CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie 22985209-p0
CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie 22985209-p0


Conan Fan Club
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Hamano Michiyo

Hamano Michiyo

Nữ Scorpio
Tổng số bài gửi : 423
Birthday : 26/10/1994
Age : 29
Đến từ : Wonderland

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty6/10/2010, 17:00

Lời giới thiệu

Hercule Poirot chuẩn bị qua một buổi tối bình yên trong nhà mình ở London, bỗng xuất hiện cô bạn, nữ văn Ariadne Oliver, trong tình trạng cực kỳ bối rối.
Ở một làng nhỏ gần London, cô đã dự một buổi liên hoan dành cho thiếu nhi, do bà Drake tổ chức nhân ngày lễ hội quả bí. Giữa cuộc vui, một em bé gái lắm lời đã bị giết một cách dã man. Trước đó, em đã khoe trước mặt mọi người là đã chứng kiến một vụ án mạng xảy ra vài năm trước.
Oliver yêu cầu Poirot đến Woodleig Common để điều tra vụ án, truy tìm thủ phạm. Nhà thám tử tài ba nhận lời. Vừa đến cái thị trấn thanh bình ấy, ông đã nhận ra là vẻ yên vui chỉ là bề ngoài

Chương 1

Trong thời gian mấy ngày ở chơi nhà bà bạn Judith Buther, Ariadne Oliver nhận lời cùng bạn chuẩn bị một buổi lễ cho thiếu niên sẽ tiến hành vào buổi tối.
Lúc này, căn phòng dành cho buổi liên hoan đang tíu tít những bà, những chị bận rộn, họ đi tới đi lui, người kê bàn ghế, người mang hoa và những quả bí vàng đặt vào những góc dễ thấy nhất. Đó là công việc chuẩn bị cho hôm trước ngày lễ Các Thánh dành cho những khách mời từ mười đến mười bảy tuổi.
Oliver tách khỏi nhóm người bận rộn, tựa lưng vào một bức vách trống, ngắm nhìn một quả bí to tướng mà cô không biết dùng để làm gì. Cô hất đầu cho mớ tóc đang xõa xuống trán lật ngược lên, nói:
- Lần cuối tôi nhìn thấy những quả này là năm ngoái, ở Mỹ. Chỗ nào cũng có. Thú thật tôi chịu không tài nào phân biệt sự khác nhau giữa bí và bầu. Ai chỉ cho tôi được không?
- Xin lỗi chị – bà Buther đi vấp vào bạn, nói.
Oliver né mình tránh:
- Lỗi tại tôi. Chẳng giúp được gì, làm vướng chân mọi người.
Nhưng rồi cô vẫn nói tiếp:
- Đúng, tôi nhớ như in. Nhà nào, cửa hàng nào cũng treo những quả bí trên trần, mắc đèn sáng bên trong, trông rất ấn tượng. Tuy nhiên, ở bên đó, người ta trang hoàng nhà cửa, phố xá như thế không phải vào lễ Các Thánh, mà là vào ngày hành động từ thiện, cuối tháng mười một thì phải.
Các bà các chị đang mải miết làm việc, đi qua đi lại, chẳng chú ý đến lời nói của Oliver. Phần đến người đến giúp là những bà mẹ, ngoài ra có một, hai bà gái già mau mắn, ai có việc gì là xắn tay vào giúp. Các cậu con trai mười sáu, mười bảy tuổi xăng xái trèo lên thang hoặc ghế để trang trí, mắc những quả bí và những bóng thủy tinh nhiều mầu. Một số em gái đứng riêng một góc, cười khúc khích một cách vô duyên.
Bà Rowena Drake, đã đứng tuổi nhưng còn rất đẹp, và là người chủ trì lễ hội, tuyên bố:
- Cuộc liên hoan này, diễn ra hôm trước lễ Các Thánh, tôi quyết định gọi là liên hoan “Tuổi trên mười một”, vì chủ yếu dành cho các cháu tốt nghiệp năm nay ở trường “Elms” để rồi sang năm chuyển sang các trường trung học khác.
Cô Whittaker, giáo viên tại trường địa phương “Elms”, sửa lại chiếc kính kẹp mũi, đính chính:
- Bà Rowena, nói như vậy không hoàn toàn chính xác. Gần đây, chúng ta đã bỏ lớp “Trên tuổi mười một” rồi.
Lúc đó, Oliver chạy đến, nhìn xung quanh:
- Có việc gì để tôi làm giúp không? Ôi kìa, những quả táo đẹp quá! – bà reo lên khi thấy có người mang một liễn đầy táo đỏ.
- Táo ấy ăn chưa ngon lắm đâu – Rowena Drake nói – nhưng nó giúp cho buổi liên hoan vui thêm. Tôi dùng nó vào trò chơi đớp táo: bỏ táo vào một xô đầy nước, rồi dùng răng đớp táo lên. Táo mềm, dễ cắn lắm. Béatrice, cháu mang táo vào trong phòng sách hộ nhé? Thảm trong ấy đã cũ, nước có sánh ra cũng không sao. Joyce, cháu phụ trách việc đó nhé? Cám ơn.
Joyce, một bé gái lên mười khỏe mạnh, đỡ lấy chiếc liễn, vô ý để rơi hai quả táo lăn xuống đất ngay dưới chân cô nữ văn sĩ. Joyce nói:
- Cô thích táo lắm, phải không? Cháu đọc điều ấy trên báo, lại nghe nói trên tivi nữa. Đúng cô là người viết tiểu thuyết trinh thám?
- Phải.
- Thế thì lẽ ra tối nay chúng cháu phải dựng nên một trò mà cô thích: ví dụ, nhờ cô dàn cảnh một vụ án rồi yêu cầu mọi người giải đáp.
- Không, cảm ơn, không bao giờ nữa!
- Cô nói thế là thế nào ạ?
- Bởi vì một lần cô đã làm trò ấy, nhưng không kết quả.
- Nhưng cô đã viết rất nhiều truyện, bán chạy lắm?
- Đành thế.
- Và cô đã tạo ra một nhân vật thám tử, người Phần Lan?
Oliver gật đầu. Một cậu bé đứng gần, hỏi:
- Tại sao lại Phần Lan?
- Chịu, cô cũng không biết.
Lúc này bà Hargeaves, vợ Ông nhạc sĩ chơi đàn ống, đi vào, hổn hển mang theo một xô nhựa mầu xanh:
- Cái này dùng cho trò đớp táo, được chưa?
Cô Lee y tá, xen vào:
- Giá có xô bằng kẽm thì tốt hơn, bọn trẻ không dễ đánh đổ.
- Không sao. Đây, bà Rowena, tôi đem đến thêm một rổ táo nữa.
- Bà đem tất cả vào phòng sách hộ.
- Để tôi giúp bà – Oliver nói, rồi nhặt hai quả táo dưới chân, mặc nhiên đưa một quả lên miệng, cắn ngon lành. Bà Rowena giữ lấy quả thứ hai, đặt nó vào trong rổ táo.
Ơû một góc phòng, có tiếng bàn luận sôi nổi.
- Còn trò Snapdragon, chơi ở đâu?
- Trong phòng sách là tốt nhất, ở đó tối nhất.
Bà Drake phản đối:
- Không, làm ở phòng ăn hơn. Ta sẽ lấy một tấm cao su và một khăn dạ phủ lên cho khỏi hỏng bàn.
- Còn trò soi gương thần? Có phải soi vào gương sẽ thấy hiện lên khuôn mặt của người chồng tương lai?
Vừa ăn nốt quả táo. Oliver vừa bỏ giầy, ngồi phịch xuống ghế. Cô nhìn mọi người bằng con mắt khách quan và tự hỏi nếu cần phải viết một cuốn sách về họ thì sẽ bắt đầu ra sao. Những con người đáng yêu, nhưng ai mà biết được… Một khía cạnh nào đó, cô thấy vui vì chưa biết gì về họ. Họ là dân làng Woodleig Common, và bà bạn Judth đã kể cho cô về một vài người: Ví dụ, cô Johnson là có họ với ông phó linh mục… không, là em gái ông nhạc sĩ chơi đàn ống. Bà Rowena Drake được coi là người quan trọng trong làng, mọi việc hình như đều phải theo ý bà. Về lũ trẻ, cô chưa biết gì, trừ vài cái tên. Có Nan, Béatrice, Cathie, Diana, và Joyce, con bé vừa nói chuyện lúc nãy. Con bé này có vẻ tự mãn, hay hỏi, Oliver không ưa lắm. Ann là một con bé lớn ngồng, làm bộ làm tịch, đứng riêng với hai chàng trai mới lớn đầu tóc bù xù.
Một cậu bé nhút nhát và ốm yếu, đưa mấy tấm gương cho bà Drake vừa thở vừa nói:
- Mẹ cháu gửi bà mấy cái này, xem có được không.
- Cảm ơn Eđy.
Ann không bằng lòng:
- Đó chỉ là mấy cái gương bỏ túi bình thường, làm sao nhìn thấy mặt chồng tương lai trong đó?
- Có người không nhìn thấy, có người nhìn thấy đấy – Judith Butler đáp.
Ann quay sang nói với Oliver:
- Cháu đã đọc một cuốn truyện của cô: Cái chết con cá vàng. Xem được.
Joyce lập tức chen vào:
- Cháu không thích! Không có nhiều máu mẹ Cháu thích những vụ án đẫm máu kia.
Oliver lựa lời:
- Cháu không thấy là hơi tầm thường sao?
- Dù sao, thế mới hấp dẫn!
- Không nhất thiết.
- Cô biết không, cháu đã có dịp chứng kiến một vụ án mạng thực sự?
Cô giáo Whittaker cắt ngang:
- Joyce, em không được nói bậy!
- Thực mà, em xin thề!
Cathie tròn mắt nhìn bạn:
- Thật ư, Joycẻ Aùn mạng thật sự?
Bà Drake kêu:
- Đừng có nghe lời cái con bé ngố ấy!
- Cháu chứng kiến mà, cháu không nói dối!
Một cậu con trai, đứng vắt vẻo trên thang, ngừng tay hỏi:
- Loại án mạng nào thế, hở Joyce?
Béatrice phát biểu:
- Cháu chẳng tin tí nào.
Mẹ của Cathie đế thêm:
- Con bé bịa ra, cho ra vẻ quan trọng!
- Không đúng!
Cathie hỏi:
- Nếu vậy, sao bạn không đi báo cảnh sát?
- Bởi vì ngay lúc ấy, mình chưa biết đó là án mạng. Mãi sau này mình mới hiểu. Cách đây một, hai tháng, có người nói với mình một câu, mình mới chợt hiểu là đã chứng kiến một án mạng.
Ann bình luận:
- Rõ là bạn bịa chuyện. Thật vớ vẩn!
Béatrice gặng:
- Aùn mạng xẩy ra khi nào?
- Ồ! … nhiều năm rồi. Hồi ấy mình còn nhỏ.
- Ai giết ai?
- Mình không nói nữa, có ai tin mình đâu!
Cô Lee làm câu chuyện đến đây là ngừng, vì cô mang đến một cái xô bằng kẽm, thế là mọi người ồn ào cho ý kiến nên dùng xô nhựa hay xô kẽm trong trò chơi đớp táo.
Mọi người kéo vào phòng sách để xác định nơi sẽ diễn ra trò chơi, một vài cậu nhỏ tranh nhau biểu diễn thử. Đầu tóc các cậu ướt lướt thướt, thảm rải sàn bị nước đổ tung toé.
Cuối cùng, tất cả đều nhất trí dùng xô kẽm tốt hơn, xô nhựa không ổn định dễ bị xô đi đẩy lại.
Oliver mang tới một rổ táo nữa để thay thế những quả vừa được chơi thử nghiệm, và cô không đừng được, lại cầm một quả lên để ăn. Giọng Ann cười cợt reo lên sau lưng:
- Đúng là cô Oliver mê ăn táo.
- Đúng, cô có cái tật xấu ấy thật – Oliver đáp.
Dù sao cô cũng hơi ngượng, nên vội lui ra ngoài, định đi rửa tay rửa mặt. Cô đi vào cầu thang ở cuối lối ra vào, bậc thang lên nửa chừng thì có một thềm nghỉ, ở đó có cửa vào phòng tắm, trước khi ngoặt theo hình thước thợ để dẫn lên tầng hai. Ở cửa vào phòng tắm, một đôi trai gái đang quấn lấy nhau, có người đi qua cũng không rời. Đó là một cậu con trai mười bẩy tuổi và một cô gái còn rất trẻ nhưng thân hình đã rất nở nang.
Oliver khó chịu khi nhìn thấy cảnh đó. Cô nghĩ thầm: lớp trẻ ngày nay chẳng coi người lớn là gì. Song cô lại công nhận: hồi mình còn trẻ, mình cũng đã từng nghe nhiều lần nhận xét như thế!
- Xin lỗi, cho tôi đi qua.
Đôi trai gái miễn cưỡng tránh ra để nhường lối.
Về Đầu Trang Go down
http://michiyo2610.wordpress.com
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty27/10/2010, 16:31

Truyện nầy có 27 chương cơ hana ui :oops:
Bạn post típ đi chớ để trống cứ thế nào ấy :h1:
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:55

Chương 2

Tổ chức một tối vui cho trẻ em thường đòi hỏi nhiều công phu chuẩn bị hơn tổ chức cho người lớn. Với bọn trẻ, phải nghĩ ra nhiều trò mới và vui, còn với người lớn, lo dọn bàn ăn cho ngon, quầy rượu cho phong phú. Ariadne Oliver và bà bạn Judith Butler đều nghĩ vậy.
Judith nói:
- Dù sao, chị chớ lọ Tối vui hôm nay sẽ thành công, ta có thể tin tưởng ở Rowena, bà ấy tổ chức cái gì cũng giỏi.
Oliver thở dài:
- Tôi chả muốn dự tí nào.
- Thì chị cứ về nghỉ độ một tiếng rồi lại tới, sẽ không phải hối tiếc đâu. Tiếc rằng cháu Miranda hơi sốt, nó rất buồn không được tham dự cuộc vui.
Tối vui bắt đầu từ bảy giờ rưỡi và tiến hành rất tốt như Judith đã dự đoán. Khách mời đến đúng giờ. Mọi việc đều được dự kiến, tổ chức rất tỉ mỉ, nên diễn ra suôn sẻ. Ngoài sảnh, đèn xanh đèn đỏ mắc dọc cầu thang lên tới tầng trên, và khắp nơi, quả bí vàng tượng trưng chỗ nào cũng có, hoặc mắc trên tường, hoặc đặt trên bàn. Phần lớn bọn trẻ đến đều mang theo những cái chổi cán dài trang trí đẹp mắt, những chổi này sẽ dự thi, chọn cái đẹp nhất.
Sau khi đón tiếp mọi người, bà Rowena Drake công bố chương trình tối liên hoan.
- Trước hết, thì chổi đẹp có trao giải nhất, nhì và ba, rồi cắt bánh ga tộ Tiếp đó là trò chơi đớp táo trong phòng sách. Ở đó đã ghi tên đầy đủ các đội tham dự. Rồi có hòa nhạc, khiêu vũ, khi tắt đèn các đội sẽ đổi bạn nhẩy. Các cháu gái sẽ có mặt ở phòng khách nhỏ chơi trò soi gương thần. Rồi ăn tối, rồi chơi trò Snapdragon. Cuối cùng là lễ trao giải thưởng.
Lúc mở đầu cuộc chơi, bọn trẻ thường chưa hào hứng lắm. Nhiều chiếc chổi, trang trí sơ sài hoặc lộn xộn, vẫn được khen nghợi trầm trồ, tỏ vẻ khuyến khích. Bà Drake thì thầm với các bà bạn:
- Chúng mình chấm thi phiên phiến thôi, chú ý khích lệ những em không có khả năng đoạt giải ở các trò chơi sau.
- Thế thì không công bằng.
- Quan trọng là ít nhất đứa nào cũng được một giải cho vui.
- Trò chơi cắt bánh là thế nào? - Ariadne Oliver hỏi.
- Bột được lèn chặt vào cốc rồi đổ úp lên mâm. Đặt lên đó một đồng xụ Từng người một cầm dao cắt một miếng bột sao cho đồng xu không rơi. Ai không làm được sẽ bị loại. Nào, ta bắt đầu!
Mọi người vui vẻ tản vào theo từng nhóm. Trong phòng sách, nơi diễn ra trò đớp táo, những tiếng reo phấn khích vang lên, rồi lần lượt bọn trẻ chạy ra, đứa nào đầu tóc và quần áo cũng đẫm nước.
Trò lũ con gái thích nhất, là soi gương thần. Bà Goodbody, một bà đi ở trong vùng, đóng vai phù thủy; bà đã có sẵn cái mũi gồ nhòm mồm trời cho, nay thêm giọng nói gầm gào thảm thiết thốt lên những câu thần chú bí hiểm.
- Lại đây, cháu. Cháu là Béatrice, phải không? A! … tên cháu rất đẹp. Vậy người đẹp muốn biết người chồng tương lai của mình sẽ ra sao phải không? Hãy ngồi xuống đây, chính giữa ánh đèn và cầm lấy chiếc gương này. Lúc tắt đèn, cháu sẽ nhìn thấy người bạn đời tương lai. Người đó sẽ nhìn qua vai cháu. Hãy giữ chắc tấm gương.
Đột nhiên từ sau một bình phong, ánh sáng loé lên, chiếu thẳng vào một mảng tường định trước, phản chiếu vào tấm gương mà cô gái hồi hộp cầm trên tay.
- Nhìn thấy rồi! thấy rồi!
Đèn sáng trở lại, và một tấm ảnh mầu từ trên trần rơi lượn xuống chân Béatricẹ Cô bé nhẩy lên vì mừng:
- Đúng anh ấy rồi! Anh ấy có râu đỏ rất đẹp!
Cô lao vào Oliver đang đứng cạnh:
- Cô xem này! Anh ấy có tuyệt không? Rất giống Eđie Presweigh, ca sĩ nhạc “pốp”.
Oliver thấy bức ảnh giống các ảnh thường đăng trên trang nhất các báo. Bộ râu là một sáng kiến điểm thêm.
- Aûnh này từ đâu ra?
Một bà ngồi cạnh đáp:
- Rowena nhờ Nicky và Desmond, hai cậu này mê chụp ảnh. Chúng bảo lũ bạn hóa trang, đeo tóc giả, râu giả, rồi chụp. Kết quả, như bà thấy, làm lũ con gái rất thích.
- Tôi không ngờ thời buổi này, con gái lại ngốc nghếch thế!
- Thì con gái bao giờ chẳng ngốc nghếch? – Rowena nói.
Ngẫm nghĩ lại, Ariadne Oliver thấy có lẽ bà Rowena đúng. Lúc này, bà Rowena Drake đã hô hào:
- Nào, tất cả vào bàn!
Bữa tiệc rất thành công: bánh trái, hoa quả, bọn trẻ chiếu cố sạch. Bà Rowena lại tuyên bố:
- Và bây giờ, trò hấp dẫn cuối cùng, trò Snapdragon. Nhưng trước đó, xin mời tất cả ra ngoài kia nhận phần thưởng.
Người nào cũng nhận được một vật kỷ niệm, và thế là cả bọn hò reo lao về phòng ăn.
Bữa tiệc đã dọn sạch. Bây giờ giữa mặt bàn trải thảm, ngự một đĩa to tướng đầy nho ngâm rượu cô nhắc đỏ tươi được đốt bằng cồn. Ai nấy chen nhau thích cánh để nhón được nhiều quả nho nóng bỏng. Dần dà, ngọn lửa xanh lụi dần và đèn bật sáng. Cuộc vui kết thúc.
Bà Rowena Drake mặt mày tươi tỉnh, nói:
- Thành công rực rỡ.
- Bà đã có công lớn trong việc này.
- Thật là tuyệt. Bà Rowena, xin chúc mừng – Judith nói, rồi tiếp luôn: Nào, mỗi người một tay, ta dọn dẹp giúp bà chủ nhà, mai đỡ khổ những người phục vụ!
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:56

Chương 3

Trong một căn hộ Ở London. Chuông điện thoại reo Hercule Poirot cựa mình trên ghế. Chưa biết ai gọi, nhưng ông đoán là ông bạn Solly đã hẹn đến chơi hôm nay, chắc lại xin lỗi bận không tới được.
- Ông ta lại nhức đầu sổ mũi gì đây – Poirots nghĩ bụng – Không đến thì thôi vậy. Tối nay ta chỉ có một mình.
Ngẫm nghĩ, Poirot nhận thấy từ khi ông về nghỉ hưu, phần lớn các buổi tối đều đơn điệu như nhau. Trí óc ông (mà ông tự cho thuộc loại kiệt xuất) đòi hỏi sự kích thích liên tục từ bên ngoài. Poirot không có tính cách một triết gia. Đôi khi ông tiếc là đáng lẽ lao vào tội phạm học, ông nên hướng về thần học, như vậy thì giờ đây có thể cùng đồng nghiệp ngồi một chỗ mà bàn luận liên miên các vấn đề không bao giờ giải quyết.
George, người hầu lặng lẽ bước vào:
- Thưa, ông Solomon Levy đã điện thoại.
- A! Thế ư?
- Ông rất tiếc không thể đến chơi tối naỵ Ông bị cúm.
- George, không phải cảm cúm, chỉ là sổ mũi thôi. Ai ai cũng cho là mình bị cúm, như vậy có vẻ quan trọng, được mọi người thương cảm hơn.
- Dù sao thì ông ấy không tới càng tốt, thưa ông. Cái sổ mũi nhức đầu ấy cũng hay lây lắm.
Tiếng chuông điện thoại lại reo.
- Bây giờ lại ai báo tin cũng sổ mũi nữa đây? Tuy nhiên tôi không có hẹn với khách nào khác.
George quay ra, nhưng Poirot giữ lại.
- Để tôi nghe. Có vẻ là quan trọng đây… Ông nhún vai: Cũng là để tiêu thời gian một thể. Biết đâu đấy?
George rút lui, và Poirot cầm máy.
- Tôi, Hercule Poirot nghe – ông nói dằn từng tiếng.
Đầu dây kia, có tiếng phụ nữ hổn hển:
- May quá! Tôi cứ chắc mẩm là ông không có nhà.
- Vì sao vậy?
- Vì thời buổi này, mọi việc cứ luôn luôn muốn làm ta thất vọng. Cần một ai tới gấp, thì cứ phải đợi. Tôi cần nói chuyện với ông ngay, càng sớm càng tốt.
- Tôi có hân hạnh nói chuyện với ai đây ạ?
Giọng nói đầu kia có vẻ ngờ vực:
- Ồ, thế ông không biết là ai ư?
- À! Có! … xin lỗi! Cô là Ariadne Oliver.
- Và tôi đang sốt hết cả ruột đây!
- Tôi đoán vậy. Cô vừa chạy đấy à? Thấy cô thở gấp.
- Tôi xin đến ngay được chứ?
Poirot lưỡng lự. Oliver có vẻ đang xúc động, không biết vì việc gì, và cô ta sẽ kể lể đủ thứ chuyện trước khi đi vào mục đích thực. Một khi để cô ta thâm nhập vào thánh đường của Poirot, thì khó mời được ra mà không mang tiếng là bất lịch sự. Bàn luận với Ariadne Oliver phải hết sức tránh sa vào những đề tài mà cô có thể vớ lấy để kéo mình vào hàng tràng lời lẽ vô bổ.
- Cái gì đã làm cô xúc động đến thế, hở cô bạn?
- Dĩ nhiên rồi! Tôi hoang mang, không biết nên làm gì. Chỉ biết là phải kể hết với ông. Ông là người duy nhất có thể cho tôi một lời khuyên. Thế nào, tôi đến được chứ?
- Nhất định là được. Rất vui lòng được gặp cô.
Máy dập đột ngột ở đầu dây bên kia. Poirot gọi George, nghĩ một lát rồi bảo anh ta chuẩn bị chút đồ uống, riêng ông thì xin một ly cô-nhắc.
- Khoảng mười phút nữa, cô Oliver sẽ tới đây.
George đi ra, rồi lát sau trở lại mang theo ly cô-nhắc. Poirot nhấp một ngụm, lấy sức lực.
Chuông ngoài cửa vang lên. Khách không chỉ bấm nhẹ một lần, mà ấn mạnh kéo dài, cố tình làm vang động căn nhà.
- Đúng là cô ta rất sốt ruột – Poirot nghĩ.
Ông nghe tiếng George mở cửa, nhưng anh hầu chưa kịp vào báo tin, thì vị khách đã ùa vào. Hercule Poirot kêu:
- Cô ăn mặc gì mà lạ? Để George giúp cởi áo cho!
Cô ướt sạch rồi!
- Không ướt mới là lạ, vì ngoài kia đang mưa!
- Cô dùng chút giải khát gì, hay một ly rượu mạnh nhé?
- Lúc này tôi ghét tất cả những gì dính dáng đến nước.
Giọng hậm hực của cô khiến Poirot ngạc nhiên.
George mang chiếc áo khoác ướt sũng ra ngoài. Poirot hỏi:
- Cô kiếm đâu ra chiếc áo ấy?
- Ở Cornouailẹ Rất tiện, phải không? Aùo thủy thủ chính cống.
- Rất tiện cho thủy thủ, nhưng với cô chắc hơi nặng. Nào ngồi xuống, có gì hãy nói hết.
Ngồi phịch xuống chiếc ghế bành lớn, Oliver thở dài:
- Tôi không biết nên nói thế nào?
- Thì cứ kể thế nào cũng được.
- Giờ đây ở trước mặt ông, tôi không biết kể ra sao nữa!
- Kể từ chỗ bắt đầu. Hay cô thích kể theo cách khác?
- Thực ra, có thể câu chuyện bắt nguồn từ xa trong quá khứ.
- Hãy bình tĩnh, cố gắng tập hợp trong trí óc mọi chi tiết cần thiết. Chẳng hạn, hãy nói xem, cái gì làm cô xúc động đến vậy?
- Tất cả bắt đầu từ một buổi tối liên hoan!
Poirot cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe một chuyện quá đơn giản, chỉ là một buổi liên hoan.
- Vậy cô đã đến dự buổi liên hoan. Có gì bất thường đã xẩy ra?
- Ông có biết rằng ở đấy người ta tổ chức lễ hội vào đêm trước ngày lễ Các Thánh?
- Phải, ngày 31 tháng Mười. Đó là ngày các phù thủy cưỡi cán chổi bay lên trời.
- Phải, có nhiều chổi được trang trí chẳng đẹp mắt lắm, nhưng cũng được thưởng.
- … Tôi không hiểu?…
Nhà thám tử nhỏ bé nhìn cô bạn, ngờ vực. Sự nhẹ nhõm lúc nãy nhường chỗ cho lòng phân vân. Nếu không biết chắc rằng Oliver không bao giờ nhấp một ly rượu, ông đã nghĩ rằng hôm nay cô này hơi say.
- Một buổi liên hoan thiếu niên – Oliver nói rõ hơn – Đúng hơn, là cho những học sinh loại “Tuổi trên mười một”.
- Nghĩa là thế nào?
- Nó chỉ cuộc sát hạch, qua đó người ta đánh giá khả năng của các học sinh ở tuổi mười một. Những em khá nhất sẽ tiết tục học lên trung học, còn các em khác được hướng về học các trường kỹ thuật. Nhưng loại sát hạch này đã bãi bỏ, dù thỉnh thoảng vẫn được nói tới.
- Thú thật tôi vẫn chưa rõ cô định nói gì.
Ariadne Oliver thở một hơi thật dài:
- Sự thực, tất cả bắt đầu từ những quả táo.
- Ả … Tất nhiên, với cô, táo lúc nào cũng có tầm quan trọng hàng đầu. Vậy ta hãy nói chuyện táo!
- Ngày 31 tháng Mười, thường có trò đớp táo.
- Có, tôi biết.
- Rồi trò cắt bánh, với các em gái thì trò soi gương thần …
- Vàtrong đó họ nhìn thấy hình ảnh người chồng của ngày mai. Tất cả, là những trò chơi dân gian. Tối liên hoan của cô là thế chứ gì?
- Vâng, phải nói nó rất thành công. Trò cuối cùng, Snapdragon, đặc biệt hấp dẫn.
Giọng cô trở nên run rẩy:
- Và tôi nghĩ chính thời gian đó đã xẩy ra …
- Cái gì?
- Vụ giết người! Hết trò chơi, mọi người chia tay, lúc đó mới thấy thiếu một …
- Một người nào?
- Một bé gái, tên là Joycẹ Cứ tưởng em đã ra về cùng các bạn. Mãi đến lúc mẹ em đến tìm, mới biết em biến mất, không báo cho ai cả.
- Hay em đã về một mình mà không ai thấy?
- Em không về. Em vẫn ở trong phòng sách. Nơi diễn ra trò chơi đớp táo … Các xô vẫn ở giữa phòng, một xô lớn bằng kẽm, đầy nước …
- Nhưng cuối cùng thì chuyện gì đã xẩy ra?
- Chúng tôi thấy Joyce đầu cắm vào trong nước, giữa đống táo. Em vẫn quỳ hai đầu gối trong tư thế người đang tìm cách dùng răng đớp táo. Có người đã nhấn đầu em xuống như thế cho đến khi chết ngạt. Ngạt trong một xô nước … - Cô rùng mình, hét lên: Bây giờ, tôi ghét táo! Không bao giờ tôi còn thích thú nhìn những quả táo nữa!
Nhà thám tử nhìn Oliver, rồi đưa tay với chiếc cốc nhỏ gần đó, rót đầy cô-nhắc, đưa cho cô, ra lệnh:
- Uống đi. Cô sẽ thấy dễ chịu hơn.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:56

