CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie 22985209-p0
CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie 22985209-p0


Conan Fan Club
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:21

hihi, lâu lâu vào post phát Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie 1380890962

Agatha Christie


Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie


Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Vuanmangovung1


Người dịch: Dương Linh

Đánh máy: HanAn
Tình trạng: Full
Nguyên tác: MUDER IN MESOPOTAMIE
“Tặng nhiều bạn của tôi làm việc khảo cổ tại Iraq và Syria. A.C.”


Nguồn: vnthuquan

LỜI NÓI ĐẦU

CỦA BÁC SĨ GILES REILLY

 

Những sự việc kể trong chuyện này xẩy ra cách đây đã bốn năm, và tôi thấy nó cần được thuật lại một cách thật trung thực, khách quan. Thiên hạ đồn thổi rất nhiều chuyện vô lý chung quanh vấn đề này; báo chí Mỹ hồi ấy cũng tung ra nhiều thông tin sai lạc.
Tốt nhất là bản tường thuật này nên do một người trong cuộc viết, một người mà ta không thể nghi ngờ là có thiên kiến với ai. Tôi liền khuyên cô Leatheran nên đảm nhận trách nhiệm này. Theo tôi, cô đúng là người có thể làm tròn nhiệm vụ. Cô có kiến thức chuyên môn tốt, lại không hề quen biết trước các thành viên của đoàn khảo cổ trường đại học Pitlstown hoạt động tại Iraq. Thông minh và có óc quan sát, cô là một nhân chứng rất quý, ở ngay tại chỗ.
Cô Leatheran ngần ngại mãi mới chịu nhận lời, và đến khi viết xong, phải hối thúc mãi cô mới đưa tôi xem bản thảo. Sau này tôi mới biết sự do dự ấy một phần là do trong đó có một số chỗ cô đã nhận xét về Sheila, con gái tôi. Tôi vội làm cô yên tâm ngay: thật vậy, thời nay, bố mẹ thường quá nuông chiều con cái, và con cái thì không ngại chỉ trích bố mẹ. Mặt khác, cô rất khiêm tốn khi nói về văn phong của mình, cô yêu cầu tôi sửa giùm những sai sót về chính tả và ngữ pháp. Nhưng tôi đã không chữa một chữ nào. Theo tôi, cô Leatheran viết rất có hồn, có bản sắc. Chương này, cô gọi trống không nhà thám tử người Bỉ là “Poirot”, chương sau lại viết “Ông Poirot”, sự thay đổi ấy là rất hay, hàm chứa ý nghĩa. Đó là vì dù sao, cô cũng được giáo dục một cách cặn kẽ (thật vậy, chớ quên là các nữ y tá ở nước Anh luôn tuân thủ nghiêm túc nội quy).
Tôi chỉ tự cho phép mình một điều duy nhất, là viết chương mở đầu, dựa vào bức thư mà một cô bạn của Leatheran vui lòng chuyển cho tôi. Thư này sẽ giúp bạn đọc có một ý niệm về tính cách của tác giả thiên truyện này.


Được sửa bởi rin_snow ngày 23/6/2013, 20:20; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:22

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

 

  
  Trong khách sạn Tigris Place ở Baghdad, một cô y tá ngồi viết thư. Bút chạy sột soạt trên giấy:
“… Đó là tất cả tin tức mình kể lần này. Đúng là biết thêm một xứ sở khác trên thế giới cũng thú, mặc dù mình vẫn thích nước Anh hơn tất cả mọi nước khác. Cậu không thể hình dung vẻ bẩn thỉu, kinh tởm của thành phố Baghdad. Đâu rồi cái thần tiên của “Một nghìn một đêm lẻ”! Có lẽ ở phía bờ sông còn khá, nhưng bên trong thành phố thì rất chán… chẳng có cửa hàng nào đẹp. Thiếu tá Kelsey dẫn mình đi thăm các quầy tạp hóa trông cũng lạ mắt… song toàn là những đồ linh tinh, hổ lốn, đã thế tiếng gõ của thợ gò làm xoong chảo vang lên đến nhức óc. Thú thật là mình không chắc đã dám dùng những xoong ấy, vì sợ chất gỉ đồng khi đun nấu bằng những dụng cụ kim loại đó.
Mình sẽ viết thư báo tin sau về kết quả việc bác sĩ Reilly giới thiệu mình vào chỗ làm ấy. Cái ông người Mỹ này hiện đang ở Baghdad, và chiều nay sẽ đến gặp mình. Công việc là trông nom vợ ông ta… Theo bác sĩ Reilly, bà ta hay lên cơn “khủng hoảng”… Bác sĩ không nói gì thêm, nhưng bạn biết đấy, ta hiểu thông thường từ đó có nghĩa gì (Hy vọng là bà ta chưa đau nghiêm trọng đến mức điên loạn). Dĩ nhiên, bác sĩ Reilly rất kín tiếng, song nhìn trong mắt ông ấy mình biết ngay. Chắc cậu hiểu mình. Cái ông giáo sư Leidner ấy là một nhà khảo cổ đang tiến hành những cuộc khai quật ở sa mạc, phục vụ một bảo tàng của Mỹ.
Bạn thân mến, hôm nay mình kết thúc ở đây, gửi cậu những lời chúc thân yêu nhất.
Amy Leatheran”
Sau khi bỏ thư vào phong bì, nàng đề địa chỉ gửi cho xơ Curshaw, bệnh viện Sant Christophe ở London.
Nàng vừa đậy nắp bút thì một người hầu bản xứ tiến đến.
- Có một quý ông muốn gặp cô. Ông giáo sư Leidner.
Cô y tá quay lại, thấy một người tầm thước, vai hơi xuôi, râu màu nâu và đôi mắt mệt mỏi.
Còn giáo sư Leidner thấy trước mặt mình một phụ nữ ba mươi lăm tuổi, vẻ đầy tự tin. Mớ tóc màu hạt dẻ trùm lên một khuôn mặt vui tươi; đôi mắt xanh như cười cười. Một con người khỏe mạnh, niềm nở, thông minh và tháo vát, tóm lại đúng là y tá lý tưởng cho người bệnh tâm thần.
Vị khách nghĩ bụng: “Cô Leatheran chính là người mình đang cần”.


Được sửa bởi rin_snow ngày 21/6/2013, 10:27; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:23

 CHƯƠNG 2

AMY LEATHERAN

 Tôi không có tham vọng viết văn, sở dĩ thực hiện thiên truyện này chỉ là do bác sĩ Reilly thúc hối, động viên. Một khi bác sĩ Reilly yêu cầu điều gì, làm sao tôi có thể từ chối.

- Ồ! Không! Tôi không phải nhà văn, không được đâu.

- Đừng nói lăng nhăng. Cô cứ viết như hằng ngày cô vẫn ghi chép y bạ cho bệnh nhân.

Thôi được, thế cũng là một cách giải quyết khó khăn.

Bác sĩ Reilly nói rất cần có một bản tường thuật vụ việc xảy ra ở Tell Yarimjah, thật đơn giản và xác thực.

- Nếu do một người trong đoàn khảo cổ viết, sẽ không ai tin, cho là có sự thiên lệch.

Điều đó quả là đúng. Dù được chứng kiến, song ít nhất tôi là người đứng ngoài.

- Vậy sao bác sĩ không viết? – tôi hỏi.

- Tôi không ở tại chỗ, không như cô - ông thở dài - Hơn nữa, con gái tôi phản đối.

Ông luôn chịu khuất phục ý muốn của con gái, điều đó làm tôi khó hiểu. Tôi định nói ra song lại thôi.

- Hừm!... Nếu ông đã muốn, tôi sẽ liều xem sao.

- Xin rất hoan nghênh.

- Cái khó là không biết nên bắt đầu từ đâu.

- Rất đơn giản: bắt đầu từ chỗ bắt đầu, và tiếp tục cho đến hết, thế là xong.

- Nhưng tôi không hề biết chuyện xảy ra từ lúc nào và như thế nào.

- Cô này, cái khó của sự bắt đầu là không nghĩa lý gì so với cái khó phải chấm hết ở chỗ nào. Đó là điều tôi thường cảm thấy khi phát biểu trước mọi người. Có người đã phải kéo áo tôi để bắt tôi ngồi xuống.

- Ồ, bác sĩ cứ đùa!

- Tôi nói rất nghiêm chỉnh. Vậy là, nhất định rồi chứ?

Tôi phân vân một điều nữa. Sau một phút do dự, tôi đáp:

- Tôi e… khi kể sẽ không tránh khỏi có lúc cảm tính.

- Càng hay! Càng hay! Hãy giữ bản sắc của mình. Cứ bạo dạn, sắc sảo mà nhận xét, cứ kể các sự việc theo con mắt của cô. Rồi sau đó, khi đọc lại, ta vẫn có thể xóa bỏ những đoạn nào quá đáng. Nào, hãy bắt tay vào việc! Với trí óc điềm tĩnh của cô, tôi tin sẽ có một bản tường thuật thông minh.

Số phận thế là đã định, tôi hứa sẽ cố gắng làm tốt.

Trước hết, có lẽ tôi phải tự giới thiệu. Tôi ba mươi hai tuổi, tên Amy Leatheran. Tôi đã hoàn thành đợt thực tập y tá tại bệnh viện Saint Christophe, London. Sau, tôi làm việc hai năm ở một nhà hộ sinh. Rồi bốn năm công tác trong nhà an dưỡng của cô Bendix, quận Devon. Rồi tôi đi Iraq theo bà Kelsey. Chả là tôi chăm sóc bà ta từ lúc bà sinh con, nay bà cùng chồng đi Baghdad, ở đó bà đã mượn sẵn một bà vú để trông con. Song vốn người yếu đuối, bà cứ lo cuống lên về chuyện phải bế con đi xa. Bởi thế thiếu tá Kelsey quyết định tôi đi theo họ để trông nom đứa bé trong lúc đi đường. Họ sẽ chịu tiền tầu để sau đó tôi trở về London.

Khỏi cần đi sâu mô tả gia đình Kelsey: đứa trẻ rất kháu, bà mẹ thì hay lo vô cớ, nhưng đối xử với tôi rất tốt. Chuyến đi rất thích: đây là lần đầu tôi đi xa bằng tầu biển.

Cùng đi trên tầu có bác sĩ Reilly. Ông hay nói chuyện vui, thỉnh thoảng lại trêu chọc tôi. Tóc đen, mặt dài, ông là bác sĩ ngoại khoa ở bệnh viện dân y Hassanieh, cách Baghdad ngày rưỡi đường.

Tôi ở Baghdad được một tuần, và một hôm gặp ông ngoài phố. Ông hỏi thăm bao giờ thì tôi rời nhà thiếu tá Kelsey, vì ông biết bà Kelsey đã có bà vú trước đây làm với vợ chồng ông Wright. Hai ông bà trở về Anh, bà vú sang phục vụ nhà Kelsey.

Bác sĩ Reilly hỏi tôi có dự định gì không:

- Vì tôi đang có một chỗ làm, muốn giới thiệu cô.

- Chăm sóc người ốm?

Nét mặt ông trở nên nghiêm trang.

- Gọi là người ốm không hẳn đúng. Đó là một bà thỉnh thoảng lại có những cơn… khủng hoảng tinh thần.

- Ồ!

(Ta biết những từ ấy thường có nghĩa là: nghiện rượu hoặc ma túy).

Bác sĩ Reilly chỉ nói đến thế. Rồi kể tiếp:

- Ông chồng là người Mỹ, nói cho đúng là người Mỹ gốc Thụy Điển, và đang cầm đầu một đoàn khảo cổ học đi khai quật rất lớn.

Ông giải thích đoàn đang tiến hành nghiên cứu ở nơi xưa kia là một thành phố lớn. Đại bản doanh đóng gần Hassanieh, ở một nơi vắng vẻ, và giáo sư Leidner gần đây tỏ ra lo lắng về sức khỏe bà vợ.

- Ông ấy không nói rõ, nhưng hình như bà Leidner thường có những cơn hoảng loạn tinh thần.

- Họ cứ để bà ấy suốt ngày với những gia nhân bản xứ? – Tôi hỏi.

- Ồ, không. Trong đoàn toàn người da trắng, bảy hoặc tám người. Có lẽ bà không ở một mình trong nhà đâu, nhưng đôi lúc hoảng loạn khá kỳ lạ. Ông Leidner bận trăm công nghìn việc, nhưng rất yêu vợ và rất khổ tâm thấy vợ bị như thế. Nếu có người nào đứng đắn, có khả năng chăm nom riêng bà thì ông ấy yên tâm hơn.

- Bản thân bà ta nói gì với ông?

- Bà ta chưa bao giờ hỏi ý kiến tôi, có lẽ bà không thích tôi.

Đích thân Leidner đến gặp tôi nói chuyện này. Cô định thế nào? Dù sao cũng có dịp biết thêm đất nước này trước khi về Anh. Công việc khai quật còn hai tháng nữa kết thúc, đến cho biết cũng có cái hay.

Sau một lát suy nghĩ, tôi đáp:

- Thì cứ thử, có mất gì đâu?

- Hoan hô! – bác sĩ Reilly reo lên - Leidner hiện đang ở Baghdad.

Ngay chiều hôm đó, giáo sư đến khách sạn gặp tôi. Một ông trung niên, cử chỉ rụt rè, bứt rứt. Từ con người đó toát lên sự hiền hậu đồng thời với một vẻ yếu đuối.

Ông tỏ ra rất yêu vợ, nhưng khi được hỏi về bệnh tình bà Leidner, ông lại lảng tránh, nói chung chung. Đưa tay giật giật râu – sau này tôi nhận ra đó là thói quen đã thành tật – ông đáp:

- Cô thông cảm, nhà tôi đang trải qua một cơn khủng hoảng làm tôi lo lắng.

- Sức khỏe thể chất bà nhà thế nào?

- Bề ngoài thì tốt, không có gì bất thường, nhưng… bà ấy tưởng tượng ra lắm thứ.

- Những thứ như thế nào? – tôi hỏi.

Ông tránh trả lời thẳng, nói nhỏ:

- Việc nhỏ hay làm ra to. Theo tôi, những lo sợ của bà ấy chẳng có căn cứ gì.

- Thưa ông, bà nhà lo sợ gì?

Ông trả lời chung chung:

- Toàn các loại hoảng loạn thần kinh ấy mà.

Tôi dám cuộc mười ăn một lại là chuyện ma túy. Và, giống như nhiều ông chồng khác, ông Leidner không hề hay biết. Họ chỉ ngồi lo lắng tại sao các bà vợ hay nóng nảy, cáu bẳn.

Tôi ngỏ ý lo ngại liệu bà Leidner có chấp nhận tôi không.

Mặt giáo sư tươi lên:

- Có, có. Thú thật mới đầu tôi cũng ngạc nhiên một cách dễ chịu. Bà ấy đồng ý ngay, bảo như vậy bà sẽ an toàn hơn.

Cái từ “an toàn” làm tôi hơi lạ. Tôi bắt đầu nghĩ là bà Leidner mắc một căn bệnh tâm thần.

Giáo sư Leidner nói tiếp với vẻ vui mừng thật sự:

- Tôi tin là cô sẽ rất hợp với vợ tôi. Sự có mặt của cô an ủi bà ấy rất nhiều. Ngay khi nhìn thấy cô, tôi đã có cảm giác ấy. Rõ ràng cô mà nhận chăm sóc Louise thì không ai bằng.

- Thưa giáo sư, dù sao tôi cũng xin thử. Hy vọng tôi sẽ giúp được bà Leidner. Hay là sống cạnh dân bản xứ và người da màu, nên bà sinh sợ hãi?

- Không! – ông Leidner kêu lên, có lẽ cho giả thiết của tôi là ngộ nghĩnh. – Vợ tôi rất quý người Arập vì tính giản dị, vui vẻ tự nhiên của họ. Đây là lần thứ hai bà ấy đến xứ này. Chúng tôi lấy nhau chưa đầy hai năm, nhưng bà ấy đã nói được tiếng Arập đủ cho người ta hiểu.

Sau một lát im lặng, tôi lại thử thăm dò lần nữa:

- Thưa ông, ông có lời giải thích gì về những sợ hãi vô cớ của bà nhà?

Ông ngập ngừng, rồi nói rành rọt:

- Tôi hy vọng… tôi muốn… để bà ấy tự nói với cô.

Tôi không khai thác được gì hơn.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:24

Chương 3

NHỮNG LỜI BÀN TÁN

 

Đã quyết định là tôi sẽ tới Tell Yarimjah vào tuần sau. Bà Kelsey khỏi phải lo chuyện về nước của tôi.
Trong khi chờ đợi ở nhà bà Kelsey, tôi nghe được một vài người bàn tán về đoàn khảo cổ Leidner. Một sĩ quan kỵ binh là bạn của bà Kelsey, bặm môi vì ngạc nhiên, kêu to:
- Nàng Louise xinh đẹp! Lại một trò nữa của bà ta.
Viên sĩ quan quay lại phía tôi:
- Cô biết không, chúng tôi mệnh danh bà là Nàng Louise xinh đẹp.
- Vậy bà ấy đẹp lắm? – tôi hỏi.
- Ít nhất là bà ta tự cho như vậy. Cứ tưởng mình là thần Vệ nữ hiện hình.
Bà Kelsey xen vào:
- Hãy lịch sự một chút, anh John! Anh thừa biết đâu chỉ mình bà nghĩ như thế. Khối ông chết mê chết mệt đấy thôi.
- Chị nói đúng. Tôi cũng công nhận bà ta có sức quyến rũ nhất định.
- Chính anh cũng suýt mất hồn vì bà ấy, phải không? - Bà Kelsey mỉm cười tinh quái.
Viên sĩ quan trẻ đỏ mặt, thái độ tỏ ra lúng túng:
- Phải công nhận bà ta rất có duyên. Còn ông chồng Leidner thì mê vợ đến sát đất… và tất nhiên, mọi người trong đoàn khảo cổ đều làm như thế với vợ của thủ trưởng.
- Họ có bao nhiêu người tất cả?
- Người đủ các quốc tịch. Một kiến trúc sư Anh, một giáo sĩ Pháp lo việc đọc những văn bản cổ. Còn cô Johnson người Anh, chuyên cọ rửa các vật cổ trong phòng thí nghiệm, rồi một ông nhiếp ảnh người Mỹ. Và vợ chồng Mercado… thì chẳng biết là người nước nào! Cô vợ còn rất trẻ, có dáng bộ uốn éo như rắn. Cô ta rất ghét nàng Louise xinh đẹp! Cuối cùng… là hai thanh niên. Một tập hợp con người hổ lốn, nhưng nói chung thì cũng được. Pennyman, ông đồng ý thế không?
John quay lại hỏi một người đứng tuổi ngồi trong góc, đang mân mê dây mục kỉnh. Nghe hỏi, ông ta giật mình nhìn lên.
- Ờ, ờ, rất được, đều dễ thương. Nhưng đó là nói riêng rẽ từng người một. Tôi đồng ý với ông rằng Mercado là một gã buồn cười.
- Ông ta để râu kiểu rất lố bịch – bà Kelsey nói chen.
Thiếu tá Pennyman coi như không nghe thấy, nói tiếp:
- Hai chàng thanh niên thì rất dễ có cảm tình. Chàng người Mỹ kín tiếng, chàng người Anh lại nói luôn mồm. Thông thường, thì ngược lại mới phải. Leidner là một chàng trai tuyệt vời, khiêm tốn và giản dị! Tôi nhắc lại, nói riêng từng người đều rất dễ thương, song không hiểu tôi có nghĩ sai không, chứ lần vừa rồi đến thăm họ, tôi có cảm giác xảy ra chuyện gì bất thường. Không ai có vẻ tự nhiên, thỏa mái. Không khí căng thẳng…
Hơi đỏ mặt như mỗi lần phát biểu ý kiến, tôi thử đưa ra lời giải thích:
- Có lẽ vẫn ngần ấy người tiếp xúc mãi với nhau, làm thần kinh căng thẳng. Trong bệnh viện tôi đã có kinh nghiệm.
- Đúng, - thiếu tá Kelsey đồng tình - Song đây mới là mùa bắt đầu khai quật, chưa đủ thời gian để phát sinh sự căng thẳng.
- Một đoàn khảo cổ cũng giống như cuộc sống trại lính thu nhỏ. Cũng có bè phái, kèn cựa, ghen tị - thiếu tá Pennyman nói.
- Năm nay, có thêm vài người mới - thiếu tá Kelsey nhận xét.
Viên sĩ quan kỵ binh tính trên đầu ngón tay:
- Xem nào. Có Coleman và Reiter là người mới. Emmott và vợ chồng Mercado năm ngoái không tham gia. Cha Laviguy cũng là người mới chiêu mộ, để thế chỗ giáo sư Byrd không theo đoàn được vì lý do sức khỏe. Carey là người cũ. Hắn và cô Johnson là thành viên của đoàn ngay từ đầu, tức đã được năm năm.
Thiếu tá Kelsey nói:
- Tôi cứ tưởng họ hòa hợp với nhau lắm, như một đại gia đình hạnh phúc. Xét về bản chất con người, đó là điều lạ, phải không cô Leatheran?
- Hờ… không biết ông nói vậy có đúng không. Trong bệnh viện, tôi thấy người ta kèn cựa nhau về những chuyện vặt vãnh.
- Phải, sống với nhau lâu quá, con người sinh ra nhỏ nhen – thiếu tá Pennyman tiếp. – Nhưng trong chuyện này, tôi thấy có điều gì nghiêm trọng hơn. Leidner là người rất hiền, khiêm tốn, xử thế khôn khéo nên vẫn giữ được đoàn kết trong đoàn. Vậy mà hôm nọ, tôi đến, thấy có không khí không thỏa mái.
Bà Kelsey bật cười to:
- Ông không biết nguyên nhân ư? Đập vào mắt thế mà.
- Bà định nói gì?
- Tất nhiên, tôi nói bà Leidner.
- Thôi đi bà, hãy nghĩ mà xem: bà ấy rất đáng yêu, không gây sự với ai.
- Nào tôi có bảo bà ấy thích gây sự đâu, nhưng cứ có mặt bà ấy là sinh chuyện.
- Thế nào? Tại sao?
- Tại sao? Tại sao? Vì bà ấy buồn chán. Bà không phải nhà khảo cổ, chỉ là vợ nhà khảo cổ. Bà chẳng quan tâm những phát minh khoa học, do dó bà phải tự bày ra chuyện, làm cho mọi người phải kình địch nhau.
- Mary, mình không biết thì đừng nói. Chỉ tưởng tượng hão.
- Vâng, thì tôi tưởng tượng, nhưng rồi ông sẽ thấy tôi đúng. Không phải ngẫu nhiên người ta ví nàng Louise xinh đẹp với Mona Lisa. Có thể bà ta không ác ý, dù sao vẫn thích thú nhìn mọi người quẩn quanh bên mình như những con rối bị mình giật dây.
- Bà ấy rất yêu chồng.
- Ồ! Điều ấy khỏi nói. Không phải chuyện quan hệ lăng nhăng, nhưng nàng Louise xinh đẹp là chúa hay làm dáng.
- Ôi, đàn bà! Sao họ đối xử tử tế với nhau thế!
- Ông định nói giống lũ mèo cái cào cấu nhau chứ gì. Nhưng nên nhớ là chúng tôi đánh giá nhau không lầm đau.
Thiếu tá Pennyman trầm ngâm:
- Cứ cho những lời đoán định của bà Kelsey là đúng, cũng chưa đủ giải thích được bầu không khí thù nghịch ở đó. Tôi có cảm tưởng rõ rệt là dông tố sắp nổi lên đến nơi.
Bà Kelsey nói:
- Ta không nên làm cô Leatheran hoang mang. Ba ngày nữa cô đã đi Tell Yarimjah.
Tôi cười, đáp:
- Có thế nữa, tôi cũng không sợ.
Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ nhiều về những điều nghe được, nhất là câu nói kỳ lạ của giáo sư Leidner: “Bà ấy sẽ cảm thấy an toàn hơn” còn theo tôi mãi vào trong giấc ngủ. Những nỗi sợ hãi lạ lùng của bà Leidner liệu có ngấm ngầm ảnh hưởng đến những thành viên khác của đoàn? Hay là nỗi lo âu đè nặng lên đoàn đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người phụ nữ ấy?
Tôi chỉ còn một cách là chờ đợi.


