ngoài quân Áo tiến theo hình vòng cung và bắn trả rất dữ.
Cầm đầu đội quân Italia, có hai hạ sĩ quan và một viên đại uý là một vị đã có tuổi, người cao lớn khô khao, râu tóc bạc phơ. Trong đội có một chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha là một đứa trẻ, da vàng tóc đen, trạc 14 tuổi, nhưng người bé nhỏ chỉ bằng đứa 12. Đại uý đứng chỉ huy việc phòng ngự một căn buồng trên gác, hạ lệnh như tiếng sét. Chú lính đánh trống, mặt hơi xám nhưng chân vẫn vững trên bàn, nhìn qua cửa sổ thấy khói mù và một dải trăng trắng đang tiến dần vào trong bãi.
Quân địch bắn vào như mưa : tường thủng, ngói tan, đồ đạc, trần, cửa đổ vỡ, mảnh gỗ, mảnh bát, mảnh kính bắn tung toé.
Chốc chốc lại có người lính đứng bắn ở cửa sổ gục xuống ván, người ta phải lôi vào buồng. Mấy người lính nữa, tay bóp vết thương, chân bước lảo đảo ở phòng nọ sang phòng kia. Trong bếp, có một người chết, vỡ óc, coi rất thê thảm.
Vòng cung bao vây của quân địch càng thắt chặt thêm.
Đại uý trong buồng chạy ra nói chuyện với viên đội. Ba phút sau, viên đội chạy tìm chú lính đánh trống. Khi chú lên thấy đại uý đang tì giấy vào cửa kính viết bằng bút chì. Dưới chân đại uý có một cuộn dây thừng xách nước.
Đại uý gấp giấy, nhìn thẳng cậu bé bằng đôi mắt lạnh lùng, đôi mắt mà xưa nay quân lính vẫn từng sợ hãi, đại uý gọi :
_ Thằng đánh trống !
Chú lính con liền giơ tay lên rìa mũ.
_ Mày có can đảm không ?
Hai mắt nổi một luồng chớp sáng, cậu đáp :
_ Bẩm, có .
Đại uý đẩy cậu lại cạnh cửa sổ trên mái, trỏ ra và nói :
_ Mày trông đằng xa kia, trong cánh đồng gần toà biệt thự Phrunca, chỗ lưỡi lê lấp lánh kia là quân của ta. Mày cầm giấy này, lấy dây leo xuống rồi theo sườn núi lẩn qua cánh đồng, chạy về liên đội ta và giao thư cho sĩ quan nào mày gặp trước nhất. Giờ mày hãy vứt dây lưng và túi đạn đi.
Viên đội liền giữ một đầu dây, còn đại uý đỡ cậu bé trèo qua cửa sổ và dặn thêm :
_ Mày phải thận trọng. Sự thoát nguy của chi đội ta đều trông cậy vào tấm lòng can đảm và đôi chân mạnh mẽ của mày.
Cậu bé vừa bám dây vừa đáp :
_ Bẩm đại uý, xin ngài hãy tin vào con.
Một lát sau, chú lính nhỏ đã tới mặt đất. Viên đội kéo dây lên. Đại uý nhìn thấy cậu bé xuống núi và chạy.
Đại uý đang mong sao cho cậu bé đi thoát, bỗng có năm, sáu đám bụi mù nổi lên trước mặt và sau lưng chú, ông biết rằng địch quân đã nhìn rõ. Họ bắn từ trên đồi xuống. Cậu bé đang thoăn thoắt chạy như con thỏ, bỗng ngã rạp xuống đất. Đại uý đã thất vọng, nhưng rồi lại thấy cậu trở dậy chạy, chân hơi khập khiễng. Cậu chạy mỗi lúc một khó nhọc thêm. Thỉnh thoảng lại lảo đảo hoặc đứng hẳn lại.
_ Có lẽ hắn bị đạn.
Đại uý đoán thế, nhưng lại thấy cậu bé chạy tiếp.
Một viên sĩ quan lo sợ, vào trình đại uý rằng quân địch bắn luôn tay lại dựng "cờ trắng" truyền lệnh cho ta hàng.
Đại uý vừa nhìn theo cậu bé vừa đáp :
_ Không ai được trả lời chúng.
Lúc ấy, người ta trông thấy đầu cậu bé nhấp nhô trong ruộng lúa rồi lại chẳng thấy nữa, có lẽ cậu ngã, sau lại thấy đầu cậu hiện ra ; cuối cùng cậu biến trong hàng giậu, đại uý không trông thấy nữa.
Quân Áo đã ập đến. Ngừơi ta thấy tiếng hò reo và tiếng súng bắn ầm ầm. Ngoài có tiếng hô :
_ Hàng đi ! Hàng đi !
Đại uý thét lớn :
_ Không đời nào !
Lửa cháy đùng đùng tứ phía. Nhiều quân ngã lăn. Mấy cửa sổ đã bỏ không, không người chiến đấu. Cái phút nguy cấp dã bày ra trước mắt. Đại uý nghẹn ngào kêu :
_ Quân ta không đến rồi ! Thôi quân ta không đến rồi !
Đại uý nói xong, chạy đi chạy lại, điên khùng rút kiếm toan tự vẫn, bỗng một viên đội ở trên mái trèo xuống reo ầm :
_ Quân ta đã đến !
_ Quân ta đã đến !
Đại uý nhắc lại câu ấy bằng giọng vui mừng.
Thế rồi, quan quân, kẻ bị thương, kẻ còn mạnh, thẩy đều ra cửa sổ chiến đấu kịch liệt.
Một lát sau, người ta thấy có sự hỗn loạn trong hàng quân địch.
Viện binh đến kịp thời, phá tan quân địch và giải vây cho đội bộ binh.
Hôm sau, đại uý vào nhà thương thăm một viên trung uý bị gẫy tay. Đại uý đang ngơ ngác tìm giường, bỗng nghe có tiếng gọi se sẻ :
_ Đại uý !
Đại uý quay lại thì ra chú lính chạy giấy hôm trước, đại uý hỏi :
_ Con ở đây à ? Giỏi lắm ! Con đã làm tròn nghĩa vụ của con. Con có bị thương không ?
Cậu bé đáp :
_ Tránh sao được ! Quân Áo nhìn thấy con chạy liền bắn theo. Nếu con không bị thương thì đã đến sớm hơn được 20 phút nữa. May con gặp ngay được viên sĩ quan ở bộ tham mưu và trao giấy.
Đại uý nhìn kỹ cậu bé và hỏi :
_ Trông con xanh quá ! Chắc con mất nhiều máu lắm ?
Cậu bé mỉm cười đáp :
_ Vâng nhiều máu, nhưng còn có điều hơn máu nữa. Ngài thử nhìn xem.
Nói xong cậu mở chăn ra.
Đại uý kinh ngạc, lùi lại một bước. Chú lính đánh trống chỉ còn một chân. Chân trái đã bị cưa ở trên đầu gối.
Lúc ấy, quan thầy thuốc nhà binh đi qua, trỏ cậu bé và nói vội vàng :
_ Thực là một trường hợp đáng tiếc. Chân nó bị thường xoàng thôi, nhưng vì gượng đi một cách quá đáng nên vết thương sưng lên đến nỗi phải cưa. Nhưng nó là một đứa trẻ can đảm, đáng khen ! Nó không hề khóc và cũng không hề kêu đau. Khi tôi chữa cho nó, tôi rất tự hào rằng nó là một đứa con nước Italia !
Nói xong quan thầy thuốc lại chạy đi chỗ khác.
Đại uý cau mày, nhìn kỹ cậu bé rồi kéo chăn lại. Xong lẳng lặng trông vào cậu bé, đại uý đứng thẳng người, tay giơ lên mũ.
Cậu bé ngạc nhiên hỏi :
_ Bẩm đại uý ! Ngài làm gì thế ? Cái chào ấy để cho con sao?
Vị quân nhân đầu bạc kia, không quen nói ngọt với kẻ dưới bao giờ liền đáp bằng một giọng rất thân thuộc và nhẹ nhàng :
_ Phải. Ta chỉ là một viên đại uý. Chứ con, con mới là một vị anh hùng !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:15

28.- Lòng ái quốc

Thứ tư, ngày 25

Đầu bài thi của con sáng nay là : "Tại sao anh yêu xứ sở của anh?" Con đã cảm động về chuyện "Chú lính đánh trống" hôm trước, tất con đã làm bài một cách dễ dàng.
Tại sao anh yêu xứ sở của anh? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy ; vì nguồn máu trong mạch của tôi đều là của người ; vì trong khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng ; vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hoá bao bọc chung quanh tôi, tóm lại tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tất cả những cái gì mà tôi quí, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Bây giờ tôi còn bé, con chưa thể hiểu thấu được thế nào là lòng yêu nước. Rồi ra con sẽ biết. Khi con du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng dựa bao lơn tàu con thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ con hiện ra, bấy giờ con sẽ thấy trào lệ cảm ở lòng con dâng lên và miệng con vuột ra những tiếng kêu mừng rỡ.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con ở nước ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xui giục tự nhiên con đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ và tôn đại hơn nữa, nếu một ngày kia, nước địch vô cớ giày xéo vào đất ta ; lúc ấy con sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu "dũng cảm" , nào mẹ tiễn con hẹn lúc "khải hoàn".
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy những đội quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng.
Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con trông thấy lá cờ ba sắc bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều phô cao trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô những lời chúc tùng.
Enricô ơi ! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Vì một ngày kia, ta trông thấy con về trận được an toàn, nhưng được tin con lẩn lút để tránh cái chết, thì cha đây thay vì đón con lúc đi học về bằng những tiếng cười vui vẻ, bấy giờ cha sẽ đón con bằng những tiếng khóc xót xa. Cha sẽ không thể thương con được nữa và sẽ đâm tím mà thác cho rồi !
Cha con.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:54

29. - Bà mẹ anh Phơranti

Thứ bảy , ngày 23

Sáng nay, mẹ anh Phơranti thốt nhiên vào lớp, đầu tóc rối bù, tuyết rơi ướt cả . Bà kéo anh Phơranti vào , anh vắng mặt đã tám hôm nay .
Chúng tôi được xem một tấn bi kịch đã diễn ra. Người mẹ khốn khổ kia khúm núm đứng bên ông hiệu trưởng , chắp hai tay kêu xin :
_ Thưa ngài, ngài hãy gia ơn cho con tôi vào học như cũ. Đã ba hôm nay, tôi phải giấu nó trong buồng vì cha nó biết chuyện sẽ giết chết nó . Xin ngài rủ lòng thương tôi, tôi không biết làm thế nào , tôi van ngài.
Ông hiệu trưởng tìm cách bảo bà ta ra, nhưng bà ta cứ vật nài, vừa khóc vừa xin :
Nếu ngài hiểu thấu những nổi ưu phiền mà con tôi đã gieo cho tôi thì ngài không nỡ chối từ ... Xin ngài làm phúc cho ! Tôi mong sau này cháu sẽ đổi tâm tính. Thưa ngài, tôi cũng không còn sống được mấy hồi nữa, lòng tôi đã khô héo rồi ! Tôi muốn được trông thấy con tôi sửa đổi tính nết trước khi tôi nhắm mắt , vì - nói đến đây bà nức nở khóc - tôi thương con tôi lắm . Thưa ngài, xin ngài rộng thường cho cháu vào học, để tránh một mối khổ tâm cho người mẹ đau khổ lắm rồi !
Nói xong, bà bưng mặt sụt sùi khóc . Phơranti cúi đầu, nét mặt thản nhiên .
Ông hiệu trưởng nhìn anh, ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo :
_ Phơranti, cho về chỗ ngồi !
Bà liền lau nước mắt, chạy lại cảm ơn ông hiệu trưởng và nói :
_ Thưa ngài, ngài đã làm một việc nhân đức...Tôi không bao giờ dám quên ơn .
Bà quay lại bảo con :
_ Con ơi, từ nay con phải ăn ở cho ngoan ngoãn để khỏi phiền lòng thầy và phụ lòng mẹ .
Rồi nói với học trò cùng ông hiệu trưởng :
_ Tôi đã làm mất thì giờ, xin các cậu bằng lòng vậy . Chào các cậu ! ...Và một lần nữa xin ngài tha lỗi cho một người mẹ khốn khổ !
Nói xong, bà đi ra, người rớt xuống , sắc nhợt nhạt. Khi bà xuống thềm chúng tôi còn nghe thấy tiếng bà ho rũ .
Cả lớp im lặng. Ông hiệu trưởng trông thẳng mặt Phơranti và bảo một câu chúng tôi nghe rất xúc động :
_ Phơranti ! Mày giết mẹ mày đấy !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:54

30.- Chiếc xe hoả máy

Thứ hai, ngày mồng 6

Hôm qua anh Prêcôtxi và anh Garônê lại nhà tôi chơi. Các anh đã được tiếp đãi rất ân cần. Anh Garônê đến nhà tôi là lần thứ nhất vì anh hơi gàn, không muốn để cho ai biết rằng mình đã lớn mà còn học lớp ba. Nghe chuông báo, chúng tôi chạy ngay ra cổng đón các anh. Mẹ tôi xoa đầu anh Prêcôtxi ; cha tôi giới thiệu anh Garônê với mẹ tôi rằng :
_ Em này học khá, tâm địa lại tốt lắm. Anh Garônê cúi cái đầu to húi trọc và mỉm cười với tôi.
Prêcôtxi mới được thưởng bội tinh . Anh sung sướng quá chừng .Cha anh đã đi làm và dăm hôm nay không thấy say rượu nữa. Ông đổi hẳn tính nết và lúc nào cũng muốn con ở trong xưởng với mình.
Chúng tôi bắt đầu chơi. Khi tôi giở những đồ chơi của tôi ra, thấy có cái xe hoả con bằng sắt chạy được anh Prêcôtxi thích quá. Có lẽ chưa được trông thấy thứ đồ chơi ấy bao giờ, nên anh ngắm nghía cái đầu máy và các toa sơn đỏ, sơn vàng. Tôi đưa chìa khoá cho anh vặn, anh quỳ xuống thềm chơi và không ngẩng đầu lên nữa. Tôi chưa hề thấy anh được tươi tỉnh như thế bao giờ ! Anh nói luôn miệng :
_ Nhờ anh tí ! Tôi nhờ anh tí !
Và lấy tay gạt chúng tôi ra để lối cho xe chạy. Anh nương nhẹ cái xe như là một vật bằng thuỷ tinh, và không dám thở mạnh sợ làm mờ nước sơn. Rồi anh lau chùi, anh ngắm nghía lòng xe, đáy xe và cười một mình. Trông thân hình anh gầy gò và quần áo anh lượt thượt, tôi động lòng thương anh quá.
_ Ta cho quách anh ấy cái xe.
Tôi nghĩ thế và định xin phép cha tôi. Bỗng tôi thấy một mẫu giấy nhét vào tay tôi. Tôi nhìn thấy chữ cha tôi viết bằng bút chì :
"Xem y Prêcôtxi thích cái xe của con lắm. Nó không có đồ chơi. Vậy lòng con có nghĩ gì không?" Tức thì tôi nắm lấy cái xe hoả , cầm đưa cho Prêcôtxi và nói :
_ Anh cầm lấy. Của anh đấy.
Anh không hiểu, nhìn tôi. Tôi nhắc lại :
_ Của anh đấy. Tôi biếu anh đấy !
Anh sửng sốt nhìn cha mẹ tôi và hỏi tôi :
_ Nhưng , sao anh lại cho ?
Cha tôi đỡ lời :
_ Enricô cho em vì em là bạn thân , vì Enricô yêu em... và để mừng tấm bội tinh của em !
Prêcôtxi hỏi một cách thật thà :
_ Thưa ông, con có thể mang về nhà được ?
_ Được lắm, em ạ !
Anh Garônê liền gói chiếc xe vào mùi soa giúp anh.
Mẹ tôi cho mỗi anh một gói kẹo và gài khuy áo cho anh Garônê một túm hoa nhỏ để đem về tặng mẹ anh.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:55