Chương 4

Oliver uống một mạch, mỉm cười với Poirot:
- Ông nói đúng. Rượu mạnh, và tôi cảm thấy dễ chịu hơn. Đến phát điên lên mất!
- Cô đang bị sốc mạnh. Chuyện ấy xẩy ra khi nào?
- Tối qua.
- Và cô đã đến tìm tôi… Tại sao?
- Tôi nghĩ ông có thể làm được điều gì. Vấn đề không đơn giản như ta tưởng.
- Có thể… Điều đó còn tùy. Tôi cần biết chi tiết hơn. Cảnh sát chắc đã được báo, thầy thuốc chắc đã đến khám nghiệm. Họ nói sao?
- Mai hoặc ngày kia, cuộc điều tra mới bắt đầu.
- Cái em Joyce ấy, bao nhiêu tuổi?
- Mười hai hay mười ba, tôi không biết chính xác.
- Em đó trông có yếu ớt?
- Không, khỏe mạnh là đằng khác.
- Theo cô, trông em có gợi tình không?
- Có thể, nhưng tôi cho là không nên tìm động cơ vụ án theo hướng đó, nếu không nạn nhân đã không chết trong tư thế ấy.
- Nhưng đó là loại án mạng báo chí phản ánh hằng ngày. Này cô, tôi có cảm giác cô chưa nói hết những điều cô biết. Cô có biết rõ em Joyce không?
- Không. À mà tôi chưa giải thích vì sao tôi có mặt ở Woodleig Common.
Poirot gật gù:
- Woodleig Common … Hình như thời gian gần đây …
Ông chưa nói hết, Oliver đã cướp lời:
- Nơi đó không xa London lắm, cách khoảng bốn mươi dặm, rất gần Medchester. Thị trấn gồm một số dinh thự đẹp, tiếc thay, cảnh quan bị làm xấu đi vì những công trình hiện đại. Tuy nhiên nó vẫn giữ được bản sắc êm đềm, có một trường học tốt, và dân chúng sống yên bình. Tóm lại, Common giống rất nhiều làng mà ta thấy khắp nơi trong nước Anh.
- Thật kỳ lạ, tôi có cảm tưởng đã nghe tên này ở đâu rồi.
- Tôi đến chơi nhà một người bạn trong làng, bà Judith Buther. Bà góa chồng, hai chúng tôi quen nhau nhân một chuyến đi du lịch Hy Lạp. Bà có một con gái, Miranda, mười hai hoặc mười ba tuổi. Chính trong thời gian tôi ở trong nhà bà mà hai chúng tôi được mời tham dự buổi liên hoan với bọn trẻ. Judith cho rằng tôi sẽ có nhiều sáng kiến hay đóng góp vào việc tổ chức.
- A! … Bà ta có yêu cầu cô đạo diễn một “trò chơi án mạng”?
- Thôi đi ông Poirot, chả lẽ ông nghĩ tôi sẵn sàng lại diễn cái trò ma quỷ ấy hay sao? Aáy vậy mà rút cục nó vẫn cứ xẩy ra. Hay ông cho là vì tôi có mặt nên mới sinh chuyện?
- Ai biết đâu được. Trong số người dự, có ai biết cô không?
- Có một đứa trẻ đã biết là tôi viết truyện, và nó nói thích đọc tiểu thuyết trinh thám. Thế là nẩy ra tranh luận, mà tôi sẽ kể sau đây. Thực ra, lúc đầu, tôi chưa để ý lắm. Lớp trẻ đôi khi có những phản ứng kỳ quặc. Nếu có thêm nhiều chỗ nữa trong các trại tâm thần hoặc các nhà trừng giới, thì không đến nỗi nhiều tội phạm vị thành niên lại được thả lỏng ngoài tự do đến thế.
- Có những tên như thế trong cuộc liên hoan?
- Hai đứa, tuổi từ mười sáu đến mười bẩy.
- Vậy một trong hai đứa đó là thủ phạm? Có phải đó là ý kiến của cảnh sát?
- Cảnh sát thận trọng chưa có ý kiến gì, nhưng xem ra cũng ngả theo hướng ấy.
- Cô bé Joyce ấy, nó thế nào?
- Cũng tầm thường. Có vẻ huênh hoang, làm bộ. Tuổi mới lớn mà.
- Có bao nhiêu khách tất cả?
- Năm hoặc sáu bà, là mẹ đưa con đến dự. Có cô giáo. Một người là em hay vợ Ông thầy thuốc, một cặp vợ chồng đã đứng tuổi, hai cậu con trai mà tôi đã kể, và ba cậu nữa ít tuổi hơn. Tổng cộng khoảng ba chục người.
- Họ có biết nhau không?
- Ít nhiều đều biết nhau. Lũ con gái đều cùng học một trường. Hai bà phục vụ bên hàng xóm cũng đến giúp. Cuộc vui kết thúc, các bà mẹ cùng con cái ra về, tôi và Judith ở lại để giúp bà Rowena dọn dẹp. Khi phát hiện ra Joyce, tôi mới nhớ đến một câu em đó nói lúc chiều.
- Aø, đến đoạn hay rồi đấy!
- Tôi không nói gì chuyện này với ông bác sĩ cũng như với cảnh sát, nhưng với ông, tôi nghĩ là điều này quan trọng. Trong lúc mọi người trang trí, có ai nhắc đến những truyện tôi viết; đột nhiên Joyce tuyên bố rằng em đã từng chứng kiến một vụ án mạng. Chẳng ai tin, nhưng em khăng khăng khẳng định.
- Thế cô, cô có tin lời em đó nói?
- Tất nhiên không!
- Tôi hiểu… Nhà thám tử nhỏ bé trầm ngâm gõ gõ lên bàn – Tôi hiểu… Em đó không nói tên ai, không thêm chi tiết?
- Không, em rất tức vì một mặt các bạn không tin, mặt khác thì người lớn bắt đầu ngán với những lời lải nhải. Hỏi: “Chuyện xẩy ra khi nào?” Em đáp chung chung: “Cách đây nhiều năm.”
- Đáng chú ý…
- Lại hỏi sao em không báo cảnh sát, em đáp: “Vì hồi đó, em không ngờ đó là án mạng.”
- Một nhận xét lạ kỳ.
- Trước sự gặng hỏi của mọi người, em vẫn lặp đi lặp lại chuyện ấy và nói thêm: “Mãi về sau này em mới hiểu rạ” Giống như chúng tôi, chắc ông cũng sẽ không tin em đó, nhưng khi nhìn thấy em chết, tôi mới giật mình tự hỏi hay là em nói thật!
Poirot nghiêm nghị gật đầu, và sau một lát suy nghĩ, nói chậm rãi:
- Tôi sẽ hỏi cô một câu. Trước khi trả lời xin cứ thư thả suy nghĩ. Cô bé có đưa lại cho cô cảm tưởng rằng em đã thật sự có mặt nơi xẩy ra vụ án, hoặc tin rằng mình đã chứng kiến một hành động tội ác?
- Ngay lúc đó, tôi đoán là em nhớ lại chuyện xô xát giữa hai tên lưu manh nào đó, rồi tô vẽ nó ra cho thành quan trọng để huênh hoang với mọi người.
- Nhưng…
- Nhưng, bây giờ em đã bị giết, buộc tôi phải rút ra kết luận rằng em đã thực sự mục kích một vụ giết người.
- Như vậy phải giả thiết một người nào đó có mặt ở tối liên hoan có dính líu đến vụ giết người ấy và nhận thức ra mối hiểm nguy mà những lời khoe khoang của cô bé gây ra cho hắn.
- Như vậy là ông không cho rằng tôi đã bịa ra những chuyện trên chứ, ông Poirot? Rằng tôi đã không lôi kéo ông vào một chuyện tưởng tượng không đâu?
Không trả lời thẳng câu hỏi, Poirot lập luận luôn:
- Một bé gái bị giết, kẻ giết người phải khỏe mạnh mới có thể giữ được đầu cô bé ấn vào xô đầy nước. Một tội ác kinh tởm, có vẻ chứng minh là thủ phạm phải hành động ngaỵ Vì hoảng sợ, hắn vớ lấy cơ hội đầu tiên để ra tay.
Sau một lát suy nghĩ, Ariadne Oliver nói:
- Hẳn là Joyce không biết lai lịch tên giết người, nếu không em đã không ăn nói hớ hênh, khi biết hắn cũng ở trong số người nghe.
- Cô nói rất đúng. Em đã chứng kiến vụ án nhưng không biết mặt thủ phạm. Ta còn phải lập luận xa hơn nữa.
- Xin lỗi, tôi không hiểu…
- Có thể một người nào đó trong cử tọa, nghe những lời Joyce nói, hắn không phải là thủ phạm nhưng có biết vụ án mà em ám chỉ; hắn là người thân hoặc đồng phạm chăng, nên thấy cần thiết phải loại trừ em bé. Ồ!…
- Gì cơ?
- Tôi vừa nhớ ra tại sao cái tên làng Woodleig Common có vẻ quen quen.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:57

Chương 5

Hercule Poirot thở hổn hển, dừng lại gần cái rào chắn màu trắng ở lối đi vào biệt thự “Ngọn thông”. Ông ngắm nhìn ngôi nhà xinh xắn theo kiểu mới, tọa lạc giữa một khu vườn nhỏ, trên một ngọn đồi lác đác những cây thông khẳng khiu, cao vút. Một ông già đang mải miết tưới cây dọc lối đi đầy cỏ. Tóc ngài thiếu tá Spencer đã bạc, dáng đi hơi còng hơn trước. Tưới đến đầu đường, ông lão làm vườn ngước nhìn lên và thấy vị khách chăm chăm nhìn mình.
- Ô, không sai chứ… ông bạn của tôi. Hercule Poirot!
- Ông đã nhận ra tôi? Thật vinh dự!
- Mong bộ râu mép của ông không bao giờ thay đổi.
Bỏ chiếc bình tưới. Ông lại gần rào chắn:
- Có việc gì mà ông đến vùng này?
- Cũng vì cái điều mà thời trước đã run rủi tôi đi khắp nơi, vì cái mà cách đây đã lâu, đã xúi giục ông đến gặp tôi. Tóm lại, vì một chuyện án mạng.
- Tôi thì bỏ mặc hết rồi. Giờ thì biết nhổ cỏ. Tưới cây. Sao ông biết được chỗ ở của tôi?
Vừa nói ông vừa nhấc then cửa, mời Poirot vào.
- Ông đã gửi tôi thiếp mừng Giáng sinh, trên đó có địa chỉ mới.
- À, nhớ rồi. Thú thật, mình là người cổ, thích quan hệ với các bạn đồng nghiệp cũ.
- Tôi rất mến đức tính ấy.
- Poirot, mình già rồi…
- Thì tôi cũng vậy.
- Tôi không thấy ông có nhiều tóc bạc?
- Ông thợ cắt tóc vẫn nhuộm luôn cho tôi. Điều gì khiến ông đến ở làng Woodleig Common?
- Đơn giản là để gần gũi một cô em gái tôi. Góa bụa, con cái lấy vợ lấy chồng và sống tản mát, nhà chỉ có một phụ nữ đơn độc thì ở quá rộng. Thế là hai anh em gộp lương hưu lại với nhau, sống cũng tạm được. Mời ông vào, ta vào dưới cái hiên này.
Spencer dẫn khách vào một thứ vườn mùa đông, chung quanh và bên trên đều có kính chẹ Một vài chiếc ghế bằng mây và nhiều bàn con. Mặt trời mùa thu chiếu sáng ấm áp.
- Ông muốn uống gì? Tiếc rằng tôi không có nhiều thứ không, tuy nhiên có thể mời ông uống bia, hoặc nhờ cô em Elspeth của tôi pha trà. Ngoài ra có rượu shandy, côcacôla, cacao…
- Ông tốt quá. Có lẽ ông cho xin một cốc shandỵ Tức là bia pha gừng, phải không?
- Đúng thế.
Spencer vào nhà rồi khi đi ra mang hai vại bia vàng óng. Đặt lên bàn rồi ngồi xuống cạnh Poirot. Ông nâng cốc:
- Tôi không nâng cốc để tưởng nhớ quá khứ, vì đã vĩnh viễn cắt đứt với các vụ án. Và, nếu như tôi thầm đoán, việc ông đến chơi tôi có liên quan tới vụ giết người đang làm xôn xao cái thị trấn yên bình này, tôi xin nói luôn là tôi rất phẫn nộ và kinh tởm.
- Tôi thông cảm.
- Có đúng là về chuyện cô bé bị người ta ấn đầu vào nước đến chết?
- Đúng.
- Nhưng tại sao ông lại tìm tôi?
- Bạn Spencer thân mến, ai đã từng là cảnh sát, mãi mãi vẫn là cảnh sát.
- Đã bảo là tôi buông xuôi mọi chuyện từ lâu.
- Dù sao ông vẫn có thể kín đáo giúp vào việc điều tra, làm cho nó tiến triển?
- Cũng có thể, nhưng Poirot này, ông chưa nói vì sao ông lại dính vào vụ này? Tôi tưởng ông yên vị Ở London? Hồi chúng ta còn cộng tác với nhau, ông thường xuyên ởLondon.
- Tôi vẫn sống ở London, và tôi tới đây theo yêu cầu của một cô bạn, cô Oliver. Ông nhớ cô ấy không?
Spencer nghĩ một lát rồi nói.
- Xin lỗi, sợ rằng tôi không nhớ.
- Cô ấy viết tiểu thuyết trinh thám. Ông đã gặp cô ta khi điều tra cái chết của bà Mc Gentỵ Ông còn nhớ vụ án Mc Genty không?
- Không! Chuyện ấy xưa cũ quá rồi… Hồi ấy ông đã giúp tôi đắc lực.
- Tôi cũng rất vinh dự đã được ông vời đến.
- Ariadne Oliver! Tôi nhớ rồi. Cái cô mê táo!
- Cô ấy có mặt tại buổi liên hoan thiếu niên.
- Cô ấy đã đến ở vùng này ư?
- Không, cô đến chơi một bà bạn, bà Buther.
- Bà Buther thì thôi biết! Nha ở gần nhà thờ. Một bà góa, chồng là phi công. Có một đứa con gái rất xinh. Bà Buther trông còn son trẻ lắm, ông thấy không?
- Tôi mới thoáng gặp có vài phút, nhưng xin đồng ý với ông.
- Còn ông, Poirot, cái gì đã lôi ông ra khỏi nơi ẩn náu?
- Ariadne Oliver. Cô ấy yêu cầu tôi giúp.
Một nụ cười thoáng nở trên môi Spencer:
- Vẫn là chuyện cũ: người nọ nhờ người kia giúp. Nhưng còn tôi thì tôi giúp ích gì cho ông?
- Ông có thể giúp tôi tiết kiệm thì giờ bằng cách cho tôi biết về mọi người dân ở thị trấn này, nhất là những người đã đến dự buổi liên hoan ấy. Tôi muốn có ý kiến về mọi thứ, mọi người. Tôi phải xác định được tính cách con người nào – đàn ông hay đàn bà – đã bảo con bé chơi trò đớp táo mà không hề gây nghi ngờ về tâm địa xấu xa của mình. Tôi đoán rằng người đó phải được con bé tin cậy, có nghĩa không phải người xa lạ. Tôi cho rằng tội ác đã được thực hiện quá nhanh, không gặp sự chống cự gì.
- Vụ giết người bẩn thỉu! Tôi sẽ cố hết sức làm vừa lòng ông. Khốn thay, tôi chỉ mới đến đây ở từ năm ngoái; tuy nhiên bà em tôi thì đã ở ba năm. Số dân không nhiều lắm, vì thanh niên ngày càng bỏ ra các thành phố lớn. Nhưng còn có một số người dân trung thành, như bà giáo Emlyn, bác sĩ Ferguson và nhiều gia đình bám rễ đã lâu.
- Chắc ông phải biết về những kẻ bất hảo trong vùng?
- Hình như đã lâu, có chuyện một em bé là nạn nhân của một tên điên khùng nào đó, nhưng theo chỗ tôi biết, không có chuyện tương tự xẩy ra gần đây xung quanh Woodleig Common. Tôi biết tối hôm ấy, có mặt hai chàng trai mà cảnh sát phải để mắt. Một là Nicholas Randsom, mười bẩy mười tám tuổi, bề ngoài cũng tốt thôi, nhưng ai biết đâu ma ăn cỗ…? Hai là Desmond, từng phải điều trị về tâm thần, nhưng nguyên do không liên quan gì đến chuyện này. Nhưng rõ ràng là kẻ sát nhân đã trà trộn trong số khách dự liên hoan. Có thể là một người lạ đã lẻn vào nhà mà không ai để ý. Tôi nghĩ là cửa ra vào chắc không khoá, hoặc một cửa sổ mở ra phía sau nhà cũng để ngỏ. Vấn đề còn lại là không biết bằng cách nào mà thủ phạm lại xui được em bé chơi thử trò đớp táo cho hắn xem? Trở lại việc của ông, Poirot, tôi cũng không hiểu làm thế nào mà cô Oliver thuyết phục được ông ra tay trong vụ này?
- Cô ấy chỉ nhắc lại mấy lời mà em bé đã nói.
- Em bé bị giất ấy à?
Spencer tò mò nhìn Poirot. Poirot thuật lại việc Oliver đến tìm mình. Nghe xong, ông cảnh sát hưu trí vân vê hàng râu mép thưa, ra chiều suy nghĩ:
- Vậy em Joyce không nói rõ vụ án mà em chứng kiến, xẩy ra khi nào?
- Không.
- Theo lời ông nói, người ta có cảm tưởng con bé này nói thế chỉ cốt để hênh hoang, ra vẻ ta đây?
- Cô Oliver cũng có cảm giác ấy.
- Biết đâu nó chả bịa chuyện?
- Có lúc tôi nghĩ vậy, nhưng chớ quên rằng vài giờ sau đó, em bé ấy đã chết, đã bị giết. Do đó, ta buộc phải tin vào sự xác thực của những lời em nói. Do lời nói đó mà tên giết người thấy cần phải ra tay ngay.
- Quả có như vậy.
- Cho nên tôi nhờ ông tìm hiểu về những người có mặt tối ấy.
- Đồng ý. Liên quan đến buổi liên hoan, tôi đã nghe nhiều bà hàng xóm kể lại. Phần lớn là phụ nữ. Nhưng cũng có bác sĩ Ferguson, ông phó giám mục, ngoài ra là các bà mẹ, bà cô, hai giáo viên của trường địa phương và khoảng mười lăm đứa trẻ, ít tuổi nhất là mười một.
- Có thể biết những người nào được mời, mà phút cuối cùng không đến dự?
- Khó đấy, nếu giả thuyết của ông đúng.
Spencer cau mày nói tiếp:
- Thực ra, chúng ta không tìm một tên tâm thần bệnh hoạn nào, mà là một tội phạm. Sau khi đã phạm xong tội ác cách đây nhiều năm, bất ngờ được nghe từ miệng một con nhỏ, rằng hắn đã bị có người nhìn thấy. Tôi không tin một người nào trong số dân ở đây lại giữ vai trò bỉ ổi ấy. Dở một cái là Joyce không nói rõ hơn. Hay là kẻ sát nhân trước đó đã có thỏa thuận thế nào với em để em câm miệng?
- Không thể thế. Theo lời Oliver, Joyce hồi ấy không nhận biết đó là án mạng.
- Vô lý!
- Ông cho là thế ư? Một em bé mười hai mười ba tuổi đã chôn vùi trong ký ức một vụ giết người xẩy ra từ mấy năm trước. Em có thể chứng kiến chuyện gì đó mà không hiểu hết ý nghĩa, ví dụ một tai nạn xe hơi trong đó người lái đã chẹt chết một người. Cô Oliver đã đưa ra nhiều giả thiết, mà cô ấy thì có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trong tất cả các giả thuyết ấy, tôi ghi nhận một điều: có một cái gì, một cử chỉ hoặc một lời nói vô ý nào đó, đã gợi cho cô bé nhớ lại, đồng thời soi sáng thêm về hoàn cảnh của cái gọi là tai nạn ấy.
- Và ông đến đây để điều tra về những khả năng thuộc loại ấy?
- Cũng là vì lợi ích chung thôi mà, ông không thấy sao?
- Tôi sẽ xem xem làm được gì. Và bảo cả cô em Elspeth tham gia nữa. Cô ấy bao giờ cũng rất thạo tin về chuyện của thiên hạ.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:58

Chương 6

Hài lòng về kết quả viếng thăm, Poirot chia tay ông bạn Spencer. Ông đã lôi được ông cựu sĩ quan cảnh sát vào cuộc, và trong suốt thời gian dài công tác, Spencer luôn tỏ ra kiên trì, quyết tâm. Hơn nữa, tiếng tăm và uy tín của ông ta ở cục Cảnh sát hình sự ngày trước sẽ giúp ông lấy được nhiều thông tin từ cơ quan Cảnh sát địa phương.
Poirot xem đồng hồ và thấy đến lúc phải tới nơi Oliver đã hẹn, tức là trước cửa nhà bà Rowena Drake, một dinh thự đặt tên “Những quả táo”. Một sự trùng hợp đầy mỉa mai… Chả lẽ luôn luôn có những quả táo trong vụ này?
Đi theo con đường được chỉ dẫn, nhà thám tử của chúng ta tới một biệt thự xây gạch đỏ, có một hàng sồi xén rất đẹp bao quanh một khu vườn nhỏ được chăm chút cẩn thận.
Đẩy cánh cửa sắt bên trên có biển đề “Những quả táo”, khách đi vào lối chính, thì cửa trong nhà mở, và Oliver chạy ra như đã chờ sẵn:
- Tôi vẫn đứng ở cửa sổ để mong ông.
Poirot để ý thấy, lần đầu từ khi họ quen biết nhau, nhà nữ tiểu thuyết không cầm trong tay một quả táo cắn dở. Oliver cầm tay ông,chất vấn ngay:
- Tôi không hiểu tại sao ông không chịu đến ở nhà Judith Buther, mà lại trọ Ở một gia đình kém sung túc.
- Tôi muốn giữ được độc lập để xem xét bằng con mắt khách quan, không chịu một ảnh hưởng nào.
- Ông quyết định hỏi chuyện rất nhiều người?
- Đúng.
- Ông đã gặp những ai?
- Bạn tôi, thiếu tá Spencer.
- Ông ấy thế nào?
- Già hơn trước nhiều.
- Đành thế, còn gì nữa?
- Ồ, ông ấy sụt cân và đọc báo phải đeo kính. Tuy nhiên, theo tôi biết, chưa đến nỗi điếc đặc.
- Ý kiến ông ta về vụ án thế nào?
- Sao cô vội thế, cô bạn!
- Hai người dự định sẽ làm gì?
- Tôi hy vọng Spencer sẽ giúp tôi thu thập một số thông tin mà nếu chỉ mình tôi thì khó mà đạt được. Tiếp đó tôi đã lập cho mình một lịch hành động chi tiết.
- Ông cho là ông Spencer sẽ moi được tin tức ở sở Cảnh sát địa phương?
- Ít nhất thì ông sẽ thu lượm được vài manh mối để có thể tiến xa hơn.
- Ông đã làm gì nữa?
- Rồi tôi đến nơi hẹn đây, để xem qua hiện trường vụ án.
Ngước nhìn lên ngôi nhà xinh đẹp, Ariadne Oliver buông lời nhận xét:
- Khó mà tin rằng án mạng đã xẩy ra bên trong những bức tường này, phải không ông?
- Đúng vậy. Sau khi xem căn phòng ấy, nhờ cô cùng tôi đi gặp bà mẹ của nạn nhân. Chiều nay, Spencer đã hẹn cho tôi gặp viên thanh tra địa phương, ông Raglan. Nếu còn thì giờ, tôi sẽ gặp ông bác sĩ và bà hiệu trưởng. Sáu giờ, Spencer chờ tôi về uống trà và gặp bà em của ông ấy, bà Elspeth, để tiếp tục trao đổi.
- Liệu có đạt điều gì mới?
- Bà Elspeth sống ở đây lâu hơn ông anh, sẽ cho tôi biết thêm về đời sống, tập tục của địa phương.
- Mong được như thế. Bây giờ, để tôi giới thiệu ông với bà Drake.
Bà Drake có vẻ gây ấn tượng mạnh với Poirot. Một phụ nữ cao đẹp, khoảng tứ tuần, mái tóc vàng điểm vài sợi bạc càng tôn thêm đôi mắt tinh anh màu xanh. Bà là hiện thân của người chủ nhà lý tưởng, rất thoải mái khi tiếp khách.
Trong phòng khách nhỏ, cà phê và bánh ngọt đã dọn sẵn. Nội thất đẹp, gồm bàn ghế sang trọng và những tấm thảm quý. Chỗ nào cũng sạch như lau.
Thái độ bà Drake có vẻ như muốn che giấu cái mà Poirot cho là một thứ ngượng ngập xấu hổ của một bà chủ nhà buộc phải công nhận là tối vui do mình tổ chức đã hoàn toàn thất bại do một sự cố bất ngờ, tức là vụ án mạng. Với tư cách là người có vai vế trong cộng đồng Woodleigh Common, bà bỗng không còn xứng với trách nhiệm vẫn lãnh xưa naỵ Cái sự cố ấy lẽ ra không nên xẩy ra. Hoặc xẩy ra ở đâu đâu, không thể ở ngay nhà bà, nơi bà đã dày công chuẩn bị tổ chức, lo liệu mọi thứ để đem lại niềm vui cho các cháu.
- Ông Poirot – bà nói giọng nhẹ nhàng, rành rẽ – tôi rất vui lòng là ông đã đến. Bà Oliver giới thiệu là ông có giúp làm sáng tỏ cái vụ khủng khiếp này.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ cố hết sức, nhưng phải nhận rằng một bài toán loại này cũng không dễ giải quyết.
- Vâng, và tôi xin nói thêm đến giờ tôi vẫn không tin chuyện đó có thể xẩy ra. Các ông bên Cảnh sát hẳn đã có một vài đầu mối. Nghe đâu chính ông thanh tra Raglan chỉ đạo cuộc điều tra, ông ấy là người có tiếng trong vùng. Tuy nhiên ông ông có nghĩ rằng ông ấy sẽ buộc phải cầu cứu Scotland Yard về viện trợ?
- Hãy còn quá sớm để biết điều đó.
- Cái chết của em bé làm cả làng xôn xao. Ông thừa biết là ở các vùng xa thành phố, trẻ con thường phải chịu lắm tai nạn.
Poirot nhẹ nhàng nói lại:
- Nhưng vụ này thì khác hẳn.
- Chính vì thế mà tôi không thể tin nổi! Tôi đã cho chuẩn bị mọi thứ thật hoàn hảo. Lũ trẻ luôn ở trong tầm kiểm soát của chúng tôi, và tối hôm đó rất thành công. Riêng tôi, tôi nghĩ mối nguy là từ bên ngoài. Kẻ nào đó đã đột nhập vào nhà mà không bị để ý. Trong điều kiện ấy, chắc không khó. Theo tôi, đó là một tên tâm thần biết trong nhà tôi có tối vui trẻ con, đã tìm cách kéo một em gái ra để giết. Một chuyện bi thảm như vậy ngay trong nhà tôi, cứ như là ác mộng!
- Xin bà chỉ cho tôi xem chỗ…
- Vâng. Ông dùng một tách cà phê nữa nhé?
- Không, xin cảm ơn.
Bà Drake đứng dậynói:
- Cảnh sát dường như cho rằng vụ án xẩy ra trong lúc đang chơi trò Snapdragon ngoài phòng ăn: Nếu ông muốn, tôi dẫn ông vào đó trước.
Bà dẫn hai người ra sảnh, mở một cách cửa, rồi như một hướng dẫn viên đã quen đưa khách đi thăm một nơi sang trọng, dang tay chỉ chiếc bàn dài có thể ngồi hơn một chục thực khách và những rèm cửa dày trang trí các cửa sổ.
- Phòng này để đèn tối, ở giữa sáng lên một mâm đầy nho tươi đẫm cô-nhắc và đốt lên. Giờ, tôi đưa các vị vào phòng sách.
Bà đóng cửa, trở ra sảnh và đẩy một cách cửa khác dẫn vào phòng rộng trung bình, trang trí đơn giản bằng mấy bức tranh vẽ cảnh đi săn, và những giá chất đầy sách.
- Chiếc xô đặt ở giữa, trên một tấm thảm bằng chất dẻo.
- Chắc phải có nhiều nước bắn tung toé? Poirot hỏi.
Bà Drake đồng tình:
- Bắn tung toé lên thảm… vâng, tất nhiên.
Nhà thám tử nói rõ, như để giải thích cho chính mình:
- Tất nhiên… Vì đầu cô bé bị ấn vào xô nước đầy.
- Trong khi chơi, bọn trẻ đã làm sánh ra khá nhiều nước, phải đổ thêm vào ít nhất hai lần.
- Vậy quần áo của hung thủ cũng bị ướt?
- Hẳn thế…
- Vậy mà không ai để ý, hoặc tỏ ra ngạc nhiên về điều đó?
- Không. Ông thanh tra Cảnh sát cũng hỏi tôi như vậy. Cuối buổi liên hoan, người nào ít nhiều đều bị giây bẩn, vì bột bánh hay vì nước. Cho nên không thể căn cứ vào chi tiết ấy.
- Nếu vậy ta chuyển sang xem xét tính cách của em bé gái. Bà hãy cho biết cảm tưởng của bà về cô bé ấy.
- Joyce?
Bà Drake có vẻ bực mình về câu hỏi, dường như nó buộc bà ta phải nhớ đến cô gái xấu số mà bà đã cố xua đuổi khỏi ký ức.
- Nạn nhân là rất quan trọng, thưa bà. Đôi khi xét tính cách nạn nhân có thể suy ra động cơ tội ác.
- Ta hãy trỡ về phòng khách, có được không?
Khi đã yên vị trong căn phòng ấm cúng. Poirot và Oliver lắng nghe chủ nhà nói, giọng không vững tâm lắm:
- Để tìm hiểu việc này, các vị nên gặp Cảnh sát hoặc chính mẹ của cô bé. Có hơn không? Tất nhiên sẽ gợi lại nỗi đau trong lòng người mẹ tội nghiệp…
Bà ngừng nói, vẻ âu sầu. Poirot tranh thủ nói ngay:
- Tôi chưa muốn xác lập ý kiến theo những ký ức của một người mẹ đau khổ, mà muốn biết cảm tưởng của một người như bà kia. Bà là người có uy tín trong vùng, hẳn là bà phải có con mắt tinh đời xét đoán mọi người quen biết.
- Đây chỉ là bé gái mười hai mười ba tuổi; dưới mắt tôi , bọn trẻ đứa nào cũng như nhau.
- Xin phép được nói là tôi không đồng ý. Chúng khác nhau về cá tính, về thiên hướng. Bà thấy có cảm tình với cô bé Joyce không?
Câu hỏi làm bà Drake lúng túng:
- Cũng có… với lại… tôi rất yêu trẻ, như tất cả những người khác thôi.
- Chỗ này tôi cũng không đồng ý với bà: Có những đứa trẻ ta không ưa chút nào.
- Cũng có thế thật. Thời nay, phần lớn chúng không được giáo dục tốt, cha mẹ ỷ lại vào thầy cô giáo để dạy chúng biết cư xử và kỷ luật.
- Vậy Joyce có là đứa trẻ đáng yêu hay không?
- Ông quên rằng cháu đã chết.
- Chết hay sống, không có gì khác nhau. Đâu có phải cứ là đứa trẻ gương mẫu thì không bị giết.
- Tôi không hiểu cá tính của cháu thì có liên quan gì?
- Biết thế nào… Bà có biết là cháu đã khoe đã chứng kiến một vụ án mạng?
- Ồ, chuyện ấy! – Bà Drake gạt đi, như không đáng quan tâm.
- Theo tôi hiểu, bà không tin chút nào lời nói của cháu?
- Dĩ nhiên là không. Chuyện vớ vẩn!
- Bà có nhớ là nhân chuyện gì mà cháu nói điều đó?
- Tôi nhớ, đó là sau khi bọn trẻ biết bà Oliver đây có mặt tại buổi liên hoan…
Quay về phía Oliver, bà phân bua:
- Bà là nhân vật có tiếng, nhiều người biết, kể cả lũ trẻ. Nếu không có bà ở đấy, chắc chúng chả bàn chuyện vụ án này nọ.
Poirot trầm ngâm:
- Vậy là Joyce đột nhiên tuyên bố mình đã có lần chứng kiến một án mạng.
- Đúng vậy, mặc dù lúc đó tôi chẳng để ý lắm.
- Dù sao, thì bà đã nghe thấy.
- Vâng. Nhưng tôi không tin. Và chị của Joyce cũng nhiều lần bảo nó im đi.
- Và điều đó làm nó càng tức, tôi đoán thế?
- Nó gân cổ cãi là nó nói thật.
- Có thể gọi là nó có vẻ huênh hoang?
- Quả như vậy.
- Có thể em đó thành thật…
- Ồ, không! Joyce có thể bịa rất nhiều chuyện tương tự!
- Nó hay nói dối?
- Không hẳn thế, nhưng người ta biết tính nó huênh hoang, muốn tỏ ra mình hơn người.
- Phản ứng của những đứa trẻ khác ra sao khi Joyce nói về vụ án mạng?
- Chúng đều chế giễu, không tin.
Poirot đứng lên, xin phép cáo lui:
- Rất cảm ơn bà đã giúp tôi khẳng định ý kiến đánh giá về Joyce.
Rồi nghiêng mình lịch sự xuống bàn tay bà Drake chìa ra:
- Và mong rằng cuộc viếng thăm của tôi không làm bà phiền lòng vì phải nhớ lại những chuyện không vui.
- Tất nhiên chuyện ấy chẳng vui gì. Tôi chờ mong một tối vui hoàn hảo giống những lần trước. Không ngờ con bé Joyce làm hỏng hết chỉ vì những lời nói ngớ ngẩn. Thực bụng, tôi hoàn toàn tin những tuyên bố của Joyce chỉ nhằm gây ấn tượng với bọn trẻ cùng lứa, và cũng có thể là để được một nữ văn sĩ nổi tiếng chú ý nữa.
Nói rồi, bà nhìn Oliver với con mắt thiếu thiện cảm, và làm cho nữ văn sĩ buột miệng kêu:
- Tóm lại chuyện xẩy ra là lỗi tại tôi?
- Không, tôi không định nói thế.
Ra khỏi nhà được một quãng, Poirot thở nhẹ cho chính mình hơn là cho cô bạn:
- Khung cảnh này không hợp chút nào với một vụ án mạng kinh hoàng như vậy, mặc dù tôi đã nghĩ có kẻ nào thậm chí âm mưu thủ tiêu chính bà Drake.
- Cái bà này thật khó chịu, luôn có vẻ hiếu kỳ, ta đây.
- Chồng bà ta là người thế nào?
- Ông chồng chết được một hoặc hai năm. Bị bại liệt, nhiều năm liền chỉ ngồi trên xe lăn. Ông ấy là chủ ngân hàng, mê thể thao. Phải ngồi bất động, ông ấy rất khổ.
- Tôi hiểu. Trở lại con bé Joyce, cô có cho rằng có người nào coi trọng câu chuyện nó nói là đã chứng kiến vụ giết người?
- Không, tôi không cho là thế.
- Những đứa trẻ khác chẳng hạn?
- Thì tôi nói chúng chứ ai. Chúng đều phản ứng như tuồng biết thừa là nó nói điêu.
- Còn cô, phản ứng bản thân cô thế nào?
- Giống như chúng. Phần mình, bà Drake cứ thích nghĩ rằng tội ác chưa từng xẩy ra.
- Tự nhiên thôi. Cô thấy bà ấy có thiện cảm không?
- Ông có cái tài hỏi những câu rất khó trả lời. Hình như việc mà ông quan tâm lúc này là phát hiện ra người này người nọ có thiện cảm hay không – Theo tôi Rowena Drake thuộc loại đàn bà ưa chỉ huy, tổ chức, ra lệnh, thích mọi người làm mọi thứ theo mình. Thì chính bà ấy là người có uy tín, đang ít nhiều có thế lực ở thị trấn này, mà phải nói bà ấy cũng làm tốt mọi việc: Song riêng tôi, tôi không ưa những phụ nữ độc đoán.
- Còn bà mẹ của Joyce mà ta sắp đến thăm, cô có ý kiến gì?
- Một người đàn bà tốt bụng, hơi đần. Tôi rất thương bà. Mọi người ở đây đều tin rằng Joyce là nạn nhân của một tên dâm dục bệnh hoạn, làm bà càng thêm đau khổ.
- Song, cho đến giờ, không có gì chứng tỏ thủ phạm là một tên bệnh hoạn.
- Hay để Judith Buther đưa ông đến nhà bà Reynolds nhé? Như thế tiện hơn, Judith rất quen bà ấy, còn tôi mới chỉ gặp một, hai lần.
- Tôi đề nghị ta cứ làm như kế hoạch đã vạch, cô bạn thân mến ạ.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:58