Được sửa bởi rin_snow ngày 21/6/2013, 10:28; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:25


CHƯƠNG 4


TỚI HASSANIEH



 Ba hôm sau, tôi rời Baghdad, rất tiếc phải chia tay cùng bà Kelsey và cháu bé. Thiếu tá Kelsey tiễn tôi ra ga. Sáng hôm sau tầu sẽ tới Kirkouk, ở đó sẽ có người đón tôi.
Tôi không bao giờ ngủ được trên tầu, đêm đó tôi chỉ chập chờn với bao ác mộng.
Tuy nhiên, sáng sớm hôm sau, nhìn qua cửa sổ toa tầu, thấy trời đẹp, tôi lại thấy trong người niềm háo hức sắp bước vào một môi trường mới.
Tôi đứng trên sân ga, rụt rè nhìn quan, và thấy một người tiến lại. Bộ mặt tròn múp míp, trông ông ta cứ như một nhân vật trong tiểu thuyết của P.G. Wodehouse.
- Chào cô! Có phải là cô Leatheran mà tôi được hân hạnh…? A! phải rồi. Ha! Ha! Tôi là Coleman. Giáo sư Leidner nhờ tôi đi đón. Cô đi đường mạnh khỏe chứ? Ôi, đi tầu thế này thì mệt nhọc rồi. Dù sao cũng đã tới. Cô ăn gì chưa? Hành lý cô đây à? Ôi, có thế này thôi ư? Không như bà Leidner, đi đâu thì phải một hòm và bốn vali, chưa kể hộp mũ và cái gối đặc biệt mang theo mình. Tôi nói nhiều quá có phải không? Thôi, ta ra xe.
Bên ngoài, một chiếc xe đang đợi. Người ta gọi nó là “xe của nhà ga”, chẳng ra xe khách, cũng chẳng là xe tải. Ông Coleman giúp tôi trèo lên, dặn ngồi cạnh lái xe cho đỡ xóc.
Đỡ xóc! Đến giờ tôi còn lấy làm lạ là sao xe không vỡ ra từng mảnh ở dọc đường, đầy ổ gà và rãnh sâu. Ôi! Phương Đông hằng mơ ước. Tôi bâng khuâng nhớ đến những quốc lộ phẳng lỳ ở nước Anh. Coleman ngả người về phía trước, hét vào tai tôi: “Đường không xấu lắm, phải không?” đúng lúc chúng tôi bị hất lên cao, suýt đụng đầu vào nóc xe. Vậy mà anh ta vẫn nói một cách nghiêm chỉnh nhất đời!
- Xóc như thế này làm cho gan thêm khỏe. Chắc cô biết thế?
- Vỡ đầu rồi thì còn cần gì gan? – tôi bực mình đáp.
- Nếu trời mưa, cô còn thấy nhiều hơn nữa.
Tôi không buồn trả lời.
Lát sau, chúng tôi phải qua sông trên một chiếc phà thô sơ đến cực kỳ. Thật lạ là cuối cùng cũng sang được bờ bên kia, và mọi người cho đó là chuyện tự nhiên.
Phải bốn giờ nữa chúng tôi mới tới Hassanieh. Ngạc nhiên làm sao, đó là một thành phố lớn, cảnh tượng rất đẹp. Từ chỗ chúng tôi nhìn thấy từ bên kia sông, nó hiện lên trắng toát, với vô số những ngọn tháp. Tuy nhiên khi qua cầu để vào thành phố, chúng tôi hơi vỡ mộng. Đâu đâu cũng là những ngôi nhà ọp ẹp, mùi hôi thối xông lên, toàn bùn và rác bẩn.
Coleman đưa tôi đến nhà bác sĩ Reilly. Anh ta nói bác sĩ đang đợi để cùng ăn trưa.
Bác sĩ niềm nở tiếp chúng tôi trong căn nhà sạch bong. Tôi tắm xong, bận trang phục y tá vào rồi xuống nhà, hoàn toàn hết mỏi mệt.
Bữa trưa đã dọn, bác sĩ mời chúng tôi sang phòng ăn, và xin lỗi vì cô con gái vẫn xuống muộn như thường lệ.
Chúng tôi ăn được một lát thì cô xuất hiện. Bác sĩ giới thiệu:
- Đây là cô Amy Leatheran. Còn đây là Shela, con gái tôi.
Cô bắt tay tôi, hỏi thăm chuyện đi đường, quẳng mũ lên ghế, lạnh lùng chào Coleman, rồi ngồi vào bàn.
- Thế nào, Bill? Tốt chứ?
Trong lúc Coleman trả lời, nói tin tức về những bạn bè của cả hai, tôi quan sát cô gái. Thú thật tôi tấy không có cảm tình lắm. Cô ta khá xinh, nhưng có cái vẻ khinh khỉnh, ăn nói thì bạt mạng. Tóc đen, mắt xanh, môi tô son đậm. Ở bệnh viện, tôi có một nhân viên giống cô ta: khả năng chuyên môn thì tốt, nhưng tác phong thì không thể mê.
Tôi đoán Coleman có vẻ say mê Sheila. Anh ta ấp a ấp úng, nói chuyện chẳng ra đâu vào đâu. Trông anh ta như con chó ngao vẫy đuôi để nịnh chủ.
Sau bữa ăn, bác sĩ Reilly cáo biệt để đến bệnh viện. Coleman ra phố mua bán. Sheila hỏi tôi muốn ở nhà hay đi ra ngoài. Một giờ nữa Coleman mới đến đón tôi đi.
- Có gì đáng xem ngoài phố? - tôi hỏi.
- Một vài chỗ hay hay, nhưng không biết cô có thích không, vì nơi nào cũng bẩn.
Cuối cùng, cô đưa tôi đến câu lạc bộ của cô, ở đó sạch sẽ, nhìn ra cảnh đẹp, lại có báo chí từ Anh mới sang.
Chúng tôi về nhà thì Coleman vẫn chưa về. Trong khi chờ đợi, chúng tôi ngồi nói chuyện, song không khí giữa hai người không thỏa mái. Sheila hỏi tôi đã gặp bà Leidner chưa?
- Chưa, tôi chỉ mới gặp ông chồng – tôi đáp.
- Khi gặp, tôi rất tò mò muốn biết ý kiến cô ra sao.
Tôi im lặng. Cô nói tiếp:
- Tôi rất mến giáo sư Leidner. Ai cũng quý ông ấy.
Tôi nghĩ thầm trong bụng: nói cách khác, cô ghét bà vợ. Tôi thấy mình cứ im là hơn. Sheila lại hối hả hỏi:
- Bà ta bị cái gì nhỉ? Ông Leidner nói gì với cô không?
Chả lẽ lại nói xấu một người bệnh mình chưa giáp mặt, nên tôi trả lời chung chung:
- Hình như bà ấy bị suy nhược, nên cần có người chăm sóc.
Sheila bật lên tiếng cười hiểm ác:
- Trời đất quỷ thần ơi! Bà không có tới chín người chăm sóc rồi sao?
- Người nào có việc của người ấy!
- Có việc? Đành thế, nhưng bao giờ việc của bà Louise chả là quan trọng nhất… và bà ấy biết cách làm ra quan trọng.
Tôi lại nhủ thầm: “Đúng rồi, mày không ưa bà ta rồi”.
Sheila Reilly lại tiếp tục nói:
- Không hiểu sao bà ta lại cần một y tá chuyên nghiệp. Theo tôi, giá có một bà nào làm bầu bạn thì tốt hơn y tá chỉ có việc cặp nhiệt độ, bắt mạch để rồi kết luận là chẳng có bệnh tật gì.
Lần này, thì cô ta đã gợi trí tò mò của tôi:
- Vậy cô cho là bà không ốm đau?
- Không! Chẳng bệnh tật gì hết. Bà ta khỏe như bò. Chỉ rên la là giỏi. “Đêm qua không ngủ được”, “Ôi, mắt quầng thâm rồi”. Quầng thâm gì đâu, bà ấy bôi chì lên mắt! Tất cả cốt để mọi người chú ý, chạy nháo lên vì lo lắng.
Điều Sheila nói có phần dựa vào sự thật. Là y tá, tôi từng biết những người bệnh suốt ngày kêu ca, thích làm cho mọi người xung quanh phải chăm sóc, thương hại mình. Chợt có bác sĩ hay y tá nào nói: “Không có gì đâu, bà không đau gì hết”, họ không tin và phản ứng kịch liệt.
Bà Leidner hẳn thuộc loại bệnh tưởng này và ông chồng tất nhiên là người đầu tiên bị lừa. Tôi có nhận xét là các ông chồng nói chung đều rất cả tin, một khi liên quan đến sức khỏe của vợ. Tuy nhiên, lời lẽ của Sheila chưa thật ăn khớp với từ “an toàn” mà giáo sư Leidner nói, từ ấy vẫn lởn vởn trong óc tôi.
Tôi hỏi:
- Bà Leidner có phải là người nhút nhát, sợ hãi phải sống ở nơi xa lạ?
- Bà ấy sợ cái gì cơ chứ? Trong nhà có tới mười người thay phiên nhau canh gác để bảo vệ cổ vật. Ồ, không! Bà ta không nhút nhát…
Bỗng Sheila như chợt nẩy ra ý gì, ngừng bặt một lúc rồi mới nói:
- Câu hỏi vừa rồi làm tôi chợt nhớ…
- Nhớ cái gì?
- Thiếu úy phi công Jervis và tôi có đến đấy sáng hôm nọ. Mọi người đều đã ra làm việc ngoài hiện trường. Bà Leidner ngồi ở bàn, đang viết thư. Hẳn bà không nghe thấy chúng tôi đến, mà tên hầu thường dẫn khách lại đi đâu vắng, nên chúng tôi bước thẳng vào hiên. Bà ta nhìn thấy bóng thiếu úy Jarvis chiếu lên tường… thế là hét lên. Sau bà ấy xin lỗi mãi, nói tưởng có người lạ đột nhập. Kỳ quặc, có phải không? Là tôi muốn nói, dù là người lạ chăng nữa, việc gì phải hốt hoảng như vậy?
Tôi gật đầu đồng tình.
Sheila ngừng vài giây, rồi lại thao thao:
- Tôi không hiểu năm nay tại sao tất cả cứ như bị ma ám. Họ đều sợ sệt. Cô Johnson vẻ mặt cau có, không nói không rằng; David thì chỉ nói khi không thể đừng. Còn Bill Coleman, chàng này luôn miệng, trái ngược với người khác câm như hến. Carey thì cứ dè dặt như lúc nào cũng có bẫy rình rập. Và tất cả dò xét nhau cứ như… cứ như… tôi không biết nói thế nào, nhưng thật là kỳ cục.
Dù sao, có điều lạ là hai người khác nhau hoàn toàn như cô Sheila và thiếu tá Pennyman cùng có một cảm giác giống nhau.
Đúng lúc ấy, Bill Coleman chạy xổ vào.
- À! Tôi về đây rồi. Tôi đã hoàn thành mọi nhiệm vụ, có ai làm tốt hơn tôi, xin cứ cho biết! Cô Sheila đã dẫn cô Leatheran đi xem thành phố chưa?
- Rồi, nhưng cô ấy chẳng thích mấy - Sheila đáp.
- Không lấy làm lạ - Coleman cười - Chỗ nào cũng là di tích đổ nát.
- A! Ra anh không thích những công trình của thời cổ đại? Vậy tại sao anh lại ôm lấy cái nghề khảo cổ này?
- Đó là tại ông thày đỡ đầu của tôi. Ông ấy là bác học, là con mọt sách, cả ngày ru rú trong phòng đọc. Ông ấy không chịu được một trò như loại tôi!
- Để bị áp đặt cho mình một nghề mình không thích, thật dại dột - Sheila Reilly trách.
- Lầm rồi! Tôi không bị áp đặt. Ông thầy hỏi tôi thích nghề gì, tôi đáp không thích gì, thế là ông ta thu xếp cho tôi đến làm việc một mùa ở đây.
- Anh thực sự không biết mình muốn gì trên đời? Phải có mục đích chứ.
- Ồ! Tôi có mục đích này: bỏ hết mọi công việc, có nhiều tiền và đua xe ô tô.
- Vớ vẩn! - Sheila bực tức thốt lên.
- Tôi biết tham vọng của tôi là vô lý - Coleman vẫn cười - Nhưng nếu tôi buộc phải làm việc gì, bất cứ việc gì, thì miễn cho tôi phải suốt ngày ngồi trong buồng giấy. Với lại tôi thích du lịch các nơi. Tôi nói với ông thày: “Thôi được, tôi nhận”. Thế là tôi đến đây.
- Và chắc anh chỉ làm những việc vặt trong đoàn.
- Ấy, điều này thì cô lầm to. Không có ai lạy thánh Ala to hơn tôi mỗi lần người ta đào được vật gì. Hơn nữa, tôi không xoàng về vẽ. Ở trường, tôi chuyên bắt chước chữ mọi người. Lẽ ra tôi phải trở thành chuyên viên giả mạo cao cấp. Với lại, ai biết đâu về đường hậu vận. Ngày nào cô đứng chờ xe buýt mà thấy tôi lái xe Rolls-Royce phóng qua, ngày ấy cô sẽ biết là tôi đã thăng tiến trong nghề nghiệp.
Sheila nói lạnh nhạt:
- Anh nên thu xếp lên đường đi, nói linh tinh mãi.
- Được thôi! Ra ở đây hiếu khách như thế đấy, có phải không, cô Leatheran?
- Tôi chắc cô Leatheran đang mong mau tới nơi.
- Cô thì cái gì cũng chắc.
Đúng là như vậy. Cô gái này nói cái gì cũng chắc nịch.
- Anh Coleman, có lẽ ta nên đi thôi - tôi nói.
- Vâng, tôi đã sẵn sàng.
Tôi bắt tay Sheila, cảm ơn cô, rồi cùng Coleman lên đường.
- Con gái bác sĩ Reilly xinh đấy chứ, cô nhỉ. Phải cái hay trên chọc mọi người.
Ô tô đi qua thành phố rồi theo một con đường nhỏ giữa cánh đồng rau, đầy rãnh sâu, xóc nẩy người. Sau nửa tiếng, Coleman đưa tay chỉ một mô đất gần bờ sông, nói:
- Kia là Tell Yarimiah.
Tôi nhìn theo, thấy có những chấm đen chạy đi chạy lại như đàn kiến. Bỗng tất cả đều chạy xuống dốc. Coleman nói:
- Hết ca làm việc! Một giờ trước khi mặt trời lặn, là mọi việc đều ngừng.
Nhà ở cách xa sông một quãng. Xe ngoặt hình thước thợ, đi qua một cổng vòm hẹp: chúng tôi tới nơi.
Những tòa nhà vây quanh một sân rộng hình chữ nhật. Thoạt đầu, nhà chỉ có ở cạnh phía nam của sân, thêm mấy nhà phụ phía Đông. Đoàn khai quật tiếp tục xây thêm cả bốn phía. Trong quá trình kể chuyện, cách bố trí các phòng là rất quan trọng, do đó tôi thấy cần vẽ sơ đồ khu nhà của đoàn ở.
Tất cả các phòng đều có cửa và cửa sổ mở ra sân, trừ những phòng của tòa nhà phía Nam, những phòng này cũng có cửa sổ nhưng lại mở ra phía ngoài, nhìn ra cánh đồng, và đều có chấn song sắt. Ở góc Tây Nam, có một cầu thang để trèo lên sân thượng dài có lan can chạy suốt phần phía Nam.
Coleman dẫn tôi đi dọc cạnh sân phía Đông tới một cửa lớn ở chính giữa phần phía Nam tòa nhà. Anh ta đẩy cửa phía bên phải và chúng tôi vào một căn phòng ở đó nhiều người ngồi quanh một cái bàn.
- Chào cả nhà! Xin giới thiệu: Nàng Sarah Camp(1).
Người phụ nữ ngồi đầu bàn đứng dậy, đi về phía tôi.
Lần đầu tiên, tôi giáp mặt Louise Leidner.


Được sửa bởi rin_snow ngày 21/6/2013, 10:28; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:26

CHƯƠNG 5

TELL YARIMJAH


 Thú thật, khi thấy bà Leidner, tôi hết sức ngạc nhiên. Nghe nói mãi về bà ta, tôi hình dung ra hình dạng con người ấy, hẳn phải là một bà khó tính, lúc nào cũng quàu quạu. Tôi chờ gặp một người gọi là… là… hơi tầm thường.
Bà hoàn toàn không đáp ứng hình ảnh đó. Trước hết, đối diện với tôi là một phụ nữ tóc vàng đậm - chứ không tóc nâu như tôi tưởng, loại tóc vàng sang trọng, thanh cao của người Bắc Âu. Bà không phải là người Thụy Điển như ông chồng, song trông cứ như người cùng quốc tịch. Bà không còn trẻ lắm, tôi đồ chừng giữa ba mươi và bốn mươi, vài sợi tóc xám đã thấy lẫn trong mớ tóc vàng.
Đôi mắt mở to, hơi quầng thâm, lại ngả sang tím, ít thấy ở những người khác. Bộ dạng mong manh, mảnh dẻ, có vẻ mệt mỏi đồng thời vẫn toát ra nghị lực, điều này là mâu thuẫn, song đó đúng là cảm giác của tôi lúc bấy giờ. Tôi cũng tin rằng đây là một phụ nữ quý phái đến tận chân tơ kẽ tóc, thời nay rất hiếm.
Bà cười cười, đưa tay cho bắt. Tiếng nói trầm và êm ái, hơi pha giọng Mỹ:
- Rất vui được gặp cô. Uống trà nhé? Hay cô muốn xem phòng ở trước?
Tôi đồng ý uống trà, và bà lần lượt giới thiệu mọi người:
- Đây là cô Johnson và ông Reiter, bà Mercado, ông Emmott, cha Lavigny. Chồng tôi lát nữa sẽ về. Mời cô ngồi giữa cha Lavigny và cô Johnson.
Tôi làm theo. Cô Johnson hỏi thăm chuyện đi đường.
Tôi có cảm tình ngay với cô này. Cô làm tôi nhớ đến một nữ y tá trưởng mà tôi đã cùng làm việc, rất hợp với nhau.
Cô Johnson cũng phải gần năm mươi, cử chỉ làm ra đàn ông. Tóc xám cắt ngắn, giọng nói dễ nghe. Cô có cái mũi hếch, mỗi khi gặp điều gì trái ý hoặc bực dọc lại đưa tay sờ mũi. Sau này tôi biết cô là người Anh, quê ở York.
Với cha Lavigny, tôi hơi ngài ngại. Người cao lớn, râu đen dài, mắt đeo kính kẹp mũi. Bà Kelsey kể ở Tell Yarimjah có một thầy tu người Pháp, đúng là cha Lavigny, ông mặc áo tu sĩ. Tôi lấy làm lạ, vì cứ tưởng tu sĩ ở trong tu viện, không được ra ngoài.
Phần lớn thời gian, bà Leidner nói với ông bằng tiếng Pháp, nhưng ông nói với tôi bằng tiếng Anh khá chuẩn. Đôi mắt sắc hau háu hết nhìn người này sang người khác.
Ngồi trước mặt tôi có ba người còn lại. Ông Reiter to béo, đeo kính, tóc dài và xoăn, mắt tròn. Xưa chắc ông là đứa bé kháu khỉnh, nay thì chẳng còn dấu tích. Nói thật ra, ông ta trông giống con heo. Một người khác trẻ hơn, mặt dài, tóc cắt ngắn, có hàm răng đẹp và cười rất tươi. Nhưng anh chàng ít nói, chỉ trả lời bằng cử chỉ hoặc bằng tiếng một. Cũng giống như ông Reiter, anh ta là người Mỹ. Rồi đến bà Mercado. Tôi không nhìn kỹ bà ta: mỗi lần tôi nhìn về phía bà, bà lại nhìn tôi vẻ thách thức, thật bất lịch sự!
Bà ta còn rất trẻ, chắc chưa qua hăm nhăm. Trông cũng đẹp, nhưng, như mẹ tôi thường nói, “sơn phết hơi nhiều”. Bà mặc chiếc áo len đỏ tươi, và móng tay được đánh cùng màu. Bà ta như một con chim luôn mở mắt e ngại, nhếch mép nghi ngờ.
Bữa ăn ngon lành, đủ các món; trà cũng ngon, khác hẳn thứ chè tàu của bà Kelsey chát đắng. Ông Emmott luôn săn đón, tiếp cho tôi đủ thứ mỗi lần đĩa của tôi sắp hết.
Coleman đã ngồi vào chỗ đối diện với cô Johnson và vẫn nói luôn mồm. Bà Leidner thở một hơi dài, liếc mắt về phía anh ta, anh ta cũng không im, mặc dù bà Mercado, người mà anh ta đang nói, còn mải quan sát tôi, không buồn trả lời.
Cuối bữa, giáo sư Leidner và ông Mercado mới từ hiện trường trở về. Giáo sư lịch sự đến chào tôi. Tôi để ý thấy ông lo lắng nhìn về phía vợ và tỏ ra yên tâm thấy nét mặt vợ bình thường. Giáo sư lại ngồi ở đầu bên kia bàn, còn ông Mercado ngồi vào chỗ trống cạnh bà Leidner. Đó là một người cao, gầy, nước da xanh tái, nhiều tuổi hơn hẳn bà vợ. Có ông về, bà Mercado lập tức khỏi chú ý đến tôi nữa, mà tập trung vào ông ta, quan sát ông ta với vẻ bồn chồn kỳ lạ. Ông Mercado khuấy tách trà, vẻ mơ màng, chiếc bánh ngọt vẫn đặt nguyên trên đĩa.
Quanh bàn còn một chỗ chưa có người ngồi. Chẳng bao lâu, cửa mở một người bước vào.
Mắt tôi vừa ngước lên nhìn Richard Carey, tôi có cảm giác thấy ngay đây là mẫu người đàn ông rất đẹp, chưa từng thấy… vậy mà tôi cứ tự hỏi mình có bị ảo giác gì không. Khẳng định có một người đàn ông đẹp, rồi lại nói ông ta có cái đầu như người chết thì thật là mâu thuẫn. Có thể nói không ngoa, da mặt ông căng cứng trên sọ, nhưng là một cái sọ có đường nét rất mỹ thuật. Trong bộ mặt nâu như đồng hun ấy, lấp lánh hai con mắt xanh đậm. Ông ta cao khoảng sáu piê(1) , và xấp xỉ tứ tuần.
- Cô Leatheran, tôi xin giới thiệu ông Carey, kiến trúc sư của chúng tôi - ông Leidner nói.
Carey lí nhí vài lời nhỏ nhẹ rồi đến ngồi cạnh bà Mercado. Bà Leidner mời mọi người uống trà:
- Sợ trà hơi nguội rồi đó, ông Carey ạ.
- Bà khỏi lo. Lỗi tại tôi về muộn. Tôi còn cố vẽ nốt sơ đồ những bức tường đó cho xong.
- Ông Carey, mời ông dùng mứt? – Bà Mercado hỏi.
Ông Reiter đẩy đĩa rôti.
Thế là trong óc tôi lởn vởn lời nhận xét của ông Pennyman: “Tôi nói thế này có lẽ đúng hơn cả, là họ đối xử với nhau kiểu cách thế nào”.
Đúng, những thái độ lịch sự quá đáng, che giấu một cái gì là lạ bên trong. Cứ như đây là cuộc họp của những kẻ xa lạ, chứ không phải là kẻ xa lạ, chứ không phải là những người - ít nhất là một số người trong đó - đã từng cùng làm việc với nhau nhiều năm.