31.- Một kẻ tù phạm

Thứ hai, ngày 13

Sáng qua, tôi theo cha tôi ra ngoài châu thành, thăm một khu biệt trang cha tôi định thê để nghỉ mát trong vụ hè tới. Người giữ chìa khoá nhà này trước làm giáo dục. Ông đưa chúng tôi đi xem khắp nơi rồi mời chúng tôi vào phòng giải khát.
Trên bàn, gần cốc chúng tôi có một cái lọ mực bằng gỗ hình chóp nón, chạm trổ rất kỳ quái. Thấy cha tôi ngắm mãi lọ mực, ông giáo bảo cha tôi :
_ Đấy là một kỷ niệm rất quí báu của tôi. Nếu ngài biết rõ gốc tích ,ngài cũng phải cho là hiếm có.
Cha tôi bảo :
_ Ông làm ơn kể lại cho tôi nghe.
Ông liền thuật lại như sau :
Cách đây mấy năm, khi ông còn làm việc ở Torinô ông phải cử vào đề lao dạy tù suốt một mùa đông. Ở đấy có một phòng cao hình tròn, chung quanh tường trổ nhiều cửa sổ vuông rào sắt. Sau mỗi cửa sổ là một buồng giam. Giáo sư đi đi lại lại trong phòng để giảng bài ; các tù phạm ngồi sau cửa sổ tì vở vào song sắt biên chép, để lộ trong bóng tối những khuôn mặt gầy gò thiểu não những chòm râu phờ rối và lốm đốm hoa râm, những con mắt tráo trưng của những quân ăn cắp và giết người.
Trong bọn, có một người đeo số 78 là chăm chú hơn cả. Hắn thích học và nhìn thầy bằng đôi mắt đầy vẻ kính trọng và biết ơn. Hắn còn trẻ, tóc rậm, râu đen, trước kia làm thợ mộc, trong lúc cãi nhau đã vớ chiếc bào ném vào đầu chủ chết tươi. Vì thế hắn bị 6 năm tội đồ.
Trong vòng ba tháng, hắn đã biết đọc, biết viết. Hắn chăm đọc sách lắm, hắn càng học được bao nhiêu thì hình như hắn càng sửa mình và tỏ ý hối hận về việc đã làm.
Một hôm, lúc gần hết giờ, hắn ra hiệu mời giáo sư lại gần cửa sổ và buồn rầu báo cho giáo sư biết hôm sau hắn sẽ phải đổi đi đề lao thành Vênêzua. Sau mấy lời từ biệt cảm động, hắn xin giáo sư cho phép hắn sờ tay...Giáo sư chìa tay, hắn nâng lấy vừa hôn vừa nói "Cảm ơn thầy" rồi chạy mất. Khi giáo sư rút tay ra thì thấy bàn tay đẫm nước mắt.
Từ đó, giáo sư không nhìn thấy người học trò ấy nữa.
Giáo sư nói tiếp :
_ Sáu năm qua. Tôi mãi làm ăn và cũng không rỗi công nghĩ đến người tù khốn khổ ấy. Bỗng sáng nay, có một người lạ mặt, quần áo rách rưới, chòm râu lốm đốm, đến hỏi tôi :
_ Chính ngài là thầy giáo...
Tôi hỏi lại :
_ Bác là ai ?
Người lạ mặt đáp :
_ Tôi là tên tù số 78, người mà thấy đã dạy cách đây 6 năm và sau bài cuối cùng, thầy đã vui lòng giơ tay cho tôi... Nay hết hạn tù, tôi đến kính biếu thầy vật mọn này chính tay tôi làm trong khi ở nhà lao... Thưa thầy, gọi là một chút để tỏ lòng nhớ ơn, xin thầy nhận cho !
Tôi đứng im, người khách khốn khổ kia tưởng tôi từ chối, hắn liền nhìn tôi một cách tha thiết, như ngụ ý hỏi :
_ Sáu năm đau khổ chưa đủ chuộc được danh dự sao ?
Thương tình người "học trò lao tù" cũ, tôi nhận vật này.
Giáo sư cho chúng tôi xem lọ mực. Người tù đã dùng đầu cây đinh để trổ và đã dụng tâm lắm mới được thế ! Tôi nhìn thấy hình "cái bút nằm chèo trên quyển vở" và những chữ này :"Kính tặng giáo sư của tôi. - Kỷ niệm của tên 78 - Sáu năm."
Dưới cùng có hàng chữ nhỏ :"Học hành và hy vọng." Kể xong, giáo sư cũng không giữ chúng tôi nữa và để chúng tôi về.
Đi đường, óc tôi chỉ vẩn vơ nghĩ đến người tù nấp sau phên sắt, đến lời hắn từ biệt thầy giáo và đến cái lọ mực chạm tỉ mỉ trong đề lao, cái công trình này đã gợi ra cho tôi biết bao nhiêu là truyện... Đêm nằm tôi cứ mơ đến và sáng hôm sau tôi vẫn còn tưởng đến. Nào tôi có ngờ đâu một câu chuyện ngẫu nhiên nó đợi sẵn tôi ở ngoài trường ! Khi làm xong bài Toán pháp, tôi kể chuyện người tù và tả lại cái lọ mực gõ cùng những câu ghi khắc vào đó cho anh Đêrôtxi nghe. Anh giật nẩy mình rồi lần lượt nhìn anh Crôtxi và tôi.
Anh Crôtxi, con bà bán hoa quả rong, ngồi ghế trên, lúc ấy đang mải làm tính .
Đêrôtxi nắm chặt cánh tay tôi và bảo nhỏ :
_ Suỵt ! Sáng nay Crôtxi khoe với tôi rằng cha anh mới ở Mỹ Châu về, có cái lọ mực gỗ, hình chóp nón, ngoài khắc vở và bút... Đúng cái lọ mực anh vừa nói rồi !... Sáu năm lại hợp với thời gian mà cha anh đi vắng, đi sang Mỹ anh thường nói thế. - Thì ra ông ta đã ngồi tù! - Hồi Toà kết án, anh Crôtxi còn bé không biết, nên mẹ anh cố ý giấu chuyện ấy. Vậy ta không nên đả động việc ấy nữa và phải trọng sự không biết của anh.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:55

32.- Làm khán hộ cho cha

(Truyện đọc hàng tháng)

Một buổi sáng về tháng Ba, giữa cơn mưa gió, một cậu bé nhà quê, quần áo ướt át và đầy bùn, tay xách gói đồ, đến bệnh viện thành Napơli và đưa cho người gác cổng phong thư.
Cha cậu làm thợ ở Pháp về, khi tàu tới bến bỗng thụ bệnh phải vào nhà thương, chỉ kịp viết mấy chữ về nhà. Được tin, mẹ cậu buồn rầu khôn xiết ! Trong nhà, mẹ già thì tàn tật, con trẻ thì thơ ngây, bà không sao đi được, đành sai cậu là con cả đi thăm và cho vài xu để uống nước. Cậu phải đi bộ 10 cây số.
Nhìn qua lá thư, người gác cổng nhờ một viên y tá đưa cậu đến phòng cha cậu.
Viên y tá hỏi :
_ Cha em là ai ?
Cậu nói tên cha.
Viên y tá không nhớ tên ấy và hỏi :
_ Có phải ông thợ già ở ngoại quốc mới về không ?
Cậu đáp :
_ "Thợ" thì phải, nhưng không "già". Cha tôi mới ở Pháp về.
_ Cha em vào đây được bao lâu ?
Cậu bé xem lại thư đáp :
_ Độ năm hôm nay.
Viên y tá nghĩ một lát rồi sực nhớ ra :
_ À phải rồi ! Tôi nhớ ra rồi ở buồng thứ tư, giường trong cùng...
Cậu theo lên tầng gác thứ nhì, qua hành lang vào phòng ngủ thấy hai dãy giường dài. Đến cuối phòng, viên y tá đứng lại vén màn trỏ vào giường bảo :
_ Cha em đây.
Cậu vứt gói quần áo, tru lên khóc. Cậu gục đầu vào vai bệnh nhân và nắm chặt lấy cánh tay, song bệnh nhân không nhúc nhích.
Cậu đứng dậy nhìn cha rồi lại khóc. Bệnh nhân hé mắt nhìn cậu hình như hơi nhân ra - nhưng không nói được. Cha cậu chóng già quá. Cậu khó thể nhận ra. Tóc bạc, râu xồm xoàm. Mặt sưng húp, da căng bóng, mắt bé, môi to, thân hình coi rất thiễu não ! Cậu chỉ nhận được cái trán cao và đôi lông mày đen đen của cha thôi. Bệnh nhân thở ì ạch. Cậu gọi :
_ Cha ơi ! Con đây ! Con là Phransexcô đây ! Cha không nhận ra con sao ? Con ở quê ra, mẹ sai lên thăm, cha không nói gì à ?
Bệnh nhân nhìn kỹ cậu, rồi mắt lại nhắm nghiền.
Đến giờ bác sĩ đi khám, cậu hỏi :
_ Thưa bác sĩ, cha con mắc bệnh gì ?
Bác sĩ vỗ vai cậu, đáp :
_ Con cứ yên tâm, cha con bị chứng đan độc. Bệnh tuy nặng song ta không thất vọng. Con cố trông nom cho cha con. Nhìn thấy con ở đây, cha con sẽ đỡ được đôi phần.
Cậu thất vọng nói :
_ Nhưng cha con không biết gì .
_ Rồi cha con sẽ biết. Con hãy vững lòng.
Thế rồi, cậu bắt đầu làm người khán hộ cho cha. Cậu luôn tay làm những việc lặt vặt, lúc kéo chăn, khi đuổi ruồi, lúc sờ trán, khi cầm tay cha. Mỗi khi bà phước đưa thuốc đến thì cậu đỡ lấy và cho bệnh nhân uống.
Đêm đến, cậu ngủ trên hai cái ghế ghép liền nhau ; ban ngày cậu lại làm việc bổn phận.
Bốn ngày qua. Bệnh cha cậu khi thăng khi giảm, không nhất định.
Sáng ngày thứ năm, bệnh tình bỗng sinh nguy kịch. Lúc ấy, độ 4 giờ chiều, cậu đang lo lắng âu sầu, chợt nghe bên ngoài có tiếng giày đi và tiếng người đàn ông nói :
_ Kính chào bà, chúng tôi xin về.
Nghe tiếng người ấy, cậu rùng mình từ đầu đến chân và đứng thẳng dậy như bị máy giật.
Người ấy đi trước bà phước, qua buồng cậu, tay xách túi đồ. Khi trông thấy người ấy, bỗng cậu bé rú lên một tiếng và đứng ngay như tượng .
Người ấy quay lại nhìn cậu rồi cũng kêu to : - Kìa ! Phransexcô !
Cậu bé chạy lại ôm choàng lấy cha. Mọi người thấy thế đều lấy làm lạ.
Cậu xúc động quá không nói nên lời. Sau khi nhìn bệnh nhân, cha cậu hôn cậu và hỏi :
_ Không hiểu sao người ta lại dẫn con đến giường người khác ! Mà cha thì đỏ mắt mong con vì mẹ con viết thư nói đã sai con ra đây. Thương hại cho con quá ! Con ở đây được mấy hôm rồi ? Sao lại nhầm được đến như thế nhỉ ? Thôi, nhờ giời cha đã lành mạnh, nay cha xin ra. Vậy con sắp sửa để cùng về...
Cậu bé đáp :
_ Cha khỏi rồi ! Con sung sướng quá ! Nhưng con không thể bỏ ông già mà con đã săn sóc từ mấy hôm nay. Kìa ! Cha coi ông ta đang nhìn con hình như muốn gọi con. Con không đành lòng bỏ ông ấy. Hôm nay, ông ấy trở bệnh. Con xin phép cha cho con về sau...
Viên y sinh đứng đó khen :
_ Cậu em thật giàu lòng từ thiện !
Cha tôi hỏi viên y sinh :
_ Thưa ngài, bệnh nhân là ai thế ?
Viên y sinh đáp :
_ Ông ta cũng làm thợ như ồng và ở ngoại quốc về, ông ta vào đây cùng ngày với ông. Người ta chở vào đây thì ông ta đã mệt và cấm khẩu rồi. Ông ta chắc cũng có gia đình ở xa và có con... Ông ta tưởng cậu em là người nhà ông ta chăng ?
Lúc ấy, bệnh nhân cứ nhìn theo cậu Phransexcô. Người cha bảo :
_ Vậy, con cứ ở đây.
Viên y sinh nói :
_ Cậu sẽ chẳng phải ở đây lâu đâu !
Người cha nhắc lại :
_ Con cứ ở đây. Cha rất vui lòng thấy con là một đứa trẻ có lòng nhân ái. Cha về báo tin cho nhà biết, kẻo lại nóng lòng mong đợi.
Cha cậu hôn cậu rồi ra.
Chiều hôm sau, bác sĩ vào thăm và tuyên bố bệnh nhân khó lòng qua được đến mai. Cậu thức suốt đêm ấy để nâng giấc bệnh nhân. 5 giờ sáng, bà phước vào coi qua bệnh nhân rồi chạy ra. Lát sau, bác sĩ đến, xem mạch rồi nói :
_ Ông già gần chết !
Cậu Phransexcô dân dấn nước mắt, cầm tay ông già. Ông già bừng mắt nhìn cậu rồi lại nhắm nghiền. Cậu cảm thấy trong phút lâm chung, ông già đã cố đem hết sức tàn nắm tay cậu, bắt tay cậu...
Lát sau, bác sĩ lại vào, cúi nghe bệnh nhân lần nữa rồi ngẩng lên. Cậu hỏi :
_ Thưa ngài, ông ấy đã "đi" chưa ?
Bác sĩ đáp :
_ Thôi, con về ! Việc phúc của con đến đây là trọn. Con hãy sung sướng đi vì con đáng được sung sướng !
Bà phước rút nắm hoa tươi trong bình bên cửa sổ, đưa cho cậu và bảo :
_ Ta chả có gì cho em cả. Em cầm lấy bó hoa này gọi là chút kỷ niệm của nhà thương.
Cậu, một tay đỡ lấy bó hoa, một tay lau nước mắt, nói :
_ Cảm ơn bà, nhà con xa quá, đem về đến nơi thì héo cả. Con xin mượn bó hoa này để viếng ông già khốn khổ !...
Nói xong, cậu ngắt những bông hoa rắc lên thi hài người bất hạnh.
Đoạn, cậu chào bà phước và bác sĩ, xách gói quần áo trở ra.
Lúc ấy, vầng đông đã rạng.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:56

33.- Chú hề con

Thứ hai, ngày 20

Hội giả trang gần mãn, thành phố rất tưng bừng rộn rịp. Trên những khu đất công, chỗ nào cũng thấy dựng những rạp xiếc rong và những vòng đua ngựa gỗ. Ngay cửa sổ nhà tôi trông ra, có một rạp xiếc của người Vêneua. Họ có 6 con ngựa. Rạp dựng giữa bãi, một góc để ba xe ngựa lớn là nơi các tài tử ngủ hay đóng bộ để ra trò và ba cái nhà lăn, hai bên có cửa sổ, trên nóc có ống hơi lúc nào cũng nhả khói xanh. Nhìn qua cửa sổ thấy phơi la liệt những quần áo của trẻ con vắt trên dây. Một người đàn bà vừa nuôi con thơ, vừa làm bếp, vừa nhảy dây. Thực là một khổ cảnh đáng thương ! "Trò rong" ! Người ta thường nói hai tiếng ấy bằng giọng khinh bỉ. Nhưng thực ra họ đã kiếm ăn một cách thật thà, họ đã chịu mọi sự lao khổ để làm vui cho kẻ khác. Trời rét thế, suốt ngày họ chạy từ rạp về xe và chỉ vận phong phanh một chiếc áo đan màu hồng . Họ ăn đứng trong những giờ nghỉ, ít khi được ngồi và ăn uống thung dung. Đôi khi rạp đã đầy người, bão nổi, lều bay, đèn tắt, thế là buổi diễn đi đời.
Phường xiếc này có hai đứa trẻ giúp việc. Đứa bé nhất là con của chủ rạp, độ 8 tuổi, coi rất đẹp trai , mặt tròn, da xạm, mớ tóc đen toả xuống dưới vành mũ nhọn.
Lúc ra trò, hắn vận một thứ bao màu xanh, hai tay viền đen, chân đi giày vải coi rất ngộ. Hắn có biệt tài đi ngựa !
Hôm nào cũng thế, sáng sớm chúng tôi đã thấy nó đầu trùm khăn vuông đi mua sữa về và dát ngựa ở chuồng ra. Xong, nó bế em đi chơi, hoặc xếp dọn vòng, dây, ghế, bức chắn, hoặc rửa xe, dóm bếp ; trừ một vài phút nghỉ ngơi, còn bao giờ nó cũng ngồi bên cạnh mẹ.
Một tối kia, chúng tôi sang xem xiếc. Trời rét quá ! Rạp vắng tanh. Chú hề bé con vẫn hết sức trổ tài để cho dúm khán giả kia khỏi chán nản. Chú nhảy lộn trên lưng ngựa, bám đuôi ngựa chạy, đứng bằng hai tay, chân ngược lên trời. Rồi chú hát, chú cười. Bộ mặt xạm nâu của chú đã đoạt được lòng yêu của công chúng.
Cha chú thì mặc áo đỏ, quần cụt trắng, đi giày ống, tay cầm roi ra lệnh, nét mặt buồn thiu.
Thấy tình cảnh ấy, cha tôi động mối thương tâm. Hôm sau, có hoạ sĩ Đêlix lạichơi, cha tôi nói chuyện :
_ Những người ấy làm được lấy chết mà kiếm chẳng được mấy đồng tiền ! Thương hại thay thằng bé con kháu và ngoan quá ! Ta có thể giúp đỡ họ được việc gì không ?
Hoạ sĩ ngỏ một ý kiến rất hay :
_ Bác là nhà báo, viết cho họ một câu trong tờ "Tân văn". Bác kể lại những đức tính tốt và tài nghệ của đứa bé. Còn tôi, tôi sẽ vẽ hình nó ở đây, ai ai cũng đọc báo "Tân văn" , chắc sẽ được đông người đến xem.
Nói xong, thi hành ngay. Cha tôi đăng một bài rất hứng thú, nhắc lại những điều chúng tôi đã thấy qua cửa sổ, khiến ai nghe cũng muốn vuốt ve cậu tài tử bé xon. Ông Đêlix phác hoạ hình cậu bé rất giống và có duyên. Báo lên khuôn ngay chiều thử bảy. Thế rồi, buổi biểu diễn tối chủ nhật, công chúng kéo nhau đi xem đông như nước chảy. Người ta nêu trong báo là "Cuộc diễn làm phúc cho chú hề tí hon!".
Cha tôi đưa tôi vào ngồi hạng nhất. Tờ "Tân văn" in hình cậu bé dán ngay ở cửa vào. Rạp đầy người, nhiều khán giả tay cầm tờ báo, chỉ cho nhau đâu là cậu tài tử ; còn cậu bé thì hết chạy đến chỗ người này, lại chạy sang ghế người khác, hớn hở vô cùng ! Ông chủ rạp hôm nay trông cũng "tươi" lắm, vì ông không ngờ được có cái vinh hạnh ấy và từ ngày đi diễn trò đến giờ, chưa từng có báo nào nhắc đến phường ông cả.
Cha tôi ngồi cạnh tôi. Trong hàng khán giả tôi nhận thấy nhiều người quen.
Cuộc diễn bắt đầu. Chú hề đi ngựa, lộn đu và leo dây, tuyệt hay ! Hết mỗi trò lại một tràng pháo tay nổ khắp rạp .
Còn nhiều trò khác như leo dây, múa rối, đi cầu, đánh vòng, nhưng trò nào không có cậu bé là công chúng buồn.
Lúc gần tan tôi thấy ở cửa vào có người nói thầm với chủ rạp. Chủ rạp trông vào cử toạ như muốn tìm ai. Bỗng ông ta để ý đến chúng tôi. Cha tôi hiểu ngay là họ đã tìm ra ký giả bài báo hôm trước. Muốn miễn mọi sự cảm ơn, cha tôi khẽ bảo tôi :
_ Enricô ơi ! Con ngồi xem cho hết. Ta đợi con ở cổng.
Rồi lén ra trước.
Chú hề sau khi nói chuyện với cha lại chạy vào làm trò.
Đứng trên mình ngựa đang phi, cậu thay đổi quần áo bốn bận và lần lượt hiện ra : người du lịch, lính thuỷ, lính tập, người múa võ ! Mỗi vòng đi qua cậu lại liếc mắt nhìn tôi.
Khi diễn xong, cậu xuống ngựa, ngửa mũ đi quanh vòng diễn. Ai nấy đều ném xu ,ném kẹo cho cậu. Tôi cầm sẵn hai xu đợi, song khi đến chỗ tôi, cậu bỏ qua và giơ mũ cho người khác. Tôi bực quá ! Sao hắn lại có cái cử chỉ vô lễ thế !
Mãn trò, chủ rạp thiết tha cám ơn khán giả. Công chúng kéo ra. Tôi bịép trong bọn, đang tìm lối ra, bỗng thấy có người kéo tay tôi. Tôi quay lại thì ra cậu hề, nét mặt tươi cười, tay cầm nắm kẹo. Tôi hiểu ý ngay .
Cậu bé nói :
_ Cậu cầm lấy nắm kẹo của thằng hề ăn cho vui.
Tôi không từ chối và cầm ba, bốn chiếc.
Cậu bé nói tiếp :
_ Cậu nhận cả cáihôn này nữa !
Tôi giơ má đáp :
_ Cho tôi hai cái !
Cậu liền quệt tay trái lên mặt đầy phấn xong ôm cổ tôi hôn hai cái thật kêu và nói :
_ Em gửi cậu một cái về cho ông !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:56