Chương 7

Bộ dạng bà Reynolds tương phản một trời một vực với bà Rowena Drakẹ Bà mẹ của Joyce nhỏ nhắn, bận đồ tang, tay nắm chặt chiếc khăn tay chốc chốc lại đưa lên chấm đôi mắt đỏ hoe, mọng nước.
Dẫn khách vào trong nhà, bà cố gắng lắm mới nói lên lời:
- Qúy ông đến đây để làm rõ cái chuyện bi thảm này thì tốt quá, dù tôi biết việc đó chẳng làm con tôi sống lại… Thật kinh khủng! Sao lại có kẻ muốn giết nó? Mà sao nó không kêu cứu… Cứ nghĩ đến cảnh ấy, tôi không tài nào chịu nổi.
Poirot nhẹ nhàng:
- Bà yên tâm, chúng tôi tới đây không phải để phiền nhiễu, mà để yêu cầu bà giúp đỡ chúng tôi vạch mặt hung thủ. Bà có nghi cho ai?
- Tôi biết nghi ai? Nơi đây chúng tôi sống yên ổn, mọi người ít nhiều đều quen biết nhau, tôi không thể tưởng tượng có một kẻ dâm ác trà trộn vào. Cái đứa giết con gái tôi không phải kẻ tâm thần bình thường. Nó phải là kẻ hút hít hoặc là say rượu, nó phạm tội trong lúc u mê chăng?
- Bà tin chắc nó phải là đàn ông?
Bà Reynolds lộ vẻ ngạc nhiên:
- Phụ nữ nào lại làm cái chuyện dã man như thế!
- Tuy nhiên làm việc ấy cũng không đòi hỏi nhiều sức lực lắm.
- Tôi biết ngày nay phụ nữ khỏe mạnh hơn xưa. Nhưng người đàn bà nào có là quỷ cái mới giết con người ta như thế? Con bé Joyce nhà tôi mới mười ba tuổi.
- Tôi không muốn dằn vặt bà với những câu hỏi mà Cảnh sát chắc đã hỏi bà. Tôi tới đây nhờ bà giúp làm rõ một lời nói của con gái bà trước khi bị hại. À mà bà có mặt tại buổi liên hoan do bà Drake tổ chức không?
- Không. Tôi mới yếu dậy nên rất ngại cảnh ồn ào của lũ trẻ. Tôi đã đưa hai con gái và một con trai đến đó, hẹn cuối buổi sẽ đến đón. Nay tôi còn đứa con gái lớn là Ann, mười sáu tuổi, và Léopold sắp tròn tuổi mười hai. Ông muốn hỏi gì về cháu Joyce?
- Cô Oliver đã nghe cháu tuyên bố trước mặt các bạn là cháu đã có dịp chứng kiến một vụ án mạng.
- Joyce nói thế? Vô lý! Nó chứng kiến vụ án mạng nào?
- Tất nhiên các bạn cháu không tin là cháu nói thật. Đã bao giờ Joyce nói bóng gió với bà về án mạng?
- Chưa bao giờ!
- Ta phải tính đến việc là, với một cháu bé gái, từ “án mạng” có thể được hiểu không chính xác lắm. Có thể Joyce đã chứng kiến một tai nạn xe hơi hoặc một vụ xô xát giữa trẻ em, trong đó một em đã đẩy bạn ngã xuống suối chẳng hạn, tóm lại, một tai nạn vô tình.
- Tôi không nhớ có tai nạn nào xẩy ra trong thị trấn, hơn nữa nếu thấy, chắc Joyce sẽ kể với tôi. Nó nói đùa đấy thôi.
Oliver nói xen vào:
- Tuy nhiên, cháu nói bằng giọng rất thuyết phục. Các bạn càng chế giễu, không tin, cháu càng khăng khăng.
Poirot nói rành mạch:
- Theo tôi, có nhiều khả năng là Joyce đã hiểu sai một tai nạn mà cháu nhìn thấy đã lâu.
- Nếu vậy, xin nhắc lại, tôi phải được cháu kể cho nghe!
- Có thể hồi đó, cháu đã nói, mà bà quên mất?
- Nhưng mà là tai nạn gì, hồi nào kia chứ?
- Chúng tôi không biết, Joyce còn nói hồi đó cháu còn nhỏ, một em bé mười ba tuổi nói thế là nghĩa làm sao?
- Biết trả lời ông thế nào?
- Dù sao nếu cháu khẳng định đã nhìn thấy án mạng, thì cháu phải rất tin vào điều mình nói chứ?
- Vâng, nhưng có thể cháu chỉ nhìn bề ngoài, nên hiểu lầm.
- Tôi cũng nghĩ vậy. Bà cho phép tôi nói chuyện với hai cháu kia tối đó cũng có dự, được không?
- Nếu ông muốn, nhưng chắc chúng chẳng biết gì hơn. Ann đang học trong phòng, còn Léopold ở ngoài vườn, nó đang lắp máy bay đồ chơi.
Cậu bé trông khá khoẻ mạnh, má phính, đang chăm chú vào việc lắp ghép, dường như chẳng thiết ngừng tay để tiếp khách.
Poirot hỏi:
- Hôm ở nhà bà Drake, chắc cháu đã nghe chị cháu kể chuyện…
- Chuyện án mạng phải không?
- Phải. Chị cháu nói đã chứng kiến một vụ án mạng. Có thật không?
- Dĩ nhiên là không! Chị ấy chúa hay bịa chuyện!
- Tại sao?
- Để ra vẻ ta đây – Cậu cẩn thận lắp chiếc cánh quạt nhỏ xíu rồi mới nói tiếp: Chị Joyce vớ vẩn, cái gì chị ấy chả nói để tỏ vẻ hơn người.
- Vậy, theo cháu, lời nói hôm ấy là hoàn toàn bịa đặt?
Léopolds quay về phía Oliver, nói rõ hơn:
- Cháu đoán chắc chị ấy muốn gây ấn tượng với bà. Bà là người viết truyện trinh thám, phải không ạ?
Poirot hỏi thêm:
- Cháu có nhớ rõ từng lời chị nói hôm ấy?
- Không, cháu chẳng để ý. Cháu nhớ, cả Béatrice, cả Cathie đều cười nhạo.
Biết không thu lượm gì hơn ở cậu bé, Poirot và Oliver trở vào nhà, đến gặp Ann, một cô bé đã lớn, mặt nghiêm trang cuối xuống chiếc bàn đầy sách vở.
Đáp lại câu hỏi của Poirot, cô bé thong thả nói:
- Vâng, hôm ấy cháu có dự.
- Và lúc em cháu nói về vụ án mạng, cháu có nghe?
- Có, nhưng cháu chẳng quan tâm.
- Cháu không tin?
- Tất nhiên, tin thế nào được!
- Vậy cháu rút ra điều gì từ những lời nói ấy?
- Joyce luôn luôn bịa chuyện. Một lần, nó thêu dệt ra một chuyện thần tiên về Aán Độ. Chúng cháu có một ông chú ở Aán Độ; thế là nó bịa ra là đã từng du lịch sang Aán Độ với chú. Thế mà khối đứa bạn cùng lớp cũng tin.
Poirot đổi giọng , hỏi:
- Ann này, theo cháu, ai là người giết em cháu? Cháu biết trong số người quen thuộc, có ai không ưa Joyce?
- Không ưa thì cũng không thể giết. Chắc là một thằng điên. Không thể là ai trong số người quen biết.
Poirot và Oliver sắp định cáo từ, Ann đột nhiên nói:
- Em cháu đã chết, cháu không muốn nói xấu, nhưng phải nhận nó là đứa chúa hay nói điêu.
Khi đã rời xa khỏi nhà bà Reynolds; Oliver chợt hỏi:
- Ông có cảm thấy ta tiến được chút nào không?
- Chưa được chút nào. Dù sao đó cũng là một nhận xét đáng chú ý.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:58

Chương 8

Tiếng chuông nhà thờ báo sáu giờ sáng, Poirot cùng những người bạn trong ngôi nhà “Ngọn thông” đang điểm tâm. Nhà thám tử chúc mừng bà Elspeth chủ nhà ngồi chủ trì ở đầu bàn, chăm lo ấm trà cổ truyền.
Elspeth McKay không giống Spencer chút nào. Ông anh to con thì bà em xương xẩu, mặt dẹt như lưỡi dao. Nhìn bà, ta thấy ngay là một con người sắc sảo, quyết đoán. Hai anh em chỉ giống nhau ở đôi mắt và cái cằm. Poirot thích thú ngồi quan sát, so sánh cách ăn nói của hai người. Qúa trình công tác lâu năm đã rèn luyện Spencer vào kỷ luật, chỉ phát biểu ý kiến, dù là một nhận xét nhỏ khi đã suy nghĩ chắc chắn, ông nói chậm rãi, cân nhắc từng chữ. Ngược lại bà Elspeth mau miệng, nghĩ gì nói tuốt.
Sau một vài lời trao đổi xã giao, câu chuyện giữa ba người tất nhiên xoay vào vụ án mạng ở nhà bà Drake.
Poirot, giọng từ tốn:
- Với tôi rõ ràng là tính cách của nạn nhân giữ một vai trò quan trọng. Ý kiến anh thế nào?
Spencer nhún vai dè dặt:
- Tôi ở đây chưa lâu, chưa dám có ý kiến. Anh hỏi bà em tôi xem.
Bà em lập tức lên tiếng:
- Theo tôi, Joyce là một đứa hay bịa chuyện.
- Vậy chưa bao giờ bà tin những điều cháu nói?
- Chưa bao giờ. Phải nhận là nó nói thuyết phục lắm, nhưng chẳng bao giờ tôi tin.
- Nó nói dối chỉ để tự đề cao mình?
- Phải. Ông chắc đã nghe nó huyên thuyên thế nào về cuộc du lịch Aán Độ với ông chú? Rất tài tình! Một số bạn nó tin là thật, vì nó tả rất khéo những chuyến săn hổ, săn voi. Nhưng dần dà càng nhiều người nghe, thì các loài súc vật bị săn cứ tăng lên mãi đến mức không thể tin. Phải nói con bé giàu trí tưởng tượng. Nó nói dối như nó thở.
- Bà nói vậy có nghĩa là, nếu bà nghe cháu nói đã chứng kiến một vụ án mạng, thì bà cũng không tin?
- Tôi khẳng định, lần này nó cũng kiếm chuyện làm quà cho các bạn, nhưng cũng công bằng. Có thể nó đã bắt gặp sự việc gì khiến nó có cơ hội thuê dệt thêm để người nghe chú ý.
- Và nó đã trả giá bằng cái chết? – Spencer hỏi lại – Chớ nên quên là lần bịa chuyện cuối cùng đã khiến nó mất mạng.
- Nếu điều đó được chứng minh, tôi xin rút ý kiến. Ông Poirot có thể hỏi bất kỳ ai, đâu đâu thiên hạ cũng sẽ nói là Joyce chủ động nói dối mỗi khi có cơ hội. Và chớ nên quên rằng chuyện đó được kể trong một buổi tối có đông người, Joyce cũng như những trẻ khác, đang ở trong tình trạng bị kích động dễ hiểu với tuổi nhỏ, càng muốn vỗ ngực khoe mình.
- Liệu em đó đã nhìn thấy một loại tội ác nào?
- Chẳng tội ác nào cả – bà Elspeth khẳng định.
- Ơû thị trấn ta, trong vòng ba năm nay, hẳn phải có người chết?
Spencer đáp:
- Tôi đã tính trước điều đó, và đã lập một danh sách.
Ông rút ra trong túi một tờ giấy đưa cho Poirot, nói thêm:
- Như vậy anh đỡ mất thì giờ đi hỏi chỗ này chỗ nọ.
- Họ đều bị giết?
- Không có bằng chứng gì. Tạm coi là chết trong hoàn cảnh bí ẩn.
Poirot đưa mắt lướt qua danh sách: bà Llewellyn – Smythe, Charlotte Benfield, Janet Whiet, Lesley Ferreị Rồi ngẩng đầu, hỏi bà Elspeth:
- Trường hợp bà llewellyn – Smythe…
- Đó có thể là trường hợp lạ lùng nhất.
Và bà nói thêm một câu làm Poirot chú ý:
- Chỉ vì đứa con gái ấy.
- Đứa con gái nào?
- Một hôm nó biến mất, chẳng ai nghe nói nữa.
- Ai? Bà Llewellyn – Smythe ư?
- Không, đứa con gái. Có thể nó đã cho vài giọt thuốc độc vào bát thuốc. Và nó sẽ thừa hưởng tất cả….. ấy là hồi đó nó đã tưởng thế.
Poirot quay về phía Spencer, chờ một lời giải thích thêm. Nhưng bà Elspeth nói tiếp:
- Từ đó bặt tin, không ai thấy nó đâu. Những đứa con gái từ nước ngoài đến đều thế cả.
- Bà muốn nói đến một cô gái đi ở cho nhà bà Llewellyn – Smythe?
- Phải, nó sống cùng với bà, và bà ấy chết được một hai tuần thì nó biến mất tăm.
- Theo tôi, cô ta đã đi theo một người đàn ông nào đó và sinh sống ở nơi khác – Spencer nói.
- Nếu vậy, sao chẳng ai biết gì về sự dan díu của họ, mà ông biết đó, ở đây có gì qua mắt được thiên hạ. Nhất là những kẻ yêu đương bồ bịch, càng không thoát được con mắt tọc mạch.
- Vậy cái chết của bà Llewellyn – Smythe có điểm gì bất thường?
- Không. Bà ấy bị bệnh tim, bác sĩ thường xuyên điều trị.
- Tuy nhiên, Spencer này, anh đã ghi bà ấy đứng đầu danh sách người cái chết đáng ngờ.
- Bà Llewellyn – Smythe giàu, rất giàu. Cái chết của bà không gây bất ngờ cho mọi người, song bác sĩ Ferguson thì hơi ngạc nhiên vì nó quá đột ngột, trong khi ông nghĩ rằng bệnh nhân còn có thể sống nhiều năm nữa. Tất nhiên thầy thuốc nhiều khi cũng đóan sai. Hơn nữa, bà ấy không thuộc loại người chịu tuân theo cẩn thận chỉ dẫn của bác sĩ: Lẽ ra phải kiêng khem, giữ gìn, bà chỉ làm theo ý mình, lại còn rất thích chăm lo vườn tược. Với người bệnh tim, điều đó là không nên.
Bà Elspeth tiếp lời ông Spencer:
- Trước kia, bà ta thường đi du lịch ở nước ngoài. Chỉ khi có bệnh mới về ở đây. Bà chọn nơi này là để gần gũi với cháu gọi bà là cô, tức ông Drakẹ Đầu tiên bà tậu tòa nhà “Quarry House”, một dinh cơ lớn dựa lưng vào một công trường đá bỏ hoang, mà bà định kiến thiết thành vườn hoa. Để thực hiện ý định ấy, bà bỏ ra tiền triệu, và mời riêng một chuyên gia phong cảnh từ Wisley tới thiết kế. Phải nhận ra chuyên gia này đã làm được chuyện tuyệt vời.
- Tôi sẽ đến xem tác phẩm của ông tạ Biết đâu chẳng gợi ý được vài điều.
- Phải, cũng đáng đi xem, không tiếc công đâu.
- Bà Llewellyn – Smythe có tài sản lớn là từ nguồn gốc nào?
- Của chồng bà ta di chúc để lại. Đó là một ông chủ đóng tàu lớn.
- Dù bác sĩ cho là cái chết hơi đột ngột, nhưng không ai tiến hành điều tra gì?
Spencer lắc đầu. Poirot nói tiếp:
- Tôi hình dung người đàn bà giàu có này. Đã được khuyên là thận trọng, tránh đi lại nhiều, lên thang gác nhiều, nhưng vì là người có tính quyết đoán, có phần độc đoán nữa, bà ta không chịu theo. À mà có phải là ông bác sĩ mà ta sẽ gặp không?
- Phải, bác sĩ Ferguson. Năm nay gần sáu mươi, được mọi người quý trọng.
- Tuy nhiên, hình như cả hai anh em đều không tin là bà Llewellyn – Smythe chết cái chết tự nhiên. Điều đó lấy gì làm căn cứ?
- Có cái đứa con gái ở công không ấy, Elspeth nói.
- Thì sao?
- Nó đã giả mạo di chúc của chủ, không phải nó thì còn ai?
- Lại chuyện giả mạo di chúc nữa kia?
- Lời đồn đại nổi lên lúc di chúc của chủ nhân sắp được thi hành.
- Di chúc đề ngày tháng gần không?
- Trước đây bà ta đã nhiều lần thay đổi di chúc. Lần này là một bản bổ sung thay thế tất cả các di chúc trước. Thực ra các bản di chúc gần giống nhau ở chỗ để lại phần lớn tài sản cho vợ chồng Drake, là họ hàng gần nhất, có thay đổi chỉ là tên những hội từ thiện và một số kẻ ăn người làm được tặng những món tiền nhỏ.
- Nhưng bản bổ sung thì… ?
- Thì lại dành tất cả cho con bé người ở đó “để cảm ơn vì đã tận tình phục vụ tôi”.
- Bà thử nói tôi nghe về đứa ở gái đó.
- Nó từ một nước Trung Âu tới.
- Nó phục vụ bà già được bao lâu?
- Hơn một năm.
- Bà Llewellyn – Smythe già lẫn lắm ư?
- Không. Chết lúc sáu nhăm, sáu sáu tuổi.
- Thế thì chưa già lão lắm – Poirot nhận xét, vẻ hơi thất vọng.
- Dù sao thì lần này bà ta để tất cả cho cái con bé nước ngoài đó, trừ ngôi nhà xây riêng cho ông chuyên gia phong cảnh thì ông ta được tùy nghi sử dụng, ngoài ra còn có một món lợi tức hàng năm đủ để ông ta chăm non vườn tược.
- Tôi đoán là gia đình phản đối, cho rằng người chết đã không còn minh mẫn khi thảo bản di chúc bổ sung, rằng bà ta đã bị sức ép nào đó.
- Có thể – Spencer xen vào – Dù sao thì tất cả các công chứng viên đều nhất trí nói bản bổ sung là giả mạo.
- Và người ta chứng minh là con bé người ở chính là tác giả sự giả mạo ấy. Chả là con bé từ trước đã được chủ giao cho lo liệu mọi giấy tờ, thư từ giao dịch của mình. Bà bị thấp khớp, tay không cầm bút được, nhưng không chịu cho đánh máy các thư từ. Trừ một vài giấy tờ chính thức, bà yêu cầu con bé viết thay, cố gắng bắt chước nét chữ của chủ gần giống hệt. Tôi biết chuyện này do bà Minden, cũng là người làm, nói lại, do bà nghe lỏm được trong khi dọn dẹp, hai chủ tớ đang trò chuyện với nhau. Từ đó, tôi suy ra là con bé đã nẩy ra ý viết bản bổ sung có lợi cho mình, tưởng rằng mọi người sẽ cho đó là chữ viết của chủ mặc dù vậy, trò giả mạo đã bị các công chức viên phát hiện.
- Đó là các công chứng viên của bà Llewellyn – Smythe?
- Phải, các ông Fullerton, Harrison và Leadbetter, thuộc một văn phòng luật gia có uy tín từ trước vẫn quản lý mọi công việc của chủ thân. Để khẳng định chắc chắn, họ đã nhờ chuyên viên kiểm định mẫu tự, và đòi gặp kẻ giả mạo. Song cô bé của chúng ta đã đánh hơi và hoảng sợ, vội bỏ chạy không kịp mang theo cả quần áo. Giờ này chắc nó đã trở về nước và thay tên đổi dạng.
Poirot suy nghĩ rồi nhận xét:
- Nhưng không ai nghi ngờ gì về cái chết của bà Llewellyn – Smythe.
- Không nghi ngờ, vì thầy thuốc kết luận là chết tự nhiên. Đôi khi các vị chuyên môn cũng nhầm lẫn như vậy. Ta hãy tưởng tượng Janet Whiet đã bắt gặp hoặc nghe thấy điều gì? Ví dụ, bà già kêu là chén thuốc do cô người ở nước ngoài pha cho bà đắng quá.
- Nghe cô nói, cứ như là chính cô chứng kiến sự việc!
- Bà Llewellyn – Smythe chết ở đâu, và chết lúc nào trong ngày? – Poirot hỏi.
- Chết tại nhà, vào đầu buổi chiều. Bà vừa làm ở ngoài vườn trở về phòng, cảm thấy khó thở, nằm dài trên giường và thiếp đi đến chết. Đúng là một cái chết bình thường, nếu chỉ thoáng nhìn.
Poirot rút cuốn sổ nhỏ, giở đến chỗ đầu trang mà ông đã ghi “người chết đáng ngờ”, viết lên cái tên đầu tiên: bà Llewellyn – Smythe.
Rồi nhìn sang danh sách của ông bạn, đọc:
- Charlotte Benfield?
Spencer nói luôn, như đọc báo cáo:
- Nhân viên bán hàng. Mười sáu tuổi. Chết vì nhiều nhát nện vào đầu. Xác tìm thấy trên đường mòn gần khu rừng “Quarry Wood”. Hai thanh niên bị tình nghi, vì bắt gặp cùng đi với cô gái ít lâu trước đó. Không đủ chứng cớ nên được thạ Trong lúc bị thẩm vấn, họ nói loanh quanh, đôi khi mâu thuẫn, tóm lại, họ hốt hoảng. Cả hai đều không có tầm cỡ sát nhân, nhưng… ai biết đâu được…
- Hai thanh niên đó thuộc loại nào?
- Peter Gordon, 21 tuổi, không nghề nghiệp. Có kiếm được một, hai chỗ làm nhưng đều bỏ dở, vì lười, không kiên trì. Nhưng đẹp trai. Một hai lần thuộc diện giám sát tại chỗ vì ăn cắp vặt. Tiền sự không dính gì đến bạo lực. Cũng là loại mất dạy, nhưng không đến nỗi quá quắt.
- Còn tên thứ hai?
- Thomas Huđ, 20 tuổi, có tật nói lắp. Tính tình nhút nhát. Muốn trở thành giáo viên, nhưng không đạt. Bà mẹ goá chồng, rất chiều con, nhưng luôn giữ chặt, ngăn không cho đi chơi với các bạn gái cùng lứa. Tên này làm công ở một hiệu sách. Chưa phạm tội hình sự nào, nhưng về phương diện tâm lý mà nói, rất có thể nhúng tay vào chuyện bậy bạ. Cả hai đứa đều đưa ra tình tiết ngoại phạm: tối hôm xảy ra án mạng, Huđ ở nhà với mẹ, tất nhiên bà mẹ xác nhận ngay chứ đời nào để con bị tình nghị Còn Gordon thì đang chơi bè bạn, lời chứng nhận này của bè bạn chẳng đáng giá gì, nhưng dù sao thì cũng chẳng tìm ra chứng cứ để kết tội.
- Vụ án xảy ra bao giờ?
- Cách đâu mười tám tháng.
- Ở đâu?
- Ngay ở rìa làng Woodleigh Common, trên con đường đất ven đồi.
- Cách đây ba phần tư dặm – Elspeth nói rõ thêm.
- Gần nhà bà Reynolds?
- Không, ở đầu làng đằng kia.
Poirot suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Như vậy khó thể là vụ án mà Joyce ám chỉ. Nếu trông thấy người ta nện vỡ đầu cô gái, hẳn không phải đợi đến hơn một năm nó mới hiểu ra đó là án mạng.
Lại nhìn vào sổ ông đọc to:
- Lesley Ferrei.
Ông cựu thiếu tá lại giới thiệu:
- Thư ký, hăm tám tuổi, làm ở phòng công chứng của các ông Fullerton, Harrison và Leadbetter ở Medchester.
- Cái văn phòng công chứng trông coi công việc của bà Llewellyn – Smythe?
- Chính thế.
- Lạ thật. Chuyện gì xảy ra với Ferrier?
- Bị đâm một nhát dao gần quán Thiên nga xanh. Nghe nói anh ta lằng nhằng bắt bồ với vợ lão chủ quán Harry Griffin.
- Có tìm thấy hung khí?…
- Không. Có lẽ do Ferrier cắt đứt với cô vợ chủ quán và dan díu với một cô gái khác, nhưng Cảng sát cũng không lần ra được cô gái đó là ai.
- Và người ta nghi ngờ cho ai, cho chủ quán hay cho vợ?
- Cả hai đều có thể là thủ phạm. Vợ chủ quán Griffin có máu bô – hê – miêng trong huyết quản, tính tình hung dữ mọi người đều biết. Người ta không chỉ nghi ngờ hai người đó. Lesley Ferrier lúc trẻ cũng gớm lắm, hồi hai mươi tuổi cũng đã có chuyện với Cảnh sát. Nghe đâu trong quá trình làm việc cũng có chuyện thiếu hụt tiền nong và giả mạo giấy tờ. Ra tòa, luật sư bào chữa rằng hắn xuất thân từ một gia đình không êm ấm do đó thế này thế nọ, ông biết cái lập luận đó rồi. Đồng nghiệp cũng xin cho hắn, nên hắn không bị kết án nặng. Ra tù, văn phòng công chứng lại cho hắn làm trở lại.
- Và từ đó, hắn tu tỉnh chứ?
- Khó mà biết được. Về mặt công việc thì có vẻ tu tỉnh, nhưng hắn giao du với những bạn tù cũ, tham gia những vụ làm ăn ít nhiều ám muội. Theo tôi, tu tỉnh thì chưa, nhưng hàng động thận trọng hơn.
- Mọi người giải thích ra sao về cái chết của hắn?
- Do tụ bạ với bọng bất lương. Chơi với ma tất có ngày bị ma hại.
- Chỉ thế thôi.
- Có phát hiện ra trước khi chết hắn có tài khoản kha khá ở ngân hàng, nhưng vì tiền mặt gửi trực tiếp, nên không điều tra được nguồn gốc.
- Có thể là tiền lấy cắp ở văn phòng công chứng?
- Các ông chủ của hắn kiểm tra lại tiền quỹ, báo không mất gì?
- Vụ này, tôi dám khẳng định cũng không phải là vụ mà Joyce định nói.
Và Poirot xướng đến tên cuối cùng của bản danh sách:
- Janet Whiet.
- Là giáo viên, bị bóp cổ chết trên con đường từ trường về nhà, nơi cô ở chung với một giáo viên khác, tên là Nora Ambrosẹ Theo lời khai của cô này, Janet Whiet đã nhiều lần nhận được thư đe dọa của người bạn trai mà cô đã cắt quan hệ từ một năm trước. Song Nora Ambrose không biết anh ta là ai và sống ở đâu, nên Cảnh sát không truy tìm được.
- Vụ này may ra hợp với việc của ta đây.
- Tại sao?
- Vì nó khớp hơn với loại vụ việc mà một em bé ở tuổi Joyce có thể bắt gặp. Thủ phạm là người lạ, song em có thể nhận ra nạn nhân, vì là một cô giáo của mình. Gỉa thử em trông thấy hai người đang cãi cọ, khi ngay lúc đó, chưa thể nghĩ là có chuyện giết người. Vụ này xảy ra lâu chưa?
- Cách đây hai năm rưỡi.
- Thời gian ở đây có thể có ý nghĩa quan trọng. Cô bé trông thấy thằng kia siết cổ bạn gái, tưởng là đôi tình nhân sắp ôm hôn nhau để giảng hòa, vì chỉ hai năm sau mới hiểu ra là mình đã chứng kiến cái gì.
Hướng về bà Elspeth McKaỵ Poirot hỏi:
- Bà thấy tôi lập luận như thế có được không?
- Tôi vẫn nghe đây… nhưng hình như ông lại đi ngược dòng, lo giải quyết một vụ án cũ, trong khi chúng ta cần tập trung vào cái vụ đang là thời sự trong làng?
- Phải đi từ quá khứ để tiến vào hiện tại. Thế là, chúng ta đi tới vấn đề mà chắc các vị đã tự đặt ra: trong số những người đến dự tối vui ở nhà bà Drake, ai là người có thể dính dáng ít nhiều đến một vụ án mạng xảy ra trước đó.
- Chúng ta có thể thu hẹp số người tình nghi - Spencer nói – Joyce chỉ nói chuyện với một số nhỏ người có mặt lúc ban chiều để lo chuẩn bị cuộc liên hoan.
- Hy vọng là anh đã lập được danh sách những người đó?
- Đã. Tôi đã kiểm tra lại, việc đó không dễ dàng đâu. Sau đây là kết quả.
“Danh sách những người có mặt ở nhà bà Drake trong lúc chuẩn bị cuộc vui nhân ngày lễ hội Qủa bí”.
Bà Drake (chủ nhà).
Bà Buther.
Bà Oliver.
Cô Whittaker (hiệu trưởng).
Đức cha Charles Cotterell (phó giám mục).
Simon Lampton (linh mục).
Cô Lee (phụ tá của bác sĩ Ferguson).
Ann Reynolds.
Joyce Reynolds.
Léopold Reynolds.
Nicholas Ransom.
Desmond Holland.
Béatrice Ardley.
Cathie Grant.
Diana Brent.
Bà Carlton (người phục vụ).
Bà Minden (người phục vụ).
Bà Goodbody (người đến giúp).
- Anh chắc là đã ghi đủ? – Poirot hỏi.
- Không, tôi không chắc lắm, trên thực tế thì không thể đủ được. Vì có người ra vào luôn, người đem bóng đèn mầu, người mang gương đến. Rồi có người mang thêm bát đĩa, đưa đến một cái xộ Cho nên có thể kẻ mà ta cần tìm chỉ có mặt chốc lát nên mọi người không để ý. Mà dù chẳng đi vào phòng, đứng bên ngòai cũng có thể nghe lời nói của Joyce thì ai mà biết được. Đành phải hạn chế danh sách ở số mười tám người đã có mặt khá lâu – khoảng hơn một giờ – trong nhà bà Drake.
- Xin cảm ơn. Một câu hỏi nữa: khi anh điều tra những người có mặt nay, có thấy họ nhắc lại gì về lời nói lạ lùng của Joyce?
- Không. Cảnh sát cũng làm điều tra, không thấy ghi nhận việc này. Chính qua anh mà tôi mới nghe nói lần đầu tiên.
- Lạ đấy…
- Điều đó chứng tỏ không ai coi những lời của Joyce là thật.
Poirot gật gù:
- Tôi phải xin phép cáo từ để khỏi lỡ hẹn với bác sĩ Ferguson. Tôi đến gặp ông ấy lúc ông ấy hết giờ khám bệnh.
Poirot gập cẩn thận bản danh sách Spencer đưa, đút vào túi.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:59