Chú thích:
(1) Mỗi pi-ê chừng 30cm
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:30

Chương 6
TỐI ĐẦU TIÊN



 Dùng trà xong, bà Leidner đưa tôi về phòng. Tôi thấy cần mô tả cách bố trí các phòng, thực ra rất đơn giản, như các bạn sẽ thấy trong bản vẽ sau.
Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Vuanmangovung2
Ở hai bên hàng hiên đều có cửa. Cửa bên phải đi vào phòng ăn, nơi chúng tôi vừa uống trà; cửa kia, ngay đối diện, vào một phòng y hệt, mà tôi gọi là phòng chung, vừa để họp, vừa tiếp khách. Đây cũng là nơi để vẽ, chắp dán những mảnh gốm rời rạc thu được. Phòng chung này thông với phòng lưu giữ cổ vật, đặt trên giá, ngăn, hoặc bàn ghế. Phòng này không có cửa nào khác ngoài cửa ra phòng chung.
Phòng áp cạnh là buồng ngủ của bà Leidner, có cửa từ sân đi vào. Giống như tất cả các phòng ở phía Nam, phòng này có hai cửa sổ có chấn song nhìn ra bên ngoài.
Nối theo phòng bà Leidner, ở cạnh phía Đông của khu nhà, là phòng ông Leidner, không có cửa trực tiếp thông sang phòng vợ. Rồi đến phòng dành cho tôi, phòng cô Johnson và các phòng của ông và bà Mercado, tiếp theo là hai cái gọi là buồng tắm.
Một hôm tôi gọi là buồng tắm trước mặt bác sĩ Reilly, ông bật cười nói rằng phòng tắm là phòng tắm, còn không phải là không phải! Quả thật khi đã dùng quen vòi nước và ống nước hiện đại, mà chỉ là hai cái xó lầy lội, mỗi xó có một cái ống sắt tây, nước đục ngầu phải xách từ bên ngoài vào, mà gọi là phòng tắm, thì cũng lạ.
Dãy nhà phía Đông này được ông Leidner cho xây thêm về sau. Các phòng ngủ đều giống nhau, có một cửa và cửa sổ mở ra sân.
Phần phía Bắc gồm phòng vẽ của kiến trúc sư, phòng thí nghiệm, xưởng ảnh và buồng tối.
Phía bên này hiên, các phòng được bố trí gần giống phía bên kia.
Từ phòng ăn ta bước vào văn phòng, nơi lữu trữ hồ sơ, biểu đồ và đánh máy chữ. Phòng của cha cha Lavigny đối xứng với phòng bà Leidner, cha được dành một phòng rộng hơn, vừa làm chỗ ngủ, vừa làm nơi đọc các bia và văn bản cổ.
Ở góc này có một thang gác trèo lên sân thượng. Phía Tây có nhà bếp, rồi đến bốn phòng nhỏ của bốn người: Carey, Emmott, Reiter và Coleman.
Ở góc phía Tây, xưởng ảnh và buồng tối thông nhau, rồi đến phòng thí nghiệm.
Ở chính giữa mặt phía Bắc, mở ra lối vào duy nhất; có một cổng vòm lớn mà chúng tôi đã qua. Phía bên ngoài, ta nhìn thấy khu nhà ở của người phục vụ bản xứ, trạm gác có lính canh và chuồng ngựa. Bên phải lối vào, phòng vẽ của kiến trúc sư chiếm một phần lớn của mặt Bắc.
Tôi đã mô tả hơi tỷ mỉ sơ đồ khu nhà để sau này khỏi phải nói lại nữa.
Như đã nói, bà Leidner đích thân dẫn tôi đi thăm các nơi rồi đưa về phòng riêng, bà hy vọng nó sẽ có đủ tiện nghi cần thiết.
Đồ đạc gồm: giường, tủ đứng, một bàn soi gương và một ghế bành, tuy đơn sơ nhưng dáng vẻ dễ chịu.
- Trước mỗi bữa ăn, người phục vụ sẽ mang nước nóng đến cho cô… Và tất nhiên, cả mỗi sáng sớm. Còn lúc nào khác mà cô cần, cô cứ ra sân, vỗ tay, thấy tên bồi đến, cô nói: “Jim mai har”. Cô nhớ được chứ?
Tôi gật đầu và ngắc ngứ lại câu nói.
- Tốt. Nhưng phải hét thật to. Nói giọng bình thường, dân Arập không chịu hiểu đâu.
Bà Leidner ngó qua xô nước, chậu rửa mặt, bánh xà phòng, nói:
- Ở đây, mong rằng không bao giờ cô buồn chán.
- Cuộc đời ngắn ngủi, tôi không bao giờ thấy chán – tôi đáp.
Không nói gì, bà tiếp tục lơ đãng mó máy các vật trên bàn rửa mặt.
Đột nhiên, bà chăm chăm nhìn tôi bằng đôi mắt tím thẫm:
- Nhà tôi đã nói gì với cô rồi?
Trong nghề của tôi, với những câu hỏi loại này, chỉ có một cách trả lời. Tôi đáp một cách thản nhiên:
- Theo tôi hiểu, bà mắc chứng suy nhược nhẹ, và cần có người làm bạn với bà, giúp bà tránh mọi ưu phiền.
Bà trầm ngâm nghiêng đầu:
- Quả thật, có cô tôi cảm thấy nhẹ nhõm.
Câu nói đó có phần khó hiểu, song tôi chưa muốn đi sâu.
- Tôi mong bà sẽ chỉ cho tôi những việc cần làm trong nhà này, đừng để tôi phải nhàn cư.
- Cảm ơn cô y tá.
Rồi bà ngồi lên giường và đặt ra rất nhiều câu hỏi, làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi nhấn mạnh “rất ngạc nhiên”, vì ngay từ phút đầu nhìn bà, tôi đã thấy bà là một phu nhân cao sang. Mà theo tôi, người cao sang thường tránh không hỏi chuyện riêng tư của người khác.
Nhưng bà Leidner lại muốn biết rất nhiều chi tiết về tôi: tôi đã học ở đâu, học bao lâu, tại sao lại đến Trung Đông, tại sao bác sĩ Reilly giới thiệu tôi với chồng bà. Tôi đã sang Mỹ bao giờ chưa, ở đó có gia đình không. Bà còn hỏi tôi hai ba câu khác lúc đó tôi cho là vô nghĩa, sau này mới hiểu hết ý nghĩa.
Đột nhiên, bà thay đổi thái độ, mặt tươi lên, cười rạng rỡ. Bằng giọng nhẹ nhàng, bà khẳng định rất mừng là tôi đã đến, có tôi bà phấn khởi lên nhiều. Rồi bà đứng dậy, nói thêm:
- Cô có muốn lên sân thượng ngắm mặt trời lặn? Giờ này cảnh hoàng hôn rất đẹp.
Tôi đồng ý. Lúc ra khỏi phòng, bà hỏi:
- Trên tầu đi Baghdad, có nhiều hành khách không?
Tôi đáp không để ý thấy ai đặc biệt, trừ hai người Pháp gặp ở toa ăn và một nhóm ba đàn ông, nghe họ nói chuyện với nhau thì biết họ làm ngành dầu mỏ.
Bà gật đầu, thở dài nhẹ nhõm.
Chúng tôi cùng đi lên sân thượng.
Bà Mercado đã có mặt ở đó, ngồi trên lan can, và giáo sư Leidner đang cúi xuống ngắm nghía những viên đá, những mảnh gốm mới đào. Có cả đống những hòn đá lớn mà ông gọi là cối, chày, rìu và vật dụng khác. Bà Mercado gọi:
- Các vị hãy lên đây! Nhìn xem có đẹp tuyệt không?
Quả là đẹp. Xa xa là thành phố Hassanieh, mặt trời lặn phía sau tạo ra một cảnh thần tiên, và sông Tigre chảy giữa hai bờ rộng rãi như một dòng nước trong mơ.
- Đẹp quá nhỉ, phải không anh Eric? - Bà Leidner nói.
Giáo sư ngẩng đầu, mắt nhìn ra cõi xa xăm, lẩm bẩm một cách ơ thờ: “Phải, đẹp, đẹp”, rồi lại chúi đầu vào đống cổ vật.
Bà Leidner cười:
- Dân khảo cổ chỉ nghĩ đến những gì có dưới chân họ. Với họ coi như không có trời.
Bà Mercado cười gằn:
- Ồ! Họ sẽ là những người kỳ quặc. Cô Leatheran ạ, rồi cô sẽ thấy - Ngừng một lát, bà ta nói tiếp - Chúng tôi rất mừng là cô đã đến. Chúng tôi đều lo lắng về tình trạng sức khỏe của bà Leidner!
- Đâu đến nỗi vậy! - bà Leidner kêu lên, vẻ không vui.
- Có! Cô y tá ơi, bà ốm thật đấy, và đôi lần làm chúng tôi sợ chết khiếp. Có người bảo: “Ồ! Đó chỉ là vấn đề thần kinh!” Vâng, thế thần kinh mà không quan trọng à, phải không cô?
Bà Leidner đáp bằng giọng sẵng:
- Từ giờ các người không phải lo cho tôi nữa. Đã có cô y tá đến đây rồi.
- Vâng, tôi sẽ xin hết sức - Tôi vội vã đáp.
- Tôi tin là sẽ có kết quả tích cực - Bà Mercado tiếp tục - Tất cả chúng tôi đều khuyên bà nên đi khám bác sĩ, hoặc phải làm một cái gì đó. Hệ thần kinh bà bị suy yếu nghiêm trọng, có phải không nào, bà Louise?
- Vâng, suy yếu đến mức làm các người bực mình - Bà Leidner nói - Thôi ta nói sang chuyện khác, đừng nhắc đến bệnh tật của tôi nữa.
Lúc này tôi nhận thấy bà Leidner thuộc loại phụ nữ rất dễ gây ác cảm. Giọng của bà ngạo mạn, lạnh lùng - tôi rất thông cảm với bà - khiến đối má bà Mercado nóng đỏ lên. Bà ta nói lại vài lời lí nhí, nhưng bà Leidner đã đứng lên đi ra chỗ chồng ở đứng đầu kia sân thượng. Chắc ông không nghe tiếng bà đi tới, vì khi bà đặt tay lên vai ông, ông quay ngoắt lại như giật mình, dò hỏi.
Bà Leidner gật đầu ra hiệu, rồi nắm cánh tay ông đưa ra cầu thang, và cả hai cùng đi xuống.
- Ông ta rất chiều vợ, cô thấy không? – bà Mercado nói.
- Đúng - tôi đáp - như thế là tốt.
Bà nhìn tôi như cật vấn, nói nhỏ:
- Theo cô thì bà ấy đau gì?
- Ồ! Không nghiêm trọng… có vẻ như suy nhược thần kinh nhẹ.
Bà Mercado vẫn nhìn xoáy vào tôi:
- Cô chuyên chăm sóc những người bệnh thần kinh?
- Không? Tại sao bà hỏi vậy?
Sau một lát, bà lại hỏi:
- Cô không biết bà này bất bình thường đến mức nào ư? Giáo sư Leidner chưa nói gì với cô?
Tôi chúa ghét chuyện ngồi lê đôi mách liên quan đến bệnh nhân. Mặt khác, qua kinh nghiệm, tôi biết rất khó moi sự thật từ miệng những người thân, và chừng nào chưa nắm được nguyên nhân căn bệnh, thì không thể điều trị hiệu quả. Tất nhiên nếu thày thuốc theo sát bệnh nhân thì khác. Ông ta sẽ cho những chỉ dẫn cần thiết. Song nay không có nhà chuyên môn nào theo dõi bà Leidner. Bác sĩ Reilly không được chính thức trao trách nhiệm, và không có gì đảm bảo là giáo sư Leidner đã nói hết với tôi sự thật về tình hình sức khỏe của vợ. Thông thường các ông chồng tỏ ra kín đáo trong trường hợp này, và như vậy là đúng. Tuy nhiên, nếu có thông tin đầy đủ, tôi sẽ giúp được người bệnh tốt hơn. Bà Mercado, vốn có cái lưỡi ác độc, lại nóng lòng muốn nói. Phần tôi, xét cả về mặt con người và chuyên môn, tôi cũng muốn nghe xem bà ta nói gì. Vậy xin hãy thứ lỗi cho tôi, nếu tôi tỏ ra tò mò.
Tôi nói:
- Nghe nói thời gian gần đây bà Leidner không bình thường lắm?
- Bình thường? - Bà Leidner cười gằn - A! không. Bà làm chúng tôi chết khiếp vì sợ. Một đêm bà nghe có tiếng gõ cửa sổ, và nhìn thấy một bàn tay mà không có cánh tay. Lần khác, bà nói thấy một khuôn mặt vàng ệch áp vào cửa kính phòng bà, đến lúc bà chạy ra thì không thấy gì hết. Bảo thế thì ai mà chẳng khiếp?
- Hay là có ai tinh nghịch?
- Không. Chẳng qua là do bà tưởng tượng hết! Đây này, cách đây ba hôm, vào giờ ăn trưa, bọn trẻ trong làng, cách đây tới một cây số, đốt pháo chơi. Thế là bà ta chồm lên khỏi ghế, kêu ầm lên như con điên. Ông Leidner vội chạy ra ôm lấy dỗ dành, đến là buồn cười. Theo tôi, làm thế chỉ càng khuyến khích bà ta thích lên cơn điên loạn. Không nên khoan dung với những loại ảo giác ấy.
- Tất nhiên, nếu đó chỉ là ảo giác.
- Thế cô cho nó là cái gì?
Không thể nói gì hơn, tôi đành im lặng. Những chuyện về bà Mercado kể làm tôi suy nghĩ nhiều. Bỏ qua câu chuyện kêu hét khi tiếng pháo, tôi chú ý đến khuôn mặt và bàn tay ma quái. Chỉ có hai cách giải thích: một là bà Leidner có tình bịa ra như một đứa trẻ thích nói rối để làm ra bộ quan trọng, hai là, như tôi đã nghĩ, chỉ là một trò đùa tàn ác, loại đùa mà một anh chàng ba hoa như Coleman có thể tiến hành. Tôi quyết định phải theo dõi chặt anh ta. Cứ đùa quái ác như thế, có thể dẫn đến một người từ chỗ yếu thần kinh đi đến điên thật sự.
Bà Mercado lại hỏi:
- Cô có thấy bà ta có những bộ điệu rất lãng mạn không? Đàn bà loại ấy rất lắm chuyện…
- Bà ấy có lắm chuyện thật ư?
- Ông chồng đầu tiên chết trong chiến tranh lúc bà mới hai mươi tuổi. Phải chăng là một bước mở đầu thống thiết không nào?
- Ta không nên gán chuyện này vào chuyện nọ - Tôi sẵng giọng.
- Ồ! Cô nhận xét kỳ lạ quá.
- Lạ kỳ, nhưng đúng.
Trời đã tối, tôi đề nghị đi xuống. Bà Mercado đồng ý và mời tôi vào thăm phòng thí nghiệm.
- Chồng tôi đang làm việc trong đó - bà nói.
Chúng tôi vào một phòng có đèn sáng, nhưng chẳng có ai. Bà Mercado chỉ tôi xem những dụng cụ dùng để kiểm tra các đồ uống bằng phản ứng hóa học, rồi những khúc hài cốt được phủ một lớp sáp.
- Quái, ông Joseph nhà tôi đi đâu nhỉ? - bà Mercado thốt lên.
Bà liếc nhìn sang phòng vẽ, Carey đang làm việc ở đó. Chúng tôi bước vào, ông ta chẳng buồn ngẩng mặt lên, và tôi để ý thấy nét mặt ông ta vô cùng mệt mỏi. Một ý nghĩ nẩy trong óc tôi: “Ông này kiệt sức rồi, không thể làm thế này mãi”. Và tôi nhớ một người khác đã nói ra một ý nghĩ giống tôi.
Lúc ra đi, tôi quay đầu lại để nhìn ông ta lần nữa. Ông ta mắm môi, cúi đầu trên trang giấy, trông hệt một “đầu người chết”, toàn những xương. Có thể chỉ là tôi tưởng tượng, nhưng ông có dáng dấp một hiệp sĩ thời xưa đi ra chiến trận và biết chắc mình sẽ tử nạn.
Hóa ra ông Mercado đang ở trong phòng chung. Ông đang giảng giải cho bà Leidner một phương pháp khoa học mới, bà này ngồi ghế vừa nghe vừa thêu hoa trên lụa. Lần nữa tôi lại ngạc nhiên vì vẻ mong manh, thanh khiết của bà. Cứ như nhân vật trong truyện thần tiên, không phải người bằng xương bằng thịt.
Bà Mercado cất tiếng the thé:
- A! Anh Joseph đây rồi. Bọn này cứ tưởng anh ở trong phòng thí nghiệm.
Ông Mercado giật mình, luống cuống, đường như bà vợ vào phá tan cảnh êm đềm. Ông ấp úng:
- Tôi… tôi phải đi. Tôi đang nói đến chỗ… đến chỗ…
Ông không nói hết câu, đi ra cửa. Bà Leidner nói với theo, giọng nhẹ nhàng, hơi kéo dài:
- Lần khác ông sẽ kể nốt. Hay quá.
Bà nhìn chúng tôi, cười hiền hậu nhưng lảng tránh, và lại cúi xuống thêu.
Một lát sau, bà nói:
- Cô ý tá này, ở kia có nhiều sách hay, cô chọn lấy một cuốn rồi ngồi xuống đây.
Tôi lại giá sách, bà Mercado còn đận đà một lát, rồi bỗng quay ngoắt, đi ra. Lúc bà đi qua mặt tôi, tôi nhận thấy nét mặt bà giận dữ, trông thật đáng ghét.
Bất giác, tôi nhớ lại một số chi tiết mà bà Kelsey nói về bà Leidner. Tôi không thật quan tâm lắm, vì khi tiếp xúc thấy rất có cảm tình với bà Leidner; tuy nhiên, tôi phân vân tự hỏi những chuyện ấy có phần nào sự thật.
Tất nhiên không thể trách cứ bà Leidner, song rõ ràng là cả cô Johnson xấu xí với bà Mercado lắm lời và cực kỳ tầm thường, đều không thể sánh được với bà về mặt quyến rũ. Mà đàn ông thì ở phương trời nào, vẫn là đàn ông.
Ông Mercado không có vẻ gì là người đi chinh phục trái tim phụ nữ, và tôi chắc bà Leidner chẳng để ý gì đến những cử chỉ quan tâm của ông, nhưng bà Mercado lại thấy khó chịu. Tôi nghĩ bà ta quá bi kịch hóa chuyện ấy và rất có thể bày trò hù họa bà Leidner cho bõ tức.
Bà Leidner đang ngồi thêu đó, dáng cao sang, có vẻ không để ý gì những chuyện vặt vãnh. Tôi quan sát bà, nghĩ có nên báo để bà phòng ngừa hay không. Có thể bà không hề biết lòng ghen tuông có thể dẫn đến bạo lực và căm thù, và sự ghen tuông nhiều khi bắt nguồn từ những cái nhỏ nhặt.
Song tôi tự nhủ: “Amy Leatheran ơi, mi là một con ngốc! Bà ta đâu còn trẻ con, đã bốn mươi rồi, ắt có đủ kinh nghiệm chuyện đời”.
Nghĩ thế thôi, nhưng tôi vẫn nghi ngờ. Bà có vẻ trong trắng quá!
Bà ta đã trải đời như thế nào? Tôi biết bà lấy ông Leidner cách đây hai năm và, theo bà Mercado, người chồng trước của bà chết đã hai mươi năm.
Tôi cầm sách ngồi cạnh bà, rồi một lúc sau đi rửa tay chuẩn bị ăn trưa. Bữa ăn rất ngon, nhất là món ca-ri thì không chê vào đâu được. Mọi người tản đi sớm, tôi mừng quá vì đã rất mệt.
Giáo sư Leidner đưa tôi về tận phòng, hỏi xem tôi cần gì không. Ông nhiệt tình bắt tay tôi, hồ hởi:
- Nhà tôi rất quý cô. Tôi rất mừng. Có cảm tưởng, từ giờ mọi việc sẽ tốt đẹp.
Sự phấn khởi của ông có một vẻ gì hơi trẻ con.
Phần tôi, tôi cũng cảm thấy như ông Leidner nói: bà ấy thích tôi, và tôi lấy đó làm vui.
Giường êm, nệm ấm, nhưng tôi không ngủ được. Suốt đêm, tôi bị ám ảnh bởi những giấc mộng.