34.- Ngày cuối cùng hội Giả trang

Thứ ba, ngày 22

Hôm nay lúc xe "trá hình" đi qua chúng tôi đã mục kích một tấn kịch buồn, nhưng kết cục được vô sự. Nếu không, đã xảy ra một tai hoạ.
Nơi công trường "Thánh Thượng Tư" hôm nay trang hoàng rất rực rỡ , hai bên chật ních những người đợi xem đám rước đi qua.
Nửa giờ sau, bỗng tiếng hò reo vang động một góc trời, người ta thấy một đoàn mặt nạ kéo đến, vừa đi vừa làm trò, coi rất ngộ nghĩnh, và không thể nhịn cười được. Kế đến những xe trá hình : xe nào cũng cắm cờ kết hoa và mỗi cái kết một hình : nào cối xay, tàu thuỷ, nào rạp hát, nhà lầu v.v.. Trên xe chứa nào hề, nào đầu bếp, nào lính thuỷ, nào kẻ chăn cừu. Thực là một cảnh tượng hỗn tạp làm rối mắt mọi người ! Rồi thì kèn thổi, tù va rúc, thanh la khua , như xé màng tai. Các ông tài tử trên xe uống rượu, bát nghêu. Lắm lúc hết trò, các ông quay ra thét mắng những người xem và những kẻ tò mò ở trong cửa sổ ló đầu ra. Bị chọc tức họ nhao nhao cãi lại. Đồng thời một trận mưa hoa và kẹo do người ta ném lẫn nhau, bay phơi phới, đám rước còn dài, xa trông chỉ thấy cờ bay phất phới, lông mũ lung lay và những đầu người lắc lư dưới những cái mũ nhọn khổng lồ.
Người ta có thể nói rằng : Đó là một đội người điên !
Đoàn xe đang diễu, tôi nhận thấy chiếc xe tứ mã rất tráng lễ, lưng ngựa phủ vải thêu kim tuyến và chưng những trànghoa rất rực rỡ. Trên xe có 14, 15 người trá hình ngày xưa : đầu đội mũ tam giác, tóc giả chấm vai, mình mặc áo thêu, chỉ vàng lóng lánh, vai dính băng thuỷ ba, sườn đeo gươm sáng nhoáng. Họ đồng thanh hát một bài tiếng Pháp vàném kẹo cho công chúng ; ai nấy đều vỗ tay hoan nghênh.
Chợt thấy bên tay trái chúng tôi có một người đàn ông giơ một đứa con gái 4,5 tuổi lên trời và chạy theo xe của các vị công hầu của vua Lui thứ 15. Con bé gào khóc giẫy giụa. Một vị quý phái quay lại nhìn. Ngừơi đàn ông nói :
_ Xin ngài làm phúc giữ lấy đứa bé này, nó lạc, không tìm thấy mẹ. Ngài ẵm nó trong tay, mẹ nó ở xa sẽ nhìn thấy. Không còn kế gì hơn nữa.
Vị quý phái liền bế lấy đứa bé ,các ông bạn đồng hành thôi không gào hát nữa. Đứa bé khiếp quá, giãy đành đạch. Vị quý phái liền rứt bỏ mặt nạ ra và cho xe đi thong thả.
Trong lúc ấy cómột người đàn bà ở đầu phố chạy điên cuồng, rối rít, miệng kêu :
_ Con ơi ! Con ơi ! Con tôi lạc rồi ! Người ta bắt con tôi rồi ! Người ta xéo chết con tôi rồi !
Bà kêu gào như thế đã hơn một khắc đồng hồ mà vẫn không tìm thấy con.
Bỗng trên xe có tiếng nói to :
_ Các ông, các bà tìm hộ xem mẹ nó ở đâu ?
Nghe tiếng, bà ta chạy sầm lại, kêu lên một tiếng vừa mừng, vừa bực và giơ hai tay run lẩy bẩy chực vồ lấy con.
Xe dừng. Vị quí phái nói :
_ Con bà đây !
Nói xong, vị quý phái hôn đứa bé và trao cho mẹ nó. Bà ta ôm chặt con vào lòng, mừng mừng tủi tủi... Vị quí phái kéo tay cô bé lại, rút chiếc nhẫn kim cương của mình đeo vào ngón tay tí hon cô bé và nói :
_ Của hồi môn em bé đây !
Bà mẹ sững người trong khi công chúng vỗ tay khen.
Vị quí phái lại đeo mặt nạ vào, các bạn trên xe lại hát một bài bằng tiếng Pháp , chiếc xe tứ mã lại chuyển bánh trong đám công chúng hoan hô liên tục.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:57

35.- Những trẻ em mù

Thứ năm, ngày 24

Thầy giáo chúng tôi mệt, nên cụ giáo lớp bốn xuống dạy thay. Cụ đã dạy qua trường trẻ con mù. Cụ là bậc kỳ cựu nhất trong giáo giới ở đây, tóc trắng như bông. Cụ nói giỏi và biết nhiều. Thoạt vào lớp, cụ trông thấy một cậu học trò một mắt phải đắp bông. Cụ liền lại gần hỏi thăm và khuyên rằng :
_ Con phải cẩn thận về đôi mắt lắm mới được !
Nhân dịp , Đêrôtxi hỏi cụ :
_ Thưa cụ, có phải trước cụ đã dạy ở trường trẻ con mù không?
Cụ đáp :
_ Phải, ta dạy đấy đến 5,6 năm.
Đêrôtxi nói khẽ :
_ Thưa cụ, cụ cho chúng con nghe qua chuyện trường ấy.
Cụ vào bàn giấy ngồi. Côretti mau miệng nói :
_ Thưa cụ, "trẻ mù", con biết rồi! Trường "trẻ mù" ở phố Nixơ ạ!
Cụ nói :
_ Các con nói tiếng "mù" bằng giọng rẻ rúng cũng như các con nói đến những tiếng "ốm đau" hay "nghèo khó". Các con có hiểu rõ "mù" là thế nào không ? "Mù" nghĩa là suốt đời không nhìn thấy gì ! Suốt đời không phân biệt ngày đêm không nhìn thấy vũ trụ, thấy mặt trời, thấy cha mẹ, thấy cảnh vật ở chung quanh mình và những đồ vật mình cầm đến ! Suốt đời phải chìm đắm trong cõi tối tăm vô tận, khác nào như bị vùi sâu trong ruột quả đất !
Các con thử nhắm mắt lại và tưởng tượng nếu các con bị như thế trọn đời thì nỗi đau khổ của các con sẽ đến mực nào ? Ta quả quyết rằng các con sẽ cảm thấy một sự áp bức đau đớn, một sự khủng bố không chịu đựng được. Các con sẽ phải phát ra những tiếng kêu tuyệt vọng...
Thế nhưng...khi người ta bước chân vào trường "kẻ mù" lần thứ nhất, trong lúc giờ chơi, khi người ta nghe tiếng cười câu nói ồn ào, trông thấy kẻ lên gác, người xuống thang, kẻ qua hành lang, người vào phòng ngủ một cách tự nhiên và vững vàng thì không ai bảo đó là những kẻ không nhìn thấy ánh nắng mặt trời ! Muốn hiểu họ một cách tường tận hơn, ta phải để tâm xét họ về mọi phương diện.
Đây là những kẻ thanh niên chừng 16, 18 tuổi khoẻ mạnh và mau mắn, họ đã cam chịu mệnh trời và tỏ vẻ dửng dưng, nhưng coi nét buồn trên mặt họ ; ta có thể đoán trước khi ngậm dau, họ đã phải vật lộn với sự khổ thống thiết là dường nào?
Đây là những người hiền lành, sắc mặt xanh xao lộ vẻ nhẫn nhục âu sầu, khiến ta có thể tưởng tượng rằng đôi phen họ đã âm thầm rỏ lệ. Các con ơi ! Các con nên biết rằng một phần đông trong những người xấu số ấy đã hỏng mắt trong một thời gian rất ngắn, cũng có người phải đeo bệnh lâu năm và chịu những giờ mổ cắt rất đau đớn rồi mới mù.
Đây là những người lọt lòng ra đã phải sa vào một cái đêm không bao giờ có buổi bình minh. Họ ra đời như là bước vào một cõi âm ti thăm thẳm mà ở đó họ không phân biệt được một hình, một sắc gì.
Các con thử tưởng tượng nếu họ so sánh đời tối đen của họ với đời của những người sáng thì họ khổ tâm đến thế nào ! Chắc họ phải nghĩ rằng :
_ Tại sao lại có sự chênh lệch ấy? Chúng ta có làm gì nên tội ?
Cụ giáo nói tiếp :
_ Ta, ta đã ở lâu bên trẻ mù. Ta nghĩ đến một lớp toàn những con mắt nhắm và con người chết, rồi ta lại nhìn các con, ai nấy đều có đôi mắt long lanh như ngọc, lòng ta không thể im lặng, không bảo các con rằng : "Các con toàn là những người sung sướng!" "Các con hãy nghĩ đến : riêng một nước italia ta có tới hai vạn sau nghìn người mù. Hai vạn sáu nghìn! Các con đã nghe rõ chưa ?"
Cụ giáo nói dứt lời. Đêrôtxi đứng lên hỏi :
_ Thưa cụ, có phải người mù có cái xúc giác linh lợi hơn người sáng không?
Cụ đáp :
_ Phải đấy, tất cả những giác quan khác của người mù đều linh mẫn cả vì những giác quan ấy đã được rèn luyện hơn người thường để thay cho thị giác. Sáng dậy, một học sinh trong buồng ngủ hỏi bạn :
_ Hôm nay trời có nắng không ?
Một người hoạt bát nhất trong bọn họ vận áo, ra giữa sân giơ tay khua khí trời xem có ấm không, xong chạy vào báo tin :
_ Trời nắng.
Nghe tiếng nói của một người, họ có thể đoán được tầm vóc của người ấy. Ta xét đoán những người chung quanh bằng luồng mắt của họ, những người mù lại xét đoàn theo tiếng nói. Họ nhớ giọng nói của người quen hàng bao nhiều năm không quên. Trong phòng nếu có đông người, họ biết ngay, dù chỉ có một người nói còn những người khác ngồi im. Họ chỉ lấy tay sờ mà biết một chiếc thìa có sạch hay không ?
Những trẻ gái lại có tài phân biệt thứ len nhuộm với thứ len không. Khi xếp hàng đôi đi trong phố, những trẻ mù chỉ ngửi mà biết gần khắp các cửa hàng. Chúng cũng chơi đánh quay, nhờ tiếng vù vù, chúng biết của ai hơn kém và nhặt con quay của mình không sai.
Chúng cũng nhảy dây và nhảy cũng khéo như những trẻ sáng. Chúng hái hoa đồng thảo như người trông thấy.
Chúng may áo, dệt chiếu, đan thúng rất nhanh. Xúc giác là thị giác thứ hai của chúng, vì thế khi chúng được sờ, được nắn và đoán hình thể của các đồ vật thì chúng lấy làm thích lắm.
Anh Garôphi giơ tay lên xin phép hỏi :
_ Thưa cụ, có phải người mù học tính nhanh hơn người sáng không ?
Cụ đáp :
_ Phải đấy. Không những học tính, những trẻ mù còn học đọc nữa. Sách của chúng có những chữ nổi, chỉ đưa qua mấy ngón tay lên mặt chữ là chúng nhận được và đọc rất nhanh. Chúng cũng tập viết nữa. Chúng dùng những cái dùi thép nhấn trên những tờ giấy dầy thành những nét chấm trũng. Những điểm ấy học theo bản tự mẫu riêng. Nhưng chấm trũng ấy nổi sang mặt giấy bên kia thanh chữ. Học trò viết xong chỉ phải lật trang giấy lấy tay sờ lên là đọc được nhưng chữ đã viết.
Chúng có thể sờ chữ mà nhận được tự dạng của nhau. Chúng cũng làm bài thi và viết thư cho nhau. Chúng viết chữ số và làm tính theo lối nói trên, nhưng về khoa tính nhẩm thì chúng mẫn tiệp một cách lạ thường, ta không thể tưởng tượng được, đó cũng là vì chúng không đãng trí bởi những sự vật quanh mình như ta.
Không những thế, chúng lại còn thính tai nữa. Bốn năm người ngồi một ghế, không cần phải quay sang nhau, người thứ nhất có thể nói chuyện với người thứ ba, người thứ nhì nói với người thứ tư, bốn người đều nói cùng lúc và nói to cả, thế mà chúng nghe được không sót một câu nào.
Chúng chăm lo về các bài thi hơn các con và chúng yêu quí thầy giáo hơn các con nhiều. Chỉ nghe tiếng giày hay ngửi hơi là chúng nhận được các thầy giáo. Chỉ nghe giọng nói là chúng đoán được thầy vui hay buồn, khoẻ hay ốm. Được thầy vuốt ve hoặc vỗ về thì chúng sung sướng lắm : nhiều khi chúng nắm chặt lấy tay và cánh tay thầy để tỏ dấu biết ơn.
Những học trò mù thường yêu nhau lắm và ở với nhau rất trung thành vì tình hữu ái đã đem lại cho chúng bao nhiều mối an ủi và xẻ bớt cho chúng bao nhiêu nỗi buồn.
Anh Vôtini hỏi :
_ Thưa cụ, những học trò mù chơi âm nhạc có khá không ?
Cụ đáp :
_ Chúng mê âm nhạc lắm. Âm nhạc có thế ví như bản mệnh và hạnh phúc của chúng. Những trẻ mù mới vào trường không bao giờ chán nghe người khác đánh đàn hay thổi sáo. Chúng học chóng lắm và đem hết tâm hồn vào nhạc nghệ. A ! Giá mà các con nghe thấy tiếng đàn của trẻ mù, giá mà các con được trông thấy chúng mặt ngẩng, miệng cười đầy vẻ cảm đồng và khát khao, lắng nghe bạn đang rọi một tia sáng trong cõi tối tăm vô tận mà chúng phải đầy đoạ vào, lúc ấy con sẽ hiểu âm nhạc đối với chúng là một mối an ủi rất nhiệm mầu.
Cấm chúng đọc sách hay cấm chúng chơi âm nhạc là một sự phạt rất nặng. Chúng sẽ đau đớn vô cùng, vì thế không ai có cái can đảm phạt chúng như thế. Tóm lại âm nhạc đối với con tim chúng cũng như ánh sáng đối với con mắt ta.
Đêrôtxi nói tiếp :
_ Thưa cụ, người ngoài có thể vào xem trường trẻ mù được không ?
Cụ đáp :
_ Sao lại không ? Hiện giờ các con còn bé, ta không muốn cho các con đi. Nhưng một mai, các con đến tuổi hiểu được nỗi thống khổ của kẻ mù, đến tuổi biết động lòng trắc ẩn vì mối thương tâm chính đáng, lúc đó các con sẽ nên đi.
Các con ơi ! Thực là một cảnh tưởng bi ai ! Các con hãy trông kia là những trẻ ngồi trong cửa sổ nửa khép, nét mặt an tĩnh, thở hít khí lành, hình nhưchúng đang nhìn ra khoảng đồng ruộng non xanh mà ta ai nấy đều non rõ... Nhưng khi ta nghĩ đến chúng không trông thấy và không bao giờ được trông thấy những phong cảnh ngoạn mục kia thì lòng te se lại, khi ấy tựa hồ như ta là một kẻ đui mù !
Kẻ nào sinh ra mù sẵn thì nỗi khổ cũng giảm được đôi chút vì nó không biết những thứ nó thiếu thốn. Nhưng về phần những trẻ mới mù vài tháng nay, chúng còn ghi gói và hiểu nhớ những thứ mà chúng đã mất. Những trẻ này còn đau đớn gấp trăm lần hơn những trẻ nói trên, là vì mỗi ngày chúng thấy hình ảnh của những người thân yêu mờ dần trong trí óc. Một trẻ em, một lần đã thốt ra một câu ai nghe thấy cũng phải cảm động .
_ Lạy trời cho tôi được mở mắt một phút thôi, để tôi nhận lại mặt mẹ tôi mà tôi quên mất rồi !
Đã bao nhiêu người vào thăm trường này, lúc ra phải lau nước mắt. Khi từ biệt chúng, ta tưởng tạo hoá đã biệt đãi ta vì ta được hưởng cái đặc ân là được nhìn thấy mọi người, nhìn thấy nhà cửa, nhìn thấy trời đất ! Hãy thương những trẻ mù.
Các con ơi ! Hãy thương chúng là kẻ có mặt trời mà không được nhìn ánh sáng, có mẹ mà không rõ nét mặt mẹ mình !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:57