Chương 9

Bác sĩ Ferguson, một ông già sáu mươi, gốc người Xcốt – len, phong cách thẳng và sẵng, nhìn khách với con mắt không thiện dưới đôi lông mày rậm.
- Có chuyện gì? Xin mời ngồi, cẩn thận, ghế có bánh xe long hết đấy.
- Có lẽ tôi xin giải thích …. Poirot mở đầu.
- Vô ích: ở cái thị trấn nhỏ này, có giấu được ai điều gì. Bà văn sĩ yêu cầu ông đến đây với tư cách là thám tử đại tài để làm bể mặt các ông cảnh sát địa phương. Phải thế không?
- Phải và không phải. Tôi đến thăm một người bạn cũ, nguyên là thiếu tá Spencer, ông ấy ở đây cùng bà em.
- Spencer là cảnh sát đáng nể. Gan dạ và trung thực, đúng là một con người từ thời đã qua.
- Ông đánh giá ông ấy rất đúng.
- Vậy cả hai ông nghĩ sao về chuyện này?
- Thanh tra Raglan và ông Spencer đều vui vẻ tiếp tôi. Hy vọng là ông sẽ đến giúp tôi như vậy.
- Tôi chẳng có gì để giúp. Cái gì tôi biết, họ cũng biết cả rồi. Một cô bé bị chết ngạt vì bị ai đó giữ đầu ấn chặt vào thùng nước và táo. Đồ khốn kiếp! Tất cả chỉ vì có những thằng điên vẫn được đi lại tự dọ Nhưng thông thường chúng không chọn một tối đông người để thỏa mãn tính hiếu xác. Rất mạo hiểm. Tuy nhiên cũng có lúc bọn loạn thần kinh này ưa mạo hiểm lắm chứ?
- Oâng có chút nghi ngờ nào về lai lịch của kẻ mà chúng ta truy tìm?
- Ông tưởng một câu hỏi như thế cứ đưa ra là tôi trả lời được sao? – Phải có chứng cớ chứ !
- Ông cứ thử đặt giả thuyết?
- Ai cũng có thể đặt ra các giả thuyết. Khi tôi khám bệnh cho một người, tôi phải hỏi han, cân nhắc, để cuối cùng đặt ra một loại khả năng mà chọn lựa. Thưa ông Poirot, trong nghề nghiệp chúng tôi gọi thế là chuẩn đoán. Không thể phán bảo cái gì mà không suy nghĩ chắc chắn.
- Ông có biết rõ nạn nhân?
- Nhất định rồi. Cả gia đình cô bé là khách hàng của tôi. Ở đây chỉ có hai thầy thuốc, ông Wrral và tôi. Nhà Reynolds bao giờ cũng mời tôi khi có bệnh Joyce là mộ bé gái lực lưỡng, hồi nhỏ cũng mắc những bệnh thông thường của trẻ. Không có gì đặc biệt, chỉ có nó ăn và nói quá nhiều.
- Và vì thế mà cháu đã phải trả giá bằng cả mạng sống vì cái tật nói lắm.
- Ra đó là cái hướng đi theo để điều tra?
- Điều đó có thể giải thích động cơ vụ án.
- Ông nói có lý, tuy nhiên cũng còn khối cách nghĩ khác. Cái chết của Joyce không đem lợi ích cho ai, và không ai thù hằn gì đứa bé đó. Theo tôi, giờ đây không nên căn cứ vào tính cách của nạn nhân mà tìm ra lời giải lô gích, trái lại phải xem cái gì đã diễn ra trong đầu óc của hung thủ – một tên tâm thần bất định – thì hơn.
- Và ai là cái tên phù hợp với định nghĩa của ông?
- Ông muốn nói là trong số những người có mặt tối hôm ấy ở nhà bà Drake?
- Phải.
- Câu hỏi khó trả lời, vì ông cũng chưa biết là hung thủ nằm trong số khách được mời, hay là nó từ ngoài bí mật lẻn vào nhả. Tôi đã theo sát vụ xử một thanh niên hai mươi tuổi, hắn bị bắt vì một tội bình thường, nhưng thú nhận đã giết người lúc nó mới mười hai tuổi. Các nhà tâm thần học đã xúm vào phân tích và kết luận nó đã giết người do bị hoảng loạn nhất thời. Tên hung thủ mà ta đang tìm chắc cũng thuộc dạng tương tự, một đứa bé trai hiền lành, được bạn bè yêu quí, bỗng trở thành con vật hung hãn do tác động của một sự việc nào đó.
- Và cá nhân ông, ông nghi ngờ cho ai?
- Không căn cứ gì, tôi biết nghi ai?
- Tuy nhiên, ông phải công nhận là nếu không có hung thủ thì làm gì có án mạng?
- Chuyện đó chắc chỉ xây ra trong các tiểu thuyết của bà Oliver. Hiện nay trong tay ông chưa có gì để dựa vào mà điều trạ Kẻ giết Joyce có nằm trong số khách mời? Trong số các gia nhân? Hay lẻn vào từ bên ngoài? Dù sao thì đã có một lúc nó trà trộn vào cửa toạ.
Dưới đôi chân mày rậm, một ánh tinh quái lé lên trong mắt ông bác sĩ:
- Và xin nó ông biết rõ, bản thân tôi cũng có mặt trong tối vui đó. Không ở lâu, chỉ đảo qua để xem lễ hội Quả bí tiến hành ra sao.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 22:59

Chương 10

Poirot ngắm nhìn mặt tiền đồ sộ của trường “Elms” một lúc rồi mới bấm chuông. Một cô thư ký nhanh nhẹn dẫn khách vào phòng làm việc của bà hiệu trưởng.
Cô Emlyn đang ngồi sau bàn, vội vã đứng dậy tiếp khách.
- Rất vui được gặp ông, ông Poirot. Tôi đã nghe nói nhiều về ông.
- Rất hân hạnh.
- Tôi nghe nói về ông là do một bà bạn thân với tôi mà chắc ông còn nhớ, cô Bulstode, nguyên hiệu trưởng trường Meadowbank.
- Cô Bulstrode thì làm sao tôi quên được.
- Phải nhận là nhờ cô ấy mà trường Meadowbank mới có uy tín như ngày nay – cô Emlyn thở dài, nói tiếp: Các phương pháp giáo dục có xu hướng thay đổi, nhưng trường của cô vẫn giữ được ba nguyên tắc dẫn tới thành công: chất lượng, tiến bộ và truyền thống. Xin lỗi, mà ông đến đây chắc để hỏi về em Joyce Reynolds? Xưa nay hình như ông ít quan tâm những vụ án như thế này. Hay ông là người quen của gia đình nạn nhân?
- Không. Tôi đến là do yêu cầu của một người bạn, bà Oliver, bà ấy cũng có mặt trong buổi tối bi thảm đó.
- Truyện của bà Oliver rất hay, và tôi đã được gặp tác giả một đôi lần. Về vụ Joyce bị giết, rõ ràng đây là một tội ác tâm thần bệnh lý. Có phải vậy không, thưa ông?
- Không. Theo tôi, giống như nhiều vụ khác, vụ án này có lý do rõ rệt.
- Thật sao? Điều gì khiến ông nghĩ như vậy?
- Một câu nói của em Joycẹ Buổi chiều trước khi chết, em nói trước nhiều người là em đã từng trông thấy một vụ giết người.
- Họ có tin em không?
- Nói chung, không tin.
- Điều đó phải thôi. Nói thật lòng, Joyce là một học sinh rất kém, nhất là nói dối như cuội, tuy nhiên cũng không thuộc loại xảo quyệt, chỉ nói cho ra vẻ ta đây mà thôi. Và tất nhiên từ lâu không ai tin những lời nó ba hoa.
- Và cô cho rằng lần này cũng chỉ là ba hoa, vô căn cứ?
- Đúng thế, nhất là bà Oliver có mặt nên em tưởng tượng ra chuyện án mạng nhằm để bà chú ý.
- Trong trường hợp ấy, có lẽ ta phải bỏ giả thiết cho rằng vụ giết Joyce là có chủ định trước.
Suy nghĩ một lát, Poirot nói thêm:
- Liệu bà có chút nghi ngờ gì giúp ta hiểu biết hơn về tính cách của hung thủ?
- Tiếc rằng không, mặc dù tôi cho là mình hiểu rõ tất cả các em học sinh có mặt tối hôm đó ở nhà bà Drake.
- Tôi xin đề cập một chuyện khác liên quan đến một nữ giáo viên của bà bị bóp cổ chết cách đây hai năm rưỡi. Tên cô ấy là Janet White, nếu tôi nhớ không lầm.
- Cô ấy hai mươi bốn tuổi, tính tình dễ xúc động. Hình như thảm kịch xảy ra một tối cô ta đi dạo một mình, nhưng tôi cho là cô ta đã hẹn hò bí mật với một ai đó, vì cô ta rất hấp dẫn với một số bạn trai. Cảnh sát đã thẩm vấn nhiều người tình nghi, nhưng không tìm ra thủ phạm.
- Thưa cô Emlyn, tôi có nhận xét là cả hai chúng ta đều chung một nguyên tắc: không tán thành tội phạm.
Cô hiệu trưởng nhìn khách hồi lâu rồi mới nói:
- Chẳng lẽ ông sợ rằng tôi nghĩ khác?
Cô ngừng lời, đắm chìm vào suy tưởng, và Poirot tôn trọng sự yên lặng ấy. Đột nhiên cô Emlyn bấm vào nút chuông:
- Tôi nghĩ ông nên gặp cô Whittaker nữa thì tốt.
Cô Emlyn để Poirot ngồi lại một mình; lát sau một phụ nữ trạc bốn mươi tuổi, tóc màu hung cắt ngắn, bước vào.
- Ông là Poirot? Cô Emlyn nói là tôi có thể giúp ông.
- Nếu cô Emlyn nghĩ thế, thì chắc là đúng. Tôi rất tin sự xét đoán của cô ấy.
- Ông quen cô hiệu trưởng của tôi lâu chưa?
- Mới vừa chiều nay.
- Vậy mà ông đã có ngay nhận xét?
- Tôi hy vọng cô sẽ khẳng định điều nhận xét ấy.
- Nếu tôi không lầm, ông đến vùng này nhằm điều tra về cái chết của em Joyce.
- Cô nói đúng. Ở cái làng nhỏ này chẳng giấu ai được điều gì… Vậy để khỏi mất thì giờ của cô, tôi xin đi thẳng vào vấn đề. Tối hôm đó, cô có mặt ở nhà bà Drake?
- Phải, nay nghĩ lại vẫn thấy kinh hoàng, không sao tin được. Tôi có mặt từ chiều. Nhiều em học sinh của tôi tham dự, tôi đến để giúp bà Drake một tay.
- Buổi liên hoan diễn ra bình thường?
- Vâng, trước khi xảy ra chuyện khủng khiếp đó, nào có ai ngờ. Mọi việc suôn sẻ, ai cũng nghĩ là thành công. Bà Drake là người có tài tổ chức, việc gì cũng chuẩn bị chu đáo, luôn bình tĩnh, chủ động. Do thường chủ trì nhiều hoạt động xã hội ở địa phương, bà có nhiều kinh nghiệm…
- Vậy mà lần này…
- Nhưng đâu có phải lỗi bà ấy, phải không ông? Ai mà biết được chuyện gì xảy ra ngoài tầm với của mình. Khi phát hiện em Joyce bị nạn, trông bà thật tội nghiệp. Mìng không gây ra, nhưng việc xảy ra trong nhà mình, ở buổi lễ do mình tổ chức, dù sao cũng mang tiếng…
- Phải, lúc đó ai mà chẳng bối rối, nhất là người chủ trì. Nhưng hôm trước, cô nhận thấy ở bà có biểu hiện gì không?
- Biểu hiện gì cơ?
- Tôi cũng không biết. Cần hỏi thì tôi cứ hỏi, xin cô thứ lỗi nếu cho là tôi vặn vẹo. Tôi cứ phải đi đến kỳ cùng, lật đi lật lại từng sự việc, từng thái độ…
Cô Whittaker gật gù tỏ vẻ thông cảm, suy nghĩ hồi lâu rồi mới nói tiếp:
- Ông đã hỏi thế, buộc tôi phải cố nhớ lại. Xem nào…
- Cô thử nhớ xem, đừng bỏ qua chi tiết nào, dù nhỏ.
- Ông hỏi thì tôi nói, chứ tôi nghĩ việc này chẳng có ý nghĩa. Có, có một lúc tôi hơi thấy làm lạ…
Poirot háo hức, chăm chú như mèo sắp vồ mồi:
- Vâng, là cái gì, cô cứ nói…
- Việc bình thường thôi, nhưng như tôi đã nói, xưa nay bà Drake rất bình tĩnh, tự chủ, làm gì cũng đàng hoàng, từ tốn, thế mà hôm ấy chả biết lúng túng thế nào, đánh rơi vỡ tan bình hoa quý đang cầm. Bình sẵn nước, nước đổ, ướt hết cả vạt áo trước.
- Ả… Poirot không kìm được tiếng kêu vừa như ngạc nhiên, vừa như vui sướng.
- Lúc đó gần mãn cuộc. Tôi ở phòng ăn đi ra – mọi người còn đang chơi trò Snapdragon – thì gặp bà Drake từ lưng chừng cầu thang đi xuống. Và thế là sự việc xảy ra. Thấy bà thoáng nhìn vào phía trong, mặt nhớn nhác, cứ như là chợt thấy cái gì bất thường, nên giật mình đánh rơi lọ hoa.
- Bản thân cô, cô có nhìn theo hướng nhìn của bà ấy không?
- Không. Mọi việc xảy ra quá nhanh.
- Và cô chắc chắn là bà Drake đã nhìn thấy điều gì đó khiến bà phải giật mình?
- Phải. Một cánh cửa chợt mở, hoặc một người nào đó xuất hiện bất ngờ. Chuyện nhỏ thôi, nhưng đủ làm bà phân tâm trong chốc lát và đánh rơi lọ hoa đang cầm.
- Cô cũng không có cảm giác là có ai xuất hiện ở sau lưng?
- Không, nhưng có thể khi bắt gặp bà Drake và tôi, kẻ lạ mặt vội vàng rút ngay vào phòng sách? Dù sao thì bà Drake cũng kêu lên một tiếng bực mình khi để rơi lọ, và cả hai chúng tôi đều xúm vào để nhặt các mảnh vỡ. Bà kêu: “Cô xem đây. Thật tai hại!” rồi chúng tôi vun các mảnh vụn vào một góc, để sau này dọn một thể, vì bọn trẻ đã bắt đầu từ phòng ăn đi ra sau khi kết thúc trò Snapdragon.
- Bà Drake không nói gì, không nói tại sao xúc động đến mức để rơi chiếc lọ trong tay?
- Không, bà không nói gì hết.
- Nhưng rõ ràng cô trông thấy bà ấy giật mình?
- Chả nhẽ ông cho rằng tôi làm to chuyện vì một cái lọ vỡ chăng?
- Không phải thế – Vẻ suy nghĩ, Poirot nói rõ hơn: Tôi mới có dịp gặp bà Drake một lần, khi tôi cùng với bà bạn Oliver đến xem cái gọi là “hiện trường vụ án”. Thoáng qua lần gặp ấy, tôi không có cảm tưởng bà ấy là người dễ xúc động.
- Ông nói đúng, và vì vậy tôi cũng ngạc nhiên thấy bà ấy lớ ngớ như vậy.
- Cô không hỏi bà về chuyện đó?
- Chẳng có lý do gì mà hỏi. Bà chủ nhà lỡ tay đánh vỡ chiếc lọ pha lê đẹp nhất, mình là khách, không lý lại đi hỏi: “Bà làm sao vậy?”, như thế khác nào trách người ta là vụng về.
Poirot gật đầu, và cô Whittaker nói tiếp:
- Sau chuyện đó, buổi liên hoan kết thúc. Bọn trẻ cùng các bà mẹ ra về, nhưng gọi mãi không thấy Joyce đâu. Bây giờ thì ta biết cháu đã chết phía sau cánh cửa phòng sách, và ta phải cố tìm xem kẻ nào một lát trước đó đã chờ lúc phòng ngoài đông người để lẻn ra không ai biết.
- Tôi đoán là, chỉ sau khi phát hiện ra xác của Joyce thì cô mới nghĩ đến câu chuyện xảy ra ở cầu thang?
- Đúng vậy.
Cô Whittaker đứng lên, kết luận:
- Tôi không còn gì hơn để nói với ông. Những gì tôi vừa kể chẳng biết có giúp gì cho cuộc điều tra.
- Cô vừa kể một sự việc khá bất ngờ… mà cái gì chệch khỏi cái bình thường có thể có ý nghĩa quan trọng. Nếu không làm phiền, tôi muốn hỏi cô một câu… hoặc hai câu nữa.
Cô Whittaker lại ngồi xuống.
- Tôi xin nghe.
- Cô có thể nói lại thứ tự các trò chơi tối hôm đó?
- Đầu tiên là thi chổi trang trí đẹp, rồi đuổi bóng và nhảy cừu, hai trò này cốt để bọn trẻ chạy nhảy cho đã. Sau thì bọn con gái vào trong một phòng nhỏ chơi trò soi gương thần.
- Trò này chuẩn bị như thế nào?
- Rất đơn giản. Vòm cửa trên để mở, lần lượt bọn con trai nhòm qua đấy để bộ mặt mình phản vào tấm gương mà mỗi đứa con gái thay nhau cầm.
- Nhìn vào gương, họ có nhận ra bạn trai là ai không?
- Hầu hết là nhận ra, mặc dù các bộ mặt được hóa trang sơ sài như râu giả, mũi giả v.v… Tiếp đó, chuyển sang thi chạy vượt các vật cản. Rồi đến vài điệu nhảy trước giờ ăn bánh.
Để kết thúc, tất cả mọi người họp mặt để ngắm nhìn mâm nho rực lửa.
- Cô có nhớ nhìn thấy Joyce cuối cùng vào lúc nào?
- Tôi không nhớ rõ, Joyce không phải học sinh lớp tôi, nên không để ý lắm, tuy nhiên tôi nhớ có thấy em cắt bánh – à tôi còn quên trò chơi này – em cắt vụng đến nỗi bị loại ngaỵ Lúc đó còn khá sớm.
- Cô có thấy em đi theo ai vào trong phòng sách?
Cô Whittaker tỏ vẻ không bằng lòng, nói:
- Tất nhiên là không, nếu không tôi đã kể với ông từ đầu.
- Ta sang vấn đề khác vậy. Cô gắn bó với trường này được bao lâu?
- Đến mùa thu sau thì được sáu năm.
- Và cô dạy môn gì?
- Toán và tiếng la tinh.
- Cô còn nhớ cô Janet White cũng ở trường ta cách đây gần ba năm?
Cô Whittaker có một cử chỉ phản ứng:
- Ồ, thưa ông, chuyện đó có dính gì đến việc bây giờ!
- Ai dám khẳng định điều ấy?
- Xin lỗi, tôi không hiểu.
Poirot thầm nghĩ trong bụng: Giáo giới không thạo tin bằng các bà ngồi lê mách lẻo trong làng.
- Joyce cam đoan trước mặt mọi người rằng em đã chứng kiến một hành vi tội phạm cách đây vài năm. Cô có nghĩ là em đó muốn nói về việc cô White?
- Janet bị bóp cổ chết trong khi từ trường về nhà.
- Lúc đó cô ta đi một mình?
- Có thể là không.
- Cô Ambrose không đi cùng ư?
- Tại sao lại là cô Ambrose?
- Tôi rất muốn hỏi chuyện cô ấy. Hai cô ấy là người thế nào?
Cô Whittaker sẵng giọng:
- Hai cô bé phóng túng. Làm sao Joyce biết được? Vụ án mạng xảy ra trên con đường hẻo lánh gần rừng Quarry Wood, mà hồi ấy Joyce chỉ độ lên mười.
- Trong hai cô đó, cô nào có người yêu?
- Chuyện cũ qua rồi.
- Tội lỗi cũ, hậu quả lớn. Cô Nora Ambrose hiện ở đâu?
- Cô ta rời đây đi nhận việc mới ở miền bắc. Janet và Nora rất thân nhau, chuyện xảy ra tất nhiên gây sốc lớn cho Nora.
- Hình như Cảnh sát đành chịu, không giải quyết gì?
Cô Whittaker lắc đầu rồi đứng lên, nhìn đồng hồ:
- Xin lỗi, đến giờ tôi phải về lớp.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:01