Được sửa bởi rin_snow ngày 21/6/2013, 10:36; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty21/6/2013, 10:34


Chương 7
NGƯỜI NHÒM QUA CỬA SỔ




 Tôi không hiểu gì về môn khảo cổ, và thú thật là dửng dưng với ngành khoa học này. Theo tôi nghĩ, đi khuấy động giấc ngủ yên của những người và những thành phố đã mất từ bao thế kỷ nay thì thật là vớ vẩn. Cho nên ông Carey nói không sai khi chê tôi là người không có tính khí của một nhà khảo cổ.
Ngay buổi sáng đầu tiên sau hôm tôi tới, ông Carey đề nghị tôi đến thăm cái lâu đài... mà ông đang phục chế sơ đồ. Làm sao ông vẽ lại được một ngôi nhà đã thành tro bụi từ lâu, đó là điều tôi không thể hiểu. Tôi nhận lời, thực ra chỉ vì tò mò. Hình như lâu đài này có từ ba nghìn năm trước. Ở cái thời xa xưa ấy mà cũng có lâu đài? Nhưng, bạn có tin được không, rút cục tôi chẳng nhìn thấy gì, chỉ là những ụ bùn lớn. Những bức tường đắp bằng bùn cao sáu mươi phân, là toàn bộ những gì còn lại của lâu đài.
Ông Carey dẫn tôi đi khắp các xó xỉnh, giải thích: đây là sân rồng; kia là các phòng; xa hơn là cầu thang lên lầu. Ở đó cũng có nhiều phòng nữa. Và tôi phân vân tự hỏi: "Làm sao ông ta biết được?". Nhưng vì phép lịch sự, tôi không hỏi. Thật là thất vọng! Bao nhiêu công lao đào bới mà trước mắt tôi chỉ mênh mang là bùn. Chẳng có lấy một viên đá quí, vàng bạc, hay một vật gì đẹp mắt. Nhà của bà dì tôi ở Crickdewood có khi còn để lại những di vật quí hơn!
Ông Carey cho xem xong cái "lâu đài cổ" của ông, liền giao tôi cho cha Lavigny dẫn đi các nơi còn lại. Tôi hơi sờ sợ cái ông cha này, vì là tu sĩ, lại người nước ngoài, tiếng nói ồm ồm. Tuy nhiên ông ta tỏ ra nhã nhặn, tử tế, song những lời thuyết minh của ông hơi mơ hồ. Đến mức tôi không hiểu ông ta có mê say gì cái môn khảo cổ học hơn tôi không!
Sau này bà Leidner cho tôi biết lý do: cha Lavigny chuyên về đọc "thư tịch". Người xưa khắc chữ trên đất sét, và chữ đây là hình tượng, phải người có chuyên môn mới hiểu. Có cả thư tịch là bài vở nhà trường, một bên là bài thầy giáo ra, một bên là đáp án của học sinh. Tôi thấy nghiên cứu những thứ này có vẻ thú vị, mang đậm chất nhân văn.
Cha Lavigny đưa tôi đi khắp hiện trường, chỉ cho xem chỗ nào là đền thờ, lâu đài, chỗ nào là nhà riêng, và có cả di tích một nghĩa địa cổ. Thỉnh thoảng nói xong, cha xoay sang chuyện khác:
- Việc cô đến đây làm tôi không khỏi ngần ngại. Phải chăng tình hình sức khỏe bà Leidner đã thật sự trầm trọng?
- Không có gì lắm đâu - tôi thận trọng, đáp chung chung.
- Bà ta là một người kỳ quặc, theo tôi nguy hiểm nữa!
- Cha nói gì? Nguy hiểm? Về mặt nào?
Ông thong thả lắc đầu:
- Một phụ nữ tai ác, không tim.
- Xin lỗi cha. Cha nghĩ nhầm về tôi rồi.
Ông lại lắc đầu, đáp:
- Biết ngay là cô không hiểu phụ nữ bằng tôi.
Suy nghĩ đó phát ra từ miệng một thầy tu không khỏi làm tôi ngạc nhiên. Có thể ông đã biết nhiều chuyện kín trên đời qua lời xưng tội của con chiên, song tôi cho rằng không phải thầy tu nào cũng được phép nghe lời xưng tội, mà quyền ấy chỉ được giao cho những giáo sĩ nhất định.
- Bà này rất nhẫn tâm, không thương sót ai. Tôi khẳng định thế. Vậy mà, mặc dù có trái tim rắn như đá, bà ta lại luôn sợ hãi. Bà sợ cái gì?
Tôi nghĩ bụng: "Điều đó, thì ai cũng muốn biết!"
Người khác không biết, nhưng chắc chồng bà thì phải biết.
Cha Lavigny bỗng nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Cô không thấy bầu không khí ở đây là kỳ quặc sao? Hay cô cho là tự nhiên?
- Không hoàn toàn tự nhiên. Về mặt vật chất, không có vấn đề gì, song cảm thấy có sự ngượng ngập thế nào.
- Còn tôi ấy à, tôi không thoải mái tí nào. Cứ có cảm giác như sắp xẩy ra chuyện gì bất thường. Ngay giáo sư Leidner cũng ngồi đứng không yên. Ông ấy rộc người đi vì lo lắng.
- Lo sức khỏe của vợ?
- Có thể. Nhưng không phải chỉ thế. Có cái gì bất ổn lơ lửng trên không.
Ông ta nói đúng: chỗ nào cũng có sự lo âu.
Câu chuyện mới đến đấy, vì giáo sư Leidner đã tới. Ông chỉ tôi xem một ngôi mộ trẻ con vừa mới phát hiện: những mẩu xương vụn, một hai cái bình, và những hột nhỏ mà theo giáo sư là những gì còn lại của một chuỗi hạt.
Nhìn những thợ đào đất, tôi cũng thấy vui mắt. Chưa bao giờ tôi trông thấy nhiều người đến thế, như những con rối, vì họ đều mặc quần rộng lùng thùng, đầu trùm vải kín mít như người đau răng. Họ chuyển những sọt đất, vừa chạy đi chạy lại vừa cất tiếng hát, nếu cái điệu ê a kéo dài đó gọi là bài hát. Mắt người nào người nấy đều dữ tợn vì bám đầy bụi, một vài người trông như mù.
Một lát, giáo sư Leidner nói phải về để uống trà trước bữa ăn trưa. Tôi về cùng ông, và trên đường đi, ông kể rất nhiều chuyện. Nghe lời ông giải thích, tôi nhìn mọi thứ với con mắt khác hẳn, hình dung ra nào là phố xá, nào là nhà cửa thời xưa ở đây thế nào. Ông chỉ tôi xem những lò nướng bánh cổ, và cho biết, người Ả rập ngày nay vẫn dùng lò như thế!
Về tới nhà, chúng tôi thấy bà Leidner đã dậy. Trông bà có vẻ khỏe, tươi tỉnh hơn. Trà được bưng lên, và giáo sư Leidner kể cho vợ nghe những gì đã đào bới được trong sáng hôm đó, rồi ông đi tiếp tục làm việc. Bà Leidner rủ tôi ra xem những vật mới đào được. Chúng tôi đi vào phòng lưu trữ cổ vật. Tứ phía ngổn ngang những đồ tạp nham, phần lớn là mảnh vỡ, một số được chắp dán lại. Cứ như ý tôi, những đồ này chỉ đáng vứt vào sọt rác.
- Ôi trời! Tiếc rằng toàn là mảnh vụn! Thế thì giữ làm gì?
Bà Leidner mỉm cười, nói:
- Cô chớ bao giờ nói thế trước mặt ông Eric nhà tôi! Ông ấy quí chúng hơn cả mọi thứ trên đời và một số vật này có tới bẩy nghìn năm tuổi đấy.
Bà nói một số đồ phải đào rất sâu mới thấy. Cách đây hàng ngàn năm, nhiều thứ bị vỡ và được dán lại bằng nhựa, chứng tỏ thời ấy người ta cũng rất quý của cải của họ như ta ngày nay.
- Và bây giờ - bà nói tiếp - cô hãy xem cái này.
Bà lấy một cái hộp ở trên giá, mở ra một con dao găm bằng vàng rất đẹp, cán được nạm nhiều viên đá quý.
Tôi cất lên một tiếng suýt soa.
Bà Leidner bật cười:
- Ai cũng thích vàng, trừ ông chồng tôi!
- Tại sao?
- Tại vì, có vàng thì ông ấy rất tốn tiền. Thợ nào đào được, phải trả họ đúng giá tiền số vàng.
- Ôi! Sao lại thế?
- Đó là thông lệ. Như thế, để tránh khỏi bị thợ lấy mất. Họ lấy không phải vì giá trị khảo cổ mà vì giá trị của vàng. Lấy rồi, họ đúc nó ra, phí của. Trả tiền họ, thì họ nộp đầy đủ.
Bà lấy một cái mâm, đưa tôi ngắm một cái bình bằng vàng xung quanh gắn những hình đầu bò mộng.
Một lần nữa, tôi lại suýt soa thán phục.
- Cô thấy có đẹp không? Báu vật này là từ trong mộ một ông hoàng. Đoàn đã phát hiện nhiều mộ vương giả khác, nhưng báu vật trong đó đã bị cướp sạch. Bình này là cái đẹp nhất. Độc nhất vô nhị trên thế giới.
Bỗng bà Leidner chau mày, đưa bình lên tận mắt nhìn kỹ, lấy ngón tay gãi nhẹ.
- Ồ, lạ chưa! Có một vết sáp. Có người nào đó đã cầm nến đến đây.
Bà gẩy bỏ mảnh sáp ra, để bình vào chỗ cũ.
Rồi bà giới thiệu những tượng nhỏ bằng đất nung, phần lớn tạc hình những người lõa lồ. Người xưa mà cũng dâm đãng gớm.
Nhìn ra ngoài hiên, chúng tôi trông thấy bà Mercado, đang ngồi đánh móng tay. Giơ bàn tay thẳng trước mặt, bà ngắm nghía nước sơn óng ánh. Riêng tôi chúa ghét cái màu đỏ da cam ấy.
Bà Leidner lấy một cái liễn bị vỡ làm nhiều mảnh, mang ra để dán lại. Tôi nhìn bà làm một lúc rồi cũng giúp bà một tay.
- Tốt quá! Còn rất nhiều thứ phải dán lại.
Bà lấy ra một lô đồ vỡ, chúng tôi cùng ngồi làm. Tôi quen tay ngay, nên được bà khen.
- Phải rồi, y tá phải khéo tay thế mới đúng.
- Cả nhà bận bịu quá nhỉ - bà Mercado kêu - Còn tôi hình như chẳng được việc gì.
- Bà thích ngồi không thì cứ việc - Bà Leidner thủng thỉnh nói.
Mọi người vào ăn trưa, ăn xong, giáo sư Leidner và bà Mercado dùng axít cạo sạch một số cổ vật. Nhờ thế mà chiếc lọ hiện nguyên hình với màu tươi rói, cùng những hoa văn đẹp, cứ như có phép màu.
Các ông Carey và Coleman trở ra hiện trường, còn ông Reiter đi vào phòng ảnh. Giáo sư Leidner hỏi vợ:
- Mình định làm gì bây giờ? Đi nằm một chút nhé?
Bà Leidner có thói quen nghỉ trưa sau khi ăn.
- Em sẽ nằm nghỉ một tiếng. Sau đó sẽ đi dạo.
- Tốt. Vậy cô Leatherean sẽ đi cùng nhé.
- Xin rất vui lòng - tôi vội đáp.
- Không, không, cảm ơn. Tôi thích đi một mình. Tôi không muốn cô ý tá lúc nào cũng phải theo tôi từng bước.
- Bà đừng nghĩ rằng tôi ngại đi…
- Thật tình, tôi thích đi dạo chơi một mình - bà Leidner nhấn mạnh một cách kiên quyết - Đôi lúc cũng phải ở một mình, thậm chí còn là cần thiết.
Tôi không cãi nữa. Tuy nhiên, trên đường về phòng riêng, tôi lấy làm lạ là bà Leidner, vốn luôn hoảng sợ vu vơ, lại thích đi chơi một mình, không ai bảo vệ.
Vào lúc ba giờ rưỡi chiều, tôi từ trong phòng đi ra, thấy một đứa trẻ đang lau rửa các đồ gốm trong chiếc chậu đồng. Ông Emmott ngồi cạnh, đỡ lấy từng cái. Tôi vừa đi về phía họ, thì bà Leidner trở về qua cái cổng vòm, dáng bộ nhanh nhẹn, đôi mắt long lanh. Bà có vẻ hoàn toàn vui vẻ thư thái.
Giáo sư Liedner từ phòng thí nghiệm đi ra, tiến về phía vợ và đưa bà xem một chiếc mâm to trang trí hình sừng bò:
- Các lớp đất tiền sử rất giàu cổ vật, hứa hẹn một mùa bội thu. Ngay từ đầu đã phát hiện ra ngôi mộ đó, là điềm tốt. Chỉ cha Lavigny là ế ẩm. Đến giờ chưa đào được thư tịch nào.
- Nhưng những bản đã đưa cho ông ta, ông ta đã khai thác gì đâu - bà Leidner sẵng giọng - Ông ta có thể là một nhà nghiên cứu thư tịch lỗi lạc, song theo tôi ông ta đồng thời là một kẻ đại lãn. Chiều nào cũng ngủ khì.
Giáo sư Leidner thở dài:
- Tiếc là không có ông Byrd. Lão thầy tu này ró vẻ không chính thống lắm, dù tôi không am hiểu về chuyên ngành này. Một, hai bản dịch của ông ta, tôi xem thấy lạ, không biết có chính xác không. Dù sao, đó là trách nhiệm của ông ta.
Sau bữa trà buổi chiều, bà Leidner hỏi tôi có muốn đi chơi ra phía sông không. Có lẽ bà e ngại việc không để tôi cùng đi lúc trước đó làm tôi phật ý chăng.
Để chứng tỏ tôi không hề để tâm việc ấy, tôi hăm hở nhận lời.
Buổi chiều trời đẹp. Chúng tôi đi qua những cánh đồng lúa, những vườn cây nở hoa, tới bờ sông Tigre. Ngay phía bên trái, nhìn thấy công trường khai quật với cơ man là thợ, họ vẫn ê a điệu hát trầm buồn. Phía bên phải, là một guồng nước cao, to vừa quay vừa phát ra tiếng cót két thoạt đầu gây khó chịu, nhưng nghe mãi cũng quen tai. Phía xa sau guồng nước, là xóm làng nơi phần lớn thợ đấu cư trú.
- Cảnh cũng đẹp đấy chứ, phải không cô y tá? - bà Leidner hỏi.
- Vâng, thật êm ả. Không ngờ ta đang ở xa mọi thứ.
- Xa hẳn mọi thứ... - bà Leidner lặp lại - Thật vậy, ở đây ít nhất cũng cảm thấy an toàn tuyệt đối.
Tôi đưa mắt nhìn bà thật nhanh, song có lẽ bà vẫn nói một mình, không hề hay biết là vừa diễn tả ý nghĩ nẩy trong đầu óc.
Chúng tôi thong thả quay về nhà.
Đột nhiên, bà Leidner túm chặt tay tôi, làm tôi suýt kêu lên vì đau.
- Ai kia, cô? Hắn đang làm gì kìa?
Một người đang đứng trước chúng tôi một quãng, ở chỗ con đường ngoặt vào nhà. Hắn mặc âu phục, và đang kiễng chân, cố nhòm vào trong một cửa sổ.
Rồi hắn đảo mắt nhìn quanh, trông thấy chúng tôi và bước đi về phía công trường. Ngón tay bà Leidner níu chặt lấy cánh tay tôi, bà kêu khẽ:
- Cô y tá, cô y tá!
- Bà cứ yên tâm, không có gì đâu - tôi an ủi.
Người nọ tiếp tục đi qua mặt chúng tôi. Đó là một người dân Irắc. Nhìn hắn đi qua, bà Leidner thở phào:
- Ồ! Chỉ là người bản xứ.
Chúng tôi tiếp tục đi. Vừa đi, tôi vừa liếc nhìn các cửa sổ. Không những có chấn song, cửa đều xây ở độ cao khiến rất khó nhòm vào: thật vậy, mặt đất ở chỗ này thấp hơn mặt sân bên trong.
- Chắc chỉ là một kẻ tò mò - tôi nói.
Bà Leidner gật đầu đồng ý:
- Thế mà lúc đó tôi đã ngờ...
Bà ngừng bặt.
Tôi nghĩ bụng: "Bà ngờ cái gì? Lạ thật. Bà có thể ngờ vực chuyện gì vậy?"
Dù sao, đã có một điều chắc chắn: bà sợ một con người nào đó, bằng xương, bằng thịt.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:02

Chương 8


BÁO ĐỘNG LÚC NỬA ĐÊM




   Thật khó sắp xếp lại các sự việc xẩy ra trong tuần lễ đầu tôi ở Tell Yarimjah.
Nay có một chút thời gian lùi xa và dưới ánh sáng những điều biết được từ đó, tôi mới hiểu được một số tiểu tiết mà hồi ấy tôi không để ý.
Nhưng để cho chuyện kể chính xác hơn, tôi thấy cần trở lại đắm mình vào bầu không khí đầy nghi kỵ, bất ổn bao trùm lên tôi hồi đó.
Một điều chắc chắn: sự căng thẳng, ngượng ngập trong đó chúng tôi đang sống là có thật; không do ai tưởng tượng ra. Ngay Bill Coleman, con người lì lợm cũng thường xuyên ám chỉ điều đó. Tôi thấy anh ta nói nhiều lần:
- Tất cả họ làm tôi đứng ngồi không yên. Lúc nào họ cũng lầm lũi như thế sao?
Đó là lời anh ta nói với David Emmott, người đồng nghiệp. Tay Emmott này trông rất có cảm tình, ít nói nhưng không khó chịu. Giữa những con rối suốt ngày nghi kỵ lẫn nhau, thì vẻ trung thực điềm đạm của anh làm ta yên tâm.
- Không - Emmott đáp lời Coleman - Năm ngoái, không khí hoàn toàn khác.
Nhưng anh ta không nói gì thêm nữa. Coleman vẫn càu nhàu:
- Tôi thật không hiểu có chuyện gì.
Emmott chỉ nhún vai, không đáp.
Tôi có một cuộc nói chuyện khá bổ ích với cô Johnson. Tôi rất quý cô, một con người có khả năng, thông minh và thực tế. Hiển nhiên dưới mắt cô, giáo sư Leldner là một thần tượng.
Dịp chuyện trò đó, cô kể cuộc đời của giáo sư cho tôi nghe. Cô biết rõ những nơi ông đã khai quật, và kết quả ra sao. Tôi đồ là cô có thể đọc thuộc lòng nhiều đoạn trong các công trình của ông. Cô nói, ông là nhà khảo cổ lỗi lạc nhất thời đại.
- Và tính tình ông giản dị biết bao, không màng gì những chuyện vặt trên đời! Không một chút kiêu ngạo. Chỉ là người không tầm thường mới khiêm tốn đến thế.
- Đúng vậy, người có chân giá trị càng không cần tự đề cao.
- Và tính ông rất vui vẻ nữa! Những hồi đầu về đây, Richard Carey và tôi rất thích. Chúng tôi hợp thành một bọn rất vô tư. Richard Carey đã từng làm việc với ông Leidner ở Palestine, hai người thân nhau từ chục năm nay. Còn tôi, tôi biết ông được bảy năm.
- Ông Carey trông thật tuấn tú! - tôi nói.
- Phải, không tồi - cô Johnson đáp gọn.
- Nhưng theo tôi, ông ấy ít nói quá.
- Trước đây không thế đâu - cô Johnson vội đáp - Chỉ từ khi…
Cô ngừng bặt-.
- Từ khi làm sao?
- Ồ! Ngày nay nhiều thứ đã thay đổi - cô nhún vai nói tiếp.
Tôi không gặng hỏi thêm, hy vọng cô sẽ kể tiếp. Và cô nói tiếp thật, hơi cười cười như để làm giảm nhẹ những nhận xét của mình:
- Có lẽ tôi hơi cổ hủ, nhưng tôi cho rằng khi vợ một nhà khảo cổ không say mê với công việc của chồng thì tốt nhất là đừng theo chồng đi đến nơi làm việc. Có mặt chỉ gây va chạm, rắc rối.
- Bà Mercado... - tôi gợi ý.
Cô Johnson giơ tay gạt như dẹp ý tôi sang một bên:
- Ồ! Mụ ấy! Tôi nghĩ, là nghĩ về bà Leidner. Bà ấy dễ thương nên ta hiểu vì sao ông rất chiều bà. Nhưng chỗ của bà không phải ở đây. Bà chỉ gây mâu thuẫn.
Vậy là cô Johnson, giống bà Kelsey, cũng quy trách nhiệm cho bà Leidner đã gây nên bầu không khí căng thẳng giữa các thành viên của đoàn khảo cổ. Nhưng, thế thì giải thích làm sao những cơn hoảng loạn thần kinh của bà Leidner?
Cô Johnson tiếp:
- Giáo sư mất quá nhiều tâm trí vì vợ. Có thể nói, cứ như một con chó trung thành và ghen tuông. Tôi thật buồn thấy ông ngày càng mệt mỏi, rầu rĩ. Lẽ ra phải toàn tâm toàn ý vào khoa học, đừng để bị phân tâm vì vợ và những nỗi lo sợ vớ vẩn của bà ta! Nếu sợ cái xứ khỉ ho cò gáy này, sao bà không cứ ở bên Mỹ? Tôi không chịu nổi những người đã tự nguyện đi xa, nhưng ra đến nước ngoài là đủ toàn kêu ca, phàn nàn.
Như sợ đã quá lời, cô vội nói rút lại:
- Tất nhiên, tôi thực lòng kính phục bà ấy. Một phụ nữ cực kỳ xinh đẹp, nếu để ý xử sự sẽ khiến ai cũng phải yêu quí.
Cuộc trò chuyện chấm dứt ở đây.
Tôi nghĩ bụng, vẫn là câu chuyện muôn thuở: hễ phụ nữ sống với nhau là sự ganh ghét luôn len vào. Hiển nhiên là cô Johnson ganh ghét với vợ thủ trưởng (điều này nằm trong quy luật tự nhiên), và tôi không nhầm khi khẳng định là bà Mercado cũng rất ghét bà Leidner.
Sheila Reilly cũng không ưa gì bà Leidner. Cô ta đến công trường nhiều lần: một lần đi ô tô, hai lần khác cưỡi ngựa, có một kỵ sĩ trẻ đi cùng. Thâm tâm tôi lại cứ nghĩ cô có cảm tình với Emmott, chàng trai Mỹ ít nói. Khi anh làm việc ở hiện trường, cô thường đứng bên chuyện trò có vẻ mê say.
Một hôm, lúc ăn trưa, bà Leidner buông ra một nhận xét, theo tôi, không hợp lúc. Bà vừa cười gằn vừa nói:
- Cái cô Reilly cứ chạy theo David hoài, đuổi theo đến tận công trường. Con gái hiện đại thời này đến là ngốc!
David Emmott làm như không nghe thấy, nhưng hai má anh ta đỏ ửng. Anh ngước mắt nhìn thẳng vào bà Leidner như thách thức. Bà mỉm cười, quay mặt đi.
Cha Lavigny lí nhí mấy tiếng, nhưng khi tôi đề nghị ông nhắc lại, ông lắc đầu, im lặng.
Chiều hôm đó, Coleman bảo tôi:
- Sự thật là lúc đầu tôi không ưa bà Leidner lắm. Mỗi lần tôi mở miệng nói gì đều bị bà ta chẹn họng. Bây giờ hiểu tính bà hơn, tôi phải công nhận không có phụ nữ nào tốt hơn bà. Có thể tâm sự cởi mở với bà, ngồi với bà là mình tuôn ra đủ mọi chuyện. Bà ghét cay ghét đẳng con bé Sheila Reilly. Nên không lạ là Sheila cũng chẳng vừa, đối xử thô lỗ với bà. Con bé ấy không biết gì là lịch sự, tính tình khó chịu!
Tôi tin lời Coleman. Bác sĩ Reilly quá nuông chiều con gái.
- Tất nhiên, con bé hơi giương giương tự đắc, vì nó là đứa con gái trẻ nhất ở đây, nhưng không vì thế mà được phép coi bà Leidner như bà già. Bà Leidner không còn trẻ, đành thế, nhưng, vẫn cực kỳ duyên dáng! Có thể ví như nữ thần xuất hiện từ đồng lầy giữa ma trơi và làm ai nấy mê mệt. Con bé Sheila còn lâu mới bén gót!
Tôi chỉ nhớ thêm hai sự việc khác đáng chú ý.
Một hôm tôi đến phòng thí nghiệm để lấy a-xê-tôn rửa tay cho khỏi chất đất dính khi tôi dán đồ gốm. Ông Mercado ngồi ở một góc, ngả đầu lên tay, tựa như ngủ. Tôi cầm lọ hóa chất, mang đi.
Ngay tối hôm ấy, bà Mercado vớ lấy tôi, hỏi:
- Cô lấy lọ a-xê-tôn trong phòng thí nghiệm, phải không?
Tôi rất ngạc nhiên, song cũng đáp:
- Phải, tôi lấy.
- Chắc cô phải biết là trong phòng cổ vật, bao giờ cũng có một lọ như thế!
Giọng nói bà ta có vẻ giận dữ.
- Thế à? Bây giờ tôi mới biết.
- Cô mà lại không biết. Cô đến đây chỉ để dò xét mọi người. Còn lạ gì y tá bệnh viện!
Tôi nhìn thẳng bà ta, đàng hoàng nói lại:
- Thưa bà Mercado, không hiểu bà định ám chỉ cái gì. Tôi đến đây không phải để dò xét ai hết.
- Ồ! Không, tất nhiên! Vậy cô tưởng tôi không biết lý do sự có mặt của cô trong cái nhà này?
Trong chốc lát, tôi nghĩ bà này say rượu. Tôi bỏ đi không nói nữa, nhưng dù sao đó cũng là một việc lạ lùng.
Một chuyện khác xảy ra, có vẻ vặt vãnh hơn. Tôi cầm một mẩu bánh nhử con chó con. Chó Ả rập vốn hiền lành, nó tưởng tôi muốn làm gì hại nó, nó bỏ đi và tôi chạy theo ra ngoài. Tôi vừa qua cửa vòm thì đụng đầu với cha Lavigny đang đứng nói chuyện với một người. Nhác nhìn qua, tôi nhận ngay ra đó là người mà bà Leidner và tôi đã bắt gặp định nhòm vào cửa sổ.
Tôi xin lỗi, và cha Lavigny mỉm cười, từ biệt người nọ rồi cùng tôi về nhà.
- Cô có biết tôi chán thế nào không? Tôi chuyên nghiên cứu ngôn ngữ phương đông, vậy mà ở đây không người thợ nào hiểu tôi cả. Vì thế, tôi tập nói tiếng Ả rập với người mà cô vừa gặp. Hắn là người thành phố, hy vọng hắn sẽ nghe được tôi nói. Tiếc thay, kết quả không có gì khích lệ. Ông Leidner cho là tại tôi dùng tiếng Ả rập quá cổ điển.
Chuyện có thế. Nhưng suy nghĩ lại, tôi thấy lạ là vẫn cái người Irắc ấy lởn vởn quanh nhà.
Và đêm hôm đó, chúng tôi bị một mẻ sợ chết khiếp.
Lúc đó khoảng hai giờ sáng. Như mọi y tá chính cống, tôi rất tỉnh ngủ. Tôi vừa thức giấc và ngồi dậy trên giường, thì cửa mở.
- Y tá! Cô y tá!
Giọng bà Leidner, khẽ khàng, hối hả.
Tôi đánh que diêm, thắp nến. Bà Leidner trong bộ quần áo ngủ, đứng giữa khung cửa, nét mặt kinh hoàng.
- Có người, có người trong phòng cạnh phòng tôi. Tôi nghe tiếng nó gãi gãi lên tường.
Tôi nhẩy xuống giường, đến bên bà:
- Bà đừng sợ, có tôi đây.
- Gọi ông Eric cho tôi! - bà thều thào.
Tôi chạy ra gõ cửa phòng ông Leidner. Một phút sau, ông tới. Bà Leidner đang ngồi trên giường tôi, hổn hển vì xúc động.
- Tôi nghe thấy - bà lặp lại- Tôi nghe thấy... tiếng gãi lên tường.
- Người nào trong phòng cổ vật ư? - ông Leidner hỏi.
Ông chạy lao ra ngoài. Trong một loáng, tôi thấy hai cách phản ứng khác nhau của hai người: sự hốt hoảng của bà Leidner hoàn toàn có tính cá nhân, còn giáo sư nghĩ ngay đến những vật báu của mình.
- Phòng cổ vật! - bà Leidner thốt lên - Đúng rồi... Thế mà tôi không nghĩ ra!
Bà đứng lên, bảo tôi đi theo. Mọi dấu hiệu hoảng sợ tan biến.
Vào phòng cổ vật, đã thấy giáo sư Leidner và cha Lavigny ở đó. Cha Lavigny cũng nghe thấy tiếng động, đã dậy xem và nói hình như có ánh sáng trong phòng cổ vật. Ông xỏ giầy, vớ chiếc đèn bấm, nhưng không thấy ai, vả lại, cửa phòng này ban đêm luôn khóa kỹ. Trong lúc ông đang soát xem có mất cái gì, thì giáo sư tới.
Cửa bên ngoài cũng khóa. Anh bảo vệ cam đoan không ai từ ngoài có thể đột nhập; nhưng biết đâu anh chẳng có lúc ngủ gật, nên lời nói đó chẳng chứng minh điều gì. Tuy nhiên, không tìm thấy dấu chân, cũng như dấu vết gì khác, và mọi vật đều y nguyên, không suy xuyển.
Có thể bà Leidner đã hốt hoảng khi nghe tiếng động do cha Lavigny gây ra khi xê xích các hộp trên giá để kiểm tra, vì cha nói nghe tiếng chân sau cửa sổ phòng ông, rồi lại thấy có ánh sáng trong phòng cổ vật.
Những người khác thì không ai nghe gì, thấy gì.
Sự việc này với tôi có hệ quả quan trọng, vì nó thúc đẩy bà Leidner dốc bầu tâm sự.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:04