36.- Lớp học tối

Thứ năm, ngày mồng 2

Hôm qua, cha tôi dẫn tôi ra trường để xem lớp học tối. Khi chúng tôi đến thì đèn các lớp đều thắp sáng trưng và học trò đang lục tục kéo đến.
Ông hiệu trưởng đang bực tức vì có người vừa ném đã vào vỡ mất miếng kính.
Người gác cổng chạy xổ ra và bắt được một đứa trẻ, nó kêu khóc và cãi không phải mình.
Anh Xtanđi, nhà ở trước cửa trường, thấy thế liền chạy sang và bảo người gác cổng :
_ Không phải thằng bé này đâu. Chính thằng Phơranti nó ném, mắt tôi trông thấy. Nó doạ nếu mách nó sẽ đánh tôi, song tôi không sợ.
Người gác cổng buông ngay đứa bé kia và ông hiệu trưởng bảo cha tôi rằng mai ông sẽ thẳng tay đuổi Phơranti ra, không thể dung thứ được nữa.
Tôi chưa được xem lớp học tối bao giờ. Thực là một cảnh tượng rất hứng thú.
Trong trường có tới 200 người thợ đủ các hạng tuổi, từ trẻ con 12,13 tuổi cho đến những người lớn đã có râu, đi làm về, đến để học thêm, nào thợ mộc, nào thợ nề, nào thợ máy, nào thợ sơn, v.v... Trong bọncó cả mấy người lính pháo thủ do viên cai dẫn đến.
Cửa các lớp để ngỏ. Giờ học bắt đầu. Nhìn vẻ chăm chú của các "ông học trò" ngồi nghe giáo viên dẫn giảng, tôi rất lấy làm thán phục ! Tôi thấy chỗ thì mấy người cầm vở lên bàn giấy hỏi nghĩa lại, chỗ thì 4,5 người thợ quây quần một giáo viên đang chấm bài. Thầy giáo trẻ nhất trường tôi mà, chúng tôi đặt tên là "Tiểu luật sư" cũng có mặt ở đấy. Tôi thấy thầy chìa quyển vở loang lỗ những vết đỏ, vết xanh cho cậu học trò thợ nhuộm xem và cười...!
Trong bọn thợ học tối nay, cũng có nhiều người chưa kịp về ăn cơm nên trông có vẻ mệt nhọc.
Mấy cậu bán bánh vào học được nửa giờ thì gục xuống bàn ngủ. Giáo viên lại gần lấy đuôi bút lông ngỗng khẽ quệt vào má để đánh thức các cậu. Còn những người lớn thì chú ý lắm,mắt đăm đăm nhìn giáo viên cắt nghĩa : người ta có thể nghe được tiếng ruồi bay.
Tôi rất lấy làm đắc ý trông thấy những người lớn ngồi vào chỗ cúng tôi. Nếu chúng tôi bắt chước được như những người thợ ấy, ngồi im lặng học chăm chú thì thích biết dường nào !
Chỗ tôi ngồi là một người trẻ tuổi có râu ria, có lẽ là người thợ máy vì người ấy bị thương ở một ngón tay bên phải còn quấn bông ; tuy nhiên, người ấy cũng cố viết nắn nót như các người khác !
Thực là một tấm gương nhẫn nại cho tôi.
Còn chỗ "chú phó nề" thì buồn cười quá ! Tôi thấy cha chú ngồi. Ông phó người to lớn ngồi vào chỗ con khí hẹp quá, nên có vẻ "câu thúc" nhưng ông ta thích thế vì ông ta đã xin phép ngồi vào chỗ thân yêu ấy !
Cha tôi và tôi đứng ngoài xem cho đến lúc mãn giờ. Đó cũng là một bài học thực hành cho tôi, một bài học dạy về "ý tứ" về "cử chỉ" rất có ích lợi.
Ở cửa trường có nhiều bà ẵm con đến đón chồng. Thấy cha ra, đứa bé giơ tay theo, người cha bế lấy và hôn một cách rất yêu dấu. Còn bà vợ thì cầm đỡ sách vở cho chồng và giục :
_ Nhanh lên ! Cái ăn nguội cả !
Họ đi từng toán về nhà . Phố xá đông đúc và rộn rịp một lúc rồi lại yên lặng, vắng tanh. Tôi chỉ còn nhìn thấy bóng ông hiệu trưởng trường tôi đi lừ thừ ra vẻ mệt nhọc.
Ông là người đến sớm nhất và cũng là người về sau nốt. Ông hiệu trưởng đáng tôn quí ấy, thực là một người cúc cung tận tuỵ với nghề !
Trông gương học trò tối trước, sáng nay tôi cố ngồi im và hết sức chăm chú khiến ông Perbôni phải lấy làm lạ và để ý đến tôi.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:58

37.- Đám đánh nhau

Chủ nhật, ngày mồng 5

Phơranti bị đuổi rắp tâm trả tù Xtanđi. Nó đứng đợi ở đầu phố, là lối Xtanđi thường đón em học ở trường Nữ học Đôra Crôtxa về, để gây chuyện. Xilvya, em tôi, thấy đám đánh nhau sợ hãi chạy một mạch về nhà không đợi tôi.
Việc xảy ra như sau này :
Phơranti đội mũ cát két lệch che cả tai, rón rén theo sau Xtanđi, tới nơi, nó liền cầm đuôi tóc em gái Xtanđi giật thật mạnh để sinh sự. Cô bé bị kéo giật một cách bất ngờ ngã lăn ra đất. Xtanđi quay lại thấy Phơranti, giận quá sấn lại đánh luôn, không sợ nó vừa to vừa khỏe hơn. Vì thế, Xtanđi bị đánh trả rất đau. Trong phố lúc bấy giờ chỉ có toàn học trò con gái nhỏ không ai là người lớn để gỡ chúng ra.
Hai đứa trẻ đánh nhau kịch liệt, Xtanđi đổ cả máu mũi, nhiều lần bị ngã, lại cố đứng dậy chống đỡ. Cuối cùng hai đứa vật lộn nhau trên mặt đất, Xtanđi hết sức bình sinh vật ngửa được Phơranti ra và lấy đầu gối đè lên ngực. Một tiếng bên ngoài kêu :
_ Chết chửa thằng ngốc khốn nạn nó rút dao !
Xtanđi biết thế liền cắn mạnh vào cánh tay Phơranti làm cho con dao rơi ra.
Mọi người chạy lại gỡ và lôi chúng dậy. Bị công chúng xỉ vả, Phơranti chạy thẳng. Đứng giữa bãi chiến trường, Xtanđi tuy mặt đầy máu, mắt sưng húp, nhưng thắng trận. Cô em đứng khóc bên cạnh. Mấy cô học trò nhặt hộ sách vở rơi tung toé trên hè. Xtanđi thu thập sách vở bỏ cặp, lấy khăn chùi mặt rồi dắt em về.
Mọi người đều tấm tắc :
_ Không sợ kẻ mạnh hơn mình, bênh vực cho em như thế, thực đáng khen thay!
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:58

38.- Người tù số 78

Thứ tư, ngày mồng 8

Hôm qua tôi đã được mục kích một tấn kịch cảm động. Đã mấy hôm nay, mỗi khi bà hàng bán hoa quả đi qua là bà nhìn anh Đêrôtxi một cách rất yêu quí, vì tự khi anh Đêrôtxi khám phá ra câu chuyện "người tù số 78 với cái lọ mực gỗ", anh liền đem lòng thân yêu Crôtxi là con người tù nói trên và là một trẻ mắc bệnh bại tay. Anh giúp Crôtxi trong khi làm bài hoặc trả lời, anh cho Crôtxi giấy, bút và bút chì, tóm lại, anh coi Crôtxi như em để đền bù lại những nỗi đau khổ của người cha lao tù mà Crôtxi không biết.
Bà mẹ Crôtxi là một người rất thương con, nay thấy có cậu bé học trò đầu lớp để tâm dắt díu con mình thì lòng bà cảm mộ vô cùng.
Bà cứ nhìn anh Đêrôtxi chòng chọc như muốn thổ lộ điều gì song không dám nói ra.
Mãi đến sáng qua, bà giữ anh Đêrôtxi ở gần cổng trường à nói rằng :
_ Xin lỗi cậu, cậu là một người rất tốt đối với con tôi. Không lấy gì tạ lòng cậu được, gọi là có chút quà này biếu cậu, xin cậu nhận cho.
Nói xong, bà rút trong thúng ra một hộp bọc giấy vàng.
Anh Đêrôtxi đỏ mặt, lắc đầu từ chối :
_ Bà để dành cho anh Crôtxi, tôi không dám nhận.
Bà hàng hoa quả có vẻ ngượng ngùng, xin lỗi :
_ Xin cậu đừng giận. Đây là gói kẹo nhỏ biếu cậu thôi.
Nhưng Đêrôtxi ra vẻ khó chịu quay mặt đi.
Bà kia rụt rè bó củ cải trong thúng ra nói :
_ Thôi, ít nhất cậu cũng nhận cho bó cải này, còn tươi nguyên, để đem về biếu bà...
Đêrôtxi cười đáp :
_ Cảm ơn bà ! Tôi không muốn nhận gì cả. Tôi sẽ hết lòng đỡ anh Crotxi mãi mãi và không bao giờ tôi lại nhận một vật gì bà cho, cảm ơn bà !
Bà kia có ý ân hận, hỏi :
_ Tôi làm cậu mếch lòng sao?
Anh mỉm cười đáp :
_ Thưa bà, không phải thế.
Rồi anh đi. Bà Crôtxi lẩm bẩm :
_ Thực là một tấm lòng vàng ! Tôi chưa từng thấy một trò em nàolại giỏi giang và đứng đắn như cậu này !
Ai cũng tưởng thế là thôi ; nhưng đến chiều, vào khoảng 4 giờ, đang lo gặp bà hàng quả thì Đêrôtxi lại phải chạm trán cha anh Crôtxi đã đợi sẵn ở cổng trường nét mặt buồn rầu tư lự. Ông ta giữ Đêrôtxi lại, thái độ luống cuống hình như ông ta biết Đêrôtxi hiểu rõ chuyện bí mật của mình. Ông nói bằng giọng âu yếm :
_ Cậu yêu em Crôtxi lắm. Tôi không rõ tại sao cậu lại đem lòng thương em ?
Đêrôtxi mặt đỏ như gấc, lòng anh như muốn bảo rằng :
_ Tôi yêu anh Crôtxi vì anh ấy khổ sở, vì chính ông, ông cũng là người khổ sở hơn là kẻ tội nhận, vì ông đã chuộc tội rồi, vì ông còn chút lương tâm...
Nhưng cổ anh nghẹn ngào vì anh không đủ can đảm phát ra câu nói.
Thực ra, anh cảm thấy một sự hãi hùng, một sự ghê tởm đối với một kẻ sát nhân, một kẻ đã ngồi 6 năm tù !
Nhưng dù anh chẳng nói ra kẻ tội nhân kia cũng đoán được cả. Hắn lại gần anh, giọng run run, hắn nói nhỏ bên tai anh :
_ Cậu yêu em, nhưng cậu không ghét, không khinh cha em chứ ?
Đêrôtxi vội trả lời :
_ Không. Không bao giờ có thế !
Kẻ tội nhân hai tay chực ôm lấy Đêrôtxi, nhưng lại dụt lại, đành lấy tay vuốt ve món tóc đỏ của anh rồi dân dấn nước mắt, tự để hai ngón tay lên môi "hôn gửi" cho anh. Rồi hai cha con dắt nhau về.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:58

39.- Trước ngày 14 tháng Ba

Thứ hai, ngày 13

Hôm nay, ngày 13 tháng Ba, trường tôi có vẻ rộn rịp, vì mai là ngày phát phần thưởng cho các học trò tại nhà hát Vittôriô, một ngày hội lớn nhất trong năm học. Năm nay những trẻ em cử lên sân khấu trình danh sách học sinh được phần thưởng cho các quan chức phải lựa chọn kỹ càng.
Sáng nay, ông hiệu trưởng vào lớp bảo chúng tôi :
_ Ta báo cho các con biết một tin mừng !
Rồi ông gọi :
_ Côrasi đâu ?
Cậu bé xứ Calabrya đứng dậy .
_ Mai con có muốn cầm sổ tên học sinh được thưởng trình các nhà chức trách ở nhà hát không ?
Cậu bé xứ Calabrya thưa "có".
Ông hiệu trưởng nói :
_ Tốt lắm ! Thế là ta sẽ có một đại biểu của xứ Calabrya, Thành phố năm nay muốn rằng : 10 hay 12 trò em đệ danh sách và phần thưởng cho các quan chức phải là người thuộc các tỉnh khác nhau trong nước Italia và chọn trong các trường công ở thành phố Tôrinô. Ở đây, ta có 20 trường chính, 5 trường phụ với 7 nghìn học sinh. Như thế, sự lựa chọn cũng không khó gì.
Trường Torquatô Tatxô đã tìm được hai đại biểu ở đảo : một là dân Xarđênha, một là dân Xixilya. Trường Buôncompanhi cho cậu La Mã, mấy trường nữa đã tìm được những cậu ở Vênêzya ,ở Lôngbarđya, ở Rômanha. Trường Mônvizô trình cậu người Napôli là con một sĩ quan ; còn trường ta cử một cậu thành Giênôva và một cậu xứ Calabrya. Như thế kể cũng hay đấy chứ ? Nghĩa là toàn thể anh em ở tất cả các tỉnh trong nước Italia đến đưa phần thưởng. Khi các cậu đại biểu lên sân khấu trình diện, các con phải chú ý và phải hoan hô. Tuy là trẻ con thực, nhưng chúng thay mặt cho cả quê hương chúng thì khác gì người lớn. Một cái băng tam tài nhỏ kia có phải là biểu hiệu của nước Italia cũng như lá cờ lớn không? Các con hãy tiếp rước các bạn đại biểu cho nồng nàn để tỏ rằng cái trái tim mười tuổi, trái tim non nớt của các con cũng biết phấn khởi trước hình ảnh thiêng liêng của tổ quốc !
Nói xong, ông hiệu trưởng ra, thầy giáo chúng tôi mỉm cười nói thêm :
_ Côrasi nhớ chưa ? Con sẽ là ông nghị viên của xứ Calabrya đấy !
Chúng tôi đều vỗ tay reo cười. Khi ra phố, chúng tôi xúm lại kẻ ôm chân, người kiệu Côrasi lên vai và hò reo khác nào như người ta hoan nghênh một tướng quân thắng trận. Có anh hô :
_ Hoan nghênh ông nghị xứ Calabrya !
Đó là họ đùa chứ không phải là chế giễu . Họ mừng cho anh Côrasi cũng đáng vì anh là một người bạn ai cũng ưa, anh bị kiệuvà lôi kéo ra đến đầu phố thì chạm phải một ông mày rậm, râu đen, ông này thấy thế đang đứng cười .
_ Cha tôi đấy !
Thấy anh Côrasi nói vậy, chúng bạn liền ôm anh trao cho cha anh đỡ lấy rồi giải tán mỗi người một nơi.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:59