Chương 11

Hercule Poirot ngước nhìn mặt của nhà “Quarry House”, công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc nặng nề của thời đại Victoria. Ông dễ dàng đoán ra những gì có bên trong bốn bức tường dày: những chiếc tủ to màu gụ, gắn với những bàn dài và nặng, một phòng chơi bi-a, một ngăn bếp lộng lẫy, sàn lát bóng lộn và những lò sưởi sâu hoắm nhưng bây giờ chắc đã được lắp đặt hệ thống sưởi bằng điện hoặc bằng khí đốt.
Trên tầng gác, các cửa sổ đều kéo rèm che kín.
Sau tiếng chuông của khách, một bà già gầy guộc chạy ra, thông báo rằng ông bà đại tá Wood và được biết mọi người đều có thể được tự do vào dạo chơi, không mất tiền. Cửa vào có biển đề, từ đây đi bộ năm phút là tới.
Nhà thám tử dễ dàng tìm thấy đường đã chỉ dẫn, và bước chân vào một lối đi thoai thoải xuống dốc, hai bên um tùm cây lá.
Chẳng bao lâu ông dừng lại, tâm trí sáo trộn bởi nhiều ý nghĩ mơ hồ. Đầu óc ông không chỉ tập trung vào cảnh quan xung quanh, mà vào nhiều nhận xét, nhiều chi tiết, buộc phải suy nghĩ cật lực, như ông thường nói. Một bản di chúc giả mạo… và một cô gái, chính các cô gái được lợi vì bản di chúc giả mạo. Một nghệ sĩ từ xa đến để biến đổi cái mỏ hang thàng một khu vườn đẹp như mơ… Poirot ngắm nhìn toàn cảnh bằng con mắt thám phục, gật gù vẻ hài lòng. Phong cảnh trước mắt ông không còn dấu tích gì của một bãi hoang xấu xí. Cái nhìn thấy lúc này chợt làm ông nhớ tới một quang cảnh khác. Ông biết là bà Llewllyn – Smythe đã đi Airơlen và bản thân ông đã từng ở đó vài năm trước, nhân khi điều tra một vụ án. Nhiệm vụ hoàn thành, ông đã tự cho phép thư giãn, thăm thú nơi đó vài ngày.
Poirot không còn nhớ rõ khu vườn ông đã tới thăm là ở chỗ nào, chỉ mang máng nhớ nó ở gần vịnh Bantrỵ Khu vườn ấy khắc sâu vào ký ức ông vì nó không giống chút nào với kiểu bố trí theo lối cổ điển mà ông vẫn thích xưa nay, những khu vườn ở Pháp như ở Versailles… Hôm ấy ông cùng một nhóm khách du lịch lên thuyền đi tới một đảo nhỏ, rất bình thường, khiến ông lúc đầu đã chán và hối tiếc vì đã trót tham gia chuyến đi. Đôi giầy da ông đi bị sũng nước, gió lạnh lại lùa vào chiếc áo tơi mưa rất khó chịu. Ở hòn đảo khô khốc sỏi đá này thì có gì mà xem. Thuyền cập bến, mọi người ùa lên vui vẻ, còn Poirot thì chán ngán theo sau, càng đi càng thất vọng.
Thế rồi, đột nhiên cây cối thưa dần nhường chỗ cho một khoảng đất trống từ đó nhìn xuống thấy một quang cảnh như mợ Cứ như là các vị thần cổ xưa mà các thi sĩ Airơlen vẫn xưng tụng, bỗng từ trong núi hiện ra, dùng phép tiên tạo ra khu vườn mê hồn này. Cây cối, hoa lá, vòi nước róc rách, khách tham quan không thể không say đắm. Poirot đoán bà Llewllyn – Smythe hẳng cũng bị hút hồn vì khu vườn này, nên cũng muốn có một cảnh tương tự Ở nơi mình ở, và đã chọn cái công trường đã bỏ hoang để tạo dựng.
Và bà đã đi tìm người nghệ sĩ có khả năng thực hiện giấc mơ đó của mình. Michael Garfield chính là người nhận làm công trình đó, tất nhiên với món tiền bồi dưỡng không nhỏ. Poirot đảo mắt nhìn khắp chung quanh: quả là nhà chuyên gia phong cảnh đã không phụ lòng người đặt hàng.
Nhà thám tử đến ngồi ở một chiếc ghế đá, lòng suy nghĩ, tự hỏi không biết những chủ nhân hiện tại của Quarry House là người thế nào. Ông biết đó là vợ chồng một đại tá hưu trí, nhưng Spencer chưa kể gì về họ. Ông có cảm tưởng họ không gắn bó với dinh cơ này lắm, như bà Llewllyn – Smythe từng gắn bó.
Poirot đứng dậy, thong thả bước theo lối đi. Mặt đất được nện bằng, nên dù liên tục phải lên dốc rồi xuống dốc, người nhiều tuổi vẫn đi lại dễ dàng, không sợ mệt. Từng quãng một lại có những ghế kiểu dân dã để bất cứ lúc nào cũng có thể ngồi nghỉ ngắm nhìn phong cảnh. Ông nghĩ bụng: nếu Michael Garfield vẫn còn ở ngôi nhà gỗ nhỏ dành riêng cho anh ta ở đấy, mình rất mong sẽ được gặp… Đang nghĩ vậy thì ông nhận ra từ xa xa, thấp thoáng dưới những vòng lá um tùm, có bóng người. Trong khi Poirot đi tới thì người đó cũng từ rặng cây đi ra. Một chàng trai đẹp lạ lùng, tuy nhiên nhìn gần thì anh ta không hẳn trẻ: quãng từ ba mươi đến bốn mươi.
Poirot lên tiếng trước:
- Xin lỗi nếu tôi đã xâm phạm đến lãnh địa tư nhân. Tôi không phải người vùng này, mới chỉ tới ngày hôm qua.
- Ông khỏi phải xin lỗi – Giọng nói trong trẻo, nhưng thái độ lịch sự che giấu một sự hờ hững – Dù đây là đất tư, thiên hạ vẫn tự do vào chơi. Ông và bà đại tá không lấy làm phiền, miễn là khách đừng phá phách. Vả lại, chẳng ai nỡ làm vậy.
- Phải, tôi cũng không công nhận thấy dấu hiệu gì như thế. Không có giấy vương vãi, cũng chẳng cần thùng rác. Cũng hơi lạ, phải không? Nơi đây vắng vẻ, cứ tưởng phải gặp nhiều cặp tình nhân.
- Tình nhân, họ không dạo chơi ở đây. Nghe nói vườn này có ma.
- Tôi không tin! Ồ! Xin lỗi, tôi là Hercule Poirot.
- Tôi, Michael Garfield.
- Đúng như tôi đoán! Anh là tác giả tạo nên sự kỳ diệu này?
- Vâng.
- Tôi không giấu nổi sự ngạc nhiên khi thấy hòn ngọc mê hồn này được đặt giữa một cảnh quan, xin nói thật, quá nhạt nhẽo. Xin chúc mừng. Thành công này hẳn phải làm anh hài lòng?
- Có bao giờ con người có thể hoàn toàn hài lòng?
- Anh đã tạo dựng khu vườn này cho bà Llewellyn – Smythe thì phải? Và người ta nói là sau khi bà ấy chết, thì ông đại tá Weston và vợ đến ở. Họ là những người chủ mới?
- Đúng vậy. Họ đã mua cả cơ ngơi với giá rất rẻ. Nhà thì to đấy, hơi xấu nhưng khó bảo trì. Thời này ít ai muốn ôm lấy những nhà như trại lính ấy. Bà Llewellyn – Smythe đã để lại cho tôi theo di chúc.
- Và anh đã bán nó đi?
- Phải.
- Nhưng không bán vườn?
- Bán cả vườn là đằng khác.
- Sao vậy? Xin lỗi về sự tò mò.
- Ông hỏi những câu hơi khác với người khác hay hỏi.
- Tôi hỏi không phải là để biết sự việc, mà để hiểu các lý dọ Ví dụ, tại sao A hành động thế này mà không thế khác? Tại sao B có thái độ ngược lại? Và vì lý do gì C lại xử sự hoàn toàn không giống A và B?
- Thế thì ông phải hỏi một nhà sinh học. Hình như đó là vấn đề tiến hóa hoặc nhiễm sắc thể gì đó.
- Anh vừa nói anh không hoàn toàn hài lòng vì không bao giờ có thể đạt điều đó. Thế còn bà khách của ông, là người đặt hàng, bà ấy có hài lòng không?
- Có, tới một chừng mực nhất định.
- Dù sao, anh đã sáng tạo ở đây một cái gì rất đẹp, kết hợp khoa học với trí tưởng tượng phong phú. Một lần nữa, xin chúc mừng. Hãy nhận lấy sự khâm phục của một cụ già sắp đến tuổi chấm dứt lao động của mình.
- Nhưng hiện nay, lúc này, vẫn đang lao động?
- Vậy ra anh biết tôi là ai?
Rõ ràng Poirot tỏ ra phởn phợ Ông ưa được mọi người nhận ra mình.
- Ông đang dò theo con đường đẫm máu… Ở một cái làng nhỏ như nơi đây, tin tức lan nhanh. Người đã đưa ông đến đây cũng là một nhân vật nổi tiếng, quen thuộc.
- Anh muốn nói bà Oliver?
- Ariadne Oliver. Tác giả của những sách bán rất chạy. Phóng viên báo chí luôn bám lấy bà ta, phỏng vấn đủ thứ: về tình hình sinh viên nổi loạn, về chủ nghĩa xã hội, về thời trang của các cô gái hiện đại, về quan hệ giữa những cặp trai gái sống chung không hôn thú, tóm lại đủ các thứ chẳng liên quan gì đến tác giả.
- Đúnh như ông nói. Và theo tôi, trò ấy thật đáng buồn. Tuy nhiên tôi nhận thấy họ cũng chẳng biết thêm gì về bà ta, ngoài cái thú ăn táo. Mà chi tiết ấy, công chúng đã biết từ hai chục năm nay và bà ấy cũng thản nhiên công bố như thế. Song tôi e rằng từ nay bà ấy sẽ không thích ăn táo nữa.
- Cũng vì chuyện táo mà ông tới đây, có phải không?
- Phải. Những quả táo trong lễ hội quả bí. Hôm ấy, anh có mặt không?
- Không.
- Thế là may.
- May? - Michael Garfield lặp lại, vẻ ngạc nhiên.
- Có mặt trong một buổi tối xảy ra án mạng chẳng có gì thú vị. Người ta sẽ lục vấn anh đủ điều, anh làm gì, anh ở đâu, và trăm câu hỏi tọc mạch khác. Anh có biết em gái đó không?
- Biết. Ở xứ này ai chả biết gia đình Reynolds. Mà tôi thì quan hệ tốt với tất cả dân làng.
- Em Joyce đó thế nào?
- Chả có gì đáng để ý. Giọng nói the thé, khó chịu. Quả thật, về em, tôi chỉ nhớ có thế. Tôi không ưa trẻ con, chúng hay quấy rầy, Joyce cũng vậy. Hễ nói là toàn nói về mình.
- Theo tôi, những người bình thường, chẳng có gì đáng để ý, hiếm khi có nguy cơ bị giết. Hung thủ giết người vì tình, vì thù hằn hoặc vì sợ hãi. Tùy theo từng trường hợp, song tất cả phải có một khởi điểm… - Liếc nhìn đồng hồ, ông nói: Xin lỗi, tôi phải đi đây, vì có hẹn. Một lần nữa xin chúc mừng.
Michael Garfield không phải là người duy nhất Poirot gặp trong vườn. Khi đi tới đầu đường có lối rẽ ra làm ba ngã, ông trông thấy một cô bé ngồi trên một thân cây đổ. Ông tới gần, cô bé đứng lên:
- Chắc hẳn bác là Hercule Poirot?
Giọng nói lanh lảnh rất hợp với vóc người nhỏ bé, mảnh mai. Có cái gì trong cô hòa nhập với khu vườn mê ly, gợi lên ý tưởng như nữ thần rừng xuất hiện.
- Chính tôi đây.
- Cháu đi đón bác đây. Bác về dùng trà ở nhà cháu chứ ạ?
- Cùng với bà Butler và bà Oliver? Đúng vậy.
- Má và dì Ariadne (#1) – Cô nói thêm, giọng trách móc: Bác đến trễ đấy.
- Bác rất tiếc. Bác mải nói chuyện với một người.
- Cháu nhìn thấy rồi. Chú Michael, phải không ạ?
- Cháu biết chú ấy?
- Biết chứ. Nhà cháu ở đây lâu, biết tất cả mọi người. Poirot tò mò, hỏi cháu bao nhiêu tuổi.
- Mười hai tuổi, và sang năm, cháu sẽ vào học ký túc.
- Cháu có thích không?
- Bao giờ đến nơi mới biết. Nhưng bây giờ bác phải về nhà đã.
- Phải, phải. Xin lỗi vì lại đến trễ. Cháu tên gì?
- Miranda.
- Theo bác, tên ấy rất hợp với cháu.
- Giống nhân vật của Shakespeare?
- Đúng. Ở trường cháu đã học Shakespeare?
- Cô Emlyn thỉnh thoảng có đọc vài đoạn kịch của ông.
Lúc đi vào trục đường trung tâm, cô bé nói:
- Chúng ta không còn đi bao xa nữa, đã tới cuối vườn rồi.
Ngoái nhìn lại phía sau, em hất hàm hướng về giữa vườn:
- Chỗ kia là cái đài phun nước.
- Đài phun nước nào?
- Ồ! Cũ lắm rồi! Chắc nó đã có từ lâu, giờ vỡ hết. Không ai nghĩ đến việc xây lại.
- Thật đáng tiếc.
- Bác có thích cái đài phun nước?
- Cái đó còn tùy.
Câu này, Poirot nói bằng tiếng Pháp. Cô bé đáp luôn:
- Cháu biết chút ít tiếng Pháp, nên hiểu.
- Có vẻ cháu học khá.
- Mọi người đều bảo cô Emlyn là giáo viên giỏi. Cô là hiệu trưởng, đôi khi tỏ ra quá nghiêm khắc, nhưng dạy thì rất tốt.
- Cháu có hay vào đây chơi.
- Rất thích. Bác biết không, khi ở đây thì mọi người không biết cháu đi đâu mà tìm. Cháu trèo lên cây, ngồi trên cành từ đó ngắm nhìn nhiều thứ. Cháu thích quan sát mọi vật xung quanh.
- Những gì, chẳng hạn?
- Chim chóc, và những con sóc.
- Còn con người?
- Thỉnh thoảng. Vì ít người qua lại.
- Bác không hiểu tại sao.
- Có lẽ người ta sợ.
- Lý do gì mà sợ?
- Vì đã lâu rồi, có người bị giết ở cái góc kia. Là cháu nói, lúc đó chưa xây dựng khu vườn này. Người ta tìm thấy xác bị vùi dưới một đống đá sỏi.
Miranda đều giọng, nói tiếp:
- Gần đây bạn Joyce lại bị dìm xuống nước chết ngạt. Má không muốn nói cho cháu biết, thật vô lý, có phải không bác? Cháu dù sao cũng mười hai tuổi rồi.
- Joyce có là bạn của cháu không?
- Có. Bạn ấy đôi khi kể những chuyện rất lạvề những ông vua Aán Độ, về những đàn voi. Bạn ấy đã có dịp du lịch Aán Độ. Cháu cũng muốn đi. Cháu và Joyce có chuyện gì đều kể cho nhau. Nhưng bản thân cháu thì có ít chuyện, không nhiều bằng má. Bác có biết rằng má đã đi Hy Lạp. Chính trong chuyến đi ấy má đã làm quen với dì Ariadne Oliver.
- Bà Perring, người nấu bếp của nhà cháu. Bà ấy kể chuyện đó với bà Mindens, người giúp việc, cháu nghe được. Ai đó đã dìm đầu bạn ấy vào xô nước, có phải không?
- Các bà ấy có nghi ngờ cho ai không?
- Cháu không biết. Chắc họ chẳng nghĩ được ra ai đâu.
- Còn cháu, Miranda, cháu biết không?
- Tối đó cháu không có mặt. Cháu bị viêm họng và hơi sốt. Má không cho đi. Ta sắp đi vào vùng cây rậm, bác cẩn thận, không vướng áo.
Poirot nghe theo, nhưng lối đi hẹp chỉ vừa với em bé hơn là người lớn. Cô dẫn đường tí hon tỏ ra rất ân cần, chỉ cho Poirot tránh những chỗ có gai, gạt vài cành lòa xòa để ông đi dễ dàng. Họ đi tới cuối vườn, men theo một lối hẹp quanh một vườn rau sơ sài, cuối cùng ra một bãi trống trồng hồng, dẫn tới một nhà gỗ.
Miranda đi trước, bước lên bậc thềm, dừng lại trước cửa, dõng dạc báo tin với vẻ kiêu hãnh của người chuyên sưu tầm mới tìm được vật quý:
- Con đã tìm thấy bác ấy rồi!
Mẹ cô bé kêu:
- Miranda! Con lại bác đi lối tắt ư? Đáng lẽ phải đi vòng theo đường chính!
Oliver tiến tới, nói:
- Tôi không nhớ đã giới thiệu ông với bà Butler, bạn tôi, chưa nhỉ?
- Đã. Ở trạm bưu điện.
Họ đã gặp nhau thoáng qua lúc tất cả đều đang đứng chờ trước một quầy hàng. Bây giờ Poirot mới quan sát bà bạn của Oliver kỹ hơn. Judith Butler năm nay khoảng ba mươi năm tuổi, và nếu đứa con gái giống như một nữ thần rừng nhỏ, thì bà mẹ yểu điệu như một thủy thần.
- Thưa ông Poirot, tôi rất vui vì có dịp được cảm ơn ông cho phải phép. Ông thật tốt đã nhận lời mời của Ariadne mà đến Woodleigh Common.
- Một khi cô Oliver đã yêu cầu, thì tôi chỉ còn biết nghe theo.
- Nói khéo chưa! – Người vừa được nhắc đến kêu lên.
- Bà ấy tin chắc ông có thể giải quyết cái vụ đáng buồn này. Miranda con, xuống bếp trông hộ mẹ nồi canh.
Trước khi nghe lời mẹ, Miranda mỉm nụ cười ranh mãnh như muốn nói: “Mẹ lại muốn con ra ngoài để mẹ nói chuyện riêng, phải không?” Đợi con đi khỏi, bà Butler nói tiếp:
- Tôi cố hết sức để cháu khỏi biết chi tiết về… về cái vụ khủng khiếp ấy, nhưng sợ chẳng giấu được mãi.
- Vâng, thưa bà, ở cái làng nhỏ thì tin tức lan nhanh, nhất là tin về một thảm kịch như nó vừa xảy ra. Và dù sao thì không thể tiến lên trên đường đời mà không mở to mắt nhìn sự vật quanh mình. Trẻ con lại thường nhạy cảm, sớm làm việc ấy.
Oliver nói chen:
- Tôi không nhớ Burns hay Walter Scott đã viết: “Trong ta luôn có một đứa trẻ đang ghi chép.” Bà Butler tiếp:
- Hình như Joyce Reynolds đã nhận ra điều gì liên quan đến một vụ án mạng. Nhưng thật khó tin lời nó nói.
- Khó tin cái gì?
- Khó tin là nếu nó chứng kiến thật, sao để lâu thế mới nói. Điều này không khớp chút nào với tính cách của nó.
- Điều mà mọi người có vẻ hoàn toàn thống nhất, ấy là Joyce là một con bé nói dối đã thành cố tật.
Judith Butler thử đưa một ý kiến:
- Tôi hình dung có thể một đứa trẻ bịa ra một chuyện, nhưng rồi sau đó lại thành sự thật?
- Thưa bà, ta không nên lạc hướng, hãy xuất phát từ vụ ám hại em Joyce.
- Tôi chắc là ông phải tiến được khá rồi – Oliver nói. Có thể là ông đã ấp ủ lời giải của toàn bộ vụ án rồi.
- Oái, xin chớ đòi hỏi tôi quá sức. Cô vội vã quá.
- Sao lại không? Thời nay nếu không mau chân thì chẳng đạt được cái gì.
Lúc này Miranda đã trở vào, tay cầm đĩa bánh.
- Má ơi, con để lên bàn nhé? Mọi người nói chuyện xong chưa? Hay con lại phải vào bếp?
Giọng em cười cợt. Bà Butler cầm ấm trà bằng bạc, cho trà và nước sôi, rồi rót trà ra, trong khi Miranda chăm chú bày bánh. Bà Butler nói:
- Tôi và Ariadne quen nhau ở Hy Lạp.
Ariadne Oliver nói tiếp lời:
- Khi ở đảo về, thuỷ thủ giục tôi “nhảy đi”, đúng lúc thuyền dềnh lên vì một đợt sóng,thế là tôi ngã xuống nước. Judith giúp kéo tôi lên và thế là chúng tôi thân nhau. Phải thế không, Judith?
- Đúng. Với lại tôi rất thích cái tên Ariadne của chị. Chẳng hiểu tại sao, tôi thấy tên đó rất thích hợp với người.
- Hình như đó là một cái tên Hy Lạp. Đó là tên thánh của tôi, chứ không phải tôi nghĩ ra để ký bút danh. Nhưng chỉ thế thôi, nó không dính dáng gì đến nội dung trong truyền thuyết. Chẳng hạn, tôi không hề bị người yêu bỏ rơi trên đảo!
Poirot kín đáo đưa bàn tay lên râu mép để giấu nụ cười ông không thể kềm chế khi hình dung Oliver là cô trinh nữ bị ruồng bỏ.
- Cuộc đời mỗi người đều cứ phải phù hợp với số mệnh của tên mình – bà Butler nói.
- Phải, và tôi không thể tưởng tượng chị lại chặt đầu người yêu, như trong truyện Judith và Holopherne.
Mirada nhỏ nhẹ, từ tốn góp chuyện:
- Nếu cháu phải giết ai, cháu sẽ làm một cách rất êm dịu. Khó đấy, nhưng cháu không muốn làm đau người khác. Cháu sẽ dùng thuốc mê, và người đó sẽ thiếp đi trong những giấc mơ đẹp, không bao giờ tỉnh nữa – Cẩn thận xếp tách lên khay, em đề nghị: Má ơi, con đem những cái này đi rửa, và má nên dẫn ông Poirot đi xem vườn. Hãy còn vài bông hồng “Hoàng hậu” đấy má ạ.
Em đi khỏi, Oliver nhận xét:
- Miranda là một đứa bé đặc biệt.
- Bà có một đứa con gái rất xinh – Poirot phụ hoạ.
- Vâng, ngày nó một xinh ra. Mìng chẳng biết trẻ con khi nó lớn lên sẽ ra sao, vì nhiều thứ sẽ còn thay đổi khi trưởng thành. Nhưng hiện này, trông nó cứ như nữ thần rừng nhỏ.
- Cho nên cháu mê cái khu vườn bên cạnh cũng không lạ.
- Đôi lúc, tôi cứ muốn cháu đừng ham mê như thế. Cứ nghĩ nó vào cái khu hẻo lánh ấy, dù không xa làng bao nhiêu, sẽ gặp những chuyện gì, tôi lại sốt cả ruột. Vì thế nhất định ông phảo khám phá xem tại sao Joyce lại chết thảm thê đến thế. Chừng nào chưa tóm được thủ phạm, chúng tôi còn chưa yên tâm, nhất là với lũ trẻ. Chị Ariadne, nhờ chị dẫn ông Poirot đi xem vườn. Tôi sẽ ra ngay.
Trong khi chủ nhà vào bếp dọn dẹp, Oliver kéo Poirot ra ngoài. Mảnh vườn nhỏ vào mùa thu này giống như mọi cái vườn khác. Còn lại vài đóa cúc tây và một số bông hồng đỏ thắm. Oliver tiến về một ghế đá, ngồi phịch xuống và mời Poirot cùng làm như mình.
- Bà Judith nhận xét Miranda giống như một nữ thần rừng. Còn Judith, ông nghĩ thế nào? – Oliver hỏi.
- Tôi thấy bà ấy phải có tên là Ondine (#2).
- Ý kiến của ông về chị ấy kia?
- Tôi chưa có thời gian để hiểu rõ tính cách của bà ấy. Chỉ thấy một điều là bà có vẻ boăn khoăn chuyện gì.
- Ông lạ lắm sao?
- Điều tôi muốn, là cô, cô nói xem cô biết gì, nghĩ gì về bà ấy.
- Vâng, tôi đã có dịp hiểu rõ đôi chút trong chuyến cùng du lịch.
- Trước đó, cô không quen bà ấy?
- Không. Chị ấy góa chồng. Chồng là phi công, chết vì tai nạn cách đây nhiều năm. Có cảm giác là ông chồng không để lại gì nhiều, cái chết đột ngột khiến đời sống của chị đảo lộn, gặp khó khăn và chị ta không thích nhắc đến.
- Miranda là con gái duy nhất?
- Phải. Judith làm thư ký nửa ngày ở vùng bên. Không có công việc cố định.
- Cô đã gặp chủ sở hữu ngôi nhà Quarry House?
- Vợ chồng ông đại tá Weston ư?
- Không, chủ trước kia cơ, bà Llewellyn – Smythe.
- Hình như tôi có nghe ai nói tên đó, nhưng bà ta đã chết cách đây hai, ba năm. Người sống chưa đủ với ông sao?
- Không. Tôi phải tìm hiểu cả những người đã chết hoặc mất tích.
- Ai mất tích?
- Một cô gái đi ở.
- Trời đất! Cái bọn gái đi ở luôn có cái tật mất tích! Các bạn tôi kể nhiều chuyện về bọn này, ông không thể tin.
- Không, cái cô mà tôi nói không thể bị giết. Ngược lại.
- Ông định nói gì cở Chẳng có ý nghĩa gì.
- Có thể. Dù sao… Poirot giở sổ, viết nguệch ngoạc vài chữ lên trang giấy đã kín.
- Ông viết gì vậy?
- Ghi vài việc đã xảy ra trong quá khứ.
- Ông có vẻ rất quan tâm đến quá khứ?
- Qúa khứ là cha đẻ hiện tại – Ông chìa cuốn sổ, nói: Cô có muốn biết tôi ghi gì không?
- Tất nhiên!
Poirot mở một trang bên trên đã ghi:
Chết, ví dụ: bà Llewellyn – Smythe (rất giàu), Janet Whiet (giáo viên), nhân viên công chứng (bị đâm). Đã từng bị truy tố vì giả mạo giấy tờ.
Phía dưới, ghi:
“ Cô gái đi ở biến mất”.
- Tại sao cô ấy biến?
- Vì cô ta sắp gặp rắc rối với luật pháp.
Dưới nữa, Poirot chỉ vào từ “Giả mạo”, tiếp theo là hai dấu chấm hỏi.
- Giả mạo? Tại sao?
- Thì tôi cũng đang tự hỏi. Tại sao?
- Giả mạo cái gì?
- Một di chúc, đúng hơn là một bản bổ sung di chúc, có lợi cho cô gái đi ở.
- Mưu toan chiếm đoạt? – Oliver hỏi.
- Giả mạo giấy tờ, nghiêm trọng hơn nhiều so với ý đồ chiếm đoạt.
- Tôi vẫn chưa hiểu điều này liên quan gì đến việc Joyce bị giết?
- Tôi cũng chưa hiểu. Nhưng cần chú ý.
- Còn chữ tiếp theo là gì vậy? Khó đọc quá.
- Voi.
- Voi?
- Cái này có thể có tầm quan trọng của nó.
Poirot đứng lên:
- Bây giờ tôi phải đi. Xin lỗi hộ bà chủ nhà vì tôi không trực tiếp chào từ biệt. Tôi rất vui được biết bà và cô con gái xinh đẹp của bà. Nói với bà ấy hãy trông cháu cẩn thận.
- Chào ông. Ông thích ra vẻ bí mật, và có lẽ không ai có thể buộc ông làm khác. Ông không nói chương trình sắp tới ư?
- Sáng mai tôi hẹn gặp các ngài Fullerton, Harrison và Leadbetter, công chứng viên ở Medchester để hỏi nhiều chuyện, trong đó có chuyện giả mạo.
- Rồi sau nữa?
- Sẽ cố gặp một số người.
- Những người có mặt ở tối liên hoan?
- Không, những người tham gia chuẩn bị tối liên hoan.

Chú thích:
(1-) Ở Anh, trẻ con có thói quen gọi bạn của bố mẹ là “dì” hoặc “cậu”.
(2-) Thủy thần.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:05

Chương 12

Văn phòng Fullerton, Harrison và Leadbetter là kiểu mẫu của những công ty lâu đời và có uy tín đặc biệt. Thời gian đã để lại dấu ấn của nó. Các ông Harryson và Leadbetter không còn nữa, tên của họ được thay thế bằng ông Atkinson và ông Cole, người trẻ tuổi nhất. Ông Fullerton, cổ đông chính, vẫn cùng làm việc.
Fullerton là một ông già cao, khô khẳng, mặt lầm lì, giọng nói đều đều như quen với những lời diễn giảng luật pháp từ hàng nửa thế kỷ, ánh mắt đặc biệt sắc sỏi, soi mói. Vừa tầm nhìn của ông là mảnh giấy mà cô thư ký vừa trình lên, ghi tên và chức vụ người khách xin gặp.
Fullerton ngước nhìn Hercule Poirot ngồi trước mặt. Người này đã có tuổi, có vẻ người nước ngoài, ăn mặc chỉnh tề, do thanh tra cục điều tra hình sự Henry Raglan và một thiếu tá (về hưu) của Scoland Yard giới thiệu.
- Thiếu tá Spencer, hả?
Fullerton biết thiếu tá, người đã làm tốt công việc của mình, luôn được cấp trên khen. Ký ức mơ hồ trở lại trong trí óc ông, liên quan đến một vụ án ầm ĩ hồi đó, mặc dù lúc đầu tưởng là đơn giản dễ quyết định. Ông nhớ thằng cháu gọi ông bằng chú, Robert, lúc đó giữ vai trợ lý luật sư bào chữa, còn bị cáo là một kẻ khốn khổ rõ ràng mắc bệnh tâm thần. Một tên ngu ngốc từ chối tự bào chữa, và hình như không muốn gì hơn là sẵn sàng chịu bị treo cổ.
Spencer được giao trách nhiệm lo vụ này. Bình tĩnh và cương quyết, ông đã dự suốt phiên tòa để nhắc đi nhắc lại là tòa đang kết tội một người vô tội. Ông đã nói đúng, và người mà ông nhờ giúp đỡ để chứng minh sự vô tội của bị cáo, là một người quốc tịch Bỉ. Một thám tử hưu trí của Cảnh sát Bỉ. Ông này lúc đó cũng không còn trẻ, nay hẳn đã vào loại già – Fullerton nghĩ, và quyết định phải tiếp ông khách này một cách trịnh trọng. Chắc ông ta đang cần ở ông một số thông tin, những thông tin mà ông không thể từ chối cung cấp, nhất là về vụ này – một vụ giết hại trẻ em – ông cũng chưa tìm ra điều gì sáng sủa.
Fullerton có ý kiến riêng của mình về lai lịch tên giết người, song ông chưa dám nói với ai, vì không có bằng chứng.
Những ý nghĩ đó thoảng nhanh trong óc, và ông Fullerton ho mấy tiếng trước khi cất giọng khàn khàn:
- Thưa ông Poirot, tôi giúp được gì đây? Hẳn là ông đến về vụ em bé Reynolds, và tôi chưa rõ có thể nói được điều gì có ích. Tôi không biết chút gì về chuyện xảy ra.
- Nhưng nếu tôi không lầm, ông là cố vấn pháp luật của gia đình nhà Drake?
- Quả thật. Tội nghiệp ông Hugo Drake, ông ấy là người dễ thương. Tôi biết gia đình Drake đã nhiều năm, chính xác là từ cái ngày họ đến tậu nhà “Cây táo” và định cư ở đây. Ông Drake mắc bệnh bại liệt khi hai vợ chồng đi du lịch nước ngoài. Trí óc vẫn minh mẫn, song chân bị liệt và rất đau đớn.
- Theo chỗ tôi biết, ông cũng là người quản lý mọi việc của bà Llewellyn – Smythe?
- Bà cô của ông Drakẻ Một phụ nữ đáng nể. Bà ta đến ởWoodleigh Common vì lý do sức khỏe, và càng để gần đứa cháu. Bà đã tậu Quarry House, một dinh thự kềnh càng, tốn tiền lắm, trong khi có thể mua chỗ khác hay hơn. Sở dĩ bà chọn nơi đó vì có cái công trường bỏ hoang bên cạnh. Nhiều tiền, nên bà mời hẳn một chuyên gia phong cảnh, tay này làm biến đổi thành một nơi tuyệt đẹp, được giới thiệu cả trên tạp chí “Nhà và vườn”. Bà Llewellyn – Smythe chết cách đây hai năm.
- Chết đột tử?
Fullerton nghi ngại nhìn Poirot:
- Tôi không nghĩ xa đến vậy. Bà ta bị bệnh tim, thầy thuốc khuyên phải giữ gìn, nhưng bà ta đâu có nghe. Nhưng… xin lỗi, chúng ta đi lạc đề… - Không lạc đâu. Tôi muốn được hỏi ông một số câu khác. Ví dụ, xin ông cho biết một số điều về Lesley Ferrei, nhân viên cũ của ông.
Fullerton nhăn mặt, ngạc nhiên:
- Lesley Ferreỉ Trời, tôi đã gần quên mất anh tạ Nhớ ra rồi. Anh ta bị đâm chết.
- Đúng vậy.
- Sợ rằng tôi không có gì nhiều để nói về anh tạ Tối đó, khi ra khỏi quán Thiên Nga Xanh thì anh ta bị giết. Cảnh sát có nghi ngờ người này người nọ, nhưng không bắt giữ ai, vì thiếu bằng chứng.
- Theo ông, đó có phải là một vụ án tình?
- Hẳn rồi. Ferrier từ lâu đã đi lại với mụ chủ quán, sau lại bỏ rơi mụ, đi với cô gái khác. Hình như tay này có số đào hoa, được nhiều gái chạy theo nên cũng đã vài lần bị các ông chồng ghen tuông cảnh cáo.
- Ông có hài lòng về công việc của anh ta?
- Vừa có, vừa không. Anh ta làm việc tốt, nhưng đời sống riêng lôi thôi quá.
- Ông có nghĩ, giống như Cảnh sát, rằng Ferrier bị một phụ nữ đánh ghen đâm chết?
- Khó nói… Fullerton nhún vai, Poirot vẫn gặng:
- Hay ông có nghi ngờ gì theo một hướng khác?
- Muốn trả lời, cần phải có bằng chứng xác thực. Tòa án đã bác bỏ những giả thuyết do Cảnh sát viện ra, chúng không đủ thuyết phục để kết tội.
- Có thể Cảnh sát đã nhằm khi chỉ tập trung vào giả thuyết là vụ án tình?
- Có thể. Còn nhiều khả năng khác. Ferrier tính tình không ổn định, và mặc dù được bà mẹ góa nuôi dạy nghiêm khắc, hắn vẫn ngả theo con đường của ông bố quá cố. Hắn giao du với bọn bất hảo, tham gia nhiều vụ làm ăn ám muội. Tuy nhiên, tôi vẫn cho hắn một cơ may làm lại cuộc đời, sau khi hắn dính vào một chuyện giả mạo giấy tờ. Hồi đó, hắn còn rất trẻ, bà mẹ đến gặp tôi, van xin cho hắn được trở lại làm việc, nên tôi rất thương. Hy vọng rằng kinh nghiệm xót xa cùng với những lời khuyên của tôi sẽ làm hắn thay đổi. Tiếc thay! Thời nay ở đâu cũng thấy tham nhũng, hư hỏng.
- Vậy ông cho có thể là một vụ trả thù, thanh toán lẫn nhau?
- Có thể. Chơi dao sẽ có ngày chết vì dao. Nếu đồng bọn của Ferrier nghi cho hắn là định phản bội… - Có ai chứng kiến vụ giết?
- Không. Điều đó dễ thôi. Thủ phạm đã tính toán kỹ, có khi còn tự tạo cho mình một chứng cứ ngoại phạm không thể chối cãi.
- Tuy nhiên, rất có thể có người đã trông thấy. Một nhân chứng vô tình đi qua, một đứa trẻ… - Vào giờ khuya khoắt ấy, lại gần quán rượu? Khó tin, ông Poirot ạ.
- Một đứa trẻ – Poirot tiếp tục nhấn mạnh – vẫn ghi nhớ cảnh ấy hàng năm trời. Một bé gái sau khi đến chơi nhà bạn, trên đường trở về nhà, đã chứng kiến vụ án. Em bé được hàng rào che khuất, nên không ai biết.
- Ông quả có trí tưởng tượng! Cứ như trong tiểu thuyết.
- Không hẳn thế. Trẻ con chứng kiến nhiều điều mà người lớn không ngờ.
- Nhưng, nếu thế thì khi về nhà, nó phải kể cho bố mẹ!
- Không nhất thiết! Tôi đã kinh nghiệm, trẻ con có nhiều bí mật không nói với bố mẹ.
- Xin phép được hỏi, có cái gì làm ông quan tâm đến vụ Ferrier?
- Tôi không biết anh ta, nhưng anh ta mới chết thời gian gần đây, điều đó đáng để tôi chú ý.
Fullerton sẵn giọng:
- Ông Poirot, thật lòng mà nói, tôi không rõ vì sao ông đến tìm tôi, và ông quan tâm cái gì. Chả lẽ ông lại thấy cái chết của Joyce và cái chết của Lesley Ferrei có liên quan với nhau?
- Nghề của tôi là phải nghi ngờ mọi thứ, thu thập mọi chi tiết có thể.
- Xin lỗi, nhưng khi nói án mạng, thì phải có chứng cớ.
- Chắc ông đã nghe nói là Joyce tuyên bố mình đã chứng kiến một vụ án mạng?
- Ở một nơi như đây, điều gì mà chẳng biết, cái gì mà chẳng nghe. Tuy nhiên lời đồn đại thường sai lầm, do đó không có giá trị.
- Ông nói có phần đúng. Song Joyce đã mười ba tuổi, hồi lên chín chẳng hạn, có thể chứng kiến một vụ đụng xe hơi, một cuộc cãi vã, đánh nhau, thậm chí giận dỗi của một cặp tình nhân – sự kiện đó in hằn vào ký ức, và em ngần ngại không kể với bố mẹ, sợ những điều mình mục kích chưa chắc chắn lắm. Thậm chí em đã quên phứt nó trong nhiều năm, cho đến một hôm, do một lời nào của ai, một trường hợp tình cờ nào đó, khiến em nhớ lại.
- Dù sao, đây cũng chỉ là một giả tưởng đơn thuần!
- Ở trong vùng này, lại có một cô gái bị mất tích. Tên là Olga hoặc Sonia, người nước ngoài.
- Olga Seminof.
- Cô ấy làm người hầu hoặc đi ở cho bà Llewellyn – Smythẹ Phải thế không?
- Không. Bà Llewellyn – Smythe lần lượt mượn nhiều cô gái đến ở. Olga, người cuối cùng, được bà thích nhất. Nếu tôi nhớ đúng, đó là một cô gái không được trời ưu đãi về hình thức, cô ta chậm chạp, vụng về, không được cảm tình lắm của dân làng.
- Nhưng bà Llewellyn – Smythe lại ưa cô ta?
- Bà rất quý, thế mới dại, về sau càng rõ.
- Thật thế ư?
- Chắc ông đã biết chuyện gì xảy ra khi bà Llewellyn – Smythe mất. Tin đồn lan nhanh như chớp.
- Được biết là bà già để lại một số tiền lớn cho cô gái.
- Một quyết định không khỏi làm tôi ngạc nhiên. Trong nhiều năm liền, bà Llewellyn – Smythe không hề sửa đổi các điều khoản trong di chúc, trừ khi phải chuyển một số tiền từ tổ chức từ thiện này sang tổ chức từ thiện khác, hoặc xóa tên một giai nhân mới chết, mà trước đó bà đã dành cho một số lợi tức hưởng trọn đời. Phần lớn tài sản sẽ thuộc về người cháu, Hugo Drake và vợ, bà này cũng là chị em họ xa với bà. Một trong hai người thừa kế nào chết trước, thì tài sản mặc nhiên về người kia. Mãi đến ba tuần trước khi chết, bà Llewellyn – Smythe bỗng đảo lộn hoàn toàn mọi điều khoản của các di chúc trước, bằng cách thảo một văn bản bổ sung, không thông qua hãng chúng tôi. Theo bản bổ sung, bà cúng một số tiền cho một hoặc hai tổ chức từ thiện – không nhiều như trước – không dành gì cho các giai nhân và cho vợ chồng Drake, tất cả bị gạt ra ngoài nhường chỗ cho Olga Seminof là người thừa kế trọn vẹn. “Để trả công cho sự tận tụy phục vụ, chăm sóc tôi”, văn bản viết thế. Phải nhận đó là một quyết định lạ lùng, không phù hợp chút nào với những ý định từ trước của người quá cố.
- Rồi ra sao nữa?
- Các chuyên gia kết luận bản bổ sung không phải là chữ viết của thân chủ chúng tôi, và chúng tôi được biết bà Llewellyn – Smythe thường nhờ cô hầu viết thư, bắt chước chữ mình như thật, kể cả chữ ký. Do đó cô gái nảy ra ý đánh lừa mọi người để chiếm đoạt tài sản của chủ. Nhưng đánh lừa sao được các chuyên gia giám định chữ viết.
- Và các thủ tục tiến hành để chứng minh tính bất hợp pháp của bản di chúc bổ sung bắt đầu… - Dĩ nhiên rồi. Tuy nhiên, trong thời gian đó, cô nàng đã hoảng và… biến mất, trước khi phiên tòa mở.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:06