Chương 9


BÀ LEIDNER KỂ CHUYỆN



  

 Hôm sau, ngay sau bữa trưa, bà Leidner về phòng mình để nghỉ như thường lệ. Tôi đỡ bà lên giường, lót mấy chiếc gối dưới đầu và đưa bà một cuốn sách. Tôi sắp đi ra, thì bà gọi lại:
- Cô y tá đừng đi. Tôi muốn nói chuyện.
Tôi quay trở lại.
- Cô đóng hộ cái cửa.
Tôi làm theo.
Bà đứng dậy, đi đi lại lại trong phòng. Rõ ràng, bà đang suy nghĩ trước khi quyết định, và tôi cứ để yên.
Cuối cùng, sau khi thu hết sức lực, bà quay lại tôi nói:
- Mời cô ngồi.
Tôi ngồi xuống cạnh bàn. Bà run run mở đầu:
- Những chuyện vừa xảy ra, chắc cô lấy làm lạ phải không?
Tôi khẽ gật đầu.
- Vì vậy tôi quyết định nói cho cô rõ... nói hết! Phải có người để thổ lộ, nếu không tôi phát điên mất!
- Thưa bà, được như thế thì rất tốt. Rất khó cho tôi làm nhiệm vụ, nếu tôi không biết sự thật.
Bà dừng bước, nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Cô có biết tôi sợ cái gì?
- Một người!
- Phải... Nhưng tôi không nói sợ ai, mà là cái gì.
Tôi yên lặng, chờ. Bà tiếp:
- Tôi sợ bị ám sát.
- Thật vậy ư? - tôi ngạc nhiên.
Bà phá lên cười... cười... cười đến mức nước mắt ứa ra trên gò má.
- Nào, nào! Xin bà hãy nói nghiêm chỉnh - tôi kiên quyết.
Tôi đẩy bà ngồi xuống ghế, lấy khăn thấm mặt bà.
- Bà hãy bình tĩnh, nói cho tôi biết có chuyện gì.
Những lời ấy có tác dụng làm bà hồi tâm hẳn, nói giọng bình thường:
- Cô đúng là một bà tiên. Ở với cô, tôi lại thấy mình như con trẻ. Tôi sẽ nói hết...
- Thế thì hay quá! Bà cứ thư thả, không đi đâu mà vội.
Bà thong thả kể:
- Năm hai mươi tuổi, tôi lấy chồng là công chức ở một Bộ. Đó là năm 1918.
- Tôi biết. Bà Mercado có nói với tôi. Và ông đã hy sinh trong chiến tranh.
Nhưng bà Leidner lắc đầu:
- Đó là bà ấy tưởng thế... như tất cả mọi người khác. Sự thật lại khác. Hồi đó tôi là một thiếu nữ nhiệt thành, rất yêu nước, đầy lý tưởng. Lấy nhau được vài tháng, tình cờ tôi phát hiện chồng tôi là gián điệp cho nước Đức; tin tức do ông ta cung cấp đã giúp quân Đức đánh chìm một tầu biển Mỹ, chết hàng trăm người. Không biết người khác ở vào địa vị tôi sẽ hành động thế nào, còn tôi thì làm như sau. Tôi báo cáo tất cả sự thật với bố tôi, công chức ở Bộ chiến tranh. Và đúng là Frederick đã chết trong chiến tranh... nhưng là chết ở Mỹ... bị xử bắn vì tội gián điệp.
- Trời! - Tôi kêu lên - Thê thảm vậy sao!
- Phải, thê thảm! Chồng tôi là người rất hiền và yêu vợ. Vậy mà.. Song hồi đó tôi hành động không do dự. Có thể tôi đã sai.
- Thật khó phán xét. Ở những trường hợp như vậy, rất khó xử.
- Chuyện này được giữ kín, ngoài mấy người trên Bộ, không ai biết. Tin chính thức là ông ấy ra mặt trận và hy sinh. Bạn bè, thân quyến đều coi tôi là vợ liệt sĩ.
Giờ bà kể tiếp với giọng chua chát:
- Rất nhiều người muốn lấy tôi, nhưng tôi đều từ chối. Cú sốc quá mạnh, tôi thấy mình không thể tin ai nữa.
- Ở địa vị bà, tôi cũng nghĩ như thế.
- Vài năm sau, tôi gắn bó hơn với một người, còn đang do dự thì một việc lạ xẩy ra. Tôi nhận được một thư nặc danh... của Frederick, dọa sẽ giết nếu tôi đi bước nữa.
- Của Frederick? Người chồng đã chết?
- Phải. Mới đầu, tôi đến phát điên, tự hỏi mình có mê ngủ hay không. Tôi đến hỏi bố. Bố cho biết sự thật: chồng tôi chưa bị xử bắn. Ông ấy trốn khỏi nhà tù, nhưng không ích gì hơn. Vài tuần sau, trong một tai nạn xe lửa trật bánh, người ta thấy xác ông trong số các nạn nhân. Bố tôi giấu không nói tin ông trốn, nhưng nay ông ta đã chết, nên thấy không cần giữ bí mật.
Lá thư ấy đã khơi lại cả vấn đề. Chồng tôi hãy còn sống chăng?
Bố tôi điều tra việc này và tuyên bố cái xác chôn dưới tên Frederick đúng là của Frederick, ít nhất theo những gì xác định được, vì khuôn mặt đã bị biến dạng. Theo ông, Frederick đã chết thật, lá thư kia chỉ là trò đùa ma quái.
Việc đó còn tiếp diễn nữa: cứ mỗi lần định làm lại cuộc đời với ai, tôi lại nhận được thư đe dọa.
- Chính là chữ của chồng bà?
Bà Leidner thong thả đáp:
- Câu hỏi thật khó: tôi không giữ một thư nào của ông trước đây. Chỉ nhớ mang máng.
- Bà có nhận ra trong thư cách nói nào đặc trưng của ông nhà?
- Không. Trong lúc trò chuyện riêng tư, chúng tôi thường dùng những từ thân mật - chỉ hai chúng tôi biết - nếu có trong thư thì tôi đã không còn nghi ngờ.
- Thế đấy. Có vẻ như không phải thư của ông nhà. Nhưng thế thì của ai?
- Frederick có một cậu em trai mười hai tuổi lúc chúng tôi lấy nhau. Cậu rất yêu Frederick, hết lòng vì anh trai. Về sau cậu ta ra sao, tôi không biết. Cậu ta tên là William. Hay là cậu ta thù tôi, cho tôi là người gây ra cái chết của ông anh? Hồi trước, cậu ta đã hay tỏ ra ghen tị với tôi, nay giở trò này để trừng phạt tôi chăng.
- Có thể lắm - tôi nói - Trẻ con chúa hay thù dai.
- Chắc cậu ta quyết tâm trả thù cho anh.
- Xin bà kể tiếp.
- Ồ! không còn nhiều nữa. Ba năm trước đây, tôi quen anh Eric, không có ý định xây dựng gì. Nhưng rồi anh thuyết phục được tôi hết do dự. Cho đến ngày hôm cưới, tôi chờ có thư đe dọa mới, nhưng không có. Tôi cho là kẻ viết thư nặc danh đã chết, hoặc đã nản cái trò độc ác. Hai ngày sau hôm cưới, tôi nhận được cái này.
Bà lấy chiếc cặp da trên bàn, mở khóa, rút ra lá thư đưa tôi.
Mực viết đã hơi nhạt. Chữ viết rất ngả, nét như của phụ nữ.
Bà đã không tuân lời. Bây giờ không thể thoát khỏi số phận. Bà chỉ là của Frederick Bosner mà thôi. Hãy chuẩn bị để chết!
- Tôi rất sợ, nhưng có Eric ở bên, tôi yên tâm. Một tháng sau, lại lá thư thứ hai.
Tôi chưa quên đâu. Đang lập kế hoạch. Bà sẽ chết. Tại sao dám không tuân lời?
- Ông nhà có biết những lời đe dọa này không?
Bà Leidner từ tốn đáp:
- Ông ấy biết. Nhận được lá thư thứ hai, tôi đưa cả hai cho ông xem. Ông ngả về ý cho đây là trò đùa rẻ tiền. Hoặc là kẻ nào cố tung tin chồng trước của tôi còn sống để tống tiền.
Ngừng một lát, bà nói tiếp:
- Vài hôm sau khi nhận lá thư thứ hai, chúng tôi suýt bị chết ngạt. Có kẻ đã vào nhà trong khi chúng tôi ngủ và mở vòi hơi đốt. May mà tôi thức kịp, ngửi thấy mùi lạ. Không thể giấu mãi mọi chuyện, tôi liền kể anh Eric nghe tất cả những sự đe dọa từ nhiều năm trước. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy Frederick thực sự muốn giết tôi.
Eric thì không bi kịch hóa vấn đề như tôi. Anh muốn báo cảnh sát. Tôi kiên quyết không đồng ý. Cuối cùng, tôi quyết định theo anh đến đây, như thế tốt hơn là ở lại London hoặc Paris, hay đi nghỉ hè ở Hoa kỳ.
Đến đây, mọi việc đã khá hơn, tôi đã nguôi nỗi lo. Dù sao, thì khoảng cách giữa tôi và kẻ thù cũng là một nửa trái đất.
Thế rồi cách đây ba tuần, tôi nhận được một phong thư, dán tem Irắc gửi qua bưu điện...
Bà đưa tôi lá thư thứ ba:
Bà tưởng thoát rồi sao. Lầm to. Tôi không cho phép bà phản bội. Đã cảnh cáo nhiều lần rồi: cái chết đã đến gần.
- Còn đây là cái tôi thấy để trên bàn, cách đây một tuần. Thư đặt thẳng vào đây, không cần qua bưu điện.
Tôi cầm lấy mảnh giấy. Chỉ một câu nguệch ngoạc:
Tôi đã tới.
Bà nhìn thẳng vào tôi:
- Lần này, cô hiểu chưa? Hoặc là Frederick... hoặc là thằng em William... nó giết tôi đến nơi.
Giọng bà run lên. Tôi nắm cổ tay bà, nói để an ủi:
- Thôi nào, nào... hãy can đảm! Có chúng tôi canh chừng rồi. Bà có lọ dầu nào không nhỉ?
Bà chỉ lên bàn trang điểm, và tôi lấy dầu xoa cho bà. Đôi má bà hồng hào trở lại.
- Tốt, đỡ rồi - tôi nói.
- Phải, tôi thấy khá hơn. Nhưng, bây giờ cô đã hiểu tại sao tôi hay hốt hoảng? Lúc thấy người đó nhòm qua cửa sổ phòng tôi, tôi nghĩ: hắn đấy. Hôm cô đến, tôi còn ngờ cả cô nữa. Tôi cho cô là đàn ông đóng giả gái.
- Ồ, lại buồn cười thế!
- Đúng, buồn cười thật, nhưng nhỡ cô không phải y tá, mà là người thông đồng với hắn... nhiều khi trí óc tôi rối lên như thế.
Tôi bỗng nẩy ra một ý, hỏi:
- Bây giờ gặp người chồng trước, bà có nhận ra không?
- Không chắc. Bi kịch xảy ra đã hơn mười lăm năm. Mặt mũi ông có thể thay đổi.
Bà rùng mình:
- Một đêm tôi nhìn thấy mặt ông ấy, nhưng là mặt người chết. Tôi nghe có tiếng gõ ở cửa sổ, nhìn ra thấy thấp thoáng một cái đầu lâu nhăn nhó áp vào kính. Tôi hét lên... vậy mà mọi người bảo là không có gì!
Lúc đó tôi liên tưởng đến câu chuyện của bà Mercado.
- Hay là bà mơ ngủ?
- Ồ, không, tôi bảo đảm là thật!
Tôi thì chưa tin. Trong hoàn cảnh bà Leidner, rất dễ lẫn lộn mơ và thật. Nguyên tắc của tôi là không bao giờ nói trái ý người bệnh, vì vậy tôi chỉ cố an ủi, nói nếu có kẻ lạ nào quanh quẩn đâu đây tất sẽ bị mọi người phát hiện.
Bà đã hồi tâm, tôi để bà đó và đi tìm ông Leidner, nói lại những điều bà vợ đã kể. Ông đáp đơn giản:
- Nhà tôi đã tâm sự với cô, thế là tốt. Những trò dọa dẫm đó cũng làm tôi rất bận tâm. Tôi cho rằng cái mặt nhìn thấy ở cửa sổ và tiếng gõ kính đều chỉ là do bà ấy tưởng tượng. Tôi không biết làm thế nào cho bà yên tâm. Cô y tá nghĩ sao?
Tôi trả lời:
- Có thể những bức thư chỉ là một trò đùa ác.
- Đúng. Nhưng biết làm thế nào? Nhà tôi mất trí rồi, có nghe ai.
Tôi cũng cảm thấy như vậy. Tôi ngờ có bàn tay phụ nữ bên trong. Các bức thư là chữ viết phụ nữ. Tôi ngầm nghĩ đến bà Mercado. Giả thử tình cờ bà ta biết được sự thật về người chồng trước của bà Leidner, bà ta rất có thể khủng bố bà này cho bõ ghen tức.
Nghĩ vậy, song tôi không nói với ông Leidner, sợ biết đâu ông lại hiểu lầm.
- Ồ, không có gì đáng bi quan - tôi nói để an ủi - Sau khi nói hết nỗi lo của mình, tôi thấy bà có vẻ nhẹ nhõm.
- Tôi rất mừng là nhà tôi đã trao đổi với cô. Thế là dấu hiệu tốt. Như vậy là nhà tôi tin cậy cô lắm. Chứ còn tôi, tôi đã hết cách.
Hôm sau, ông Coleman phải đi Hassanich để lĩnh lương cho thợ. Đồng thời, ông cũng sẽ chuyển thư từ của chúng tôi cho bưu điện. Chúng tôi viết thư rồi bỏ tất cả vào một hộp gỗ đặt trên gờ cửa sổ phòng ăn. Tối đó, trước khi đi ngủ, Coleman lấy thư, bó lại thành nhiều bó bằng dây cao su.
Đột nhiên, ông ta cất tiếng kêu.
- Chuyện gì thế? - tôi hỏi.
Ông ta chìa cho tôi xem một phong bì, cười:
- Nàng Louise xinh đẹp tâm trí để đâu hết cả? Bà gửi thư này về địa chỉ: phố 42, Paris, Pháp. Paris làm gì có phố 42? Bà ấy lẫn rồi. Nhờ cô vui lòng mang về, bảo bà viết lại địa chỉ nhé? Bà ấy vừa về phòng xong.
Tôi cầm phong bì chạy về phòng bà Leidner. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chữ viết của bà, vậy mà sao thấy nó quen quen.
Nửa đêm, một ý nghĩ vụt lóe trong đầu tôi: chữ viết ấy giống hệt nét chữ trong các thư nặc danh, có điều to hơn, không đều hơn. Biết bao câu hỏi ùa vào óc: có phải bà Leidner tự viết các thư nặc danh? Và ông chồng có tin vào những lời kể của vợ?
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:05