40.- Lễ phát phần thưởng

Thứ ba, ngày 14 tháng Ba

Khoảng hai giờ chiều, nhà hát lớn chật ních những người .Các ghế hạng nhất , hạng nhì , hạng ba , ghế hai bên và trên diễn đàn đều có người ngồi cả .Trong rạp có tới vài nghìn người : nào các cô , các cậu , các bà , các ông , nào giáo sư, nào thợ thuyền . Nhìn xuống sân rạp người ta trông thấy một lớp đầu và tay chuyển động , một làn sóng lông mũ dập dờn , một làn dải mũ, tóc tơ phất phới và những tiếng rì rầm vui vẻ khiến lòng ta hớn hở vô cùng .
Trong rạp treo những tràng hoa kết theo sắc cờ rất rực rỡ . Ở chỗ dàn nhạc người ta đã đặt thêm hai bậc lên xuống : bên phải là lối học sinh được thưởng lên đàn , bên trái là lối xuống . Trên sân khấu, người ta đặt một dãy ghế bành nệm nhung, trên lưng ghế giữa có treo một vòng hoa nguyệt quế . Bên cạnh là một cái bàn phủ thảm xanh , trên bày la liệt sách vở buộc bằng những dải tam tài đẹp đẽ quá khiến các cậu học trò nhìn bằng đôi mắt thèm muốn .
Phường nhạc vẫn ở chỗ ngày thường, nghĩa là đối diện với sân khấu . Các thầy giáo, các cô giáo đứng chật chỗ đầu hành lang là nơi đã dành sẵn . Sau phường nhạc có hơn trăm cậu bé ngồi trên những chiếc ghế dài giúp việc hát, mỗi cậu cầm một bài hát trong tay. Các giám thị đi đi lại quanh phòng để giữ trật tự và xếp học trò .Ở đây cuối cùng, mấy bà đang nắn nót mũ, áo cho con.
Đúng hai giờ, âm nhạc bắt đầu .Đồng thời, người ta trông thấy ông thị trưởng, ông quận trưởng, ông đốc học và nhiều vị khác vận lễ phục mầu thâm lên đàn , ngồi vào những ghế đỏ . Khi các tân khách yên vị và phường nhạc dứt bài thì một nhạc sư , tay cầm đũa nhịp đứng dậy ra hiệu cho các cậu bé hát . Các cậu đứng lên đồng thanh hát một bài rất là hùng tráng .Cử toạ đều lắng nghe và ra chiều cảm động .Hát hết bài, công chúng vỗ tay nhiệt liệt .
Cuộc phát phần thưởng bắt đầu .Thầy giáo cũ tôi, ở lớp hai, tóc đỏ mắt sáng, bước lên sân khấu giữ việc đọc danh sách các học sinh trúng giải .Người ta nóng lòng đợi xem 12 cậu giữ việc dâng sách cho các quan khách . Các báo đều đăng tin 12 người ấy sẽ là 12 cậu quê quán ở khắp các tỉnh nước Italia.
Chợt người ta thấy đoàn đại biểu xếp hàng đi đến và nhanh nhẹn bước lên sân khấu, rồi 12 cậu đại biếu đứng quay mặt ra, cậu nào cũng tươi tỉnh, nhưng hơi có vẻ ngượng nghịu .Cử toạ, chừng 3 nghìn người đều đứng cả dậy, tiếng vỗ tay và tiếng hoan hô nổi lên như sấm .Các cậu bé càng bối rối .
Tôi nhận ra ngay anh Côrasi, đại biểu xứ Calabrya, mặc y phục đen như mọi ngày. Một ông Hội viên thành phố ngồi cạnh chúng tôi, quen mặt mấy cậu đại biểu khác bèn chỉ dẫn cho mẹ tôi nghe :
_ Cậu bé tóc đỏ kia là đại biểu thành phố Venêzya, cậu lớn tóc quăn kia là đại biểu thành La Mã. Còn cậu bé nhất quàng cái băng xanh là đại biểu thành Phirenzê.
Trong bọn 12 cậu, có hai, ba cậu ăn mặc sang trọng, còn những cậu khác tuy là con nhà thợ thuyền nhưng cũng ăn vận sạch sẽ và chỉnh tề.
Các cậu xếp hàng một và diễu qua ông thị trưởng, một giáo sư đứng cạnh xướng danh ; nghe mỗi tên thì ông thị trưởng lại hôn một cậu :
_ Phirenzê, Napoli, Bôlônha, Palermô...
Mỗi cậu đi qua trên đài, quan khách lại vỗ tay một loạt. Các cậu đại biểu diễu xong ra đứng cả lên bên cạnh bàn sách. Thầy giáo bắt đầu xướng tên trường, tên lớp và tên các cậu được thưởng. Các cậu lần lượt lên sân khấu, coi rất đẹp mắt.
Một bài âm nhạc êm ái dịu dàng ở trong buồng trò phát ra, nghe tựa như những tiếng âu yếm của các bà mẹ, các thầy giáo và các cô giáo đang rủ rỉ khuyên lơn, khích lệ con em.
Những cậu được thưởng lần lượt lại chỗ các quan trưởng và các vị thân hào để lĩnh thưởng, mỗi lần trao sách, các ngài đểu nói với các cậu một câu âu yếm hoặc xoa đầu tỏ ý thân yêu. Mỗi khi thấy những cậu còn bé mà được phần thưởng to hay những cậu nghèo mà chiếm phần thường danh dự hay những cậu bé quá lên đàn cuống quít không biết đi đâu hoặc vướng chân vào mép thảm bị ngã, thì công chúng lại vỗ tay và cười reo rất vui vẻ !
Bây giờ đến lượt trường chúng tôi. Trước tiên tôi thấy gọi tên anh Côrasi. Hôm nay anh ăn mặc mới từ đầu đến chân, nét mặt nở nang, nụ cười tươi thắm để lộ đôi hàm răng trắng như ngà. Biết đâu sáng nay anh lại không vác củi đỡ cha mẹ. Ông thị trưởng vỗ vai anh hỏi tại sao trên trán anh lại có vết đỏ. Tôi đưa mắt nhìn cha và mẹ anh ngồi ở sân rạp thấy hai người bưng miệng cười. Thứ nhì là anh Đêrôtxi. Anh mặc bộ áo xanh thẫm, cúc kền sáng nhoáng, người mảnh dẻ, bộ thanh nhã trán cao, làn tóc đỏ toả xuống hai vai ; coi anh xinh xắn quá chừng , ai trông thấy cũng phải yêu. Các vị đều nắm tay hỏi han. Kế thầy giáo gọi :
_ Giulyoo Rôbetti !
Người ta thấy cậu con quan Ba pháo thủ chống nạng lên đàn. Người ta hỏi nhau và biết ngay nguyên nhân cái tai nạn đã xảy ra cho cậu, tức thì một tràng pháo tay nổ ran làm chuyển động cả rạp. Các ông thì đứng cả dậy, các bà thi vẫy mùi soa, nhao nhao cả rạp khiến cậu Rôbetti bối rối và cảm động run cả người đứng ỳ giữa sân khấu... Ông thị trưởng kéo cậu lại gần, hôn cậu, xong lấy vòng hoa nguyệt quế treo ở lưng ghế mắc vào đầu cái nạng cậu cầm ở trước ngực. Xong quan thị trưởng đưa cậu lại chỗ cha cậu ngồi ở hàng ghế thứ nhì, cha cậu liền đỡ cậu vào trong. Cử toạ đều vỗ tay khen ngợi.
Phường nhạc vẫn cử những bài êm ái du dương. Các học sinh vẫn kế tiwps lên đàn lĩnh thưởng. Đây là học trò trường Lacônxôlât, phần nhiều là con nhà buôn bán. Đây là học trò trường Vaukilya, con cái thợ thuyền. Nọ là trường Buôncompanhi, phần nhiều là con nhà làm ruộng. Cuối cùng là trường Ranhêri.
Phần thưởng phát xong, một trăm cậu học trò ở sân rạp lại đồng thanh hát nghe rất hùng hồn. Đoạn ông thị trưởng đọc một bài diễn văn ngắn. Ông đốc học nói tiếp :
_ Các con ơi ! Trước khi ở đây ra về, các con không được quên không để lời kính chào và lời cảm ơn những người đã chịu bao nỗi khó nhọc vì các con, những người đã hy sinh tất cả tâm trí cho các con, những người đã sống vì các con và sẽ chết vì các con, đó là những vị đang đứng ở bên cạnh các con đấy !
Ông đốc vừa nói vừa chỉ sang chỗ các thầy giáo và các cô giáo đứng. Cảm động về lời hiệu triệu ấy, mấy nghìn đứa trẻ đứng lên một loạt và giơ tay về chỗ các giáo viên. Các thầy và các cô đều vẫy mũ, vẫy tay để trả lời và có vẻ bùi ngùi về sự biểu lộ chân tình của lũ con em.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 19:59

41. Lòng cháu

(Truyện đọc hàng tháng)

Hôm ấy, nhà thằng Pherucsiô lặng ngắt hơn ngày thường. Cha nó là chủ một hiểu tạp hoá nhỏ, ra Phorli cất hàng, mẹ nó cũng theo đi, nhân tiện để chữa mắt cho một đứa cháu gái, đến hôm sau sau hai người mới về được. Người vú già, cơm chiều xong cũng xin phép về thăm con. Vì thế ở nhà chỉ còn một bà cụ già liệt chân với đứa bé 13 tuổi, tên gọi Pherucsiô.
Nhà này nhỏ, thấp ở chơ vơ cạnh đường cái ra Phorli ly sở tỉnh Rômânh. Sau nhà có vườn trồng rau, xung quanh rào giậu. Cạnh nhà là một toà khách sạn cháy đổ đã hai tháng nay, bỏ không. Bốn mặt là những cánh đồng dâu, xa xa thấp thoáng mấy làng xóm cô tịch.
Đêm ấy, đồng hồ sắp điểm 12giờ, bên ngoài trời tối như mực, mưa rơi tầm tã, gió thổi ào ào. Bà lão vẫn còn thức, ngồi tựa lưng trong cái ghế bành ở buồng ăn, là một gian bày lủng củng những bàn ghế cũ và chỉ cách vườn rau có một bức vách mỏng. Bà cụ có vẻ lo buồn và nóng ruột, mỗi tiếng động lại làm cho bà phải lắng tai.
_ Cạch ! cạch !
Có tiếng gõ cửa. Lần này đích thực là thằng Pherucsiô đi chơi về. Người ướt như chuột, đầu tóc rũ rượi vì mũ bị gió đánh bay xuống hố ! Trán nó sưng vếu bằng quả ổi vì nó đi đánh nhau bị ném đá phải. Không những thế nó còn thua bạc nữa, trong túi có đồng nào hết sạch !
Ánh sáng ngọn đèn dầu tuy lù mù leo lắt, bà cụ cũng nhìn thấy vẻ tiều tuỵ của cháu. Bà hỏi chặn mấy câu, hiểu ngay "ông cháu" đã đi đánh nhau và bị thua bạc. Biết không thể giấu được nữa, Pherucsi ô liền thú mọi tội. Bà cụ vốn thương cháu nhất nhà nên nức nở khóc.
_ Cháu ơi ! Thực là cháu chẳng thương bà, không thế sao cháu nhân lúc cha mẹ vắng nhà đi chơi bời lêu lỏng như vậy ? Để bà ro ró một mình ở nhà, cháu thực nhẫn tâm ! Này Pherucsi ô ơi ! Ta bảo cháu đã sa vào con đường đen tối nó sẽ đưa cháu tới những chốn xấu xa nhơ nhớp ! Ta đã trông thấy nhiều đứa trẻ bắt đầu lêu lỏng như cháu rồi sau thành ra những kẻ bất lương. Trước hết trốn nhà đi chơi, đánh nhau với bạn, ham mê cờ bạc rồi dần dần từ cái đấm đi đến lưỡi dao, từ cờ bạc đến việc làm xằng, từ việc làm xằng đến việc ăn cướp !
Pherucsi ô tựa lưng vào tủ, cúi gằm mặt đứng nghe.
Bà cụ vừa khóc vừa nói tiếp :
_ Từ chỗ cờ bạc đến chỗ ăn trộm, ăn cướp không xa đâu cháu ạ. Cháu không trông gương thằng Môzini ở vùng này là một thằng đầu trộm đuôi cướp, mới 24 tuổi đã hai lần ngồi tù. Mẹ nó, ta cũng quen. Bà ta buồn rầu về con rồi mất. Cha nó thất vọng cũng bỏ sang Thuỵ Sĩ. Ta biết nó từ khi nó hãy còn nhỏ. Thằng Môzini lúc đầu cũng lêu lỏng như cháu, rồi mỗi ngày một hư đốn thêm. Nếu cháu không nghe bà thì sau này cha mẹ cháu cũng sẽ phải chịu một số phận như cha mẹ thằng Môzini, chứ chẳng không !
Pherucsiô đứng im. Thực ra nó cũng là một đứa trẻ cũng có chút lương tâm, chỉ phải cái tính bướng bỉnh và khó bảo.
Thấy Pherucsi ô đứng im bà cụ lại nói :
_ Cháu ơi, cháu không có một câu gì để hối hận à ? Cháu thử trông kỹ thân hình bà xem có còn sống được bao lâu nữa ? Cháu không nên nhẫn tâm làm cho người sinh ra mẹ cháu đã quá già yếu,suy nhược, đang nằm kề miệng lỗ, còn phải đau lòng, còn phải rơi lệ ! Ngày còn bé sao cháu yêu bà, quí bà thế ? Đến bây giờ bà già yếu không đi lại được là lúc cần có cháu để an ủi thì cháu lại...
Nghe đến đây Pherucsi ô cảm động quá toan chạy lại với bà, bỗng có tiếng sột soạt ở ngoài vườn, nó dừng lại lắng tai.
Trời mưa nặng hạt.
Cửa vườn lại có tiếng động, lần này bà cụ nghe thấy, giật mình hỏi cháu :
Pherucsi ô nói khẽ :
_ Thưa bà, mưa !
Bà cụ lau nước mắt nói tiếp :
_ Cháu hãy hứa với bà : từ nay về sau, cháu sẽ không làm cho bà phải đau lòng nữa !
Bỗng cửa vườn lại có tiếng kẹt ! Bà cụ xám ngắt kêu :
_ Cháu ra xem. Không phải trời mưa...
Song bà lại bảo :
_ Nhưng thôi, cháu cứ đứng đây.
Rồi bà cầm tay Pherucsi ô kéo lại cạnh bà.
Cả hai bà cháu đều nín thở. Chỉ thấy tiếng mưa ào ào.
Một lát sau, hai bà cháu đều phát run lên vì có tiếng người đi ở gian bên cạnh.
Pherucsi ô cất giọng run run hỏi :
_ Ai đấy ?
Không tiếng trả lời.
Pherucsi ô mặt tái mét, hỏi dồn :
_ Ai đấy ? Ai đấy ?
Vừa hỏi xong, thì hai bà cháu đều rú lên một tiếng : Có hai người đàn ông nhảy vào trong buồng !
Một người sấn lại, một tay nắm chặt lấy Pherucsi ô , một tay bịt miệng nó ; còn người kia thì chạy lại bóp cổ bà già.
Người thứ nhất nói :
_ Muốn sống thì im mồm !
Người thứ hai giơ dao và kêu :
_ Suỵt !
Cả hai người đều đeo mặt nạ đen, người thứ nhất hỏi khẽ Pherucsi ô :
_ Tiền bạc bố mày để đâu ?
Pherucsi ô , hai hàm răng lập cập thưa :
_ Ở đằng kia....trong tủ.
Người kia bảo :
_ Mày theo tao !
Rồi lôi nó lại trước tủ giúi nó xuống đất,lấy hai chân kẹp lấy cổ , còn một tay cầm đèn lồng, một tay cạy tủ.
Vơ vét xong, chúng dọa hai bà cháu nếu kêu cứu, chúng sẽ lộn lại "sửa" cả hai.
Chợt có tiếng người đi và hát ở ngoài đường cái. Tên trộm thứ hai vung mặt ra ngoài mạnh quá làm rơi mặt nạ.
Bà lão kêu to :
_ Môzini !
Tên trộm thét lớn :
_ Đồ khốn nạn ! Không thể để mày được !
Nói xong, giơ dao thẳng cánh đâm bà lão !
Đồng thời, Pherucsi ô chạy ôm choàng lấy bà để chắn mũi dao.
Hai tên trộm đạp tắt đèn tẩu thoát, Pherucsi ô bỏ bà ra và thụt xuống đất, hai chân quỳ, đầu gục vào lòng bà.
Bà lão hoàn hồn gọi cháu :
_ Pherucsiô ơi !
Cháu đáp :
_ Bà ơi !
_ Chúng đi cả rồi chứ !
_ Vâng .
_ Chúng không giết bà.
_ Vâng.
_ Chúng không giết bà.
_ Không...bà thoát nạn. Chúng chỉ lấy tiền thôi. Nhưng cha cháu đã mang gần hết số tiền đi cất hàng, chả còn gì !
Bà cụ thở một hơi dài như trút một gánh nặng.
Pherucsi ô vẫn quỳ và ôm lấy bà, thở hổn hển nói :
_ Bà ơi ! Bà yêu quý của cháu ơi ! Bà vẫn yêu cháu chứ ? ...Thế mà, cháu cứ làm phiền lòng bà...
_ Không, cháu đừng nói thế, bà không nghĩ đến chuyện ấy nữa, bà quên cả rồi, bà yêu cháu bà vô cùng !
Bằng giọng run run, cậu bé gắng sức nói tiếp :
_ Cháu cứ làm phiền lòng bà, nhưng...bao giờ cháu cũng yêu bà trên tất cả mọi người. Bà có tha thứ cho cháu không? Tha cho cháu, bà ạ !
_ Ừ, bà tha lỗi cho cháu. Bà hết lòng tha lỗi cho cháu. Cháu chưa tin à ? Cháu yêu dấu của bà ơi ! Cháu hãy đứng dậy. Bà không mắng cháu nữa đâu ! Cháu giỏi lắm ! Đi thắp đèn đi... Cố lên ! Đứng dậy, Pherucsiô ơi !
Cậu bé đáp, giọng yếu dần :
_ Cám ơn bà. Bây giờ cháu yên lòng lắm. Bà ơi ! Bà có nhớ cháu bà không ? Bà không bao giờ quên cháu Pherucsiô của bà chứ ?
Thấy cháu nói vậy, bà cụ thất kinh vỗ vai cháu gọi :
_ Pherucsiô ơi !
Và cúi xuống nhìn mặt cháu.
Cậu bé nói thì thào trong hơi thở :
_ Bà nhớ cháu nhá ! Cháu nhờ bà hôn mẹ cháu...cha cháu...em Luygina...Lạy bà...bà ơi !
Bà cụ kinh ngạc lay đầu cháu và kêu :
_ Pherucsi ô ơi ! Cháu làm sao thế ? Trời ơi ! Không biết làm sao cháu tôi lại thế này ? Tội nghiệp cháu tôi ! Ai cứu cháu tôi với... Tỉnh dậy, cháu ơi !
Nhưng Pherucsi ô không trả lời. Cậu bé anh hùng ấy, bị lưỡi dao đâm suốt lưng, máu ra lênh láng vừa thở hơi cuối cùng, trong lòng rất sung sướng vì đã cứu bà thoát chết !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:00