Chương 13

Herule Poirot đi khỏi. Feremy Fullerton trở lại ngồi sau bàn, tay gõ gõ lên tấm giấy thấm đặt sau bàn.
Oâng mở tập hồ sơ, đọc lướt một trang, song không tài nào tập trung vào văn bản. Một loạt sự việc xưa cũ trở về trong trí óc. Hai năm… gần hai năm rồi… vậy mà sáng nay, cái tay thám tử nhỏ bé có bộ râu mép ngắn và đi đôi giày da bóng đã làm ông nhớ lại tất cả.
Một cuộc đàm thoại cách đây đã hai năm.
Cô gái ngồi trước mặt ông, một cô gái tầm thường, da rám nâu, miệng rộng, gò má cao, đôi mắt cứng cỏi nhìn ông không chút sợ hãi. Một bộ mặt nhiều cảm xúc, hằn bao nỗi đau thương. Olga Seminoff, giờ này cô ở đâu? Bằng cách này hay cách khác, lẽ ra cô phải thành công, nhưng thành công cái gì nhỉ? Ai mà giúp cô được?
- Cô đã từ một nước Trung Aâu đến đây, hẳn là cô đã trở về đó rồi?
Feremy Fullerton tự coi mình là người tuân thủ và bảo vệ pháp luật. Ông tin tưởng pháp luật và coi thường những quan tòa nào coi nhẹ nó. Tuy nhiên, ông vẫn có thể thông cảm với một số người, như Olga Seminoff. Ông đã có sự thông cảm như thế khi Olga nói với ông:
- Tôi đến để nhờ ông giúp đỡ. Năm ngoái, ông đã rất tốt, đã giúp tôi nhiều trong việc hoàn tất các giấy tờ để tôi được ở lại nước Anh thêm một năm nữa. Lần này tôi đã nhận được thư nói: “Cô không cần phải trả lời các câu hỏi mà người ta đặt ra ở các nơi. Nếu muốn, hãy nhờ một công chứng đại diện cho mình.” Vì thế tôi đến gặp ông… Fullerton nhớ lại cái giọng khô khốc của mình khi trả lời cô gái, mặc dù ông muốn che giấu sự khổ tâm vì không giúp được cô:
- Hoàn cảnh năm ngoái khác với năm naỵ Lúc này, tôi là đại diện của bên nguyên đơn, tức là ông bà Drake, do đó tôi không thể đứng về phía cộ Như cô đã biết, tôi đã làm công chứng viên của bà Llewellyn – Smythe.
- Nhưng bà ấy chết rồi, cần gì công chứng nữa!
- Bà ấy rất quý cô.
- Phải rồi, bà ấy quý tôi, cho lên mới để lại tài sản cho tôi.
- Toàn bộ gia sản?
- Chứ sao ông? Bà ấy có ưa gì gia đình.
- Cô nhầm. Bà ấy rất yêu ông cháu của cô em họ.
- Yêu ông cháu thì còn có lý, nhưng không yêu vợ Ông ta, mà bà ấy cho là hay gây phiền toái. Vợ Ông Drake luôn luôn xông vào công việc của bà Llewellyn – Smythe, can thiệp vào đời tư của bà. Ví dụ, không cho bà ấy ăn những thứ bà thích.
- Đó chỉ là thiện ý mà thôi. Bà ấy chỉ muốn buộc bà cô theo đúng lời khuyên của thầy thuốc.
- Con người ta thường không thích nghe lời thầy thuốc, và không chịu nổi người thân bó buộc. Họ muốn sống theo ý mình. Bà Llewellyn – Smythe giầu, rất giầu, bà có thể làm gì bà muốn, có quyền sử dụng tài sản của mình theo ý thích. Vợ chồng Drake đã khá sung túc: họ có nhà đẹp, quần áo đắt tiền, hai xe hơi. Họ sống thoải mái, tại sao còn muốn hơn.
- Họ là họ hàng duy nhất của bà Llewellyn – Smythe.
- Bà ấy muốn tài sản thuộc về tôi! Bà ấy thương tôi, biết là tôi sẽ khổ nhiều. Bố tôi bị bắt rồi đưa đi đâu biệt tăm. Rồi đến lượt mẹ tôi. Cả gia đình tôi đã mất. Ông không hiểu nỗi thống khổ của chúng tôi. Ông đứng về phía Cảnh sát. Ông không đứng bên phía tôi.
- Không, tôi không thể đứng về phía cộ Tôi lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra cho cô, nhưng lỗi là tại cô.
- Không đúng! Tôi không làm điều gì không phải! Tôi rất chăm sóc bà ấy. Tôi lén mang tới cho bà đủ thứ bà ấy thích mà bị cấm không được ăn. Nào sôcôla, nào bơ… - Vấn đề không phải là sôcôla hay là bơ.
- Tôi quan tâm đến bà, chăm chút từng li từng tí. Vì thế mà bà trả ơn tôi. Vậy mà giờ đây, bà ấy chết và ký giấy để lại tất cả cho tôi, thì bọn nhà Drake lại bảo tôi không được gì! Họ nói đủ thứ chuyện, nào tôi gây sức ép cho bà, nào chính tôi đã viết cái di chúc, trong khi chính là bà tạ Bà ta viết! Viết xong, bà bảo tôi ra ngoài và gọi bà phục vụ và bác làm vườn vào. Bà bảo họ ký vào các tờ giấy để làm chứng cho tôi. Vậy tại sao bây giờ tôi không được hưởng? Tại sao tôi không được quyền có cơ may hạnh phúc trên đời?
- Tôi đang giải thích cho cô rằng… - Tất cả chỉ là dối trá! Các người bảo là chính tôi viết, không ai cãi được.
- Đủ rồi, thưa cô! Giờ đây, hãy nghe tôi. Đừng la lối nữavà nghe tôi. Có đúng là những lá thư đọc cho cô viết, bà Llewellyn đã yêu cầu cô bắt chước chữ viết của bà? Vì bà ta có ý nghĩ cổ hủ rằng thư gửi bạn bè, thân hữu mà đánh bằng máy chữ là không lịch sự?
- Phải. Bà bảo: “Olga, cháu trả lời những thư này đúng như ta đã đọc để con ghị Nhưng phải chép lại, bắc chước chữ của ta cáng giống càng tốt.” Bà ấy yêu cầu tôi tập viết giống chữ bà. “Nếu có hơi khác một chút, cũng không sao”, bà ấy nói. “Rồi cháu ký thay cho tạ Ta không muốn mọi người biết là ta không thể tự tay viết thự Bàn tay ta đau khớp rất khó chịu, nhưng ta nhất định không viết thư bằng máy chữ.” - Lẽ ra cô nên giữ nguyên nét chữ của mình, rồi cuối thư ghi thêm đại loại “do thư ký chép lại”… - Bà ấy không muốn thế. Bà ấy nhất định muốn gây cảm tưởng là do chính tay bà viết.
Và điều đó, như Fullerton lúc ấy đã nghĩ, đúng là một nét tính cách phù hợp với bà già. Bà ấy không cam chịu là không thể sống như đã từng sống. Điều Olga nói rất hợp lý, lời lẽ hết sức thật thà nên lúc đầu bản bổ sung được coi là thật và có giá trị. Chính tại văn phòng này – Fullerton nhớ rõ – sự nghi ngờ mới nảy sinh sau ý kiến của anh cộng sự trẻ:
- Tôi khó tin là chính bà Louise Llewellyn – Smythe đã thảo văn bản này. Đành rằng bà ấy đau khớp, song hãy so sánh nét chữ này với những giấy tờ khác của bà. Có một cái gì không ổn trong bản bổ sung này.
Fullerton đã tán thành ý kiến ấy, và cà hai quyết định yêu cầu sự giám định của chuyên gia. Họ trả lời dứt khoát: chữ viết ở bản bổ sung khác chữ viết ở các giấy tờ khác, tức không phải chữ viết của người quá cố. Nếu Olga không tỏ ra cố chấp, chỉ bằng lòng nhận một số tiền vừa phải, có thể gia đình Drake cũng chấp nhận, dù có tiếc rẻ. Fullerton thương hại, rất thương hại Olgạ Cô ta đã đau khổ từ tấm bé, mồ côi cha mẹ, không anh em chị em, nạn nhân của bất công và sợ hãi. Do đó sinh ra tâm lý đòi hỏi nhiều để đền bù.
- Tất cả mọi người chống lại tôi – Olga nói thêm. Các người không công bằng với tôi, vì tôi là người xa lạ. Tôi không ở xứ này, vì tôi không biết nói năng thế nào, biết cầu cứu ai.
- Theo tôi, tốt nhất là cô nên vấn lương tâm… - Chính bà ấy chứ không phải tôi viết bản di chúc. Bà ấy viết rồi bảo tôi ra để hai người khác ký.
- Cô thừa biết là có nhiều lời chứng nói trái lại những gì cô khẳng định. Người ta nói là nhiều khi bà Llewellyn – Smythe ký đại mà chẳng biết mình ký cái gì. Nói thật nhẹ, điều thuận lợi cho cô là cô là người nước ngoài, hiểu tiếng Anh còn bập bõm. Chiếu cố điều ấy, nhiều khả năng là cô sẽ chỉ bị phạt nhẹ.
- Thế thì thà tôi bỏ đi trốn còn hơn.
- Tôi rất ái ngại cho cô, nếu cô muốn, tôi sẽ giới thiệu cho cô một luật sư giỏi để cãi giúp cô trong phiên tòa. Đừng nghĩ đến chuyện bỏ trốn, hành động như trẻ con!
- Tôi đã dành dụm được ít tiền – Và cô còn nói: Ông đã tỏ ra thông cảm với tôi, tôi tin ông, nhưng ông từ chối giúp tôi vì còn có luật pháp. Luật pháp! Tôi sẽ đi đến nơi mà không ai tìm ra tôi!
Và lúc này, Fullerton nghĩ: không ai tìm ra cô thật. Giờ này cô ở đâu?
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:06

Chương 14

Hai cặp mắt trừng trừng nhìn Poirot.
- Không biết chúng tôi có giúp được gì ông – Chúng tôi đã khai hết với Cảnh sát.
Poirot đăm chiêu quan sát hai thanh niên ngồi trước mặt . Bộ điệu của họ rõ là tỏ mình hơn người, không còn trẻ con nữa. Nicholas mười tám tuổi. Desmond mười sáu.
- Tôi được một người bạn giới thiệu đến đây để thu thập thêm một vài tin tức bổ sung, không phải về diễn biến tối liên hoan ở nhà bà Drake, mà là về công việc chuẩn bị từ chiều. Hai anh đều có mặt?
- Phải.
- Tôi đã hỏi các bà phục vụ và lại có ưu tiên được dự các cuộc họp bàn của Cảnh sát trong quá trình điều tra, đã nghe báo cáo của thầy thuốc pháp y, đã gặp một cô giáo, một hiệu trưởng và mẹ của nạn nhân; tôi cũng nghe vài lời bàn tán trong làng… à mà, ở địa phương ta có một bà phù thuỷ?
Hai chàng trai phá lên cười:
- Ông định nói bà Goodbodỷ Có, bà ấy có đến dự, đóng vai phù thủy.
Poirot nói tiếp:
- Giờ tôi muốn nghe lớp trẻ, vốn có mắt tinh, tai thính. Tôi rất muốn biết các cậu nghĩ gì về thảm kịch này.
Hai cậu con trai đã bắc thang, treo các quả bí, mắc bóng điện chạy suốt tường nhà, một cậu thì hí hoáy in các tấm ảnh có ấn tượng cho các cô gái đang mơ đến chàng hoàng tử đẹp trai. Họ cũng là hai kẻ tình nghi mà thanh tra Raglan luôn để mắt.
Poirot chú ý quan sát vẻ ngoài của hai cậu. Nicholas đẹp trai, để râu lún phún, tóc dài chờm xuống cổ. Cái cách cậu ta mặc bộ đồ màu sẫm, trông buồn tẻ, làm ta hiểu đó là cách ăn mặc thường lệ, không phải nhằm chia buồn với gia đình Reynolds. Cậu bạn thì mặc bộ đồ tươi hơn, vet-tông nhung hồng, quần màu hoa cà. Cả hai hẳn phải tốn tiền mới mua được những quần áo ấy, cửa hàng trong làng làm gì có bán.
- Hai cậu cho tôi biết hôm ấy các cậu làm những việc gì?
- Chủ yếu lo ánh sáng, treo các quả bí.
- Được biết các cậu còn tạo được nhiều ảnh đẹp, được các cô gái rất thích.
Desmond lục túi lấy ra mấy tấm ảnh chân dung đưa cho Poirot:
- Đây là những mẫu ảnh thể hiện các ông chồng tương lai của họ.
Poirot chú ý xem các bức ảnh đã cố tình sửa chữa, tô lại thành những bộ mặt râu ria, tóc dày, trông lạ lẫm hoặc ngộ nghĩnh.
- Bà Drake cho là ảnh rất hợp. Chúng tôi chiếu ánh sánh để làm cho bọn con gái thấy những chân dung ấy phản ánh vào mặt gương họ cầm.
- Các cậu có nhớ những ai cũng đến chuẩn bị, trang trí?
- Xem nào, ngoài bà Drake, có bà Butler, một cô giáo, rồi cô Whittaker, em gái hay vợ của ông chơi đàn ống, cô phụ tá của bác sĩ Ferguson, cô Lee và bọn con gái.
- Hãy nói về bọn con gái.
- Trước hết, có hai chị em Reynolds, tức là Joyce và cô chị là Ann, một đứa khụng khịnh luôn tự phụ là sẽ đỗ nhất lớp. Còn thằng út Léopold, chuyên gnhe trộm và hớt lẻo. Rồi… Béatrice Ardley và Cathie Grant, con bé ngu như lừ. Cuối cùng, có hai bà phục vụ, và bà văn sĩ đã mời ông đến đây.
- Không có người đàn ông nào?
- Ông phó giám mục có ở đó một lát. Có lẽ tất cả có vậy.
- Nghe nói các cậu có nghe thấy Joyce nói về một vụ án mạng mà em chứng kiến?
- Tôi không thấy. Nó nói thế thật ư?
Cậu kia nói xen vào:
- Nghe người ta kể thôi. Riêng tôi, chắc không có mặt lúc con bé nói. Nó nói ở đâu?
- Trong phòng khách.
- Phần lớn thời gian, chúng tôi nghiên cứu hiệu quả ánh sáng trong phòng sẽ chơi trò gương thần. Rất ít ở ngoài phòng khách. Nick, cậu có ở đấy lúc con bé Joyce nói không?
- Tiếc là không. Nghe có vẻ ly kỳ đấy!
- Tại sao? – Desmond hỏi.
- Chứ gì, như vậy chứng tỏ nó có tai tiên trị Nói án mạng và vài giờ sau, chính mình bị giết. Như thế không ly kỳ à?
Hercule Poirot hỏi tiếp:
- Suốt buổi tối, các cậu không có cảm giác về chuyện gì bất thường?
- Không.
- Cậu có ý kiến riêng nào không?
Câu hỏi dành cho Nicholas, cậu này hỏi lại:
- Về lai lịch kẻ nào đã thủ tiêu Joyce?
- Hờ… phải.
Desmond cướp lời:
- Tôi, thì tôi nhằm vào Whittaker.
- Cô giáo toán?
- Một bà gái già, đúng nghĩa. Đích thị là một kẻ bị tình dục ám ảnh. Mà phải nói luôn: nhà trường toàn do phụ nữ dạy là không tốt. Nick, cậu có nhớ cái cô giáo bị bóp cổ chết cách đây một hai năm? Hình như cô này cũng phóng túng lắm.
- Không có gì lạ. Cô ta sống chung một căn hộ với Nora Amlrose, cô này có bạn trai, thế là hai người mâu thuẫn kịch liệt. Người ta còn đồn là cô ta có con, vì cô ta biến đi đâu hai kỳ tam cá nguyệt. Có điều là ở xứ này cũng hay có chuyện đồn thổi lung tung.
- Nói lại về Whittaker, cô ấy ở trong phòng khách suốt. Nghe Joyce nói, cô ấy có thể nảy ra ý đồ gì chăng?
Cả hai quay về phía Poirot, mắt sáng lên như hai con chó đã ngoạm được con chim bị bắn hạ về cho chủ.
- Nếu như vậy – Desmond đế thêm – Cô Emlyn phải biết. Chuyện gì trong trường, cô ấy chả biết. Trừ khi cô ấy thấy phải bảo vệ cấp trên của mình.
- Nếu cô ấy ngờ ngợ là Whittaker nổi cơn điên như thế, nhất định cô phải bảo học trò tránh xạ Cậu nghĩ sao?
Hai cậu con trai hể hả nhìn Poirot.
- Quả thật – nhà thám tử thú nhận – ý kiến của các cậu phải làm tôi suy nghĩ.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:07

Chương 15

Poirot nhìn thật kỹ bà Goodbody, và công nhận bà mà đóng vai phù thủy thật hợp. Dĩ nhiên, bà có một trái tim vàng, điều đó không làm vẻ bề ngoài của bà thay đổi.
Nghe xong câu hỏi của nhà thám tử, bà vui vẻ đáp:
- Phải, tôi ở nhà bà Drake hôm lễ hội quả bí. Khi cần có phù thủy, bao giờ bà con cũng gọi tôi. Tối đó, tôi phải niệm những câu thần chú trong trò soi gương thần, làm sao cho không khí linh thiên để hai anh con trai Nicholas và Desmond tung ảnh ra. Tôi còn cho bà Drake mượn quả bóng phù thủy tôi mua được ở một hội chợ từ thiện. Nó treo ở kia kìa, trên lò sưởi. Đẹp không?
- Vậy bà có thể nhìn vào quả bóng này và trông thấy ai đã giết cô bé Joyce?
- Ông nhầm. Bóng này không nhìn thấy được, phải một quả bóng bằng pha lê kia. Nếu tôi nói ông biết, theo tôi, ai giết Joyce, ông sẽ không tin, bảo như thế là trái tự nhiên. Xin nói để ông rõ là dân làng này không tồi. Phần lớn là những người chất phác, nhưng ở đâu thì cũng có những đứa con của quỷ dữ, sinh ra và được giáo dưỡng để phục vụ mưu đồ xấu xa của quỷ. Ông không còn ít tuổi và thừa biết là trên đời này còn lắm chuyện thối tha.
- Than ôi, tôi biết quá đi chứ. Nếu quả thật Joyce đã trông thấy một vụ án mạng… - Ai bảo thế?
- Chính em ấy nói.
- Và ông cũng tin? Com bé chúa hay nói dối – Bà chăm chăm nhìn Poirot, dò hỏi: - Ông nghĩ khác?
- Không, thật là không. Qúa nhiều người đã nói như bà, khiến tôi không thể nghi ngờ.
- Mỗi nhà mỗi cảnh, lắm chuyện lắm, gia đình Reynolds chẳng hạn. Ông Reynolds làm nghề môi giới bất động sản. Tham vọng ông ta chỉ có hạn, sống tầm tầm thế thôi. Bà Reynolds thì hơi một tí thì rối lên. Còn lũ con, chẳng đứa nào giống bố hay giống mẹ. Ann, là con bé rất thông minh, năm nay chắc chắn sẽ thi đạt kết quả tốt. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nó học lên đại học và một ngày kia sẽ trở thành giáo sự Joyce không thông minh bằng chị và em trai, nó cố gắng để tỏ ra mình không kém ai, luôn làm ra bộ mình biết nhiều chuyện, thậm chí bịa ra chuyện để thu hút sự chú ý của mọi người.
- Còn đứa em út?
- Ồ, nó mới chín hay mười tuổi, nhưng tôi cho là thằng này sẽ có cá tính. Nó rất khéo tay và có lắm sáng kiến. Nó còn tiến xạ Nhưng không vì thế mà không dè chừng nó. Thằng này hay nghe trộm, hay chơi nhả với bạn. Không biết nó lấy đâu ra tiền túi. Bố mẹ nó đâu có dư dật mà cho nó lắm thế. Có thể nó bán những bí mật nghe được lấy tiền chăng.
Bà hổn hển dừng một lát, rồi kết luận:
- Đó, có lẽ tôi chẳng nói được gì thêm.
- Ngược lại, bà đã giúp tôi nhiều. Còn cái cô người ở biến đi mất tích, bà có biết cô ấy đi đâu?
- Theo tôi, nó chẳng đi đâu xạ Ding dong dell, passýs in the well (#1). Tôi vẫn nghĩ như thế đấy.
Chú thích:
(1-) Lời hát đồng dao: tính tình tang, mèo ở dưới giếng.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:07