CHƯƠNG 10


BUỔI CHIỀU THỨ BẢY



 
 Bà Leidner nói chuyện với tôi hôm thứ sáu. Sáng thư bảy, bầu không khí trong nhà có vẻ nhẹ nhõm.
Bà Leidner có ý tránh mặt tôi. Tôi không ngạc nhiên, vì đã nhiều lần chứng kiến tâm lý ấy ở các phu nhân thuộc giới thượng lưu. Trong một lúc lai láng, họ bộc bạch tâm sự với mình để rồi hôm sau, gặp mình họ thấy ngượng và tiếc là đã tự buông thả.
Tôi cũng tránh không đả động đến cuộc chuyện trò hôm trước.
Buổi sáng, Coleman lái chiếc xe tải nhỏ đi Hassanich. Bao nhiêu thư từ, ông nhét vào cái túi to. Ngoài việc ra nhà băng rút tiền về trả lương công nhân, ông còn nhận mua giúp các thứ do mọi mười nhờ, nên dự định phải chiều muộn mới về.
Tôi nghịch ngợm nghĩ bụng: có thể ông ta sẽ rủ Shella Reilly đi ăn trưa.
Những chiều lĩnh lương, thiên hạ nghỉ, không ra công trường, vì khi lương về, sẽ phát lúc ba giờ rưỡi.
Cậu bé Abdullah, mà công việc là lau rửa đồ gốm, ngồi ở giữa sân như mọi khi, vừa làm vừa hát líu lo. Giáo sư Leidner và ông Emmott chuẩn bị tiếp tục soạn lại các cổ vật chờ Coleman về, còn ông Carey đi ra nơi khai quật.
Bà Leidner đi về phòng nghỉ. Như thường lệ tôi giúp bà lên giường. Tôi không buồn ngủ, nên vớ một cuốn sách đem về phòng mình, đóng cửa ngồi đọc. Lúc đó khoảng một giờ kém mười lăm, và hai giờ nữa êm ái trôi qua. Tôi đọc cuốn Thần chết trong nhà an dưỡng, một tiểu thuyết đọc rất vui, mặc dù theo tôi tác giả không am hiểu lắm về sinh hoạt ở các nhà nghỉ, ít nhất là tôi chưa từng thấy có chuyện như trong sách, nên định sẽ viết thư để góp ý với tác giả.
Cuối cùng tôi gấp sách, nhìn đồng hồ và ngạc nhiên thấy đã là ba giờ kém hai mươi.
Tôi đứng dậy, sửa sang tóc tai, đi ra sân.
Abdullah vẫn vừa lau chùi, vừa ư ử hát. David Emmott đứng bên, đỡ lấy những lọ đã rửa sạch, còn những mảnh vỡ thì xếp vào hộp để sau này gắn lại. Tôi tiến về phía họ, thì trông thấy giáo sư Leidner từ trên sân thượng đi xuống thang gác, ông rất vui vẻ:
- Chiều nay trời đẹp. Tôi vừa xếp gọn mọi thứ. Bà Louise chắc sẽ vừa lòng. Mấy ngày nay, bà cứ phàn nàn trên ấy ngổn ngang quá, không còn chỗ đi dạo. Để tôi báo cho bà ấy biết.
Ông đi về phòng vợ, gõ cửa rồi vào.
Một hay hai phút sau, ông đã chạy ra. Tôi nhìn phía ấy, và không tin ở mắt mình. Lúc vào ông vui và hồ hởi, thì nay mắt nhớn nhác như người say.
- Y tá! Cô y tá đâu! - Tiếng hét của ông the thé.
Tôi hiểu ngay đã có chuyện bất thường, chạy lại. Mặt ông xám ngoét vì kinh hoàng, tưởng chừng sắp ngất xỉu.
- Vợ tôi! Vợ tôi! Ôi trời ơi!
Tôi gạt ông sang bên, lao vào phòng. Nhìn cảnh tượng bên trong, tôi như nghẹt thở.
Bà Leidner nằm co quắp cạnh giường.
Tôi cúi xuống. Bà đã chết ít nhất được một tiếng. Nguyên nhân thấy rõ, một cú đập mạnh vào trán, ngay trên thái dương phải. Chắc bà vừa nhổm dậy và bị giáng đòn, gục tại chỗ.
Tôi tránh hết sức không đụng vào thi thể, nhìn quanh phòng xem có dấu tích gì không, nhưng mọi thứ dường như vẫn trật tự. Các cửa sổ đều đóng, hung thủ không thể trốn ở đâu. Hiển nhiên hắn đã tếch từ lâu.
Tôi khép cửa lại, đi ra.
Lúc này, giáo sư Leidner đã hoàn toàn mất trí. David Emmott đứng bên ông, đưa mắt nhìn tôi, thầm hỏi.
Tôi kể lại vắn tắt chuyện gì đã xảy ra.
Như tôi đã đánh giá, Emmott là người vững vàng, có thể dựa vào trong lúc nguy nan. Bình tĩnh, tự chủ, ông bảo tôi:
- Phải báo cảnh sát ngay. Bill Coleman chắc sắp về. Còn ông Leidner, ta nên thế nào?
- Ông giúp tôi đưa ông ta về phòng.
Emmott gật đầu:
- Có lẽ ta nên khóa cửa phòng kia đã.
Nói rồi, ông làm, rồi đưa đùa khóa cho tôi:
- Cô giữ lấy.
Chúng tôi cùng dìu ông Leidner vào giường. Ông Emmott đi kiếm chai rượu brandy rồi trở lại cùng cô Johnson. Cô này có vẻ lo lắng, nhưng giữ được bình tĩnh. Tôi giao cô trông ông Leidner.
Tôi đi nhanh ra ngoài sân, vừa lúc chiếc xe tải nhỏ đi vào qua cổng vòm. Chúng tôi vô cùng bất bình khi nhìn bộ mặt hồng hào, hớn hớ của Bill Coleman. Ông ta nhảy từ trên xe xuống, nhăn nhở như một khi:
- Hê lô! Hê lô! Tôi đã về. Tiền đây rồi. May không bị ai trấn lột dọc đường.
Ông ta bỗng đứng khựng:
- Ô! Có chuyện gì vậy? Các vị làm sao cả thế này?
- Bà Leidner đã chết... bị ám sát.
- Gì?
Bộ mặt đang vui chuyển hẳn. Ông ta tròn xoe mắt.
- Bà Leidner chết? Các vị đùa?
- Chết rồi?
Tiếng thốt lên làm tôi quay lại và bà Mercado đã ở phía sau:
- Các người bảo bà Leidner bị ám sát?
- Phải - tôi đáp - Ám sát.
- Không! - bà Mercado kêu - Không thể tin. Hay bà tự vẫn?
Tôi sẵng giọng:
- Người tự vẫn không thể tự đập lên đầu mình. Thưa bà Mercado, rõ ràng là một vụ giết người.
Bà ta ngồi thụp xuống một cái hòm:
- Ôi, kinh quá, sợ quá!
Rõ là kinh sợ rồi, chả đợi bà nói chúng tôi mới biết. Tôi nghĩ: có thể bà ta có chút hối hận về những gì đã nghĩ xấu và nói xấu về người quá cố chăng.
Một lát sau, bà ta hỏi:
- Bây giờ các người định làm gì?
Ông Emmott, với sự trầm tĩnh thường lệ, đưa ra những quyết định cần thiết:
- Bill, ông phải quay thật nhanh về Hassanich. Tôi không rõ phải làm những thủ tục gì. Cố gắng gặp đại úy Maitland, cảnh sát trưởng. Hỏi ý kiến bác sĩ Reilly, ông ấy sẽ bảo ta nên làm gì.
Coleman gật đầu, nhận lời. Mặt ông ta nghiêm trang, sợ hãi như một đứa trẻ. Không nói một lời, ông nhảy lên xe tải đi ngay.
Emmott lưỡng lự nói:
- Có lẽ ta nên ngó qua xem chung quanh có gì không.
Rồi lên giọng gọi:
- Ibrahim!
Cậu bé giúp việc chạy đến. Emmott nói với nó bằng tiếng Ả rập, hai bên đôi đáp nhau khá lâu. Ibrahim có vẻ kịch liệt chối cãi điều gì. Cuối cùng, Emmott nói với tôi:
- Hắn bảo không có ai vào đây suốt buổi chiều. Hung thủ hẳn phải lên vào lúc nào không ai biết.
- Tất nhiên - ông Mercado nói - Hắn lên vào lúc những người gác lơ là, không để ý.
- Có lẽ thế - Emmott nói.
Sự lưỡng tự của ông khiến tôi phải đưa mắt ngầm hỏi. Ông lại quay sang hỏi Abdullah, cậu bé đáp lại rất dài, vẫn vui vẻ phản đối kiên quyết. Ông Emmott chau mày đến nhăn cả trán, lẩm bẩm:
- Thật không hiểu ra làm sao.
Nhưng ông quên không nói cho tôi biết là chuyện gì.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:09


Chương 11


VỤ VIỆC KÌ LẠ




 Trong truyện này, tôi chỉ thu hẹp vào phần nói về vai trò của tôi trong tấn bi kịch. Vì vậy tôi bỏ qua những gì diễn ra trong vòng hai giờ tiếp theo: đại úy Maitland cùng một số cảnh sát, rồi bác sĩ Reilly đến. Sự có mặt của họ làm đảo lộn cả khu nhà; các cuộc thẩm vấn rồi tất cả mọi thủ tục liên quan được tiến hành.
Vào khoảng năm giờ, xem ra những công việc bước đầu đã vãn, bác sĩ Reilly kéo tôi vào văn phòng rồi đóng cửa lại. Ông ngồi vào chiếc ghế bành của giáo sư Leidner, chỉ cho tôi chiếc ghế đối diện mời ngồi, hơi cấp tập:
- Nào, cô y tá nói đi: ở đây có chuyện gì ám muội.
Tôi vén tay áo, đưa mắt hỏi lại ông.
Ông rút sổ tay trong túi:
- Vì sự tìm hiểu của riêng tôi, mong cô cho biết giáo sư Leidner phát hiện vợ mình chết lúc mấy giờ.
- Có lẽ vào khoảng ba giờ kém mười lăm.
- Vì sao cô khẳng định giờ ấy?
- Vì lúc đứng lên tôi có nhìn đồng hồ, lúc đó là ba giờ kém hai mươi.
- Cho phép tôi xem đồng hồ của cô.
Tôi tháo đồng hồ đưa ông.
- Chính xác đến từng phút. Hoan nghênh. Theo cô, lúc đó bà Leidner đã chết từ bao lâu?
- Thưa bác sĩ, tôi không thể trả lời.
- Thôi nào, hãy bỏ qua cái thói thận trọng nghề nghiệp ấy đi. Tôi muốn biết ý kiến của cô có giống tôi không.
- Thế thì, tôi nghĩ bà đã chết độ một tiếng.
- Tốt. Tôi đã xem xét tử thi lúc bốn giờ rưỡi, và đồ là cái chết xẩy ra giữa một giờ mười lăm và một giờ bốn lăm, thì cứ cho là một giờ rưỡi đi.
Ông ngừng nói, trầm ngâm gõ tay lên bàn, rồi tiếp:
- Thật lạ lùng! Cô có biết gì hơn không? Cô bảo lúc đó cô đang nghỉ? Cô có nghe tiếng gì không?
- Lúc một giờ rưỡi? Không. Lúc một giờ rưỡi, cũng như lúc khác, tôi không nghe thấy gì. Nằm trên giường từ một giờ kém mười lăm đến ba giờ kém hai mươi, tôi không nghe tiếng nào khác tiếng hát ư ử của thằng bé ngoài sân, và mấy tiếng ông Emmott gọi với ông Leidner trên sân thượng.
- Cái thằng bé người Ả rập ấy hả... - ông cau mày.
Đúng lúc đó, cửa mở, giáo sư Leidner và đại úy Maitland đi vào. Đại úy người nhỏ lũn cũn, nhưng đôi mắt tinh ranh, sắc sảo.
Bác sĩ Reilly đứng lên, nhường ghế bành cho ông Leidner.
- Mời các vị ngồi. Rất mừng được gặp, tôi cần sự giúp đỡ của các vị. Trong vụ này có một cái gì tôi chưa hiểu.
Giáo sư Leidner cúi đầu, rồi nhìn tôi.
- Tôi biết. Vợ tôi đã nói sự thật cho cô Leatheran. Đến lúc này, ta không nên giấu pháp luật điều gì. Vậy cô hãy kể cho bác sĩ Reilly và đại úy Maitland những gì vợ tôi đã nói với cô hôm qua.
Tôi liền kể ra, cố hết sức thật chính xác.
Thỉnh thoảng, đại úy Maitland à lên một tiếng. Tôi kể xong, ông quay lại giáo sư Leidner.
- Mọi việc đúng như thế, phải không giáo sư?
- Những gì cô Leatheran nói là đúng sự thật.
- Một vụ án kỳ quặc! - bác sĩ Reilly nói - Ông có thể cho xem các thư ấy?
- Các ông sẽ tìm thấy chúng trong số các đồ đạc của vợ tôi.
- Bà nhà đã lấy các thư trong cái cặp da để trên bàn - tôi nói.
- Chắc chúng vẫn còn ở đó.
Giáo sư quay về phía đại úy Maitland, mặt sa sầm:
- Không cần phải giấu giếm chuyện này. Quan trọng là phải tìm ra hung thủ và xử tội hắn.
- Ông có nghĩ chính là người chồng trước của bà nhà? - tôi nói.
- Ý kiến cô y tá là thế chăng? - đại úy Maitland hỏi.
Tôi ngập ngừng:
- Dù sao vẫn mới là nghi ngờ.
- Dù thế nào thì hung thủ cũng chỉ là một tên sát nhân tầm thường, và xin nói thêm, một tên điên nguy hiểm: Bắt hắn chắc không khó - ông Leidner nói.
Bác sĩ Reilly thong thả chen vào:
- Không dễ như ông tưởng đâu. Phải không đại úy?
Maitland đưa tay vuốt ria mép, không đáp.
Tôi bỗng nhớ ra.
- Xin lỗi, tôi vừa nghĩ đến một chuyện nhỏ, nhưng có thể có ý nghĩa.
Tôi nói về người Irắc định nhòm qua cửa sổ, và hôm sau tôi lại gặp ở gần nhà, nói chuyện với cha Lavigny.
- Tốt. Chúng tôi ghi nhận điều này - đại úy Maitland nói - Cũng là một hướng để cảnh sát nghiên cứu. Biết đâu hắn chả dính đến vụ án mạng.
- Có thể với tư cách là kẻ dò đường cho hung thủ - tôi gợi ý- Hắn báo cho hung thủ biết lúc nào là thuận tiện.
Bác sĩ Reilly đưa tay gãi mũi, vẻ mệt mỏi.
- Đó là một điểm đáng chú ý. Cứ cho là đã có người trung gian trên đường đi của hung thủ.
Đại úy Maitland quay về phía giáo sư Leidner:
- Tôi yêu cầu ông chú ý nghe nhé. Xin điểm lại những điều đã thu thập được. Sau bữa ăn trưa kết thúc vào khoảng một giờ kém hăm lăm, vợ ông về phòng, có cô Leatheran đi cùng. Bản thân ông thì lên sân thượng, ở đó suốt hai tiếng sau đó. Đúng thế không?
- Đúng.
- Suốt thời gian ấy, ông có xuống sân lần nào không?
- Không.
- Có ai đi lên gặp ông không?
- Có. Có ông Emmott lên nhiều lần. Ông ấy làm con thoi liên lạc giữa tôi và thằng bé rửa đồ vật dưới sân.
- Ông có nhìn xem có chuyện gì trong sân?
- Một, hai lần… để hỏi Emmott vài điều.
- Mỗi lần, thằng bé vẫn ngồi giữa sân lau rửa?
- Vẫn ngồi.
- Ông Emmott không ở dưới sân, mà lên với ông lâu nhất là bao nhiêu?
Giáo sư Leidner suy nghĩ.
- Thật khó mà nhớ... có lẽ chừng mười phút. Với tôi, có khi tôi cho chỉ là hai, ba phút, song kinh nghiệm cho thấy là khi chăm chú vào công việc, nhiều khi không còn khái niệm về thời gian.
Đại úy nhìn bác sĩ Reilly. Ông này gật đầu, nói:
- Rồi chúng ta sẽ làm sáng tỏ mọi thứ.
Đại úy Maitland lại giở sổ:
- Ông Leidner, tôi sẽ đọc ông nghe mỗi thành viên trong đoàn làm gì từ một đến hai giờ chiều nay. Đây là theo lời khai của họ.
- Nhưng...
- Khoan... Chỉ một phút thôi, ông sẽ hiểu tôi muốn đi tới đâu. Trước hết, là ông và bà Mercado... Ông Mercado làm việc trong phòng thí nghiệm, còn bà gội đầu trong phòng mình. Cô Johnson ở trong phòng chung, lấy dấu những mẫu tròn. Ông Reiter rửa phim trong phòng tối. Cha Lavigny làm việc thường lệ trong phòng mình. Hai người cuối cùng là Carey và Coleman. Carey ra nơi khai quật, Coleman đi Hassanich. Đó là nói người trong đoàn khảo cổ. Giờ ta sang số người phục vụ. Anh đầu bếp người Ấn Độ ngồi trước cổng vòm, vừa làm lông gà vừa nói chuyện với anh gác cổng. Ibrahim và Mansur lo việc trong nhà, lúc một giờ mười lăm cũng ra đó tán gẫu cho đến hai giờ rưỡi. Lúc đó, vợ ông không còn sống nữa.
Giáo sư ngả người về phía trước:
- Tôi vẫn chưa hiểu... cuối cùng ông muốn nói gì.
- Từ bên ngoài, có cách nào vào phòng bà Leidner, ngoài cửa chính mở ra sân?
- Không. Có hai cửa sổ, nhưng đều có chấn song to, hơn nữa, những cửa sổ ấy cũng đóng.
- Những cửa ấy đóng bằng xoay quả đấm - tôi nói thêm.
Đại úy Maitland nói:
- Không quan trọng, dù cửa sổ có mở, cũng không thể ra vào bằng đường đó. Người của tôi đã thử rồi. Chấn song sắt rất vững. Muốn đột nhập phòng vợ ông, người lạ nhất thiết phải vào bằng cổng vòm, rồi đi qua sân. Nhưng cả anh bếp, anh gác và mấy thằng bé bảo đảm là không có ai đi vào.
Giáo sư Leidner vụt đứng dậy:
- Ông định ám chỉ chuyện gì? Nói đi?
Bác sĩ Reilly can:
- Bình tĩnh, ông bạn. Ta không ngại nhìn thẳng sự thật, dù sự thật đó cay đắng đến đâu: hung thủ không từ bên ngoài vào, vậy hắn đã ở sẵn bên trong… Mọi thứ dẫn đến giả thuyết là bà Leidner đã bị chính một người trong đoàn của ông giết.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:12


Chương 12


"TÔI KHÔNG TIN..."





Không! Không!
Giáo sư Leidner bối rối đi lại trong phòng.
- Reilly, điều ông vừa nói là không thể, không thể có! Sao? Một người trong đoàn tôi? Nhưng, tất cả đều quý bà ấy mà!
Một cái nhếch mép thoáng hiện trên môi bác sĩ Reilly. Lúc này thật khó nói thẳng ý kiến của mình, nhưng sự im lặng của bác sĩ đã nói lên tất cả.
- Không thể có! - Giáo sư Leidner nhắc lại - Ai cũng yêu quý bà ấy.
Bác sĩ Reilly khẽ ho:
- Leidner, xin lỗi, nhưng đó là ý kiến cá nhân ông. Nếu có người nào trong đoàn căm ghét vợ ông, người đó chẳng dại gì để ông biết.
Giáo sư Leidner tỏ vẻ cụt hứng:
- Phải, có thể. Tuy nhiên, có lẽ anh lầm. Tôi bảo đảm rằng ở đây ai cũng có tình cảm tốt với bà ấy.
Ông lặng yên một lát, rồi lại nổi nóng:
- Điều các ông vừa nói là một sự sỉ nhục. Không, tôi không tin!
- Ông không thể chối sự thật hiển nhiên.
- Hiển nhiên? Hiển nhiên nào? Tên đầu bếp Ấn độ và hai thằng bồi Ả rập nói láo. Ông Reilly, cả ông Maitland nữa, các ông đều biết tụi bản xứ này. Mình muốn gì thì chúng nói thế. Sự thật có ý nghĩa gì với chúng. Chúng nói dối như cuội.
Bác sĩ Reilly sẵng giọng:
- Trong trường hợp cụ thể này, họ nói chính những điều mà ta không muốn nghe. Trước cổng luôn có một nhóm túm tụm ngồi chuyện gẫu. Tôi đến đây luôn, tôi biết, đúng là như thế.
- Ông quá vội kết luận. Biết đâu cái tên giết người đó không vào từ sớm rồi nấp ở đâu đó?
- Nói thế cũng được - giọng ông Reilly lạnh nhạt - Cứ cho là có kẻ lạ đột nhập mà không ai biết. Thế thì hắn lẩn trốn ở ngay trong phòng bà Leidner, mà phòng này làm gì có chỗ nào ẩn. Hơn nữa, lúc vào và ra khỏi phòng, thì ông Emmott và tên bồi phải thấy chứ, vì họ luôn luôn ở ngoài sân.
- Thằng bồi. Giờ tôi mới nghĩ ra - ông Leidner kêu - Thằng này tinh lắm, nó phải nhìn thấy hung thủ vào phòng vợ tôi.
- Chúng tôi đã xem xét điểm này. Suốt buổi chiều, hắn ngồi lau rửa, trừ một lúc. Lúc ông Emmott lên sân thượng với ông vào khoảng một giờ rưỡi: ông ấy không thể nói rõ hơn.
- Ông ấy lên đó độ mười phút, phải không nào?
- Phải. Chính tôi cũng nói với ông là không nhớ chính xác.
- Tên bồi lợi dụng lúc ngắn ngủi đó, chạy ra góp chuyện với những người ở trước cổng. Lúc ông Emmott xuống, không thấy nó, ông tức giận gọi nó, hỏi tại sao bỏ việc. Có vẻ như vợ ông bị giết trong khoảng mười phút ấy.
Giáo sư Leidner thốt lên một tiếng rên, ngồi xuống, lấy tay ôm đầu. Bác sĩ Reilly thản nhiên nói tiếp:
- Thời khắc ấy ăn khớp với nhận xét của tôi. Khi tôi xem tử thi, bà Leidner đã chết khoảng ba tiếng. Câu hỏi duy nhất bây giờ là: ai giết?
Yên lặng một lúc. Giáo sư Leidner đứng lên, đưa tay ôm trán:
- Lập luận của ông quả có lý. Như vậy là hung thủ đã ở trong nhà từ trước. Tuy nhiên, tôi vẫn cho là giả thuyết ấy có chỗ chưa ổn.
- Còn điều gì nữa?
- Vợ tôi nhận được những thư đe dọa. Rồi thì bà ấy bị giết. Thế mà các ông lại bảo kẻ giết người là người khác, không phải kẻ viết những thư ấy? Nghe không xuôi.
- Thoạt nghi... thì... là như thế - bác sĩ Reilly đáp.
Ông đưa mắt nhìn đại úy Maitland, như để hỏi.
- Thế nào, ông nghĩ sao? Tôi có một ý này, nếu các ông đồng ý thì tôi nói.
Đại úy gật đầu:
- Ông cứ nói.
- Các ông có biết một người tên là Hercule Poirot?
Giáo sư Leidner hơi ngạc nhiên, nhìn người vừa nói:
- Nghe hơi quen quen. Ông Van Aldin bạn tôi, hình như khen ông ấy lắm. Một thám tử tư thì phải?
- Đúng thế.
- Nhưng cái ông Poirot ấy ở tận London, làm sao giúp ta được?
- Đúng - bác sĩ Reilly đáp - ông ấy ở London, nhưng tình cờ thay, lúc này ông không ở London, mà ở Syria, và ngày mai ông sẽ qua Hassanich trên đường đi Bát-đa!
- Ai bảo ông thế?
- Jean Bérat, lãnh sự Pháp. Tối qua, ông lãnh sự dùng bữa với tôi và cho biết tin ấy. Nghe nói ông Poirot vừa khám phá vụ việc gì ở Syria. Trên đường về London, ông sẽ qua đây. Các ông bảo thế có tình cờ không?
Giáo sư Leidner do dự một lát, liếc nhìn đại úy Maitland:
- Đại úy thấy thế nào?
- Nếu được ông ấy cộng tác thì tôi hoan nghênh - đại úy vội đáp - Người của tôi rất thạo khi xục xạo các nơi để giải quyết các vụ việc giữa người Ả rập với nhau, nhưng còn việc này, xin thú thật, hơi bất thường, có phần bí hiểm nữa. Nếu ông thám tử tư ấy nhận đảm đương thì tốt quá.
- Tóm lại, ông khuyên tôi nên mời ông ấy giúp? - ông Leidner nói - Nhỡ ông ấy từ chối?
- Ông ấy không từ chối đâu - bác sĩ Reilly khẳng định.
- Sao ông biết?
- Vì ngay như tôi, là bác sĩ, nếu có ai đến cầu cứu về một ca bệnh nặng, tôi không thể có can đảm từ chối. Mà đây không phải là vụ án mạng thông thường.
Giáo sư Leidner nhăn nhó:
- Vâng. Vậy ông Reilly vui lòng mời giúp ông Hercule Poirot hộ tôi nhé?
- Được thôi.
Giáo sư Leidner khoát tay ra chiều cảm ơn, thong thả nói:
- Đến lúc này, tôi vẫn chưa tin là Louise đã chết.
Tôi không thể chịu được hơn, bột phát nói:
- Ôi, giáo sư Leidner! Tôi không thể nói hết sự ân hận của tôi. Tôi đã không làm tròn nhiệm vụ. Trách nhiệm của tôi là phải trông nom bà nhà thế mà...
Giáo sư Leidner nghiêm nghị lắc đầu:
- Không, không, cô không có lỗi gì. Chính tôi mới đáng trách... Tôi đã không tin... Tôi thật sự không tin là vợ tôi bị nguy hiểm. Tôi đã để mặc bà ấy... tôi đã không làm gì để ngăn chặn tai họa... chỉ vì tôi không tin.
Ông lảo đảo bước ra khỏi phòng.
Bác sĩ Reilly ngước nhìn tôi:
- Tôi cũng cảm thấy có lỗi. Trước đó tôi vẫn cho là bà ấy hù dọa chồng và bày chuyện.
- Tôi cũng vậy, tôi cũng không cho những chuyện bà kể là nghiêm túc - tôi nói.
- Cả ba chúng ta đều lầm - Bác sĩ Reilly kết luận.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:15