42.- Chú phó nề trong phút hiểm nghèo

Thứ bảy, ngày 18

Bệnh tình "chú phó nề" mấy hôm nay có phần trầm trọng. Thầy giáo bảo chúng tôi lại thăm. Garônê, Đêrôtxi và tôi, ba người rủ nhau đi. Chúng tôi có hỏi thử cậu quý phái Nôbix, quả nhiên cậu chối từ một cách lãnh đạm. Cả đến anh Vôtini cũng thoái thác nữa, có lẽ anh sợ đến đấy, vôi sẽ giây bẩn bộ quần áo mới của anh chăng ?
Tan học chiều, chúng tôi ại thăm anh Antôniô tức "chú phó nề" mà chúng tôi thường gọi đùa. Trời mưa như trút ! Garônê đứng dừng ở giữa phố, lắc mấy đồng xu trong túi bảo chúng tôi :
_ Các anh định mua gì cho Antôniô ?
Đêrôtxi và tôi liền bỏ thêm tiền mua được 3 quả cam lớn. Chúng tôi leo cầu thang đến "rầm thượng". Đến cửa nhà anh Antôniô, Đêrôtxi liền tháo bội tinh bỏ túi. Tôi hỏi anh:
_ Sao lại tháo ra?
Anh đáp :
_ Cất mề đay, vào người không, có lẽ tiện hơn.
Chúng tôi gõ cửa, cha anh Antôniô ra mở, người cao lớn, nét mặt đầy vẻ lo lắng buồn rầu.
Ông hỏi:
_ Các cậu là ai?
Garônê đáp :
_ Chúng tôi là bạn cùng lớp với anh Antôniô, chúng tôi lại thăm và biếu anh mấy quả cam.
Ông phó nề lắc đầu đáp :
_ Tội nghiệp cho em! Không chắc em còn ăn được quà của các cậu cho nữa không !
Nói xong, ông lấy tay áo gạt nước mắt rồi dẫn chúng tôi vào chỗ anh Antôniô nằm. Mẹ anh đang quỳ và gục đầu bên cạnh giường không biết chúng tôi vào.
Trên tường treo mấy cái bàn chải , một cái cuốc và một cái sàng để sàng vôi.. Ở góc nhà có cái thùng sắt và mấy cái bay.
Anh Antôniô sao mà còm và xanh thế ? Anh nằm đờ và thở khò khè. hai chân anh ủ dưới cái áo ngoài của cha anh hãy còn loang lỗ những vết vôi.
Ngày thường bạn tôi xinh thế, vui thế, bây giờ nom khác hẳn đi, biết đến bao giờ anh mới lại có trò "nhăn mõm thỏ" với chúng tôi ?
Garônê đặt một quả cam bên gối, cạnh mặt Antôniô . Ngửi thấy hơi, anh quay lại cầm quả cam rồi lại bỏ rơi xuống và nhìn Garônê không chớp mắt.
Garônê lên tiếng :
_ Tôi là Garônê đây ! Anh có nhận ra không ?
Một nụ cười nhợt nhạt thoáng qua trên miệng, bệnh nhân cố đưa tay ra, Garônê đỡ lấy và đưa lên miệng hôn rồi nói :
_ Anh Antôniô ơi ! Cố lên ! Anh ạ. Mai kia anh khỏi, anh lại đi học với chúng tôi. Thầy giáo sẽ cho anh ngồi cạnh tôi. Anh có bằng lòng không ?
Cậu "phó nề" không nói gì.
Mẹ cậu bỗng dưng nức nở khóc :
_ Antôniô ơi !Nếu con có mệnh hệ nào thì mẹ cũng không sống được !
Ông chồng gạt đi nói :
_ Thôi, im đi ! Khóc mãi tôi đến phải điên mất.
Rồi ông quay lại bảo chúng tôi :
_ Cảm ơn các cậu. Xin các cậu hãy trở về nhà, ở đây buồn lắm !
Antôniô lại nhắm nghiền đôi mắt lại như người sắp chết .
Garônê nói :
_ Thưa ông, có việc gì tôi xin làm giúp .
Ông đáp :
_ Cảm ơn các cậu có lòng quí hoá... Chúng tôi không có việc gì cả.
Nói xong, ông đưa chúng tôi ra cửa. Nhưng xuống đến lưng chừng cầu thang chúng tôi nghe có tiếng gọi !
_ Anh Garônê, anh Garônê ơi !
Chúng tôi vội lộn lên.
Ông phó hơi mừng, chạy ra bảo :
_ Cậu Garônê ! Cháu vừa gọi cậu. Đã ba hôm nay cháu không nói năng gì, thế mà vừa rồi cháu gọi được cậu hai lần : Thực là một triệu chứng hay !
Anh Garônê liền bảo chúng tôi :
_ Các anh về trước. Tôi ở lại .
Nói xong, anh theo ông phó vào nhà.
Ra về, thấy mắt anh Đêrôtxi rỏ lệ, tôi hỏi :
_ Anh thương Antôniô lắm, phải không ? ...Anh ấy đã nói được , tất sẽ khỏi.
Đêrôtxi đáp :
_ Tôi cũng tin thế, nên không nghĩ đến Antôniô...Tôi đang nghĩ đến anh Garônê, anh ăn ở với bầu với bạn như thế thực đã chí tình, ai trông thấy cũng phải đem lòng quí mến.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:00

43.- Viện dục anh

Thứ ba, ngày mồng 4

Sáng qua cơm nước xong, tôi theo mẹ tôi lại viện dục anh (1) để nhờ bà Giám đốc trông nom giúp em gái anh Prêcôtxi. Tôi chưa được vào viện dục anh lần nào hôm nay đến đây, tôi lấy làm thích lắm.
Viện này có tới 200 trẻ em vừa con trai con gái. Chúng tôi đến gặp giờ ăn của các em bé. Hai cái bàn dài bày giữa phòng, hai bên mép bàn đều đục những lỗ tròn, mỗi lỗ đựng một chiếc bát gỗ màu nâu đầy cơm và đậu, cạnh đặt cái thìa thiếc con.
Lúc chúng tôi bước vào, thấy hai ba em bé ngã và cứ nằm xoài ra đất cho đến lúc cô giáo đến đỡ dậy. Nhiều em vừa vào bàn ngoài thấy cơm tưởng phần của mình cầm luôn thìa xúc ăn, nhưng cô giáo vội kêu : "vào nữa đi!" chúng liền bỏ thìa, kéo nhau vào bàn trong.
Chúng bắt đầu ăn. Cảnh tượng vui mắt làm sao! Em này ăn bằng hai thìa em kia ăn bốc ; nhiều em nhặt từng hột đậu bỏ túi, trái lại cũng có em gói đậu vào đầu khăn ăn, lấy tay nghiền nát vứt đi. Chỗ này mất em mải nhìn ruồi bay quên cả ăn, chỗ kia, mấy em vừa ăn vừa ho : cơm bắn ra bàn như mưa.
Người ta sẽ bảo đó là một cái chuông gà! nhưng dù sao, hai dãy dài gồm những trẻ em dung mạo hồng hào với những mớ tóc đỏ buộc dài màu sặc sỡ đã bày ra một bức hoạ linh động và vui mắt vô cùng!
Một cô giáo hỏi :
_ Đô các em biét : cây lúa mọc ở đâu ?
Chúng đồng thanh đáp như giọng đọc sách:
_ Lúa - mọc - trong - ruộng
Tôi đoán câu này có lẽ ở trong một bài tấp đọc.
Cô giáo lại bảo :
_ Giơ tay lên !
Tức thì một loạt cánh tay xinh nhỏ với những cánh tay hồng, trắng như những con bươm bướm giơ lên.
Ăn xong đến giờ chơi. Các em đều chạy lại lấy giành đồ ăn treo ở tường và xách ra vườn. Chúng tản mác mỗi em một nơi để lấy thức ăn trong giành như bánh tây, kẹo, phó mát, trứng luộc, đỗ luộc, đùi gà ra ăn tiệc nữa.
Trong nháy mắt, mặt vườn đã rắc đầy những mảnh bánh chẳng khác chi người ta vãi mồi để nhử chim. Chúng ăn bằng nhiều kiểu lạ lùng gặm , nhấm, la liếm, mút mát như những giống thỏ, chuột và mèo. Ba bốn em lấy que chòi chiếc trúng luộc như để tìm của bên trong, chúng làm rơi đến nửa chiếc xuống đất xong lại cúi xuống kiếm từng miếng một như tìm hạt ngọc, chẳng để sót tí nào.
Em nào có món gì ngon hoặc là thì hàng chục em khác đến quây quần chung quanh, ra vẻ thèm thuồng. Một cậu bé có chiếc bánh ngọt, bạn đến xin, cậu chỉ giơ tay dính đường cho mút. Mẹ tôi ra giữa vườn, xoa đầu em này rồi lại vuốt ve em kia. Các em khác đua nhau chạy lại vây lấy mẹ tôi, em nào cũng ngẩng mặt lên chực mẹ tôi hôn. Một cậu cho mẹ túi múi cam cắn giở, cậu thứ nhì cho cái vỏ bánh, cô thứ ba biếu mẹ tôi một chiếc lá cây.
Trong sân, lúc ấy hết chỗ này đến chỗ kia có chuyện, cô giào phải chạy đi chạy lại để xử kiện. Một cô bé chu lên khóc vì không tháo được nút khăn mùi xoa. Mấy cô nữa tranh nhau hai hột táo, cào cấu nhau rồi kêu khóc rầm rĩ. Một cô bé trèo lên ghế ngã, bị ghế đè không sao đẩy ra được, khóc hét lên !
Lúc sắp về, mẹ tôi ôm ba , bốn em bé vào lòng, tức thì các em ở bốn phía, miệng còn dính kẹo hoặc nhớt nhát nước cam, kéo lại muốn được mẹ tôi bế như các em kia ; rồi em này nắm lấy mẹ tôi để xem nhẫn, em kia kéo dây để xem đồng hồ, em khác nhảy lên với bím tóc mẹ tôi.
Các cô giáo bảo mẹ tôi :
_ Bà phải để ý, kéo chúng làm hỏng áo bà.
Nhưng mẹ tôi không lấy điều ấy làm quan trọng, cứ đùa với chúng và vuốt ve chúng nhue thường.
Lúc chúng tôi chào bà Giám đốc và các cô giáo để ra về, cả bọn dều chạy lại, tranh nhau đến trước, túm lấy mẹ tôi và đồng thanh kêu :
_ Lạy bà ạ ! (Cám ơn bà)
Sau cùng chúng tôi được ra thoát. Các em nhỏ còn xát mũi vào hàng rào sắt để nhìn theo. Chúng thò tay ra ngoài vẫy chào:
_ Cám ơn bà ạ! Mai bà lại đên chơi nhé !
Qua bức giậu do những bàn tay đâm ra tua tủa như những đoá hoa hồng, mẹ tôi bắt tay suốt lượt . Ra ngoài phố, mẹ tôi rơm rớm nước mắt, có ý nhớ bầy trẻ vừa thăm, nhưng trong lòng thấy sung sướng như đi xem một đám hội về và bên tai vẫn còn vẳng nghe thấy tiếng riu ríu :
_ Mai bà lại đến chơi nhá ! Cám ơn bà !
*************************
(1) Viện dục anh: nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:01

45.- Kỳ dưỡng bệnh

Thứ năm, ngày 20

Nào ai biết trước được rằng sau cuộc lữ hành vui vẻ kể trên, bỗng dưng tôi bị cầm giữ ở trong nhà mất mươi hôm không trông thấy trời đất chi cả. Toi vừa bị bệnh thoát chết ! Mẹ tôi thất vọng, đã bưng mặt khóc, cha tôi nhìn tôi có vẻ xót thương, các em tôi không dám nói to. Thầy thuốc ngồi luôn bên cạnh tôi nói những câu gì tôi không nhớ. Tôi thực chỉ còn việc vĩnh quyết mọi người.
Ba, bốn hôm qua, tôi không nhớ rõ, chỉ biết tôi đã qua một giấc mộng tối tăm và lộn xộn.
Hình như cô giáo lớp đồng ấu có đến cạnh giường tôi, tay cầm mùi soa che miệng, nín ho. Tôi lại nhớ láng máng rằng thầy giáo tôi đã cúi xuống hôn tôi, râu đâm vào cả vào má. Tôi lại trông thấy nhởn nhơ như ở trong đám sương mù :nào đầu đỏ của anh Crôtxi, nào tóc vàn của anh Đêrôtxi, nào bộ áo thâm của cậu học trò xứ Calabrya. Sau cùng, anh Garônê đã đem cho tôi một quả quít còn cả lá rồi anh trốn thẳng vì mẹ anh ở nhà cũng ốm nặng. Như ngủ một giấc đại dài, hôm nay tôi đã tỉnh thức và biết rằng tôi đã thoát nguy vì tôi thấy cha mẹ tôi tươi cười, em Xilvya ca hát vang nhà.
Hôm nay tôi đã khá nhiều ! Chú "phó nề" vừa đến thăm tôi. Chú đã làm tôi bật ra tiếng cười thứ nhất bằng cái "mõm thỏ" của chú nhăn ra ! Anh Côretti cũng đến, anh Garôphi cũng đến. Hôm qua, anh Prêcôtxi lại thăm gặp lúc tôi ngủ, anh sẻ hôn tay tôi rồi lui ra. Lúc dậy tôi thấy vết than đen in vào tay áo, tôi rất lấy làm sung sướng và biết ngay là Prêcôtxi đã đến thăm tôi.
Trong khoảng có mươi hôm mà cây lá đã xanh tốt khác thường ! Cha tôi bế tôi ra cửa sổ, nhìn thấy trẻ con cắp sách đi học, tôi thèm quá !
Trong mấy hôm nữa, tôi cũng sẽ được đi học, sẽ được trông thấy thầy tôi, bạn tôi, lớp tôi, ghế tôi, thấy vường và thấy phố. Tôi sẽ biết những sự đã xảy ra trong khi tôi ốm. Tôi sẽ lại được cầm đến sách, vở bỏ xó bấy lâu. Nghỉ học mới có mươi hôm mà tôi tưởng tượng như là một năm chưa được trông thấy nhà trường.
Thương hại cho mẹ tôi, lo lắng quá sinh ra xanh xao gầy yếu ! Thương hại cho cha tôi ra vào mệt nhọc ! Cảm lòng cho chúng bạn đã nhớ và đến thăm tôi ! Tôi lại nghĩ đến ngày phải "chia tay" các bạn mà tôi buồn. Chúng tôi còn được xum họp cùng nhau một năm nữa. Sang năm, học hết bậc, nhiều bạn như Garônê, Prêcôtxi và Côretti sẽ thôi học. Thế là anh em phải xa nhau. Tôi có cái tưởng tượng : một ngày kia rủi mà tôi lại bị đau, có lẽ anh em sẽ không biết mà đến thăm tôi.
Thiệt thòi thay những khi phải "xa cách" các bạn thân yêu !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:01

46.- Bạn ta là thợ

Thứ hai, ngày 24

Enricô ơi ! Như thế sao lại gọi là "xa cách" ? "Xa cách" hay không là ở như lòng con. Sau khi tốt nghiệp lớp bốn con sẽ lên trường Trung học (1) Bạn con nhiều người sẽ ra làm thợ, nhưng các con sẽ cùng ở một tỉnh với nhau trong nhiều năm nữa, như thế sao lại không có dịp gặp nhau ? Khi con lên trường tiểu học rồi, những ngày nghỉ, con sẽ tìm bạn con trong cửa hàng hay xưởng thợ, con sẽ lấy làm thú vị trông thấy bạn học con đã ra người lớn, đã làm được việc. Đi lại với bạn luôn, con sẽ học thêm được nhiều điều bổ ích về nghệ thuật, về xã hội công nhân, về xứ sở của con mà ngoài bạn con ra không ai có thể chỉ dẫn cho con hơn được. Con nên nhớ rằng lúc bé, con không có tình thân ái vói bạn đồng học thì khi lớn lên con sẽ khó lòng tìm được những bạn giống thế ở ngoài lớp con học ngày xưa. Như thế, con sẽ chỉ sống trong một giai cấp xã hội cũng như một người chỉ chuyên đọc một quyển sách, như thế, đời con sẽ buồn tẻ, kiến văn sẽ hẹp hòi. Con nên giữ tình hữu ái với các bạn con ngay từ bây giờ thì sau này dù có kẻ bắc người nam, tâm tình ấy sẽ không vì thế mà phai nhạt. Con phải biết rằng : người thượng lưu ví như sĩ quan mà thợ thuyền ví như binh lính. Trong xã hội cũng như trong quân gia, người lính cũng đáng quí trọng như ông quan vì các giá trị con người là ở việc làm chứ không hải ở lương bổng : ở tài năng chú không phải ở giai cấp. Con phải biết yêu mến và quí trọng những con thợ thuyền tức là những con binh lính trong đạo quân "cần lao" ! Con phải tôn kính chúng vì cha mẹ chúng đã chịu bao nhiêu nỗi khó nhọc bao nhiêu sự hy sinh. Con hãy yêu Garônê, Côretti, Prêcôtxi và cậu phó nề vì trong lòng ngực thợ thuyền của chúng đã ẩn những trái tim vàng. Con phải thề rằng sau này dù số phận có đổi thay, con phải giữ vững mối tính hữu ái thuở anh niên. Và 40 năm sau, nếu con qua một ga xe lửa kia lại gặp bạn cũ, như Garônê chẳng hạn, trong bộ áo nhọ đen của người tài xế, thì ặc dầu lúc ấy con là một vị thượng thư, cha chắc rằng con sẽ nhảy lên tàu hôn bạn không e lệ gì.
Cha con.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:02