Chương 16

- Xin lỗi bà, tôi có thể gặp bà một lát?
Oliver đang đứng dưới hiên nhà bà bạn để chờ Poirot, quay về người phụ nữ lạ mặt đứng gần, tay ghì chặt đôi tất tay trắng muốt. Bà ta trạc bốn mươi, ăn mặc giản dị, nhưng trau chuốt.
- Bà cần gì?
- Rất tiếc đã làm phiền, song tôi nghĩ… nghĩ… Oliver không vội dồn người lạ, mặc dù cô rất muốn biết bà này cần gì.
- Thưa bà, có phải bà là người viết sách, sách về những vụ án?
- Phải. Truyện trinh thám.
Sự tò mò của Oliver càng lên tới đỉnh điểm.
- Tôi đến gặp bà, vì nghĩ rằng bà là người có thể cho tôi những lời khuyên.
Đoán chừng bà khách cần nhiều thời gian để trò chuyện , Oliver mời bà ngồi. Bà khách vẫn vần vò đôi tất tay, nói:
- Một chuyện xảy ra đã lâu, nhưng hồi đó tôi không để ý. Nhưng rồi, đến một ngày nào đó, tôi ngẫm nghĩ lại và thấy cần phải xin ý kiến của người am hiểu. Lại liên hệ với việc mới xảy ra gần đây, càng phân vân, thấy có lẽ nói hết sự thật ra thì hơn… - Bà định nói về em bé Joyce?
- Vâng. Cái chết thê thảm của cháu chứng tỏ có những người ta không thể tin cậy được, có phải không? Và với thời gian, ta mới hiểu rằng một số sự việc mà lúc đầu ta chấp nhận một cách bình thường, thực ra không giống như ta nghĩ. Bà hiểu tôi chứ ạ?
- Ờ… ờ. Mà tôi chưa được biết quý danh?
- Leaman. Bà Leaman. Từ khi chồng tôi chết cách đây năm năm, tôi thường đi làm, giúp việc các gia đình. Tôi đã đi ở cho bà Llewellyn – Smythe, chủ cũ của nhà Quarry Housẹ Bà có biết bà ấy không?
- Không. Tôi đến Woodleig Common lần này là lần đầu.
- Nếu vậy, chắc bà không biết chuyện xảy ra hồi trước và những lời đồn của thiên hạ?
- Tôi có được nghe kể một số.
- Tôi không hiểu gì về pháp luật, tôi rất sợ nó. Tôi không tin các ông công chứng, họ làm rối tung rối mù mọi thứ. Tôi cũng không dám gặp Cảnh sát. Một vụ việc liên quan đến di chúc có thuộc thẩm quyền của Cảnh sát?
- Có thể, nhưng điều đó còn tùy.
- Chắc bà có biết người ta nói gì hồi ấy về một bản bổ… bổ… - Bổ sung?
- Phải. Bà Llewellyn – Smythe đã thảo cái bản bổ… bổ sung ấy, để toàn bộ tài sản cho con bé người nước ngoài đã hầu hạ bà. Quyết định đó làm mọi người ngạc nhiên. Bà ấy có gia đình hẳn hoi, chính vì muốn ở gần người thân nên mới đến ở làng này. Bà đặc biệt yêu người cháu, tức là ông Drake, trao của cải cho người lạ thì làm gì mọi người không sửng sốt. Lũ công chứng liền tung ra tin đồn rằng không phải chính tay bà Llewellyn – Smythe viết bản bổ sung, mà là con bé người ở kia, dọa truy tố ra tòa.
- Phải. Và họ tuyên bố bản bổ sung là vô giá trị. Bà biết gì thêm?
- Thựa ra, tôi không định làm điều gì xấu – bà Leaman chống chế, giọng thảm hại.
Oliver hiểu ra. Hẳn là bà Leaman đã nấp sau cửa, nghe trộm.
- Tôi không nói lại với ai – bà nói tiếp – vì ngay lúc bấy giờ, tôi có biết gì rõ ràng đâu. Tôi chỉ nghĩ là có chuyện gì đấy, tôi không đoán được. Tôi đã làm việc với bà Llewellyn – Smythe khá lâu, nên tò mò muốn biết. Cũng là chuyện bình thường, có phải không?
- Tất nhiên – Oliver chưa hiểu ra làm sao, nên khuyến khích.
- Nếu nghĩ là tôi đã hành động sai, thì sau này tôi sẽ nói, nhưng lúc chuyện đó bắt đầu, tôi nghĩ là nên giữ miệng thì tốt hơn.
- Bà muốn nói về bản bổ sung di chúc của bà Llewellyn – Smythe?
- Phải, tôi xin nói rõ. Một hôm, bà Llewellyn thấy trong người không được khỏe, liền cho gọi chúng tôi đến, gồm tôi và cậu Jim, cái cậu giúp việc làm vườn ấy. Chúng tôi vào phòng và thấy bà chủ ngồi trước bàn đầy những giấy tờ. Bà quay lại cô hầu người nước ngoài – chúng tôi gọi là cô Olga – và nói đại ý như sau: “Bây giờ cháu hãy đi ra, vì cháu không được có mặt ở giai đoạn này.” Cô Olga liền đi ra, sau đó bà Llewellyn – Smythe bảo chúng tôi lại gần và nói: “Đây là di chúc của ta”, vừa nói vừa chỉ một tờ giấy mà bà đã lấy giấy thấm che mất phầ trên. “Ta sẽ viết vài dòng trước mặt các người, sau đó các người hãy ký vào đây để xác nhận chính ta đã viết và đã ký”. Và bà bắt đầu viết bằng bút chấm vào lọ mực, bà ấy không chịu viết bút máy. Viết hai ba dòng gì đó, bà ấy ký, rồi bảo tôi: “Bây giờ bà Leaman, bà hãy ghi tên và địa chỉ vào đây”. Tôi làm theo, rồi đến lượt Jim. Bà Llewellyn – Smythe tỏ vẻ hài lòng, tuyên bố: “Các người đã nhìn thấy ta viết và ký, ở đây lại có chữ ký xác nhận của các người, thế là hợp pháp. Thế là xong, rất cảm ơn”. Lúc chúng tôi đi ra, tôi để ý đến một điều. Chả là trong khi đóng cửa bị trục trặc, tôi ngó nhìn nhanh vào trong phòng, thực ra chẳng định nhìn gì. Bà hiểu không?
- Hiểu.
- Một cử chỉ vô thức. Bà Llewellyn – Smythe vừa đứng lên khỏi ghế. Bà đi rất khó khăn, tới giá sách, lấy ra một quyển, đặt tờ giấy – đã bỏ vào phong bì – vào đó rồi để sách vào chỗ cũ. Tôi nhớ là quyển sách có gáy rất dày. Tôi đi ra và quên ngay chuyện ấy. Nhưng sau khi bà chủ mất, bọn công chứng nói là bản bổ sung bị giả mạo, tôi mới nghĩ ra là... là… Thấy bà lúng túng im bặt, Oliver ướm:
- Thế bà không có ý định tìm hiểu… - Vâng, có, có, xin thú thật, tôi tò mò muốn biết tờ giấy ấy viết gì. Nói cho cùng thì cũng phải biết mình ký vào giấy gì chứ. Đó là lẽ tự nhiên, có phải không?
- Phải, đó là lẽ tự nhiên.
- Cho nên hôm sau, nhân lúc bà Llewellyn – Smythe đi Medchester vắng và tôi vào dọn phòng, tôi đã đến chỗ quyển sách. Một cuốn sách cổ xưa từ thời nữ hoàng Victoria, nhan đề: Enquire Within upon Everything (#1).
- Bà đã tìm thấy tờ giấy và đọc hết nội dung?
- Vâng, thưa bà. Tôi đã đọc. Đó là một văn bản làm đúng pháp lý. Ở trang cuối, tôi nhận ra mấy dòng bà Llewellyn – Smythe viết trước mặt chúng tôi, mà chúng tôi đã đặt bút ký hôm trước. Chữ viết rõ ràng, dù bà ấy có thói quen kéo dài các mẫu tự rất nhọn.
- Và giấy ấy viết gì?
- Quả thật, tôi không nhớ từng chữ, chỉ biết là nó nói đến bản bổ sung thay đổi hẳn các ý định trước đó vì bà trao toàn bộ tài sản cho Olga… Seminoff, để cảm ơn vì công lao đã hầu hạ tận tụy. Tiếp theo là chữ ký của bà, của tôi và của Jim. Đọc xong, tôi bỏ lại vào phong bì, đặt đúng vào trang cũ của quyển sách rồi trả lên giá. Tôi thật bất ngờ vì điều đã đọc: con bé xa lạ ấy mà lại thừa kế toàn bộ tài sản của bà Llewellyn – Smythe! Bản thân tôi chẳng ưa gì Olga, nó hay lên mặt với các gia nhân khác trong khi đối với chủ lại rất quỵ lụy. Nó đang toan tính lợi ích cá nhân mà. Lạ nhất là tại sao bà ấy không để lại gì cho người máu mủ trong nhà. Nhưng ngay sau đó tôi quên hết, cho đến ngày mọi thứ tóe loẹ Khi bà chủ chết, bản bổ sung được mở ra trước công chứng, nhà chức trách tuyên bố văn bản không thể do bà Llewellyn – Smythe viết, có người nào đã bắt chước chữ ký và chữ viết của bà.
- Thì bà đã làm gì.
- Không làm gì, vì thế lâu nay tôi cứ băn khoăn. Thoạt đầu tôi nghĩ các công chứng viên nói thế chỉ vì không ưa Olga, giống như nhiều người khác. Tôi không hiểu luật, nên cho rằng đến khi bà Drake nói rõ Olga không thuộc họ hàng thân thích, thì tiền sẽ trở về với người thừa kế trực tiếp, thực ra như vậy cũng đúng thôi. Và đúng là như thế thật, vụ việc không đưa ra tòa. Tài sản thuộc về Drake, còn Olga thì trốn biệt, chắc là về nước gốc gác của cô ấy, như thế càng chứng tỏ cô ta đã từng có mưu mô bất chính nào đó để buộc bà Llewellyn – Smythe truyền lại tài sản.
- Những chuyện này xảy ra từ hồi nào?
- Xem nào… bà Llewellyn – Smythe mất cách đây gần hai năm.
- Và chiều hướng xoay chuyển của vấn đề không làm bà day dứt?
- Không. Lúc đó tôi tin rằng Olga đã có hành động xấu xa gì đó, và rồi mọi việc lại đâu vào đấy, tôi cho là mình có nói gì cũng chẳng thay đổi được.
- Vậy cái gì đã khiến bà thay đổi ý kiến?
- Đó là cái tội ác kinh tởm vừa mới xảy ra. Nghe nói Joyce tuyên bố đã chứng kiến một vụ giết người, tôi chợt nghĩ hay là con bé đã thấy Olga giết bà chủ để mau hưởng thừa kế. Olga biến mất sau khi bị các công chứng và Cảnh sát thẩm vấn, chứng tỏ nó chột dạ vì lương tâm không trong sáng.
- Bà đã thực sự trông thấy bà Llewellyn – Smythe viết và ký cái văn bản mà sau đó chính bà và Jim cũng ký?
- Thật.
- Như vậy thì văn bản không phải giả mạo.
- Tôi đã nói sự thật, và nếu Jim có đây, hẳn cũng sẽ nói thế. Nhưng hắn đã đi khỏi đây từ năm ngoái, sang Oâxtrâylia, và tôi không biết địa chỉ.
- Bây giờ bà muốn gì ở tôi?
- Tôi muốn bà hỏi xem tôi có nên nói tất cả với nhà chức trách hay không. Chưa bao giờ có ai hỏi tôi về bản di chúc cả.
- Họ bà là Leaman. Còn tên?
- Harriet.
- Harriet Leaman, tốt. Còn Jim, họ là gì?
- Để nguyên, tôi nhớ đã… Jim Jenkins. Phải rồi, Jim Jenkins. Tôi rất biết ơn nếu bà giúp tôi chút gì, vì lúc này tôi rất lọ Vụ án mạng vừa qua có vẻ là Joyce bắt gặp Olga giết bà Llewellyn – Smythe… - Có thể là bà sẽ phải nhắc lại tất cả chuyện này trước mặt người công chứng đại diện của bà Llewellyn – Smythe.
- Vâng, tôi tin cậy bà.
- Tôi sẽ cố hết sức để họ khỏi gây phiền phức cho bà.
Oliver bỗng nhìn chăm chăm vào một bóng người vừa xuất hiện ở đầu đường. Bà Leaman đứng lên, xỏ găng tay, ấp úng vài câu xin lỗi rồi ra về.
Poirot đã lên tới nơi. Oliver hỏi:
- Ông sao thế? Có vẻ không vui?
- Chân tôi đi đau quá.
- Tại đôi giày da véc ni của ông đấy. Mời ông ngồi và nói xem đã thu lượm được những gì. Sau đó, tôi xin kể đôi điều sẽ làm ông rất ngạc nhiên!
Chú thích:
(1-) Một thứ bách khoa thư của người nội trợ.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:08

Chương 17

Poirot ngồi xuống, duỗi chân, thở phào:
- A! Đã khá hơn rồi… - Xin cho phép khuyên ông một điều, là về nông thôn, không nên đi giày vécnị Khổ một cái là ông cứ thích đàng hoàng cợ Ông quan tâm đến bộ quần áo bên ngoài hơn là sự thuận tiện. Với tôi, thuận tiện là trên hết. Qúa năm mươi rồi, thì chỉ điều đó là đáng kể.
- Này cô, chưa chắc tôi đã tán thành ý kiến cô cậu.
- Như vậy là sai, vì càng có tuổi ông sẽ càng khổ vì chuyện đó.
- Thôi nào, hãy trở về với câu chuyện của chúng tạ Cô luôn luôn bảo tôi phải làm gì, nhưng mỗi việc ngày nay đều có quá khứ của nó. Một quá khứ vẫn xen vào hiện tại, nhưng đã có từ hôm qua, hoặc tháng trước, năm trước. Cách đây một năm, hoặc hai, hoặc ba, một tội ác đã diễn ra, một em bé đã nhìn thấy, và vì thế em đã phải chết cách đây bốn ngày. Phải thế không?
- Đúng, nhưng… có thể ta đã đi lạc hướng khi coi đó là một tội ác có chủ định, trong khi thực ra chỉ là hàng động của một kẻ điên loạn.
- Nếu cô nghĩ thế thì chắc cô đã chả đến tìm tôi.
- Vâng, có thể. Dù sao tôi vẫn cứ ngờ ngợ. Đến nay ông đã đạt những gì rồi?
- Thu thập các chi tiết. Những chi tiết, đến một lúc nào đó, sẽ khớp lại với nhau theo ngày tháng chúng xảy ra. Tôi cũng biết được là ở đây không ai tin vào những lời Joyce Reynolds nói.
- Rằng em đã chứng kiến một vụ án mạng? Nhưng chính tai tôi nghe thấy mà!
- Đành thế, nhưng vì không ai tin là em nói thật, thì ta buộc phải chấp nhận là em chẳng chứng kiến việc gì tương tự.
- Tôi có cảm tưởng là đáng lẽ tiến lên, ông đang thụt lùi.
- Không, tôi chắc mọi sự sẽ ổn. Chẳng hạn cái chuyện giả mạo giấy tờ. Có một cô gái người nước ngoài đã tranh thủ cảm tình của một bà già giàu có để được hưởng thừa kế. Cô gái này có thật làm giả di chúc và bản bổ sung hay không, hay là một người nào khác làm hộ cô ta?
- Nhưng là ai?
- Trong làng còn có một anh chàng đã từng ra tòa vì tội giả mạo giấy tờ, song được xử nhẹ vì mới là lần đầu.
- Tôi có biết hắn không?
- Không. Hắn đã chết.
- Ồ! Lâu chưa?
- Gần hai năm. Thấy chưa, tôi có linh cảm là những sự kiện có vẻ riêng rẽ lại có liên quan với nhau.
- Một gợi ý cần được ghi nhận. Tuy nhiên tôi chưa hiểu… - Tôi cũng vậy, lúc này chưa hiểu, nhưng tin rồi ghép ngày tháng lại sẽ rõ. Trong cùng một thời gian, những người mà ta quan tâm đang ở đâu, làm gì. Mọi người đều nghĩ là Olga đã thảo bản bổ sung, và về điểm này hẳn là có lý. Bản bổ sung làm lợi cho cô ta mà? Nhưng, xem nào, xem nào… - Xem cái gì?
- Cô sắp về London, hay còn định ở lại?
- Ngày kia tôi về. Tôi còn công việc, không thể vắng lâu.
- Cô này, nhà cô có chỗ để mời khách?
- Về nguyên tắc, không. Tôi rất ghét phải thay đổi nếp sống vì những người quen vớ vẩn. Với bạn thân, thì khác. Người nào tôi ưa bao giờ cũng được đón tiếp thịnh tình.
- Nếu cần, cô có thể nhận hai người khách, được không?
- Có thể. Ai vậy?
- Cô có hiểu rõ bà bạn của cô, bà Butler?
- Không rõ lắm. Chúng tôi quen nhau trong một chuyến du lịch. Tôi thấy Judith Butler có một tính cách hay hay, dễ mến. Vậy là ông muốn tôi mời Judith và Miranda về nhà?
- Chưa vội. Để tôi chờ xem một số ý kiến của tôi có căn cứ không đã.
- Một số ý kiến của ông? Bây giờ, ông hãy nghe. Tôi có tin mới đây.
- Thế thì tuyệt quá.
- Chưa nên mừng vội. Cái này chắc sẽ làm các ý kiến của ông đảo lộn. Nếu tôi nói cái chuyện giả mạo mà ông vừa nói đi nói lại ấy, nói cho cùng là không phải giả mạo, ông nghĩ sao?
- Thế là thế nào?
- Bà Llewellyn – Smythe đã tự thảo một bản bổ sung vào di chúc, nhưng toàn bộ tài sản cho con bé đi ở, bà ấy đã ký trước mặt hai người làm chứng, hai người này sau đó cũng hạ bút ký vào cuối bản bổ sung.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:08

Chương 18

- Bà… Leaman, đúng tên như thế? – Poirot hỏi lại và hý hoáy ghi chép cái tên Oliver vừa nói.
- Harriet Leaman. Người làm chứng thứ hai là Jim Jenkins, đã di cư sang Oâxtrâylia. Olga Seminoff chắc đã về nước. Như vậy trong vụ này, có vẻ nhiều người đã ra đi.
- Theo cô, ta có thể tin cậy lời chứng của bà Leaman tới mức nào?
- Tôi nghĩ không lẽ bà ấy bịa chuyện làm gì. Tôi tin là bà ấy đã ký vào tờ giấy, sau đó tò mò muốn biết giấy ấy viết gì, và tranh thủ cơ hội đầu tiên để lục lọi, chuyện ấy dễ hiểu.
- Bà ấy trình độ ra sao mà biết đọc biết viết?
- Biết chứ! Tuy nhiên tôi công nhận chữ viết của bàn tay người đau khớp thì đọc không dễ dàng. Hay là về sau này, khi nghe những lời bàn tán về bản bổ sung, bà ấy mới tưởng tượng là đã đọc một văn bản di chúc.
- Nhưng đúng là đã có một văn bản giả mạo… - Sao ông biết?
- Từ miệng một ông công chứng.
- Có thể ông ta lầm?
- Giới công chứng rất kỹ tính về vấn đề này. Họ còn đưa cho các chuyên viên giám định và chuẩn bị thủ tục đưa ra tòa xử.
- Nếu vậy, có thể hình dung chuyện gì đã xảy ra?
- Thật ư? Vậy đã xảy ra chuyện gì?
- Hôm sau hoặc vài ngày sau khi thảo bản bổ sung, bà Llewellyn – Smythe có thể lại cãi lộn với cô hầu, hoặc là bà lại hòa giải được với hai vợ chồng người cháu, nên đã quyết định hủy bỏ bản bổ sung.
- Rồi sao nữa?
- Rồi… hừ, bà ta chết, và cô người hầu vội vàng sản xuất một bản bổ sung giống như cũ, bằng cách cô bắt chước chữ viết của chủ và chữ ký người làm chứng; nhưng chữ ký của bà Leaman và Jim, cô ta có thể biết được do nhìn thẻ bảo hiểm của họ. Nhưng việc này không qua mắt được các ông công chứng… - Cô cho tôi gọi điện thoại được chứ?
- Vâng, điện thoại của bà Judith, ông cứ việc dùng.
- Bà ấy đi đâu nhỉ?
- Đi làm đầu. Miranda đi chơi. Điện thoại ở trong phòng khách gần cửa.
Poirot đi vào, vắng mặt vài phút. Khi ông trở ra, Oliver hỏi:
- Ông gọi điện thoại cho ai vậy?
- Cho ông Fullerton, công chứng viên. Và bây giờ đến lượt tôi báo cho cô tin mới. Bản bổ sung, cái bản đưa cho công chứng xem và bị phủ nhận giá trị ấy, không có chữ ký của bà Leaman, mà là của bà Mary Doherty, gia nhân, mới mất gần đây. Cũng có chữ ký của Jim Jenkins, đã di cư sang Oâxtrâylia, như bà Leaman nói.
- Vậy đúng là có một bản bổ sung giả… và hình như cũng có cả một bản bổ sung thật. Rắc rối quá!
- Rất rắc rối.
- Hay là bản bổ sung ban đầu vẫn còn ở Quarry House, để trong cuốn sách Enquire Within upon Everthing?
- Theo tôi biết, sau khi bà Llewellyn – Smythe chết, tất cả đã được phát mại, trừ vài đồ đạc và tranh ảnh gia đình.
- Ông Poirot, vậy là cái bà Leaman lúc nãy đã nói bậy?
- Có thể lắm.
- Có ai đã yêu cầu bà ta đến để nói láo?
- Điều đó cũng có thể.
- Có ai đã trả tiền, thuê bà ta đến để nói láo?
- Khá lắm, khá lắm. Cô cứ tiếp tục.
- Tôi hình dung bà Llewellyn – Smythe, giống như nhiều đàn bà giàu có, có cáo tật hay thảo đi thảo lại di chúc, liên tục thay đổi tên những người thừa hưởng. Vợ chồng ông Drake vốn đã sung túc rồi, phải được hưởng phần tài sản lớn nhất, nhưng nếu ta căn cứ vào lời bà Leaman, không biết bà Llewellyn đã bao giờ tỏ ý hậu đãi một vài người khác nữa như đã hậu đãi Olga không. Tôi rất muốn tìm hiểu kỹ hơn cái cô Olga này… - Tôi cũng vậy.
- Aø thế còn cái cô giáo?
- Cô giáo nào?
- Cái cô bị bóp cổ mà cô Whittaker nói với ông ấy. Tôi không ưa cô lắm. Thông minh đấy, nhưng khó chịu. Nếu có người nói là cô ta đã nhúng tay vào một vụ án mạng, tôi sẽ không ngạc nhiên.
- Chả nhẽ cô cho rằng cô Whittaker có thể bóp cổ một đồng nghiệp?
- Thì cũng phải tính đến hết mọi khả năng chứ?
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:09

Chương 19

Poirot lại đi theo con đường mà Miranda đã dẫn lúc đến, để rời nhà Judith Butler. Khi tới gần hàng rào, ông nhận thấy ở các bụi cây có một khoảng trống mới mở, không phù hợp với khổ người em bé. Ông đi ngược theo lối mòn của mỏ đá cũ, một lần nữa trầm trồ ngắm nhìn cảnh đẹp trước mắt.
Poirot suy nghĩ một lát về cái loại di chúc mà các bà nhà giàu thường thảo, và những lời nói dối họ thường dùng để che giấu ý định của mình. Ông tự hỏi họ thường cất di chúc ở đâu, rồi tự đặt mình vào địa vị của người định làm giả và đánh tráo. Rõ ràng là bản bổ sung trình ra, coi là bản chính đã bị làm giả. Không thể nghi ngờ sự lương thiện của ông Fullerton là luật gia thận trọng, ông không bao giờ lại khuyên thân chủ đi kiện, nếu không có lý do và căn cứ chính đáng.
Poirot lách theo một chỗ ngoặt của đường mòn và một lần nữa lại bị kéo trở về thực tại vì đôi giày véc ni bó lấy chân rất đau. Có nên bỏ con đường đi tắt này, đi ra đường chính để về nhà ông bà Spencer? Đường chính tất nhiên êm ái, dễ đi hơn. Bỗng ông sững người, dừng lại.
Trước mặt ông, hai bóng người vừa xuất hiện. Michael Garfield ngồi trên một tảng đá thấp, giá đặt trên đầu gối, đang vẽ. Miranda đi về phía xạ Chàng nghệ sĩ ngẩng đầu:
- A! Ngài Ria mép đây rồi! Xin chúc ông một buổi chiều tốt lành.
- Tôi có thể xem tác phẩm của ông được không, hay tôi làm phiền?
- Ông có thể xem, chẳng phiền gì cả.
Poirot đứng ra phía sau lưng Garfield, gật gù ra vẻ tán thưởng. Trên giấy là hình của Miranda được phác họa tinh tế.
- Đẹp lắm! Poirot nói.
- Tôi cũng nghĩ thế.
- Tại sao?
- Tại sao tôi vẽ chân dung Mirandả Cần có lý do tại sao ư?
- Hẳn là phải có.
- Ông nói đúng. Nếu tôi phải rời bỏ chốn này, thì có một hai thứ muốn mang theo làm kỷ niệm. Miranda là một.
- Ông sợ quên được cháu sao?
- Dễ quên lắm. Tôi là thế, nhưng quên, hoặc không nhớ nổi một cử chỉ, một khuôn mặt, một bông hoa hoặc một nét phong cảnh sẽ gây ra nỗi buồn vô tả. Ta ghi lại… rồi tất cả tan biến.
- Trừ khu vườn này, chắc vậy.
- Ông nghĩ thế ư? Tất cả khung cảnh này biến mất nếu không còn ai chăm sóc nó. Muốn giữ khu vườn này, cần rất nhiều tình yêu, và chăm chút về chuyên môn. Nếu có một hội đồng thị trấn đảm nhiệm việc đó – chắc rồi sẽ có – nó sẽ trở thành vườn hoa công cộng. Sẽ trồng thêm cây cỏ lạ, thêm ghế đá và sọt rác.
- Ông Poirot! – Tiếng gọi của Miranda từ xa vắng tới.
Nhà thám tử tiến lên mấy bước để nói to:
- Cháu đang dạo chơi trong vườn ư?
- Vâng, nhưng không phải dạo chơi. Cháu tìm cái giếng.
- Ở đây có giếng?
- Trước đây có, người ta hay đến để cầu được ước thấy!
- Bác không biết người ta còn giữ lại giếng gần công trường đá.
- Cái giếng đã có từ trước khi xây dựng công trường. Chú Michael biết nó ở chỗ nào, nhưng không chịu chỉ.
Michael chen vào:
- Tự mình tìm thấy nó mới thích chứ. Nhất là khi cháu không chắc là nó có.
- Bà Goodbody nói là có. Bà ấy phải biết, vì là phù thủy!
- Chắc ông biết bà phù thủy của làng chúng tôi, ông Poirot? Chẳng thần thông gì, nhưng bọn trẻ cứ đồn thổi quyền pháp của bà.
Miranda nói:
- Giếng có phép thần. Bà con thường đến đó khi cần cầu ước điều gì, bằng cách quay người ba lần và đi giật lùi. Chắc giếng ở không xa đây. Bà Goodbody bảo nó bị bỏ hoang phế, không dùng nữa vì một em bé gái đã rơi xuống đó, lâu rồi.
- Lại một huyền thoại nữa của địa phương - Michael giễu – nhưng chú nghe thấy có một giếng như thế ở Little Belling.
- Lúc nào tìm thấy cái giếng của cháu, cháu sẽ bảo!
- Không nên quá tin vào lời nói của một phù thủy, cháu Miranda à. Nếu bà ấy nói là em bé rơi xuống giếng, thì chắc chỉ là một con mèo thôi.
- Tình tính tang, mèo ở dưới giếng – Miranda khe khẽ hát. Thôi cháu phải đi đây. Má đang chờ.
Em nhoẻn miệng cười với hai người lớn, đi vòng qua suối rồi mất hút ở một lối ngoặt.
- Tính tình tang – Poirot lẩm bẩm – Em bé nói đúng không?
Nghệ sĩ lặng lẽ nhìn thám tử, nói:
- Cháu nói đúng. Có một cái giếng trong rừng, đã lâu không dùng, có lẽ vì nguy hiểm. Còn bảo là giếng thần, thì chắc là bà Goodbody bịa. Thôi cứ để cháu nó mơ về giếng thần.
- Tốt! Thôi, tôi phải đi tiếp.
- Ông về nhà ông bạn thiếu tá?
- Vâng. Lúc nãy ông nói ông vẽ chân dung Miranda để nhớ đến cháu. Có nghĩa là ông sắp ra đi?
- Tôi định thế.
- Nhưng ở đây ông sống không tồi.
- Dĩ nhiên, tôi có nhà cửa do chính tôi thiết kế, lại còn công việc nữa… nhưng tôi không còn hứng thú như trước.
- Tại sao?
- Tại vì thiên hạ cứ muốn tôi làm cho họ những thứ kỳ cục. Có người muốn làm lại vườn, có người vừa mua lại được miếng đất, nhà chưa xây xong đã đòi tôi thiết kế phong cảnh cho hài hòa.
- Nghe nói ông sắp làm lại vườn cho bà Drake?
- Bà đã yêu cầu, và tôi đã đưa ra vài đề án, bà ấy có vẻ thích. Tuy vậy, tôi chưa quyết định nhận lời bà.
- Ông ngại là bà không để ông làm theo ý ông?
- Phải, mặc dù bà ấy hứa là kế hoạch của tôi sẽ được tôn trọng. Nhưng rồi bà ấy sẽ tìm cách ép tôi theo ý bà, và sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Tốt hơn là tôi từ chối – cả bà và những người khác – và đi khỏi đây trước khi bị thiên hạ ghét.
- Ông biết nước Hy Lạp?
- Có, và tôi mong được về đó. Tạo dựng một khu vườn trên sườn một ngọn đồi Hy Lạp… - À này ông, ông ở đây đã khá lâu, ông có nghe nói đến một chàng trai tên là Lesley Firrier?
- Tôi nhớ chứ. Cậu ta làm việc ở một văn phòng công chứng tại Medchester, phải không?
- Cậu ta bị chết một cách bi thảm?
- Đúng vậy. Một tối, do những chuyện rắc rối tình cảm gì đó, cậu ta bị đâm chết. Đã cặp kè với Snadra Grifin, vợ chủ quán, lại đi mê một cô gái khác… - Làm bà kia nổi khùng?
- Tất nhiên. Nên nhớ tay Lesley này có số đào hoa.
- Anh ta chinh phục những cô gái Anh?
- Bất kể, miễn là nói được chút tiếng Anh đủ để bắt chuyện là hắn câu tuốt.
- Ở vùng này thỉnh thoảng có những cô gái người nước ngoài đến làm ăn, - Đó là việc bình thường, họ đến làm thuê, hầu hạ các gia đình.
- Lesley có quen Olga?
- Tôi nghĩ là có, những chuyện ấy bà Llewellyn – Smythe có lẽ không biết. Cô Olga này không xinh, không hiểu tại sao Firrier lại mê… Tuy nhiên ở con bé này có một sức hấp dẫn gì đó trong mắt một thanh niên Anh. Lesley đi chơi nhiều lần với Olga.
- Những điều ông cho biết là rất quý.
Michael Garfield tò mò nhìn nhà thám tử:
- Tôi không hiểu?
- Tôi đang thử ngược dòng thời gian tới trước khi Lesley Firrier và Olga Seminoff lén lút gặp nhau, giấu bà Llewellyn – Smythe.
- Ông biết không, tôi không dám bảo đảm là mọi việc diễn ra như thế. Tôi thường gặp đôi trai gái đi với nhau, nhưng Olga chưa bao giờ tâm sự gì với tôi. Còn Firrier, tôi chỉ quen qua loa.
- Nhưng trước đó, trước đó nữa… dường như anh ta có chuyện rắc rối với Cảnh sát?
- Nghe nói thế. Sau khi ra tù, hắn được Fullerton nhận lại làm việc. Cái tay Fullerton thật tốt.
- Người ta kể với tôi là anh ta bị xử về tội giả mạo giấy tờ.
- Đúng. Hình như suýt nữa thì trôi chảy, nhưng rồi chính văn phòng nơi anh ta làm việc phát hiện ra.
- Và khi bà Llewellyn – Smythe chết, bản bổ sung, coi như do bà ta để lại, được đưa ra xem xét, thì hoá ra là tài liệu giả.
- Ông có thử liên hệ hai việc lừa đảo ấy với nhau?
- Như vậy cũng lô gích thôi. Anh con trai thì làm sai lệch giấy tờ của chủ, lại dan díu với cô gái đã đưa ra một bản bổ sung giả hòng thừa hưởng gia tài của bà già.
- Thế… Sự đời là như thế. Song riêng tôi, tôi không bao giờ tin Olga có thể bắt chước hết chữ viết của chủ. Tất nhiên, nếu cô ta kéo cả Lesley vào vụ này, chắc họ tưởng là sẽ làm được việc. Song kinh nghiệm cho thấy Lesley cũng không tài giỏi gì trong việc làm giả.
Michael bỗng dưng nhìn trừng trừng Poirot bằng con mắt bực tức, sẵng giọng:
- Nhưng tại sao ông lại đến nói chuyện này với tôi?
- Tôi muốn biết.
- Tốt hơn là không nên biết, không bao giờ biết. Hãy để cho quá khứ nghỉ yên là hơn.
- Anh thích cái đẹp, có phải không? Tôi, tôi muốn sự thật.
Michael Garfield cười to:
- Ông hãy trở về với những ông bạn Cảnh sát, để tôi yên hưởng khu vườn tĩnh lặng của tôi, thiên đường của tôi. Hỡi quỷ xatăng, hãy xéo đi!
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:09