Chương 13


HERCULE POIROT XUẤT HIỆN


 Không bao giờ tôi quên cảm giác do ông Hercule Poirot gây ra khi tôi gặp ông lần đầu tiên. Tất nhiên, về sau này tôi quen dần, chứ thoạt đầu, dáng bộ của ông khiến tôi phải kinh ngạc, đó có lẽ cũng là cảm nhận của mọi người.
Tôi cứ hình dung ông như một nhân vật kiểu Sherlock Holmes, người cao, gầy, mặt thông minh, tinh tế. Tôi đã được báo Poirot là người nước ngoài, song không ngờ ông ấy trông lạ lẫm đến vậy.
Chỉ nhìn ông, tôi đã muốn bật cười. Trông ông cứ như diễn viên trên sân khấu hoặc màn ảnh. Trước hết, con người nhỏ thó tròn xoe đó, cao chỉ bằng năm foot, để râu mép rậm nên trông càng có vẻ già lão. Đó là con người sẽ khám phá kẻ giết bà Leidner.
Hẳn sự thất vọng hiện rõ trên mặt tôi, vì lập tức ông nháy mắt nhìn tôi một cách ngồ ngộ, nói:
- Trông tôi có vẻ không vừa ý cô lắm, phải không? Nên nhớ phải ăn bánh rồi mới biết mùi vị của bánh.
Câu phương ngôn Anh ấy không phải không đúng, dù sao ông Poirot chưa gây cho tôi niềm tin cậy.
Bác sĩ Reilly đưa ông tới hôm chủ nhật, ít lâu sau bữa trưa. Ngay lập tức ông thám tử người Bỉ này yêu cầu được gặp tất cả mọi người.
Chúng tôi vào ngồi trong phòng ăn. Ông Poirot ngồi đầu bàn, một bên là giáo sư Leidner, một bên là bác sĩ Reilly.
Khi mọi người đã an vị, giáo sư Leidner đằng hắng, ngập ngừng cất giọng nhỏ nhẹ:
- Các bạn hẳn đều đã nghe nói về ông Hercule Poirot. Nhân hôm nay ghé qua Hassanich, ông đã vui lòng tạm ngừng hành trình để đến đây giúp đỡ chúng ta. Cảnh sát Irắc và đại úy Maitland tất nhiên đã hết sức cố gắng, nhưng trong trường hợp này, có những hoàn cảnh... (ông lúng túng đưa mắt cầu cứu bác sĩ Reilly) phức tạp.
- Phải rồi, tất nhiên trong chuyện này có điều ám muội - Poirot nói.
Bà Mercado kêu to:
- Nhất định phải bắt nó bằng được! Không thể để nó thoát!
Nhà thám thử Bỉ nhìn bà, hỏi:
- Bắt nó? Nó là ai, thưa bà?
- Thằng giết người chứ ai!
- À! Tên giết người! - Hercule Poirot lặp lại.
Ông ta nói cứ như ông không quan tâm gì đến tên giết người.
Mọi người nhìn cả vào ông và ông cũng lần lượt nhìn tất cả mọi người. Ông nói:
- Hình như chưa ai ở đây có dịp điều tra một vụ hình sự.
Mọi người trả lời bằng một tiếng xác nhận ồn ào. Hercule Poirot nở một nụ cười:
- Cho nên các bạn không biết những điều sơ đẳng của một cuộc điều tra. Nó gồm những công việc rất nhàm chán... Trước hết, phải có sự nghi ngờ.
- Nghi ngờ?
Đó là lời cô Johnson thốt lên, ông Poirot nhìn cô vẻ suy nghĩ. Tôi có cảm tưởng ông tán thành câu hỏi đó. Ông có vẻ đang nghĩ: Đây rồi, đây là một phụ nữ thông minh, biết suy xét!?
- Vâng thưa cô. Nghi ngờ! Khỏi phải nói vòng vo: tất cả các vị trong nhà này đều là đối tượng nghi ngờ, không trừ một ai: anh đầu bếp, anh hầu phòng, vân vân, và tất cả thành viên của đoàn.
Bà Mercado đứng dậy, người run bần bật, mặt giận dữ:
- Cả gan! Sao ông dám nói như vậy? Thật bỉ ổi! Không thể tha thứ! Giáo sư Leidner, ông có cho phép ông này... ông này...
Giáo sư mệt mỏi cắt lời:
- Bà Merie, xin bà hãy bình tĩnh.
Đến lượt ông Mercado đứng lên, tay run run, mắt đỏ ngầu:
- Vợ tôi nói đúng. Đây là một sự... sỉ nhục!
- Không! Không! - Poirot nói - Tôi không sỉ nhục ai. Tôi chỉ yêu cầu mọi người nhìn thẳng vào sự việc: khi có án mạng xảy ra trong nhà, thì đối tượng nghi ngờ là tất cả những ai ở trong nhà ấy. Các vị nói đi, có bằng chứng nào tỏ ra là hung thủ từ bên ngoài vào?
Bà Mercado phản đối:
- Rõ ràng là nó từ bên ngoài nhảy vào! Có thể khác được sao! - bà ngừng lại, rồi nói từ tốn hơn - Bất cứ giả thuyết nào khác đều không thể chấp nhận.
Poirot nghiêng mình đáp:
- Có thể bà nói đúng. Tôi chỉ muốn để mọi người hiểu cách tiến hành từ đầu một cuộc điều tra là như thế nào. Trước khi đi tìm hung thủ ở nơi nào khác, tôi muốn được chắc chắn là các vị có mặt tại đây đều vô can.
- Như thế thì có sợ sẽ kéo dài đến tận đêm khuya? - Cha Lavigny cất tiếng nhẹ nhàng.
- Thưa cha, rùa rồi sẽ vượt qua thỏ.
Cha Lavigny nhún vai, vẻ cam chịu:
- Chúng tôi ở trong tay ông. Chỉ xin ông mau chóng làm rõ sự vô tội của chúng tôi trong vụ án khủng khiếp này.
- Vâng, sẽ cố hết sức. Trách nhiệm của tôi là phải trình bày rõ tình hình để các vị khỏi khó chịu vì những câu hỏi tọc mạch mà tôi có thể buộc phải đặt ra, Thưa cha, có lẽ Nhà thờ nên làm gương trước chăng?
- Ông cứ thẩm vấn tôi tùy thích - cha Lavigny đáp.
- Đây có phải là chuyến đầu tiên cha công tác ở đây?
- Phải.
- Cha đến đây... từ bao giờ?
- Cách đây ba tuần... chính xác là 27 tháng Hai.
- Trước đó, cha ở đâu?
- Tu viện dòng các Cha Trắng. Ở Carthage.
- Cảm ơn. Trước khi tới đây, cha có biết bà Leidner?
- Không, chưa gặp bà bao giờ.
- Xin cha cho biết, lúc xảy ra án mạng, cha đang làm gì?
- Tôi đang giải mã các thư tịch cổ trong phòng của tôi.
Tôi nhận thấy, dưới khuỷu tay Poirot, đã có bản sơ đồ khu nhà.
- Đó là căn phòng ở góc tây nam, đối xứng với phòng bà Leidner phía bên kia?
- Vâng.
- Cha vào phòng mình lúc mấy giờ?
- Ngay sau bữa ăn trưa... cho là lúc một giờ kém hai mươi.
- Và cha ra khỏi phòng lúc nào?
- Trước ba giờ một chút. Tôi nghe tiếng xe tải về rồi lại đi. Lấy làm lạ, tôi chạy ra xem có chuyện gì.
- Từ một giờ kém hai mươi đến ba giờ, cha có lúc nào ra khỏi phòng?
- Không lần nào.
- Cha có nghe hoặc nhìn thấy gì bất thường có thể liên quan vụ án?
- Không.
- Phòng của cha có cửa sổ nhìn ra sân?
- Không, cả hai cửa sổ đều nhìn ra ngoài đồng quê.
- Nếu có gì xẩy ra ngoài sân, liệu cha nghe được không?
- Rất ít. Có nghe ông Emmott đi lên sân thượng rồi lại xuống một, hai lần.
- Lúc đó cha nhớ là mấy giờ?
- Không. Tôi đang chú tâm vào công việc.
Ngừng một lát, Poirot tiếp:
- Cha còn điều gì nói có thể soi sáng vụ việc này? Ví dụ, cha có thấy gì bất thường trong mấy ngày trước khi xẩy án mạng?
Cha Lavigny hơi bối rối, nhìn giáo sư Leidner như dò hỏi, rồi nghiêm nghị nói:
- Ông hỏi thế, thật khó trả lời. Nhưng đã hỏi, tôi xin nói thẳng rằng bà Leidner có vẻ như sợ ai hay sợ điều gì. Có người lạ tới là bà ấy bồn chồn một cách khó hiểu... chắc vì một nguyên nhân nào tôi không biết. Vì bà không nói với tôi.
Poirot hắng giọng, nhìn vào cuốn sổ cầm tay:
- Hình như hai đêm trước có nghi ngờ xảy ra vụ trộm.
Cha Lavigny gật đầu rồi kể chuyện ánh đèn nhìn thấy trong phòng cổ vật, rồi ai nấy lục lọi song không thấy gì.
- Cha đã nghĩ là có người lạ vào nhà lúc đó?
- Thực ra tôi chẳng hiểu thế nào. Không mất, không suy xuyển vật gì. Có thể là một tên phục vụ.
- Hay một thành viên của đoàn?
- Hay một thành viên của đoàn. Nhưng nếu vậy, sao người đó không nói thẳng ra là mình vào?
- Cũng có thể là người từ bên ngoài?
- Tất nhiên.
- Giả thử có người ngoài đột nhập, liệu hắn trốn ở đâu suốt ngày hôm sau cho đến chiều hôm sau nữa?
Poirot đặt câu hỏi này cho cả cha Lavigny và giáo sư Leidner. Cả hai suy nghĩ lúc lâu. Giáo sư ngập ngừng:
- Tôi nghĩ khó có thể ẩn nấp vào đâu? Cha Lavigny nghĩ sao?
- Không... không có chỗ nào.
Cả hai đều có vẻ luyến tiếc phải gạt bỏ khả năng đó.
Poirot quay về phía cô Johnson:
- Còn cô, cô có thấy khả năng ấy không?
Cô Johnson lắc đầu:
- Không. Mọi phòng đều có người ở, đồ đạc lại sơ sài. Phòng tối, phòng vẽ và phòng thí nghiệm lúc nào cũng có người, ở đó chẳng có tủ lớn, góc khuất nào hết. Hay lũ gia nhân đồng lõa...
- Điều đó có thể, nhưng chưa có gì chứng minh - Poirot nói.
Một lần nữa, ông hỏi cha Lavigny.
- Một câu nữa. Hôm nọ, cô Leatheran đây trông thấy cha nói chuyện với một người ở trước cổng. Cô ấy cũng một lần bắt gặp người này đang cố nhòm vào trong một cửa sổ. Có vẻ như hắn ta cứ lẩn quẩn quanh nhà nhằm mục đích nào đó.
- Lại rất có thể - cha Lavigny lơ mơ.
- Hắn ta bắt chuyện với cha trước?
Cha Lavigny suy nghĩ một lát:
- Phải... hình như thế. À phải, nhớ ra rồi, hắn nói trước.
- Hắn nói gì với cha?
Cha Lavigny có vẻ cố nhớ lại:
- Hình như hắn hỏi nhà này có phải của đoàn khảo sát Mỹ. Rồi hắn nói ở công trường sao mà lắm công nhân. Thú thật tôi không hiểu rõ những điều hắn nói, song tôi cố góp chuyện để luyện tiếng Ả rập của mình. Hy vọng hắn là người thành phố, ngôn ngữ chuẩn hơn các thợ đấu ở công trường
- Hai người còn nói những chuyện gì khác?
- Tôi nói rằng Hassanich cũng to, nhưng không to bằng Bát-đa. Hắn hỏi tôi là người Ácmêni hay Syria.
- Cha có thể mô tả hình dáng người ấy?
Cha Lavigny lại chau mày, vẻ suy nghĩ, rồi mới nói:
- Người đậm, thấp. Mắt hơi lác, da xanh vàng.
Poirot quay về phía tôi:
- Cô Leatheran, cô thấy như thế không?
- Không đúng. Tôi lại thấy hắn cao, hơi gày, da nâu, và mắt không lác.
Poirot nhún vai, thất vọng:
- Luôn luôn là như thế! Nếu các vị là cảnh sát các vị sẽ kinh nghiệm điều này: bao giờ hai nhân chứng cũng đưa ra hai nhận dạng khác nhau về cùng một người. Luôn mâu thuẫn nhau về chi tiết.
- Về mắt lác, thì tôi nhớ rõ. Các điểm khác, có thể cô Leatheran nói đúng. Khi tôi nói vàng, tôi cho với người Irắc thế là vàng, còn cô Leatheran gọi là nâu thì cũng không có gì lạ.
- Rất nâu - tôi nhấn mạnh.
Bác sĩ Reilly cắn môi, mỉm cười.
Poirot giơ tay lên trời, nói:
- Ta cho qua. Chưa biết ý nghĩa sự có mặt của người này là thế nào, rồi ta phải cố gắng tìm ra hắn. Ta tiếp tục.
Ông lưỡng lự một lát, nhìn các khuôn mặt chung quanh bàn, rồi đột nhiên hất đầu, hướng về ông Reiter:
- Nào ông bạn, nói xem ông làm gì chiều hôm qua?
Bộ mặt hồng hào, múp míp của người được hỏi đỏ ửng:
- Tôi?
- Phải, ông. Trước hết ông cho biết tên, tuổi.
- Carl Reiter. Hai tám tuổi.
- Người Mỹ, phải không?
- Phải, người Chicago.
- Đây là lần đầu tiên ông công tác ở đây?
- Phải. Công việc của tôi là nhiếp ảnh.
- A! Vậy chiều qua ông làm gì?
- Tôi ở trong phòng tối gần như suốt ngày.
- Gần như suốt ngày?
- Phải. Trước hết là tráng phim, sau là chuẩn bị các đồ vật để chụp.
- Chụp ở bên ngoài?
- Ô không. Trong xưởng ảnh.
- Phòng tối thông với xưởng ảnh?
- Phải.
- Ông có để ý những gì xảy ra ngoài sân?
Reiter lắc đầu:
- Không, không thấy gì. Tôi rất bận. Có nghe tiếng xe tải đi về, nên rỗi một lúc là tôi ra để xem mình có thư từ gì không. Lúc đó tôi mới... được tin.
- Ông bắt đầu công việc ở xưởng lúc mấy giờ?
- Một giờ kém mười.
- Trước khi gia nhập đoàn khảo sát, ông có biết bà Leidner?
- Không. Chưa gặp bao giờ.
- Ông cố nhớ xem... việc gì dù nhỏ... ngõ hầu soi sáng vấn đề.
Carl Reiter lắc đầu, đáp:
- Không, tôi chẳng thấy gì.
- Ông Emmott?
David Emmott phát biểu rành rẽ, bằng giọng trong veo, dễ nghe:
- Từ một giờ kém mười lăm đến ba giờ kém mười lăm, tôi chọn các mảnh gốm vỡ, đồng thời vẫn trông chừng thằng Abdullah. Nhiều lần tôi lên sân thượng, giúp ông Leidner một tay.
- Mấy lần?
- Đâu vào khoảng bốn lần.
- Và ông ở trên ấy bao lâu?
- Độ hai phút... không hơn. Nhưng một lần, tôi ở trên ấy đến mười phút để thảo luận với ông Leidner xem nên bỏ mảnh nào, giữ mảnh nào.
- Khi ông xuống, không thấy thằng Abdullah ở chỗ cũ?
- Vâng. Tức quá, tôi gọi ầm lên và hắn từ cổng vòm đi vào. Thì ra nó ra chuyện gẫu với các bạn.
- Nó chỉ bó việc có mỗi lúc ấy?
- Tôi có sai nó một, hai lần mang các mảnh gốm lên sân thượng.
Poirot nghiêm nghị nói:
- Trong thời gian đó, ông có thấy ai ra hoặc vào phòng bà Leidner?
Emmott trả lời ngay:
- Tôi không thấy bất kỳ ai. Suốt hai giờ tôi làm việc, không có ai vào sân cả.
- Và, ông có nhớ chính xác, cả ông và thằng Abdullah vắng mặt không có ở sân lúc một giờ rưỡi?
- Vào khoảng giờ ấy. Tôi không thể nhớ chính xác.
Poirot quay về bác sĩ Reilly:
- Những lời khai này khá khớp với nhận xét của ông về giờ nạn nhân tắt thở, phải không nhỉ?
Vừa nói, ông vừa vuốt đôi ria mép.
- Đúng vậy - bác sĩ xác nhận.
- Vậy là có lẽ ta có thể kết luận rằng bà Leidner đã chết trong khoảng mười phút ấy.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty23/6/2013, 20:22




Chương 14


MỘT NGƯỜI TRONG CHÚNG TÔI?