47.- Bà mẹ anh GARÔNÊ

Thứ sáu, ngày 28

Tôi đã khỏi hẳn và đi học được. Sáng qua tôi vừa ra trường thì được ngay một tin buồn. Đã hơn tuần lễ nay, anh Garônê không đi học, vì mẹ anh ốm nặng. Mẹ anh đã mất hôm thứ tư. Học trò vào lớp đông, thầy giáo bảo chúng tôi :
_ Cái tai hoạ to lớn nhất đời của một đứa trẻ, vừa mới xảy ra cho anh Garônê : anh đã mất mẹ. Ngày mai, Garônê sẽ đi học, vậy thầy khuyên các con nên kính trọng sự khổ thống của Garônê. Khi Garônê đến trường, các con nên hỏi han một cách ân cần, nhất là phải đứng đắn, đừng cười, đứng nói chơi. Thế mới gọi là người biết lễ.
Sáng nay, chúng tôi vào học được một lúc thì quả nhiên, anh Garônê đến. Thấy anh xanh xao, mắt đỏ, chân bước không vững, tôi thương tâm quá. Anh trông như người ốm mới dậy, nhiều người không nhận ra, anh ăn mặc toàn đồ thâm, ai trông thấy thế cũng động lòng...
Đến cổng trường, nhìn thấy chỗ mẹ anh đứng đón anh mọi khi, vào trong lớp, trông thấy cái bàn mà mới đây mẹ anh cúi xuống dặn dò anh trước khi làm bài thi, anh lại nức nở khóc.
Cả lớp im lặng như tờ.
Ông Perbôni kéo tay, ôm anh vào lòng và bảo anh :
_ Con ơi ! Cứ khóc, khóc đi, nhưng con phải cố can đảm mới được. Mẹ con tuy không có ở trên đời này nữa, nhưng mẹ con vẫn trông thấy con, vẫn sống bên mình con và một ngày kia, con sẽ lại trông thấy mẹ con vì con có một tâm hồn tử tế và thành thực như mẹ con. Can đảm lên con ạ !
Nói xong, thầy theo anh về ghế, cạnh chỗ tôi. Anh mở sách ra, trúng ngay bài có bức vẽ "người mẹ dắt con" anh lại gục đầu xuống bàn, âm thầm khóc...
Thầy giáo ra hiệu cho chúng tôi để mặc anh, buổi học bắt đầu..
Tôi muốn an ủi anh một vài câu, nhưng không biết nói thế nào, tôi liền vỗ vai anh và nói nhỏ :
_ Anh Garônê ơi ! đừng khóc nữa !
Anh không trả lời và cũng không ngẩng đầu lên, chỉ đưa tay nắm chặt lấy tay tôi.
Lúc tan học, không ai dám nói chuyện với cậu bé đáng thương ấy, mọi người đều lượn quanh cậu im lặng và kính cẩn. Trông thấy mẹ tôi ở cửa trường, tôi chạy ra ôm lấy mẹ tôi thì mẹ tôi gạt tôi ra. Tôi chưa hiểu tại sao thì thấy anh Garônê nhìn tôi bằng đôi mắt rầu rầu, hình như muốn bảo tôi :
_ Anh cùng về với mẹ anh. Còn tôi, từ nay phải thui thủi một mình ! Anh còn mẹ ! Tôi mất mẹ !
Lúc đó tôi mới hiểu tại sao mẹ tôi lại gạt tôi ra và tôi đi một mình không để mẹ tôi dắt tay nữa.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:02

48.- Lòng nghĩa hiệp

(Truyện đọc hàng tháng)

Trưa nay, thầy giáo đã dẫn chúng tôi ra dinh ông quận trưởng để dự lễ gắn "Công dân giá trị bội tinh" cho một cậu bé đã cứu bạn thoát chết đuối ở sông Pô.
Một lá cờ tam tài lớn bay phất phới ở bao lơn công thự.
Chúng tôi vào sân, trong ấy đã có đông người. Trong cùng tôi trông thấy một cái bàn kê ở giữa phủ thảm đỏ, đằng sau có một dãy ghế bành thiếp vàng là chỗ ông Quận trưởng và các ông hội viên ngồi. Ngoài sân, một bên là toán lính đứng bồng súng, một bên là phường nhạc. Học trò và thầy giáo các trường đều có mặt. Ngoài ra lại có một số đông các bà, các ông, các sĩ quan, những dân quê và trẻ con đứng quây quần tựa hồ như trong một rạp hát lớn vậy.
Bỗng dưng có tiếng vỗ tay nổi ran từ ngoài cửa vào trong sân. Tôi kiễng chân lên xem thấy mọi người giạt ra nhường lối cho một người đàn bà và một người đàn ông dắt tay một cậu bé tiến vào. Cậu bé ấy là người đã cứu bạn.
Người đàn ông kia là cha cậu, làm thợ nề, ăn mặc như ngày Tết ; người đàn bà mẹ cậu, người nhỏ nhắn vận áo chùng thâm ; còn cậu bé, da trắng tóc vàng, mặc áo màu tro.
Trông thấy đông người và nghe tiếng vỗ tay rầm rập cả ba đều bối rối, không bước được nữa và không dám nhìn ai. Một viên thừa phát lại (1) phải chạy đến dẫn vào. Cha mẹ cậu đứng nghiêm chỉnh mắt nhìn vào bàn. Cậu bé đứng cạnh, mũ cầm tay.
Bỗng có tiếng hô lớn :
_ Nghiêm !
Hai hàng lính vừa đứng chỉnh tề thì ông Quận trưởng ngang lưng thắt dải tam tài, đi vào, có nhiều quan chức khác theo sau. Ngài đứng trước bàn, các quân tuỳ tùng theo ngôi thứ đứng hai bên. Phường nhạc cử hết bài, ông Quận trưởng ra hiệu, mọi người im lặng.
Ngài bắt đầu nói. Đoạn đầu tôi không nghe rõ, nhưng đoán là ngài kể lại việc làm của cậu bé.
Dần dần ngài cất cao giọng, những người ở ngoài sân đều nghe rõ, ngài nói :
...Đứng trên bờ, trông thấy bạn nhấp nhô theo sóng, sắp làm mồi cho Thuỷ thần, cậu vội vứt quần áo chạy xuống. Người ta kêu :"Sâu đấy ! Xuống thì chết !". Cậu không trả lời. Người ta giữ cậu lại, cậu đẩy mọi người ra. Người ta gọi giật lại, cậu đã nhảy xuống nước rồi. Sông to sóng cả, nguy hiểm vô cùng ! Người lớn trông thấy cũng phải sờn lòng thế mà cậu đem hết sức tấm thân thể bé nhỏ để phấn đấu với tử thần. Cậu bơi theo và nắm kịp nạn nhân bấy giờ đã đuối sức và đành cho ngọn nước cuốn đi. Cậu một tay cắp lấy nạn nhân giơ lên, một tay hăng hái bơi vào. Nước ngược sóng to ! Nhiều lần cậu đã bị chìm rồi lại cố ngoi lên được. Sau bao nhiêu phút hồi hộp và lo lắng của những kẻ đứng trông cậu kéo được nạn nhân vào bờ. Rồi cậu lại hiệp lực cùng mọi người để cứu chữa, không bao lâu nạn nhân được hồi tỉnh.
Xong, cậu im lặng và một mình thủng thỉnh về nhà.
Thưa các ngài, cái hào khí của con người ta bao giờ cũng đẹp và đáng kính ; nhưng cái hào khí ấy ở một đứa trẻ chưa có óc hiếu danh hay vụ lợi, ở một đứa trẻ sức yếu mà gan to, ở một đứa trẻ chưa phải bó buộc làm những bổn phận quá cao ấy, ở một đứa trẻ nếu có chỉ hiếu nghĩa vụ phải hy sinh và không đủ sức thực hành cũng đã đủ khiến ta đáng quí, đáng khen, cái hào khí ở một đứa trẻ như thế, thực là tuyệt đỉnh ! Thưa các ngài ! Tôi không nói thêm gì nữa, vì đối với một việc lớn lao như vậy, bao nhiêu lời khen cũng là thừa.
Cái người có hành động anh hùng ấy, cái người có lòng nghĩa hiệp ấy, thưa các ngài, đây ! Hỡi các binh sĩ ! Các người hãy chào y như một người em. Hỡi các bà mẹ ! Các bà hãy cầu phúc cho y như một người con. Hỡi các học sinh ! Các con hãy nhớ lấy tên y, hãy ghi lấy cái nghĩa cử ấy vào tim , óc các con.
Con ơi, đứng gần lại đây ! Khâm phụng hoàng đế nước Ý, ta trao cho con tấm "Công dân giá trị" này !
Tiếng hoan hô vang động một khu trời. Ông Quận trưởng cầm tấm bội tinh trên bàn đính vào ngực cậu bé, xong hôn cậu ba, bốn lần.
Sau khi bắt tay cha cậu và mẹ cậu, ông Quận trưởng cầm đạo sắc lệnh về huy chương ấy trao cho mẹ cậu và quay lại nói với cậu :
_ Ta mong rằng cái ngày rất vẻ vang cho con, cái ngày rất sung sướng cho cha mẹ con này sẽ duy trì con trên con đường đạo đức và danh dự mãi mãi. Chào con !
Nói xong, ông Quận trưởng trở ra giữa những tiếng kèn hùng tráng. Ai cũng tưởng đến đây là hết. Hốt nhiên, đám công chúng ở ngoài rẽ ra mở lối cho một cậu bé độ 8, 9 tuổi chạy vào ôm lấy cậu bé vừa được Bội tinh.
Tiếng vỗ tay và tiếng reo lại nổi lên khắp sân. Mọi người đều hiểu dó là cậu bé bị nạn vào cảm ơn người đã cứu mình.
Khi hai cậu dắt nhau ra, một trận mưa hoa ở bao lơn rơi xuống như trăm nghìn con bướm bay mừng !
-------------------
(1) Viên chức làm việc bàn giấy trong các công sở.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:07

49.- Hy sinh

Thứ hai, mồng 9

Hôm qua tôi đang mãi chép bài thì em Xylvia rón rén vào bảo tôi rằng :
_ Anh lại buồng mẹ với em. Sáng nay, em nghe thấy cha nói chuyện với mẹ. Hình như có một sự gì quan trọng và không hay cho cha. Cha ra vẻ thất vọng, mẹ đem lời an ủi. Như thế có lẽ nhà ta đến lúc xuống rồi ! Anh ạ. Cha mẹ ta sẽ hết tiền. Bổn phận ta là phải hy sinh đê giúp đỡ cha mẹ, phải không anh? Nếu anh vui lòng em sẽ thưa với mẹ .Vậy anh có đồng ý với em không ?
Tôi bằng lòng.
Em Xylvia dắt tôi vào phòng mẹ tôi. Lúc ấy mẹ tôi đang ngồi khâu, vẻ tư lự. Chúng tôi chạy vào ngồi cạnh mẹ tôi. Em tôi nói luôn :
_ Mẹ ơi , chúng con có chuyện muốn thưa với mẹ.
Mẹ tôi lấy làm ngạc nhiên, ngẩng nhìn chúng tôi.
Em tôi nói :
_ Thưa mẹ, có phải cha con đang đứng vào trong cảnh thất bại không ?
Mẹ tôi đỏ mặt nói :
_ Con nói gì thế ? Không phải đâu. Ai bảo con thế ? Tại sao con biết ?
Xylvia nói giọng quả quyết :
_ Chả ai bảo con. Con biết rồi... Mẹ ơi, về phần chúng con, chúng con muốn hy sinh đôi chút. Mẹ hứa cuối tháng sẽ mua cho con cái quạt và cho anh Enricô hộp thuốc vẽ. Bây giờ chúng con không thích nữa. Chúng con không muốn cha mẹ phải tiêu nhiều mẹ ạ.
Mẹ tôi định nói thì Xylvia lại tiếp luôn :
_ Anh Enricô và con đã quyết rồi. Cha chúng con còn chưa kiếm ra tiền thì chúng con còn phải tằn tiện. Chúng con xin nhịn ăn sáng và ăn tráng miệng. Như thế sẽ đỡ ít tiền chợ. Và nếu còn phải dè sẻn các thứ khác nữa như quần áo, giày dép, chúng con cũng xin vui lòng. Những đồ chơi của chúng con đem bán đi cũng được ít tiền. Rồi con sẽ làm con sen cho mẹ, con sẽ khâu giúp mẹ. Mẹ muốn sai bảo việc gì, con xin làm tất... Miễn là mẹ và cha khỏi phải lo nghĩ và được yên lòng...
Em tôi nói xong, mẹ tôi vừa cười vừa khóc, hôn chúng tôi và bảo rằng :
_ Các con nghe lầm đấy. Nhờ trời, nhà ta chưa đến nỗi phải sa sút như các con tưởng. Mẹ cám ơn các con đã nghĩ và thương đến cha mẹ.
Tối đến, mẹ tôi đem chuyện nói lại với cha tôi. Nhưng người cha đáng thương của chúng tôi chẳng nói chẳng rằng.
Chúng tôi còn đang phân vân trong dạ thì bỗng sáng nay chúng tôi được một sự ngạc nhiên và vui sướng quá chừng là em Xylvia thấy ở dưới khăn ăn cái quạt mới và tôi, một hộp thuốc vẽ 12 màu !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:07

50.- Một vụ hoả tai

(Vụ hoả tai này đã xảy ra tại thành Tôrinô trong đêm hôm 27 tháng giêng năm 1880)
Chủ nhật, ngày 14


Sáng nay, trong khi đang ngồi bàn viết tìm một đầu đề về bài luận tự do mà thầy giáo bảo làm hôm trước, chợt có hai người lính cứu hoả xin phép cha tôi vào xem bếp và lò sưởi vì họ trông thấy ngọn lửa trên ống khói (1) và không biết lửa tự nhà nào phát ra. Cha tôi bảo họ cứ vào mặc dầu lúc ấy bếp nhà tôi tắt cả. Họ xem xét các buồng và áp tai vào tường nghe những ống dẫn hơi của các nhà bên cạnh đi qua đấy xem có lửa hay không.
Cha tôi bảo tôi rằng :
_ Enricô ơi ! Đó là một đầu đề bài luận : "đội lính cứu hoả". Hai năm trước đây, ta đã có dịp xem họ làm việc. Con hãy viết theo lời ta kể lại.
Nửa đêm hôm ấy, ta đi xem hát ở rạp Balbô về đến phố La-Mã, bỗng thấy lửa sáng rực trời và một đám đông người đang chạy. Một nhà ở cuối phố đang cháy ! Khói và lửa ở những cửa sổ trên mái bốc lên ngùn ngụt. Đàn ông đàn bà chạy ra bao lơn rồi lại chạy vào, tiếng kêu khóc inh ỏi một góc trời. Công chúng kêu gào :
_ Có ai vào cứu người ta không ? Họ chết cháy cả bây giờ. Các ông đội cứu hoả ơi ! Các ông đội cứu hoả ơi !
Ngay lúc ấy, 4 người lính cứu hoả vừa tới, chạy thẳng vào đám cháy. Đồng thời, một cảnh tượng rùng rợn hiện ra ở trên gác thứ ba : Một người đàn bà bị ngọn lửa dồn ra bao lơn, không có lối xuống, gào khóc mất cả tiếng mà chưa ai tìm cách gì cứu được.
Những người lính cứu hoả đã vào trong rồi nhưng không sao lên được tầng thứ ba vì những xà nhà đổ xuống nghe như tiếng sấm mà khói lửa lấp hết cả lối vào. Họ liền chạy ra chỗ đầu nhà chưa cháy, phá mái, dòng day leo xuống...
Gió to ngọn lửa càng lan ! Người đàn bà cháy sém cả mặt, chỉ còn chút nữa là bị thiêu sống và rơi xuống đất. Bỗng người ta thấy viên đội cứu hoả mặt đen thủi ở trong đám khói lửa hiện ra đỡ lấy người đàn bà khốn khổ ấy và trao cho một người lính khác vừa áp thang leo tới.
Người ta đang hồi hộp lo cho số mệnh ba người lính đã cùng viên đội xông vào đám cháy lúc đầu, mãi không thấy ra, thình lình thấy cửa sổ ở tầng thứ nhì tung ra, người ta vội mang thang lại thì mấy người lính ấy liền chuyền tay nhau ôm những nạn nhân ra và trao cho người lính khác đứng đón ở cầu thang : một đứa con gái, hai đứa con trai, một người đàn bà, một ông lão. Những người này đều được vô sự.
Mặc dầu ngọn lửa lem lém bên mình, viên đội cứu hoả , người đã trèo lên đầu tiên, đứng lại cho mọi người xuống hết để xuống cuối cùng.
Công chúng đều ngợi khen tất cả những người lính can đảm vừa xuống. Nhưng đến lượt viên đội là kẻ xung phong của đội, là người đã vào sinh ra tử để làm gương cho bạn đồng đội, là người sẽ phải chết theo nếu một người trong bọn lỡ thiệt mạng , vừa để chân xuống đất, thảy đều hò reo nhiệt liệt và giơ tay chào một cách kính cẩn và biết ơn.
Rồi chỉ trong giây lát, cái tên Rôbinô xưa nay chẳng ai biết đến , đã truyền khắp cửa miệng.
Con ơi như thế gọi là can đảm đấy ! Đã gọi là can đảm thì không bao giờ suy luận, không bao giờ nghĩ ngợi, đi luôn đến chỗ có tiếng thất vọng kêu gào !
Hôm nào rỗi, cha sẽ đưa con đi xem đội cứu hoả diễn tập và chỉ cho con viên đội Rôbinô. Chắc con sẽ thích...
_ A ! May quá ! Ông đội Rôbinô đây rồi !
Tôi ngoảnh lại thì hai người lính cứu hoả vào bếp ban nãy đang trở ra và đi trong sân.
Cha tôi chỉ vào người bé nhất đeo lon vàng, bảo tôi :
_ Con ra bắt tay ông đội Rôbinô đi !
Ông đội dừng lại, tươi cười đưa tay cho tôi bắt, xong chào cha tôi rồi ra.
Cha tôi nói thêm :
_ Con nên nhớ rằng : trong đời con, con sẽ bắt tay trăm, nghìn người, nhưng cha quả quyết rằng trong trăm, nghìn bàn tay ấy hồ dễ con đã kiếm được lấy mười bàn tay có giá trị như bàn tay can đảm của viên đội cứu hoả vừa ra.
-----------------
(1) Ống khói chung của cả khu nhà có nhiều chủ ở.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty5/1/2011, 20:09

51.- Quê người tìm mẹ

(Truyện đọc hàng tháng)