Chương 20

Poirot chậm chạp leo cái dốc đi lên nhà ông bạn Cảnh sát hưu trí. Đột nhiên ông dừng bước, quên phứt đôi chân đau và con đường dốc. Ông vừa ghép lại những sự việc mà ông đã ngờ ngợ là chúng có một điểm chung. Và chợt nhận ra là nếu không lập tức có biện pháp, rất có thể một nạn nhân mới sẽ gặp nguy hiểm.
Xốn xang vì ý nghĩ đó, ông lên tới nhà “Ngọn thông” vừa lúc bà Elspeth McKay bước ra bậc cửa.
- Ông Poirot, trông ông có vẻ mệt? Vào đây ngồi.
- Ông anh bà có nhà không?
- Không. Anh ấy vừa chạy ra gạ Hình như có tai nạn.
- Đã xảy ra rồi? Không thể được!
- Ông nói gì?
- Không, không. Chuyện gì vậy?
- Tôi không biết. Ông Jim Raglan gọi điện, yêu cầu anh tôi xuống ngaỵ Để tôi pha cho ông chén trà nhé?
- Không, xin cảm ơn, nhưng có lẽ… có lẽ tôi phải trở về nhà trọ. Chân tôi đau, phải về thay giày.
Bà Elspeth cúi nhìn chân thám tử.
- Đúng là đôi này không tiện. À mà, ông có thự Từ nước ngoài. Để tôi vào lấy.
Một lát sau, bà ra, đưa thư cho Poirot.
- Nếu không cần giữ phong bì, ông cho tôi xin, để cho một đứa cháu nó thích sưu tập tem.
- Vâng, bà cứ lấy.
Poirot bóc thư rồi đưa phong bì cho chủ nhà. Bà cảm ơn rồi trở vào bên trong.
Olga Seminoff đã không trở về quê hương, ở đây cô không còn ai thân thuộc. Nhưng ở đó còn một người bạn, một bà đứng tuổi mà Olga lâu lâu có viết thư, kể về cuộc sống ở Anh. Cô báo tin cô rất hòa hợp với chủ; bà chủ nghiêm khắc, khó tính, nhưng ngược lại rất hào phóng.
Trong những thư gần nhất – cũng cách đây một năm rưỡi rồi – cô có nói loáng thoáng đến một chàng trai mà cô hy vọng sẽ kết hôn khi nào anh này làm ăn khấm khá. Trong thư cuối cùng, Olga lại nói về dự định hôn nhân này, có vẻ tiến hành thuận lợi. Khi bặt tin của người đồng hương, bà bạn yên trí Olga đã lấy chồng và thay đổi chỗ ở. Song bà không biết tên chàng trai người Anh là ai.
Mọi việc có vẻ ăn khớp – Poirot nghĩ, Lesley Firrier hẳn đã nói chuyện hôn nhân với Olga, nhưng chưa hứa hẹn gì sâu hơn. Bà Llewellyn – Smythe được mô tả là người “hào phóng”. Tiền nhận được của bà, Olga chắc đã đưa cho Lesley để thúc đẩy anh này làm giấy giả mạo cho hai người cùng hưởng.
Nhân bà McKay lại ra sân, Poirot liền hỏi xem bà nghĩ gì về những suy luận của ông liên quan đến cặp Lesley – Seminoff.
Bà Elspeth suy nghĩ một lát rồi mới nói:
- Nếu hai đứa ấy yêu nhau, chắc chúng đã giấu thật kín. Không thấy ai đồn đại gì về họ, mà ở đây trai gái đi với nhau thì mọi người chẳng chóng thì chầy đều biết.
- Firrier đã đi lại với một phụ nữ có chồng, nên chắc phải dặn Olga giữ kín mối quan hệ.
- Có thể. Mặt khác, bà Llewellyn – Smythe biết Firrier là người không tốt nên đã khuyên cô hầu phải cảnh giác.
Poirot gấp cẩn thận lá thư của ông Goby, bỏ vào túi.
- Để tôi pha cho ông một tách trà trước khi đi.
- Cảm ơn bà, nhưng tôi muốn về ngay để thay giày. Bà không đoán được ông anh bao giờ về?
- Chịu.
Poirot cáo từ, trở về khách sạn. Vừa bước lên bậc thì cửa mở, bà chủ trọ hiện ra, vẻ bí mật:
- Có một bà muốn gặp ông. Chờ ông đã khá lâu. Tôi đã nói không biết ông đi đâu, bao giờ về, bà ấy cứ đòi đợi. Đó là bà Drakẹ Có vẻ như bà ấy rất sốt ruột. Xưa nay bà ấy bình tĩnh lắm, chắc bị sốc vì cái gì. Tôi để bà ấy ở phòng khách. Tôi đi pha trà nhé?
- Không, cảm ơn. Có lẽ để tôi nghe xem bà ấy muốn gì đã. Poirot vào phòng khách. Nghe tiếng cửa khép lại, bà Rowena Drake quay giật người.
- Ông Poirot! Ông đã về!
- Rất tiếc, thưa bà, tôi không biết bà tìm tôi. Chẳng hay có chuyện gì?
Đó là một câu hỏi Poirot không ngờ phải hỏi người phụ nữ này. Bà Drake vốn là người luôn chủ động, thật kỳ lạ!
- Ông biết rồi ư?
- Biết gì?
- Kinh khủng! Nó chết rồi…có người giết nó!
- Ai chết?
- Nó chỉ là đứa trẻ, thế mà tôi cứ nghĩ… sao tôi ngu xuẩn quá thế! Lẽ ra tôi phải tin cậy ông. Tôi cảm thấy mình rất có tội đã nghĩ là mình biết làm gì hơn ai hết… Tôi làm thế vì tin rằng đó là giải pháp tốt nhất. Ông phải tin tôi.
- Mời bà ngồi xuống và kể rõ xem nào. Lại một đứa trẻ nữa chết… đứa nào?
- Lèopold, em nó.
- Lèopold Reynolds?
- Phải. Người ta tìm thấy nó trên con đường đồi. Tôi đoán, từ trường về nhà, nó muốn đi vòng để nghịch ở khe suối chỗ đó. Kẻ nào đã dìm đầu nó xuống nước cho đến lúc chết ngạt.
- Y như Joyce.
- Vâng. Chắc chắn hành động này chỉ là của một tên loạn óc. Đáng lo là không có một dấu vết gì để truy tìm. Khổ một cái là tôi đã đoán đúng! Nhưng cứ tưởng… - Lẽ ra bà phải nói hết với tôi.
- Vâng. Ông đến hỏi tôi về chuyện đánh rơi lọ hoa, mà cô Elizabeth Whittaker cho là tôi giật mình vì nhìn thấy cái gì bất thường. Tôi đã chối vì nghĩ rằng… Bà im bặt. Poirot dồn:
- Và bà có thấy cái gì thật?
- Vâng, tiếc là tôi đã không nói với ông sớm hơn. Cửa phòng sách mở ra và nó xuất hiện ở bậc cửa. Nó đứng sững một lát rồi biến ngay.
- Nó là ai?
- Là Lèopold.
- Bà cho là… là Lèopold vừa giết chị xong. Phải thế không?
- Phải. Nhưng thấy Lèopold có vẻ gì là lạ. Về mặt nào đó, nó là một thằng bé đáng sợ, luôn luôn gây cho ta cảm tưởng không bình thường. Rất thông minh, nhưng có vẻ sống khác người. Lúc trông thấy nó, tôi nghĩ bụng: “Sao Lèopold không ở cùng các bạn chơi trò Snapdragon? Cậu ta tìm cái gì trong phòng sách?” Sau đó, tôi quên ngay chuyện ấy, nhưng sự xuất hiện bất ngờ của nó đã làm tôi sửng sốt đến mức đánh rơi lọ hoa. Đến khi phát hiện Joyce bị giết, tôi mới nghĩ lại chuyện đó, và suy luận ra… - Là Lèopold đã giết chị nó.
- Vâng… Một xét đoán sai lầmkinh khủng. Nay đến lượt Lèopold bị giết, có nghĩa là nó đã vào phòng sách, nhìn chị nó… chết, và bị sốc mạnh. Muốn chạy trốn mà không ai biết, nó nhìn nhanh ra ngoài và thấy tôi, thế là nó vội rút mau.
- Và bà không nói gì cả? Kể cả sau khi phát hiện vụ án?
- Nó… nó còn nhỏ quá, chưa tới mười một tuổi. Tôi có cảm tưởng nó không nhận thức được tầm vóc việc nó làm… ý của tôi hoàn toàn trong sáng, thưa ông. Tôi nghĩ như thế là tốt nhất.
Poirot nói, giọng lững lờ:
- Hôm nay tôi vừa được biết Lèopold gần đây tiêu xài nhiều lắm. Chắc có ai cho tiền nó để nó giữ yên lặng.
- Nhưng ai… ai?
- Rồi chúng ta sẽ biết.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:10

Chương 21

Hercule Poirot không có thói quen dựa vào ý kiến người khác. Tuy nhiên đôi khi ông cũng muốn nghe ý kiến của những người mà ông coi trọng. Khi đã rút ra kết luận của riêng mình về cái chết của hai đứa trẻ, ông có một cuộc trò chuyện với Spencer và thanh tra Raglan, thuê một cái xe và trước khi về London, đỗ lại ở trường “Elms”, yêu cầu được gặp cô Emlyn.
- Tôi chắc ông đến tìm tôi không phải không có lý do quan trọng?
Poirot xin lỗi đã làm phiền, rồi nói:
- Thú thật tôi cần một lời khuyên.
Câu nói đó làm cô Emlyn ngỡ ngàng.
- Tôi lại cứ nghĩ: khiêm tốn không phải là đặc điểm của tính cách ông Poirot.
- Điều đó đúng, nhưng tôi rất muốn nghe ý kiến của một người mà tôi rất kính trọng sự sáng suốt, để khẳng định những mối nghi ngờ của tôi. Tôi đã tìm ra lai lịch tên giết Joyce Reynolds, và tôi cho là cô cũng biết như tôi.
- Nào tôi đã nói gì với ông đâu!
- Tất nhiên, do đó tôi nghĩ niềm tin của cô chưa có căn cứ chắc chắn.
- Vâng. Cho là tôi đã đi đến kết luận. Như thế không có nghĩa là tôi phải cho ông biết.
- Không… Bây giờ tôi xin viết bốn từ trên mảnh giấy rồi nghe ý kiến của cô, xem cô đồng tình với từ nào.
- Bốn từ? Ông làm tôi sinh tò mò đấy?
Poirot làm như lời nói và chìa tờ giấy cho cô hiệu trưởng.
- Thế nào?
- Tôi đồng tình với ý kiến của ông liên quan đến hai từ đầu. Hai từ sau thì khó nghĩ hơn, vì tôi không có bằng chứng, và thú thật là tôi chưa từng nghĩ đến.
- Nhưng với hai từ đầu cô có bằng chứng?
- Vâng, tôi nghĩ vậy.
- Nước! – Poirot thong thả thốt lên. Ngay khi biết, là cô đã hiểu. Tôi cũng vậy. Cả hai chúng ta đều hiểu. Và giờ đây, một cậu bé lại bị dìm chết dưới suối.
- Trước khi ông tới, có người đã điện cho tôi biết. Em của Joyce dính líu vào vụ này như thế nào?
- Nó muốn có tiền. Người ta cho tiền , nhưng khi có cơ hội, người ta loại nó ra. Người báo cho tôi tin này lòng đầy thương cảm, sửng sốt. Vì tiền, Lèopold phải chịu mạo hiểm. Nó khá thông minh, khá mưu mô nữa, để hiểu trò chơi của nó sẽ dẫn tới đâu. Nó mới lên mười, nhưng khi lao vào chuyện này thì đâu có kể tuổi tác. Điều quan trọng lúc này, là phải cứu mạng sống của một Lèopold khác. Một tên sát nhân đã ra tay hơn một lần là mối nguy hiểm cho xã hội, nhất là với hắn, giết là cách duy nhất bảo đảm an toàn cho mình. Tôi sắp đi London để gặp một vài người sẽ cùng sắp xếp một cách tiếp cận vấn đề. Còn một chi tiết mà tôi muốn hỏi ý kiến cộ Ta có thể tin được Nicholas Ransom và Desmond Holland?
- Được, ở một số mặt, chúng có những phản xạ trẻ con, song về cơ bản, chúng lành như quả táo không sâu.
- Lại trở về với những quả táo – Poirot buồn rầu nhận xét – Giờ tôi phải đi. Trước khi lên đường về London, tôi còn phải gặp một người.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:10

Chương 22

- Bà có biết chuyện gì xảy ra trong rừng Quarry Wood – bà Cartwright vừa nhặt một gói thực phẩm bỏ vào làn, vừa hỏi.
- Không, tôi không biết – bà McKay đáp.
Hai bà vừa gặp nhau ở siêu thị mới mở Woodleig Common.
- Nghe nói là cây cối rồi sẽ đổ hết. Sáng nay có hai thợ rừng vừa đến xem xét trên phía đồi có cái cây nghiêng ấy. Họ đào quanh rễ. Thật tai hại, rồi hỏng hết.
- Họ phải biết việc làm của họ chứ. Chắc có ai mời họ tới.
- Có hai Cảnh sát đứng gác không cho ai lại gần, chừng nào chưa tìm ra được cái gì.
- Tôi hiểu – bà McKay nói.
Tất nhiên là bà hiểu. Bà không cần nghe thêm gì, đã thấy hết sự nghiêm trọng của tình hình.
Ariadne Oliver mở bức điện vừa được đưa tới nhà bà bạn. Lâu nay quen với thông tin bằng điện thoại, cô ngỡ ngàng nhìn một bức điện báo thật sự.
“YÊU CẦU ĐƯA NGAY BÀ BUTLER VÀ MIRANDA VỀ NHÀ CỘ KHÔNG CHẬM TRỄ. QUAN TRỌNG GẶP BÁC SĨ ĐỂ PHẪU THUẬT”.
Oliver xuống ngay bếp, nơi bà bạn đang nấu nướng.
- Chị Judith, sắp xếp ngay quần áo vào va lị Tôi về London, chị và Miranda cùng về với tôi.
- Chị mời tôi về chơi là tốt, song tôi còn nhiều việc, không thể vắng mặt lúc này. Hơn nữa, chị làm gì phải đi vội thế!
- Tôi nói là chị và cháu phải đi. Tôi đã được thông báo.
- Ai cơ, bà phục vụ ấy ư?
- Không. Một trong những người hiếm có mà tôi luôn luôn phải nghe lời. Nào, mau lên!
- Không thể được!
- Phải đi, xe đã sẵn rồi, đỗ ở ngoài kia. Chúng ta đi ngay.
- Nếu vậy, tôi muốn gửi Miranda ở nhà Reynolds hoặc Rowena Drake?
- Miranda cũng cùng đi. Tôi van chị, chuyện nghiêm túc. Đừng mất thì giờ tranh cãi. Đây, chị đọc đi!
Oliver đưa bức điện cho bà Butler. Đọc xong, bà hỏi:
- “Phẫu thuật” nghĩa là gì?
- Đó là tiếng mật mã, đánh lạc hướng những kẻ tò mò.
- Chị Ariadne, tôi sợ.
Oliver nhìn người bạn đang run rẩy và thấy bà ta càng giống nữ thủy thần hơn bao giờ hết.
- Tôi đã hứa với Hercule Poirot là khi ông ra lệnh, tôi phải đưa chị và cháu đến ngaỵ Đã đến lúc tuân lệnh, không được tranh cãi.
- Trời! Tại sao tôi lại đến ở cái làng này kia chứ?
- Lập luận tại sao lại ở nơi này hay nơi khác là vô ích.
Nhìn ra ngoài cửa, Oliver gọi:
- Miranda! Cháu vào đây, ta cùng đi London.
Em bé xuất hiện.
- Đi London?
- Chúng mình đi ôtô – bà mẹ giải thích. Lên đó ta sẽ xem hát và cô Oliver còn xoay vé xem ba-lê nữa. Con có thích xem ba-lê?
- Thích lắm – đôi mắt cô bé sáng lên vui mừng – Nhưng để con đi từ biệt một người bạn đã.
- Chúng ta đi ngay đây.
- Không lâu đâu má ơi.
Và em chạy biến.
- Bạn của Miranda là những ai? – Oliver hỏi.
- Tôi không biết, nó chẳng bao giờ nói. Tôi có cảm tưởng bạn thực sự của cháu là những con chim, con sóc trong rừng. Bạn cùng lớp có lẽ quý nó, song nó không hay đi lại chơi bời, cũng rất ít mời bạn về nhà. Bạn thân nhất của cháu có lẽ là Joyce Reynolds, có gì đều kể cho nhau nghe.
Judith đứng lên, nói tiếp:
- Nào, nếu đã quyết, thì tôi phải đi sửa soạn đây. Nhưng, thật lòng, tôi không muốn đi vội vã như thế. Tôi còn trăm việc phải làm, cái món mứt này chẳng hạn… - Không tranh cãi nữa, mất thì giờ vô ích!
Judith khệ nệ mang hai va li xuống thì Miranda chạy vào, miệng thở dốc:
- Ta không ăn gì, hả má?
- Chúng ta sẽ ăn trên đường – Oliver đáp. Ta sẽ dừng lại ở quán Black Boy ở Harversham, cách đây bốn nhăm phút xe. Nào, đi thôi.
- Như thế còn không báo kịp cho Cathie là ngày mai con không đi xem ohim với nó? Con gọi điện cho nó, má nhé?
- Được, nhưng mau lên!
Miranda chạy ra phòng khách, còn hai người lớn đưa va li vào hòm xe.
Khi Miranda trở ra gặp họ, em nói:
- Cathie không có nhà, nhưng con đã để lời nhắn lại.
Khi cả ba đã ở trên xe do Oliver cầm lái, Judith Butler nói:
- Quyết định hấp tấp thế này thật là điên rồ. Ariadne! Thực ra là có chuyện gì?
- Rồi khi cần sẽ biết. Tôi cũng chưa rõ tôi điên, hay ông ấy điên.
- Ông ấy là ai?
- Hercule Poirot.
………………………… Trong một ngôi nhà ở London, bốn người ngồi vòng tròn quanh Hercule Poirot. Trước hết có thanh tra Timothy Raglan; rồi đến thiếu tá Spencer; Alfred Richmond, quận trưởng Cảnh sát, và một người có bộ mặt nghiêm nghị đại diện Viện công tố.
Một người lên tiếng:
- Ông Poirot, ông có vẻ tin chắc vào những điều ông đưa ra?
- Tôi tin chắc. Khi có một vấn đề loại này đặt ra, ta phải tính đến mọi cách lý giải có thể, rồi loại dần từng cách một, đến cách cuối cùng nhất định phải đúng.
- Nếu cho phép tôi được hoài nghi, tôi xin nói là những động cơ mà ông viện ra xem ra quá rối rắm.
- Ngược lại, chúng đơn giản đến mức khó mà nghĩ đến ngay lúc đầu.
Ngài đại diệnViện công tố có vẻ chưa hài lòng về câu trả lời ấy. Thanh tra Raglan nói chen:
- Chẳng bao lâu nữa ta sẽ có bằng chứng cuối cùng. Tất nhiên, nếu thí nghiệm của ta chứng tỏ ta đi lạc hướng… - Tính, tình, tang, mèo không ở dưới giếng, chứ gì? Poirot cắt lời.
- Thì ông công nhận giả thuyết ấy chỉ là… giả thuyết mà!
- Không… Sự hiển nhiên của vấn đề, lẽ ra ta phải thấy ngay từ đầu. Một người con gái bỗng biến mất, thì không có ba mươi sáu cách lý giải. Hoặc cô ta đi theo người tình, hoặc cô ta chết.
- Còn những điểm gì ông muốn lưu ý chúng tôi nữa không, ông Poirot?
- Có… Tôi đã liên hệ với một hãng chuyện về đầu tư bất động sản ở quần đảo Antilles, biển Egée, biển Adriatique, Địa Trung hải và nhiều thắng cảnh khác, nơi mà các tỷ phú trên đời này đổ xô đến. Họ báo tin cho tôi về một món mua bất động sản gầy đây, chắc sẽ làm các vị quan tâm.
Có người hỏi:
- Ông cho như thế là đủ để lý giải tình hình?
- Tôi chắc chắn.
- Tôi tưởng việc mua các đảo ở đó đã bị chính phủ địa phương cấm chỉ?
- Có tiền mua tiên cũng được.
- Còn gì nữa, ông Poirot?
- Tôi hy vọng, trong hăm bốn tiếng nữa, sẽ có thể đem lại bằng chứng thuyết phục.
- Nó là cái gì?
- Một nhân chứng đã mục kích.
Vị công tố tỏ vẻ nghi ngờ hơn bao giờ hết:
- Vị nhân chứng ấy lúc này ở đâu?
- Tôi có lý do để tin rằng người đó đang trên đường về London.
- Nhưng, xem ra ông có vẻ… lo lắng?
- Đúng vậy. Tôi đã cố gắng hết sức để kiểm soát tình hình, song sợ rằng biện pháp chưa đủ hiệu quả. Vì, thưa các ngài, chúng ta đối đầu với một kẻ tàm bạo vô chừng, luôn bị ám ảnh bởi ý muốn chiếm đoạt và – ít nhất theo tôi dự đoán – mắc một chứng điên loạn nào đó.
- Về điểm ấy, ta còn phải chờ ý kiến của các giới có thẩm quyền – vị công tố điềm nhiên phát biểu… Lúc này chúng ta hãy chờ báo cáo của các thợ rừng. Nếu tích cực, chúng ta sẽ tiến nhanh, nếu báo cáo tiêu cực, chúng ta buộc phải quay về số không và nghiên cứu vụ việc dước góc độ khác.
Hercule Poirot đứng lên:
- Thưa các vị, tôi phải đi. Tôi đã báo cáo hết những gì tôi biết và những gì tôi lo ngại. Tôi sẽ giữ liên lạc với các vị.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:11

Chương 23

Oliver ngồi vào một bàn ở góc, cạnh cửa sổ quán Black Boy và nhận thấy hầu như trong quán không có khách. Như vậy càng hay, cô chẳng bận tâm. Judith Butler chạy đi trang điểm một lát, đã quay vào.
Nhìn thực đơn. Oliver hỏi:
- Miranda thích ăn gì nhất?
- Gà quay.
- Được. Còn chị?
- Tôi cũng vậy.
Oliver liền gọi ba suất gà, và khi cô hầu bàn đi khỏi, chăm chú nhìn bà bạn, khiến Judith phải hỏi:
- Sao chị nhìn tôi thế?
- Tôi đang suy nghĩ là, nói cho cùng, tôi chưa biết nhiều về chị.
- Nếu thế thì với ai, cũng có thể nói vậy.
- Vì theo chị, không bao giờ ta biết rõ được một con người?
- Đúng thế không?
- Hẳn là vậy.
Hai người lặng yên, rồi Judith nhận xét:
- Họ bắt chúng mình chờ lâu quá.
- A, cô hầu bàn đến kia rồi.
Quả nhiên ba suất ăn được dọn ra.
- Miranda đi đâu mà lâu thế.
- Nó vừa qua đây thôi.
Judith sốt ruột đứng lên:
- Để tôi đi tìm cháu.
- Hay là đi xe hơi làm cháu mệt?
- Có thể. Cháu còn nhỏ, chưa quen đi xe. Để tôi đi xem sao.
Một lát sau, Butler quay trở về một mình.
- Cháu không có trong phòng vệ sinh. Nhưng tôi thấy có một cửa nách đi ra ngoài. Hay nó lại đang mải ngắm chim, thú gì đó. Tính cháu là như thế.
- Hôm nay không phải lúc ngắm chim chóc. Chúng ta sắp lại lên đường ngaỵ Judith, chị đi gọi cháu đi.
Bà Elspeth McKay dùng phuốc-sét lấy từng khoanh xúc xích bỏ lên đĩa để xếp vào tủ lạnh. Bà sắp gọt khoai tây thì tiếng chuông điện thoại reo.
- Bà McKay phải không? Tôi là trung sĩ Goodwin. Tôi có thể nói chuyện với ông anh bà được không?
- Ông ấy đi London chưa về.
- Tôi biết, tôi đã liên hệ với London, nhưng ông ấy lại đi rồi. Khi nào ông ấy về, nhờ bà nói lại là chúng tôi đã đạt kết quả tích cực.
- Phải chăng các ông đã tìm thấy xác chết dưới giếng?
- Tin đã lan khắp làng rồi.
- Xác ai vậy? Cô hầu gái phải không?
- Hình như thế!
- Tội nghiệp… Cô ta tự nhảy xuống giếng?
- Không thể thế. Một con dao còn cắm ngập sau lưng.
Sau khi được mẹ để lại trong phòng vệ sinh, Miranda, cẩn thận nhìn xem còn ai vào nữa không. Em khẽ mở cửa nách, chạy băng qua vườn tới một ngôi nhà kho cũ nay chuyển thành nơi để xe. Từ bên trong, em mở chốt nâng vạt cửa nặng, mở ra một lối đi hẹp, nơi đó có một xe ôtô đợi sẵn. Một người để râu xồm xoàm, lông mày bạc trắng, ngồi sau tay lái, đang đọc báo. Miranda chạy tới, mở cửa xe, nhảy lên ngồi cạnh người lái, cười to:
- Trông chú sao lạ quá!
Xe nổ máy đi theo con đường một lát, rồi rẽ phải, rẽ trái, lại rẽ phải, cuối cùng đi vào một đường nhánh. Người lái đột nhiên nói:
- Chúng ta đến kịp. Rồi ta sẽ chỉ cho cháu xem cái rìu hai lưỡi, và Kitterbury Down có phong cảnh tuyệt đẹp.
Một xe đi ngược chiều ầm ầm lao tới, sượt ngang qua họ. Ông lái vội ngoặt xe để tránh, làm xe chồm lên rìa đường.
- Bọn thanh niên khốn khiếp! – Ông ta rủa.
Ông ta kịp nhìn thấy một người trong xe kia có mái tóc dài, đeo kính to màu sẫm; người ngồi cạnh có ria mép đen và rậm, trông như người Tây Ban Nha.
Miranda đột nhiên hỏi:
- Chú có cho là má sẽ lo lắng về cháu lắm không?
- Trước khi má cháu biết, thì chúng ta đã đến nơi rồi.
Ở London, Hercule Poirot nghe giọng nói từ xa của Ariadne Oliver:
- Miranda bị lạc đâu mất rồi.
- Sao lại lạc?
- Chúng tôi ngồi ăn quán Black Boy ở Haversham. Cháu đi vào vệ sinh rồi không thấy đâu nữa. Người ta bảo nhìn thấy cháu ra xe với một ông già. Nhưng chắc là không đúng, vì… - Có người đã đến bắt cháu đi rồi! Tôi đã bảo cô là nguy hiểm mà. Bà Butler ra sao?
- Tất nhiên rất lo lắng. Phải làm gì bây giờ? Bà ấy cuống cuồng, đòi báo Cảnh sát.
- Đó là điều tốt nhất phải làm. Ở đây tôi sẽ báo.
- Nhưng tại sao Miranda lại gặp nguy hiểm?
- Cô không biết ư? Đã tìm thấy xác!
- Xác nào?
- Xác dưới giếng.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1325
Birthday : 03/04/1995
Age : 28

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty1/1/2012, 23:11

Chương 24

- Đẹp quá! Miranda nhìn phong cảnh, xuýt xoa.
Kitterbury Ring là cảnh đẹp hấp dẫn nhiều khách tham quan, mặc dù những di tích đổ nát không mấy nổi tiếng. Đâu đó, một khối cự thạch nhô thẳng lên trời trơ gan cùng mưa gió, là chứng nhân cho kiểu thờ cúng đã mất từ lâu.
- Tại sao các khối đá lại được sắp xếp kiểu này?
- Để tiến hành các loại lễ: lễ tạ Ơn, lễ hiến sinh. Cháu hiểu là thế nào chứ?
- Hiểu.
- Sự hiến thân là cần thiết, cháu hiểu không? Quan trọng lắm.
- Có phải đó là một hình thức trừng phạt?
- Không. Ta chết đi để những người khác được sống. Ta chết đi để các cái đẹp vĩnh viễn tồn tại. Cháu thấy không, điều ấy mới quan trọng.
- Cháu nghĩ là có lẽ… - Gì cơ, Miranda…?
- Cháu nghĩ ta phải chết vì ta đã làm điều xấu, điều đã gây cái chết cho người khác.
- Cháu nói gì vậy?
- Cháu muốn nói đến Joycẹ Nếu cháu không để lộ một bí mật với bạn ấy, thì giờ này bạn ấy không chết.
- Có lẽ vậy.
- Từ khi bạn ấy chết, cháu cứ ân hận. Tại sao cháu lại nói với bạn ấy những gì cháu biết? Có lẽ cháu muốn khoe khoang, sau khi nghe bạn ấy kể những chuyện lạ trong chuyến đi Aán Độ. Cũng có thể cháu muốn thổ lộ những gì cháu chứng kiến là vì, trước đó, cháu chưa thật suy nghĩ. Vậy cái chết của Joyce cũng là một sự hiến thân, sự hy sinh?
- Đúng, theo một nghĩa nào đó.
Miranda đứng suy tư một lát, rồi hỏi:
- Đã đến giờ chưa?
- Mặt trời chưa xuống tới độ cần thiết. Khoảng năm phút nữa, nó sẽ tới đúng đỉnh đá.
Họ đứng cạnh xe, im lặng ngắm nhìn tia thái dương chầm chậm chuyển mình, làm cho bóng của các công trình đổ nát kéo dài dưới chân.
- Nào! – người đi cùng Miranda nói – Hãy nhìn mặt trời đang dần xuống thấp, làm cho cảnh trí lung linh huyền ảo. Quanh ta không một bóng người làm hỏng cái giờ phút thiêng liêng này. Chú sẽ chỉ cháu xem cái rìu hai lưỡi, được khắc lên đá do các đội quân từ Mycènes hay Hy Lạp tới, cách đây hàng thế kỷ. Tuyệt vời, cháu thấy không?
- Vâng, tuyệt vời. Đâu, rìu đâu.
Họ lại gần một cụm đá dưới chân có một hòn đá nghiêng.
- Miranda, cháu hạnh phúc không?
- Rất hạnh phúc.
- Cháu nhìn thấy những dấu khắc trên đá?
- Đó là rìu hai lưỡi đấy à?
- Phải. Dấu khắc bị thời gian bào mòn, nhưng hãy còn nhìn rõ. Đây là biểu tượng. Hãy đặt tay lên trên và chúng ta sẽ uống… uống mừng quá khứ, mừng tương lai, mừng cái đẹp.
- Ôi đẹp quá!
Một cái cốc vàng được đặt trong tay em, trong có một chất nước màu ngọc.
- Cháu uống đi. Nước này có mùi hương quả đào, sẽ làm cháu ngập tràn hạnh phúc và cao cả.
Miranda nâng cốc và hít lấy hương vị.
- Đúng, có mùi anh đào. Ôi, nhìn mặt trời kia, nó đỏ vàng!
Người nọ xoay em hướng về phía mặt trời, em ngoan ngoãn nghe theo, một tay cầm cốc, một tay đặt lên dấu mờ khắc trên đá, mắt đăm đăm nhìn phía chân trời. Người nọ lúc này đứng đằng sau em, và cả hai đều không nhận ra hai bóng người đang lom khom trèo lên đồi ở phía sau.
- Miranda, hãy uống mừng cái đẹp hoàn mỹ.
- Không được uống! – có tiếng hét to.
Một chiếc áo tung lên chụp lấy đầu, một con dao rơi khỏi bàn tay giơ lên đang hạ xuống. Nicholas Ransom nhảy vào kéo em bé gái tránh xa chỗ hai người đang vật lộn.
- Em dại quá! – Cậu ta hét. – Đi chơi với một tên giết người! Bây giờ chắc em đã hiểu trò này có nghĩa gì.
- Em cũng mang máng hiểu… Em sắp phải hy sinh, vì tất cả là lỗi tại em… Joyce chết là vì em, và đến lượt em phải trả giá là công bằng. Em suýt trở thành công cụ của một nghi lễ hành hình.
- Thôi đừng nói những chuyện vớ vẩn. Người ta vừa tìm ra cô gái kia, em biết chứ, cô gái người nước ngoài mất tích hai năm trước. Ai cũng tưởng cô ấy làm giả di chúc rồi bỏ trốn, nhưng vừa tìm thấy xác cô ấy trong giếng.
- Ôi! Miranda thét lên một tiếng thảm thiết. Không phải trong cái giếng cầu được ước thấy chứ? Không phải cái giếng mà em đang muốn tìm… em không muốn là ở trong cái giếng ấy! Nhưng… ai đã bỏ cô ấy xuống đó.
- Chính là kẻ đã kéo em đến đây.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
Sponsored content




Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie   Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

 Similar topics

-
» Hẹn với tử thần - Agatha Christie
» Mười người da đen nhỏ - Agatha Christie
» Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie
» Chết trong đêm Noel - Agatha Christie
» Án mạng trên sông Nile - Agatha Christie

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CFC :: Giải Trí :: Thư viện :: Thư viện truyện trinh thám-