Cách đây vài năm có một đứa bé 13 tuổi là con một người thợ đã mạo hiểm đi một mình từ thành Giênôva sang Mỹ Châu để tìm mẹ.
Tên cậu là Marcô. Nhà cậu nghèo. Cha làm thợ kiếm không đủ ăn nên mẹ cậu phải đi ở cho một nhà ở thành Buênox Airex, thủ phủ nước cộng hoà Arhentina ở Nam Mỹ Châu. Sở dĩ mẹ cậu phải đi xa như thế là vì ở bên ấy những người làm được trả công cao.
Tại thành Buênox Arex, cha cậu có một người em họ mở hiệu buôn, nên tin tức cứ do người này nhận và gửi giúp.
Năm thứ hai, ở nhà chỉ nhận được một lá thư nói bà bị bệnh rồi thôi không tiếp được tin gì khác nữa. Cha cậu viết thư hỏi người em họ, đợi mãi không thấy trả lời. Cha cậu liền viết thẳng cho người chủ nhà, thơ bị trả lại vì đề sai địa chỉ. Sốt ruột, cha cậu làm đơn nhờ toà Lãnh sự Italia ở đấy điều tra giúp nhưng cũng vô hiệu vì có lẽ mẹ cậu tưởng nghề đi ở là hèn nên đã giấu tên để khỏi phương hại đến gia đình.
Thấy cha buồn rầu, Marco quả quyết xin cha cho phép sang Nam Mỹ tìm mẹ. Cha cậu đang phân vân, may sao lại có người bà con quen với một viên quan Ba tàu thuỷ xin cho cậu được vé hạng ba không mất tiền nên ý định của cậu được thực hiện ngay.
Một buổi chiều đẹp về tháng tư, cha cậu đưa cậu xuống tàu.
Mất 27 ngày lênh đênh trên mặt bể, cậu âm thầm chịu bao nhiêu nỗi khổ tâm : phần nhớ nhà, phần lo mẹ có khi đã qua đời, phần bị say sóng lắm khi tưởng đến phải bỏ thân trong bể cả. Một buổi rạng đông tháng năm, tàu cập bến Buênox Airex , trên sông Laplata .
Sau khi từ biệt người bạn đồng hành là một ông già người xứ Lombar, cậu xách va-li lên bộ thẳng đường vào thành phố.
Cậu hỏi thăm mãi mới tìm được phố Lox Artex là nơi người chú họ tên là Mêrelli ở đấy. Đến số nhà 171 hỏi thăm thì có một người đàn bà trả lời bằng tiếng Italia :
_ Ông Mêrelli đã mất một vài tháng nay. Cửa hàng bán lại cho tôi rồi !
Được tin như sét đánh bên tai, cậu xám mặt lại hỏi :
_ Ông Mêrelli quen với mẹ tôi. Mẹ tôi ở cho ông Mêkinêx tỉnh này. Vậy bà có biết nhà, xin làm ơn chỉ giúp. Tôi đi từ nước Italia sang đây chỉ có việc tìm mẹ tôi.
Bà chủ động mối thương tâm, liền gọi thằng nhỏ vẫn chạy giấy cho ông Mêrelli ra hỏi, nó biết ngay và vui lòng dẫn cậu lại nhà ông Mêkinêx cách đấy không xa.
Đến nơi, cậu giật chuông, một người con gái ra mở cửa. Cậu hỏi, người con gái ấy trả lời bằng tiếng Tây Ban Nha :
_ Nhà ông ấy đã dọn về Corđôva rồi.
_ Thành Corđôva ở đâu, thưa cô ? Người vú già người Italia , mẹ tôi đó, có đi theo không ?
Người con gái chạy vào gọi cha. Một ông to lớn, râu đen ra hỏi đầu đuôi. Thấy vậy, ông thương tình mời cậu vào nhà, cấp cho ít tiền và viết một phong thư giới thiệu cậu với một người bạn ở tỉnh Larôxarioo và gửi cậu đến Corđôva. Vị ân nhân ở Labôca lại cho cậu một tấm thiếp để đưa cho một người bạn thân ở thành Rôrioo. Sau 3 ngày và 4 đêm đi thuyền trên sông Parana cậu tới thành phố Rôrioo vào một buổi sáng. Thành phố này ở ngay bờ sông, những bóng lâu đài tráng lệ phản chiếu xuống mặt sông coi rất ngoạn mục. Vào thành phố Rôrio, cậu có cảm giác như là lộn lại các thành phố khác mà cậu đã qua vì trước mặt vẫn thấy những phố dài dằng dặc, thẳng băng và chia các ngả trong một khoảng đất phẳng phiu, hai bên vẫn thấy nhà cửa trắng thấp và diêm dúa như những hoa trang trên bãi bể, trên đầu vẫn thấy những dây điện báo chằng chịt như màng nhện.
Cậu tìm được đến vị cứu tinh ghi trong tấm thiếp, vào hỏi thì người quản gia đáp :
_ Ông chủ và cả gia quyến vừa mới về quê ở Buênox Airex rồi.
Cậu thất vọng kêu :
_ Chết chửa ! Tôi làm thế nào bây giờ ? Tôi một thân một mình đến đây, cần gặp ông chủ để người giúp cho một việc...
Người quản gia sừng sộ :
_ Đã bảo đi vắng ! Giúp cái gì ? Ở đây đã thừa dân Italia lắm rồi ! Mày trở về nước Italia mà xin ăn.
Cậu cực nhục vô cùng, xách vali trở ra, óc rối bời bời.
Biết làm thế nào bây giờ ? Từ Rôxario đến Corđôva còn cách một ngày xe lửa nữa mà trong túi chỉ còn có vài lira.
Buồn và mệt, cậu đặt cái vali xuống hè, ngồi lên, lưng dựa vào tường, hai tay bưng mặt...
Chợt có người đến vỗ vai hỏi bằng tiếng Italia :
_ Ngồi làm gì đây ?
Cậu ngẩng nhìn thì ra ông lão đồng hương đã cùng đi với cậu một chuyến tàu.
Cậu kể hết sự tình, ông già nghĩ được một diệu kế.
Ông liền đưa cậu vào khách sạn "Ngôi sao nước Italia" giữa lúc những kiều dân Italia đang ăn uống. Ông giới thiệu cậu là một đứa con nhỏ đã vượt trùng dương và chịu đói khát để đi tìm mẹ. Ai cũng có lòng thương hại cậu, vì thế trong có mười phút đã thu được 40 lira.
Sáng hôm sau, cậu lên tàu đi Rôxario, chập tối thì đến nơi.
Nhờ một vị linh mục chỉ đường, cậu tìm đến nhà kỹ sư Mêkinêx gõ cửa, có một bà già cầm đèn ra hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha :
_ Hỏi ai ?
Cậu đáp :
_ Tôi hỏi ông kỹ sư Mêkinêx.
Bà già khoang tay vào ngực, lắc đầu đáp :
_ Mày cũng hỏi ông Mêkinêx à ? Đã ba tháng nay người ta cứ đến nhiễu mãi. Những tin đăng báo vẫn chưa đủ à ? Dễ thường phải yết thị khắp các phố phường là ông Mêkinêx đã dọn đi Tucuman rồi người ta mới để yên ?
Marcô phát uất nói :
_ Trời ơi ! Có lẽ tôi phải chết ở đây và không được nhìn mặt mẹ tôi !... Xin bà làm ơn bảo giùm tỉnh ấy ở đâu ? và cách bao xa ?
_ Thành Tucuman cách đây bốn năm trăm dặm.
Marcô nức nở khóc .
Bà già thương hại bảo :
_ Nhà số 3 đầu phố này có người lái buôn thường chở hàng bằng xe bò đi Tucuman. Mày thử lại hỏi xem họ có cho đi nhờ không ?
Marcô lại hỏi thì người lái buôn bảo :"Hết chỗ rồi !"
Trong lưng chỉ còn 15 lira, cậu kêu van với người lái buôn xin đưa cả và đi đường có việc gì xin làm giúp.
Người lái buôn nói :
_ Ta không đi Tucuman. Lần này, ta đưa hàng di Satiagơ. Vậy đến chỗ rẽ thì mày xuống. Nhưng còn phải đi bộ đến 20 ngày nữa mới đến Tucuman, mày có đi được không ? Đường vắng và khó đi lắm !
_ Thưa ông, được. Tôi chịu được tất cả, miễn là tìm thấy mẹ tôi !...
_ Được thế hôm nay mày ngủ ở xe, mai đi sớm.
Bốn giờ sáng hôm sau, dưới trời sao lấp lánh, một đoàn xe mỗi chiếc do 6 con bò kéo cùng một đàn bò nữa để thay phiên, khởi hành trong một bầu không khí tĩnh mịch.
Khi đi đường, Marco thường bị những phu xe sai bảo và hành hạ. May nhờ được người chủ nhân đạo, bọn kia cũng không dám quá tay và mấy hôm bị chứng sốt rét, cậu được trông nom tử tế.
Ngày thứ 16 là hôm cậu khỏi bệnh và cũng là hôm cậu phải rời đoàn xe để về lối Tucuman.
Sau mấy câu dặn dò, người chủ xe bắt tay từ biệt.
Marco một mình lủi thủi xách vali đi về phía tây, trong dạ buồn rầu.
Nhưng một điều làm cho cậu phấn khởi đôi chút là trước mặt cậu, ở chân trời hiện ra một dãy trường sơn, ngọn cao và trắng coi tựa dãy Alpe, cậu tưởng tượng như được ở gần quê hương cậu. Nhưng nào có phải là núi Alpe đâu, chính là dãy núi Anđex tục gọi là "sống lưng" của Tân thế giới, đi từ Xích địa miền Nam cho đến Băng dương miền Bắc.
Hôm thứ nhất Marcô đi cho đến lúc kiệt lực rồi nằm ngủ ở cạnh gốc cây. Hôm sau lại khởi hành nhưng chậm hơn và kém phần hăng hái. Hôm thứ ba: giày rách chân đau, dạ đói ! Tối đến, cậu giật mình thon thót vì người ta nói ở đây lắm rắn độc !
Mặc dầu mỏi mệt, đói khát, cậu vẫn cố đi, đi mãi, đi qua những chòm cây lạ mắt, qua những đồng mía xanh tươi, qua những đồng cỏ mênh mông, trước mặt vẫn nhìn thấy ngọn núi xanh lởm chởm trong nền trời không vẩn một đám mây.
Bốn hôm, năm hôm, một tuần lễ qua. Sức cậu đã cùng. Chân cậu đổ máu. Thì chiều hôm ấy, người ta bảo cậu :
_ Tucuman còn cách đây 50 dặm.
Marcô mừng rỡ reo lên và đi rảo bước ; bụng bảo dạ :
_ Mẹ ơi bây giờ mẹ ở đâu ? Mẹ có biết con đang ở gần mẹ không ?
Khốn khổ thay cho Marcô. Nếu cậu biết rõ tình trạng mẹ cậu lúc ấy thế nào thì cậu muốn mọc ngay cánh để kịp bay đến cạnh người.
Lúc ấy, bệnh tình mẹ cậu đang ở trong thời ký trầm trọng. Vợ chồng viên kỹ sư Mêkinêx đang đứng bên giường bệnh khuyên bệnh nhân nên để cho Bác sĩ mổ thì mới có cơ qua khỏi .
Bệnh nhân đáp :
_ Cám ơn ông bà có lòng nhân đức trông nom tôi tựa người nhà. Nhưng tôi không còn đủ sức để chịu sự mổ xẻ. Tôi sẽ chết. Xin ông bà để yên cho tôi chết. Chồng con tôi không có tin tức, chắc bị tai biến gì đây... Tôi còn sống làm gì ?..
Vợ chồng viên kỹ sư cố nài hai ba lần nữa, song bà ta chỉ khóc và ngất đi.
Ông bà Mêkinêx hết sức chăm sóc cho người mẹ đáng khen ấy đã vì sinh kế của gia đình đem thân đến một nơi xa quê hương hơn 3000 dặm, sau khi chịu bao nhiêu nỗi cơ khổ gian lao !
Sáng sớm hôm sau, vali đeo trên lưng, Marcô, hốc hác và rách rưới, thất thểu vào thành Tucuman một thành phố mới mở vào hạng phồn thịnh nhất nước Arhentina.
Marcô đang ngẩn ngơ chưa biết hỏi ai, bỗng thấy một cửa hàng ngoài đề chữ Italia, cậu liền đánh bạo vào hỏi :
_ Thưa ông, ông có biết nhà ông kỹ sư Mêkinêx ở đâu , xin ông làm ơn bảo giúp ?
Chủ hiệu đáp :
_ Ông Mêkinêx không ở đây nữa.
Marcô choáng người, kêu lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Chủ hiệu đỡ dậy, hỏi chuyện rồi bảo :
_ Em đừng nản lòng. Ông kỹ sư tuy không ở Tucuman nữa, nhưng ở gần đây, đi bộ vài giờ thì tới nơi.
_ Thưa ông, ở đâu ? Ở đâu ? Ở đâu ?
_ Ở bờ sông Salađinô. Ở đấy người ta đang xây một nhà máy làm đường, kỹ sư ở khu nhà bên cạnh. Đến đấy hỏi ai cũng biết.
Một người hàng xóm nghe tiếng kêu vừa chạy sang thấy vậy nói tiếp :
_ Hai tuần lễ trước tôi đã vào đấy, có gặp kỹ sư .
Cậu hỏi luôn :
_ Thế anh có gặp người vú già nhà kỹ sư, người Italia không?
_ Có , tôi có trông thấy !
Cậu sung sướng quá vừa khóc vừa nhảy lên.
Mọi người khuyên cậu nên nghỉ ngơi cho lại sức, mai sẽ đi Salađinô. Nhưng cậu khăng khăng nói :
_ Cảm ơn các ông. Tôi đi cốt để tìm mẹ tôi ! Dù chết ngay giữa đường, tôi cũng đi !
Vài phút sau, vali lại đeo trên lưng, cậu khập khiễng lên đường, rồi biến trong đám cây rậm rạp.
Đêm ấy là đêm ghê gớm nhất cho bệnh nhân. Bà đau đớn, rên rỉ, lắm lúc mê man. Bác sĩ bảo : bà đau về chứng bệnh thì ít mà về tinh thần thì nhiều.
Sáng hôm sau, ông bà Mêkinêx lại đưa bác sĩ vào thăm. Bác sĩ khuyên :
_ Nếu bà cho mổ thì thế nào cũng khỏi, bằng không thì không còn phương gì cứu được nữa.
Bà ta lắc đầu nói trong hơi thở :
_ Cảm ơn bác sĩ, tôi còn có can đảm để đợi chết, chứ không còn lúc để chịu đau đớn một cách vô ích. Xin bác sĩ cho tôi chết yên lặng thì hơn !
Xong bà quay lại trối với bà chủ :
_ Thưa bà sau khi tôi chết rồi xin bà làm ơn nhờ toà lãnh sự Italia gửi ít tiền tôi để dành về cho chồng con tôi. Tôi mong rằng chồng con tôi vẫn được bình yên. Và bà nhớ bảo giúp rằng lúc lâm chung tôi vẫn nhớ đến chồng tôi, hai con tôi và nhất là thằng Marcô.
Ngoài phòng có tiếng động. Mấy phút sau, bác sĩ và ông Mêkinêx cùng vào, nét mặt có vẻ khác. Hai người nói nhỏ với nhau :"Đỡ ngay lập tức " ! Bệnh nhân không hiểu sao cả.
Ông Mêkinêx cất tiếng run run nói :
_ Chị ơi ! Tôi có một tin hay muốn báo cho chị biết. Chị hãy định thần lại để nhận tin ấy. Tin ấy sẽ làm cho chị được hài lòng.
Con ngươi bệnh nhân mở rộng .
_ Chị hãy sửa soạn để tiếp một người... một người mà chị yêu mến nhất, nhớ thưong nhất !
Bà Guixếpa sẻ ngẩng đầu lên nhìn tứ phía.
Kỹ sư nói tiếp :
_ Người ấy đã lặn ngòi ngoi nước đến đây một cách bất ngờ... và đã ở đây rồi !
Bệnh nhân thở hổn hển hỏi :
_ Ai ? Ai thế ?
Tức thì Marcô rách rưới, lấm láp, ở ngoài bước vào. Bác sĩ đứng trong ngưỡng cửa, cầm cánh tay cậu giữ lại .
Bệnh nhân kêu ba lần :
_ Chính con tôi ! Con tôi ! Con tôi !
Marcô chạy vào, như có phép thần thông giúp đỡ, mẹ cậu nhỏm dậy ôm lấy cậu như một con hổ đói mồi, vừa cười vừa khóc, hôn cậu và hỏi :
_ Sao con lại đến đây ? Con độ này lớn quá ! Ai đưa con đi ? Hay con đi một mình ? Con có ốm không ? Chính con là Marcô của mẹ? Không phải là giấc mộng chứ ? Con nói cho mẹ hay...
Nói đến đây bà chợt đổi giọng và bảo :
_ Khoan đã ! Con sẽ nói sau.
Rồi quay lại bảo bác sĩ :
_ Thưa bác sĩ bây giờ tôi muốn khỏi bệnh. Tôi sẵn sàng để ngài cứu cho... Xin ngài cấp cứu cho... Con hãy ra ngoài đợi một lát...
Kỹ sư đưa Marcô ra.
Bác sĩ và y sĩ ngoại khoa mang các khí dụng vào và đóng cửa phòng lại.
Lát sau bác sĩ hớn hở ra phòng bảo Marcô :
_ Mẹ con đã được cứu thoát !
Marcô liền quỳ trước mặt bác sĩ khóc nức nở nói :
_ Đội ơn bác sĩ đã cứu sống cho mẹ con !
Bác sĩ đỡ Marcô dậy và khen :
_ Con hãy đứng dậy. Con thực là một đứa trẻ phi thường. Chính con đã cứu sống mẹ con !
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Sponsored content




Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis    Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis  - Page 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Những tấm lòng cao cả - Edmondo De Amicis

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

 Similar topics

-
» [Long Fic] Những thanh Chocolate
» [Long Fic] Những tiếng thét từ linh hồn
» [Long Fic] Couple Funny 3: Những tai nạn bí mật… (Kaitou Kid & Hakuba)
» [Long Fic] Những nàng công chúa nổi tiếng
» Những khoảnh khắc ấm lòng trong Detective Conan

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CFC :: Giải Trí :: Thư viện :: Các tác phẩm văn học khác-