 Một lát im lặng... và dường như một làn sóng kinh hoàng tràn ngập trong phòng.
Lần đầu tiên, lúc này tôi bắt đầu tin vào giả thuyết của Hercule Poirot, có cảm tưởng rõ rệt rằng hung thủ đang có mặt cùng chúng tôi... trong phòng ăn này và đang nghe. Một người trong chúng tôi...
Có lẽ bà Mercado cũng có linh tính như vậy, vì bà rít lên một tiếng thét, rồi nấc lên:
- Không chịu nổi. Thế này thì không chịu nổi!
- Can đảm lên, Merie! - ông chồng vỗ về.
Ông Mercado nhìn mọi người như thanh minh:
- Cô ấy vốn nhạy cảm, dễ xúc động.
- Tôi... tôi rất quí bà Leidner! - bà Mercado thều thào.
Không biết tình cảm của tôi có lộ rõ trên nét mặt hay không, mà tôi bỗng thấy ông Poirot đăm đăm nhìn tôi, môi nở nụ cười. Tôi đáp lại bằng cái nhìn lạnh nhạt. Ông tiếp tục cuộc hỏi cung:
- Xin bà cho biết chiều qua bà làm gì?
- Tôi gội đầu - bà Mercado vẫn mếu máo - Thật kinh khủng khi nghĩ rằng trong lúc tôi làm cái việc thông thường ấy, lại xẩy ra chuyện động trời.
- Bà ở trong phòng của bà?
- Vâng.
- Có lúc nào ra ngoài không?
- Không, cho đến lúc xe tải về. Nghe tiếng xe, tôi mới ra, lúc đó mới biết chuyện. Ôi khủng khiếp!
- Bà có ngạc nhiên không?
Bà Mercado thôi không thổn thức, mở đôi mắt giận dữ:
- Sao ông nói vậy? Ông định ám chỉ gì?
- Tôi nói gì ư? Chỉ là, theo lời bà, bà rất quí bà Leidner. Do đó bà ấy có thể đã tâm sự với bà.
- Ồ! Tôi hiểu... Không, không, bà Louise chưa bao giờ nói với tôi điều gì... có nghĩa là không điều gì cụ thể. Tôi chỉ nhận thấy bà hay bồn chồn lo lắng cái gì đó. Hơn nữa, bà hay kể những chuyện lạ lùng: bàn tay gõ vào cửa sổ... rồi những gì gì nữa!
- Toàn những chuyện tưởng tượng, bà cho là thế, phải không? - Tôi đế vào, không thể giữ im lặng mãi.
Và tôi thích thú thấy bà bỗng nhiên lúng túng.
Một lần nữa, ông Poirot lại nhìn về phía tôi, vẻ hiểu ngầm.
Ông tóm tắt:
- Có nghĩa là bà gội đầu, không nhìn, không nghe gì. Bà có nhớ ra chi tiết nào có thể giúp chúng tôi không?
Bà Mercado đáp ngay, không cần suy nghĩ:
- Không gì hết. Với tôi, chuyện này thật bí hiểm. Song tôi chắc một điều: kẻ giết người là từ bên ngoài vào.
Poirot quay về phía chồng bà:
- Còn ông, ông có gì để nói?
Ông Mercado hơi giật mình, bối rối đưa tay vuốt râu:
- Rõ ràng là người từ bên ngoài. Ai trong đoàn lại có thể làm hại bà Leidner? Bà ấy rất tốt... dễ thương như thế... Kẻ nào giết bà là một con quỷ... Phải, một con quái vật!
- Vậy chiều hôm qua, ông ở đâu?
- Tôi ấy à?
Ông nhìn vào khoảng không. Bà Mercado nhắc:
- Lúc đó anh ở trong phòng thí nghiệm.
- A! Phải. Vâng, tôi đang làm việc như thường lệ.
- Mấy giờ ông bắt đầu vào việc?
Một lần nữa, ông Mercado lại có vẻ hoang mang, nhìn vợ. Bà này lại đáp thay:
- Lúc một giờ kém mười.
- A! Phải. Một giờ kém mười.
- Ông có ra sân không?
- Không... hình như không - (ngừng một lát) - Không, không ra sân lần nào.
- Lúc nào thì ông biết tin vụ án?
- Vợ tôi đến báo cho biết. Tôi không tin. Đến lúc này tôi cũng không thể tin...
Đột nhiên ông run lên:
- Kinh khủng... thật kinh khủng.
Bà Mercađo vội vàng đến bên chồng:
- Được rồi, được rồi, anh Joseph. Tất cả mọi người đều đau buồn, nhưng không nên quá u sầu. Đừng làm giáo sư Leidner thêm khổ tâm.
Nét mặt giáo sư lúc này càng nhăn nhó, tôi hiểu nỗi đau đớn của ông. Ông ngước nhìn Poirot như khẩn cầu ông tiếp tục cho xong.
- Cô Johnson? - Poirot gọi.
- Tôi e là không có gì để nói nhiều.
Giọng nói rành rọt của cô gái già làm cho bầu không khí thư thái hơn, sau những xúc động rối rít của vợ chồng Mercado. Cô nói tiếp:
- Tôi làm việc ở phòng chung, sao lại những dấu ấn tròn.
- Và cô không nghe, không thấy gì?
- Không.
Poirot nhìn thẳng vào cô một lúc. Giống như tôi, hình như ông cũng nhận thấy chút do dự trong thái độ của cô.
- Cô có chắc như thế không? Cô thử cố nhớ xem nào?
- Không... quả thật không.
- Một điều gì cô nhìn thấy... dù chỉ vô tình liếc qua.
- Tôi bảo là không mà.
- Hay là một tiếng động nào nghe thấy, tự nhiên nghe thấy mà không hề để ý?
Cô Johnson cười khẩy:
- Ông gặng quá nhiều đấy, ông Polrot ạ. Cứ như ông muốn buộc tôi phải nói ra những điều chỉ có trong tưởng tượng.
- Như thế, là có một cái gì đó trong tưởng tượng của cô?
Cô Johnson thong thả đáp, cân nhắc tùng lời.
- Về sau tôi tưởng tượng... như vào một lúc nào đó chiều hôm ấy, tôi có nghe một tiếng kêu khẽ. Giờ tôi dám khẳng định đã nghe tiếng kêu đó. Tất cả các cửa sổ của phòng chung đều mở, có thể nghe đủ các thứ tiếng cửa dân quê đang làm trên đồng ruộng. Nhưng, từ đó… tôi có cảm giác… đã nghe thấy bà Leidner kêu. Tôi tự dằn vặt mình tại sao lúc đó lại ngồi im. Biết đâu, nếu không, tôi sẽ đến kịp…
Bác sĩ Reiny nói át đi:
- Cô khỏi phải băn khoăn như vậy. Theo tôi, hung thủ vừa vào trong phòng là ra tay ngay. Chắc chắn bà Leidner đã chết ngay tức khắc, nếu không, bà đã kêu cứu…
- Lẽ ra tôi phải báo động, biết đâu mọi người không chạy ra bắt được hung thủ - cô Johnson vẫn ương ngạnh nói.
Poirot hỏi:
- Lúc đó là khoảng mấy giờ? Một giờ rưỡi chăng?
- Phải, vào khoảng ấy - cô Johnson nghĩ, rồi trả lời.
Poirot đăm chiêu.
- Như vậy là cũng khớp. Cô còn nghe tiếng nào khác không? Tiếng mở hoặc đóng cửa, chẳng hạn?
Cô Johnson lắc đầu:
- Không, tôi không nhớ có tiếng nào cả.
- Chắc lúc đó cô đang ngồi ở bàn? Quay mặt về phía nào? Ra sân? Ra phòng cổ vật? Hay quay mặt ra hiên? Hay ra ngoài đồng?
- Tôi ngồi đối mặt với sân.
- Từ chỗ cô ngồi, cô có nhìn thấy thằng Abdullah đang lau rửa?
- Có, mỗi lần nhìn lên, nhưng nói chung tôi tập trung vào công việc.
- Tuy nhiên, nếu có người đi qua cửa sổ ngoài sân, cô phải nhìn thấy?
- Vâng, tất nhiên.
- Và cô không thấy ai?
- Không.
- Nếu có người đi ở giữa sân, cô có thấy không?
- Tôi không rõ... có lẽ không... trừ khi đúng lúc đó tôi nhìn ra ngoài.
- Cô có biết lúc thằng Abdullah đã bỏ việc đi nói chuyện với bạn?
- Không.
- Mười phút... - Poirot thở dài - Mười phút chết tiệt.
Im lặng một lát.
Bỗng cô Johnson ngửng đầu nói:
- Ông Poirot, tôi sợ mình vô tình đã làm ông lầm. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi không tin là từ chỗ tôi ngồi có thể nghe được tiếng động từ phòng bà Leidner. Còn cách cả một phòng cổ vật, mà cửa sổ phòng này đều đóng.
- Cô hãy yên tâm - Poirot nói, vẻ hiền từ - Dù sao, chi tiết đó không quan trọng.
- Đành vậy. Nhưng riêng tôi, tôi cho là quan trọng, vì nếu nghe được tôi đã phải làm một điều gì.
Ông Leidner nói để an ủi:
- Thôi, cô khỏi phải băn khoăn. Tiếng cô nghe thấy có khi chỉ là tiếng người gọi nhau ngoài đồng.
Cô Johnson hơi đỏ mặt trước sự thông cảm của giáo sư với mình. Vài giọt nước mắt lăn xuống gò má, rồi cô quay mặt đi, nói:
- Vâng, chắc vậy. Sau chuyện bi thảm ấy, ta có thể tưởng tượng nhiều điều không hề có.
Một lần nữa. Poirot lại nhìn sổ tay:
- Chúng ta sắp xong rồi. Ông Carey?
Carey nói từ tốn, đều đều:
- Tôi sợ không nói thêm được điều gì mà ông chưa biết. Tôi làm việc ở khu khai quật. Tôi biết tin ở đó.
- Và ông không thấy điều gì lạ trong mấy ngày trước án mạng?
- Không.
- Ông Coleman?
- Tôi hoàn toàn đứng ngoài chuyện này - ông Coleman đáp với giọng như tiếc rẻ - Sáng hôm qua, tôi đi Hassanich lĩnh lương để về trả cho công nhân. Lúc về, Emmott báo tin chuyện xảy ra, và tôi lại lên xe đi ngay để báo cảnh sát và bác sĩ Reilly.
- Còn trước đó?
- Không khí hơi lủng củng, mọi người đã biết. Trước hết là sự việc trong phòng cổ vật, rồi những cái đầu, những bộ mặt hiện qua cửa sổ, ông nhớ chứ, thưa ông? - Coleman vừa nói vừa xoay sang giáo sư Leidner, ông này gật đầu - Theo tôi, chắc chắn có người ngoài đã đột nhập. Tên này rất ranh mãnh!
Poirot quan sát Coleman một hồi, rồi hỏi:
- Ông là người Anh?
- Trăm phần trăm, thưa ông. Nhãn hiệu trình tòa.
- Đây là mùa đầu tiên ông làm với đoàn khảo sát?
- Đúng vậy.
- Ông say mê môn khảo cổ?
Câu hỏi dường như hơi làm Coleman bất ngờ. Ông hơi đỏ mặt, liếc nhìn giáo sư Leidner, bối rối như cậu học trò bị bắt quả tang.
- Tất nhiên, môn khoa học ấy rất lý thú. Song bảo là tôi mê thì không hẳn.
Coleman im bặt, và Poirot không gặng thêm. Ông gõ gõ bút chì lên bàn, cẩn thận kéo lọ mực đặt trước mặt:
- Hôm nay có lẽ làm đến đây là đủ. Nếu bỗng dưng có ai nhớ ra chi tiết gì có ích, xin cứ đến gặp tôi. Bây giờ, tôi muốn gặp riêng giáo sư Leidner và bác sĩ Reilly.
Đó cũng là dấu hiệu tan họp. Mọi người lần lượt ra khỏi phòng. Tôi cũng sắp đi ra thì có tiếng gọi:
- Cô Leatheran, xin mời cô ở lại - ông Poirot nói - Như vậy sẽ tốt hơn.
Tôi quay lại, trở về ngồi vào chỗ.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty25/6/2013, 09:42


Chương 15


MỘT GỢI Ý CỦA POIROT


 Khi mọi người ra hết, bác sĩ Reilly đứng lên, ra đóng cửa cẩn thận. Sau khi đưa mắt nhìn Poirot, ông đóng nốt một cửa sổ còn mở ra sân, rồi về ngồi xuống cùng mọi người.
- Tốt! - Poirot nói - Bây giờ chúng ta họp hẹp, có thể nói thoải mái. Ta đã nghe mọi người trong đoàn nói... À mà này, cô đang nghĩ gì vậy?
Tôi đỏ mặt. Không thể chối cãi: lão thám tử nhỏ bé này có cái nhìn thấu suốt tâm can. Ông ta đã nhìn thấy cái ý nghĩ vừa thoáng trong đầu tôi hay tại vẻ mặt tôi để lộ quá rõ ý nghĩ của mình?
- Ồ! Không có gì! - Tôi ngập ngừng đáp.
- Thôi đi, cô y tá, đừng bắt thám tử phải chờ đợi - bác sĩ Reilly động viên.
- Thật mà, không có gì. Tôi chỉ chợt nghe ra rằng nếu ai đó biết hoặc nghi ngờ điều gì, chắc khó nói ra trước mặt mọi người... đặc biệt là trước giáo sư Leidner.
Thật bất ngờ, Poirot gật đầu tán đồng:
- Đúng thế, đúng thế. Điều cô nói rất đúng. Song tôi xin giải thích: cuộc họp vừa rồi là có mục đích. Ở Anh, trước mỗi cuộc đua, người ta dắt ngựa ra trình diễn, giới thiệu. Ngựa diễu qua khán đài để ai nấy nhìn và đánh giá. Đó là lý do tại sao tôi họp mọi người. Để điểm mặt tất cả những người tham dự.
Giáo sư Leidner hung hăng đối lại:
- Không một phút nào tôi lại chấp nhận có ai dưới quyền tôi dính vào vụ án này.
Rồi quay về phía tôi, ông nói như ra lệnh:
- Cô y tá, cô hãy nói ông Poirot biết tất cả những gì nhà tôi nói với cô cách đây hai ngày.
Thể theo yêu cầu ấy, tôi kể lại, cố gắng giữ nguyên từng lời của bà Leidner. Tôi kể xong, Poirot nhận xét:
- Rất tốt! Rất tốt! Tôi hoan nghênh cách nói rõ ràng, trật tự của cô. Rất, rất bổ ích.
Ông quay lại ông Leidner:
- Ông có những lá thư đó không?
- Có đây. Tôi chắc ông muốn xem chúng ngay.
Poirot cầm các lá thư, nghiên cứu kỹ. Tôi cứ nghĩ ông sẽ rắc thuốc lên hoặc soi kính hiển vi để tìm dấu tay, nhưng không. Xem ra ông thám tử này thuộc lớp người cổ, không biết các phương pháp hiện đại, vì ông chỉ đọc thư như mọi người phàm trần khác.
Đọc xong, ông đặt thư trước mặt, khẽ ho một tiếng, nói:
- Bây giờ, ta cần sắp xếp các sự việc cho thứ tự. Lá thư đầu tiên, bà Leidner nhận được ít lâu sau khi kết hôn với ông ở Mỹ. Sau đó còn một số thư nữa mà bà đã hủy. Rồi đến lá thư thứ hai, và tiếp đó ít lâu, cả hai người thoát khỏi bị chết ngạt vì khí đốt. Sau đó, hai ông bà đi du lịch nước ngoài, và trong gần hai năm không có thư nào. Đến đầu mùa công tác ở đây, tức là khoảng ba tuần trở lại, lại có thư. Phải thế không nào?
- Phải.
- Thấy vợ luôn luôn sợ hãi, ông gặp bác sĩ Reilly nhờ giới thiệu một cô y tá, tức cô Leatheran đây để làm bạn với bà, cho bà bớt lo?
- Phải.
- Một vài chuyện xảy ra: bàn tay gõ cửa sổ, bộ mặt ma quái xuất hiện sau cửa kính, những tiếng động nghe thấy ban đêm trong phòng cổ vật. Bản thân ông không từng chứng kiến những sự việc đó?
- Không.
- Mà thực ra chỉ mình bà Leidner biết?
- Cha Lavigny có nhìn thấy ánh sáng trong phòng cổ vật.
- Đúng. Tôi đã có ghi.
Sau một phút yên lặng, Poirot hỏi:
- Vợ ông có để lại di chúc?
- Không.
- Tại sao?
- Vì bà thấy không cần thiết.
- Bà không có tài sản sao?
- Có, lúc sinh thời, ông bố cho bà một số tiền lớn song bà không được đụng tới vốn. Nếu chết, tiền đó thuộc về các con bà, nếu bà có con. Bà chết mà không có con, tài sản sẽ chuyển cho Bảo tàng Pittstown.
Poirot gõ gõ lên bàn, nói:
- Vậy ta có thể loại ngay một động cơ của vụ án. Mỗi khi có người bị giết, ngay từ đầu bao giờ tôi cũng tự đặt câu hỏi: cái chết này lợi cho ai? Trường hợp này là một bảo tàng. Chứ nếu bà Leidner mất đi mà để lại tài sản lớn, tôi sẽ hỏi ngay ông: Ai là người thừa kế? Ông... hay người chồng trước? Nhưng ở đây không có chuyện đó. Như đã nói, đầu tiên tôi nghĩ đến vấn đề lợi ích. Thứ hai, bao giờ tôi cũng nghi ngờ chồng hoặc vợ của nạn nhân! Tuy nhiên, có ba điều bênh vực ông: một là ông không hề bén mảng đến phòng vợ suốt chiều qua; hai là vợ chết thì ông nghèo đi chứ không giàu lên. Và ba là...
Poirot ngừng lời.
- Ba là gì?
- Hừm! Có những thái độ khiến tôi không thể lầm. Thưa giáo sư Leidner, tình yêu với bà nhà là mối tình lớn của đời ông, có phải không?
Giáo sư trả lời đơn giản:
- Phải.
- Ta tiếp tục - Poirot nói.
- Nhanh lên một chút, không biết bao giờ mới xong - bác sĩ Reilly có vẻ sốt ruột.
Poirot ném cho bác sĩ một cái nhìn trách móc:
- Cứ từ từ, ông bạn. Trong một vụ án mạng như thế này, phải xem xét mọi khía cạnh một cách tuần tự, có phương pháp. Không bao giờ tôi xa rời nguyên lý ấy. Sau khi đã gạt đi nhiều khả năng, chúng ta đang tới một điểm rất quan trọng. Nên đánh bài ngửa, không giấu giếm điều gì.
- Đồng ý - bác sĩ Reilly nói.
- Vì vậy tôi yêu cầu phải nói hết sự thật - Poirot tiếp.
Giáo sư Leidner nhìn ông, ngạc nhiên:
- Xin bảo đảm là tôi đã nói hết những gì tôi biết. Tôi có giấu gì đâu.
- Giáo sư Leidner... hãy suy nghĩ kỹ... Ông chưa nói hết.
- Hết rồi! Còn chi tiết nào mà ông không biết?
Giáo sư tỏ vẻ khắc khoải. Poirot lắc đầu:
- Chẳng hạn, ông chưa giải thích vì sao ông đưa cô Leatheran vào nhà này.
Giáo sư Leidner hơi lúng túng.
- Thì tôi nói rồi... Vợ tôi tâm thần không ổn định... luôn sợ hãi...
Poirot ngã người về phía trước, đưa tay chặt lên chặt xuống:
- Không, không và không! Còn một lý do khác. Vợ ông gặp nguy hiểm, bị dọa giết. Ông không gọi... cảnh sát, không mời thám tử tư... mà lại một y tá. Không rõ ràng chút nào!
- Tôi... tôi... tôi nghĩ…
Mắt đỏ dừ, ông ngưng bặt. Poirot động viên:
- A!... Ông nghĩ gì?
Giáo sư vẫn im lặng.
- Các lời khai của ông đến nay theo tôi là hợp lý, trừ vấn đề cô y tá. Tại sao lại y tá? Chỉ có thể một lời giải thích. Ông không tin vợ ông bị nguy hiểm.
Giáo sư Leidner khẽ kêu lên, như được giải thoát.
- Ôi, đúng thế! Tôi không tin bà ấy bị nguy hiểm gì.
Poirot chăm chú nhìn giáo sư như mèo rình mồi, chỉ chờ chuột con xuất hiện là chồm lên.
- Vậy ông tin là thế nào?
- Tôi không biết... không biết.
- Không, ông biết. Ông biết rất rõ là đằng khác, để tôi giúp ông nhé... Tôi nói thế này, không biết có đúng không: ông nghi là chính vợ ông đã viết những thư đó?
Còn biết trả lời sao? Poirot đoán quá đúng. Giáo sư Leidner giơ tay như xin chịu thua.
Tôi thở một hơi dài. Thế ra tôi cũng đã đoán đúng. Tôi nhớ lại cái giọng lạ lùng của ông Leidner khi trao đổi với tôi về những lá thư. Bỗng mặt ông Poirot nhìn xoáy vào tôi:
- Cô y tá, cả cô cũng đã nghĩ như thế?
- Vâng - tôi thực thà đáp - tôi cũng có ý nghĩ ấy.
- Tại sao?
Tôi liền nói rằng chữ viết trong các thư nặc danh hao hao giống chữ trên phong bì mà Coleman đưa tôi.
Poirot quay lại ông Leidner:
- Vậy ông cũng thấy là hai thứ chữ giống nhau?
Giáo sư cúi đầu:
- Vâng, có thế. Chữ nhỏ và sít hơn chữ của Louise. Chữ bà ấy to và thưa hơn, nhưng nhiều nét lại giống nhau. Để tôi chỉ ông xem.
Từ túi trong, ông rút mấy lá thư, chọn một cái đưa cho Poirot. Đó là một lá thư của bà viết cho ông. Poirot so sánh thật kỹ với các thư nặc danh.
- Đúng vậy - ông lẩm bẩm... - Các chữ s và e đều giống nhau. Tôi không phải chuyên gia chiết tự, và không dám đoán chắc (mà tôi cũng chưa thấy hai nhà chiết tự nào lại đồng ý nhau chuyện gì), song có thể tạm khẳng định hai thứ chữ giống nhau một cách lạ kỳ. Rất có thể chúng đều do một người viết. Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn, ta chưa nên vội kết luận.
Ngả người vào lưng ghế, ông trầm ngâm nói tiếp:
- Lúc này ta có ba giả thuyết: một, chữ giống nhau chỉ là tình cờ; hai, các thư đe dọa do bà Leidner viết, vì lý do nào đó ta không rõ; ba, là do một người khác viết, nhưng cố tình bắt chước chữ bà Leidner. Nhằm mục đích gì? Ta chưa tranh luận. Dù sao, nhất định chỉ là một trong ba giả thuyết.
Ông suy nghĩ một lát, rồi quay về giáo sư Leidner, hỏi:
- Khi ông nghi là bà Leidner viết những thư đó, thì ông nghĩ gì?
Giáo sư lắc đầu:
- Tôi vội gạt ngay cái ý tưởng kỳ cục đó đi.
- Ông có tìm cách lý giải sự việc đó?
- Tôi nghĩ, hay là ký ức sâu xa về quá khứ đã làm tâm thần vợ tôi suy yếu, và bà đã viết những thư đó một cách vô ý thức. Có thể lắm chứ, phải không bác sĩ? - Giáo sư quay lại hỏi Reilly.
Bác sĩ nhăn mặt, trả lời chung chung:
- Với bộ óc con người thì cái gì cũng có thể xảy ra.
Rồi ông đưa mắt nhìn Poirot có vẻ ăn ý nhau, và Poirot nói tiếp:
- Các lá thư là rất đáng chú ý, song ta không chỉ dừng ở đó. Ba lời giải đặt ra.
- Ba?
- Phải. Lời giải thứ nhất, rất đơn giản. Người chồng trước của vợ ông vẫn còn sống. Hắn viết thư đe dọa, rồi thực hiện lời đe dọa. Nếu chấp nhận lời giải này, nhiệm vụ chúng ta là tìm xem hắn vào rồi ra khỏi đây bằng cách nào mà không ai biết.
Cách giải thích thứ hai. Bà Leidner, vì những lý do cá nhân nào đó, tự mình viết những thư đó. Vụ suýt chết ngạt cũng là do bà dựng lên (nên nhớ là chính bà thức dậy trước rồi báo cho ông biết có mùi hơi đốt thoát ra). Tuy nhiên, nếu do bà viết, thì bà chẳng gặp nguy hiểm gì. Vậy phải tìm hung thủ ở chỗ khác, tức là trong số những người của đoàn khảo sát. Đó là kết luận lô gích duy nhất - Poirot nói trịnh trọng, mặc cho giáo sư Leidner phản đối.
Một người trong đoàn đã giết bà vì tư thù. Người đó phải biết có chuyện những bức thư... hoặc ít nhất biết là bà Leidner đang sợ một ai đó. Và hung thủ đã lợi dụng điều đó để hành động mà không bị ngờ. Hắn biết trước rằng người đầu tiên bị tình nghi, sẽ là tác giả của những thư đe dọa kia.
Một biến thể khác của lời giải này là hung thủ biết chuyện cũ của bà Leidner, đã chủ động viết những thư ấy. Nhưng trường hợp này, tại sao hắn lại bắt chước chữ viết của bà? Hắn đang muốn để cho mọi người tưởng là có kẻ ở bên ngoài đột nhập kia mà...
Cách giải thích thứ ba, theo tôi, là hay nhất. Tôi cho các thư là do người chồng trước của bà Leidner viết - hoặc là thằng em trai của hắn. Và người đó hiện đang là thành viên của đoàn khảo cổ.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty25/6/2013, 09:44


Chương 16


NHỮNG NGƯỜI TÌNH NGHI


 Giáo sư Leidner nhẩy chồm lên:
- Không thể! Không thể như thế! Ý kiến của ông là vô lý.
Ông Poirot bình tĩnh nhìn lại, không nói gì.
- Ông bảo người chồng trước của vợ tôi là người trong đoàn khảo cổ, mà bà ấy lại không nhận ra?
- Đúng vậy. Hãy chịu khó suy nghĩ. Hai mươi năm trước, bà nhà chỉ sống với hắn ta mấy tháng. Đến nay gặp lại, liệu có nhận ra không? Chưa chắc. Nét mặt, hình dạng đã thay đổi, giọng nói thì có thể không khác lắm, nhưng hắn thì cố tình, còn bà nhà thì vô tình, coi hắn như một người nào khác, không chú ý. Một khả năng khác là thằng em trai. Nó ngưỡng mộ và tôn thờ kỷ niệm về người anh. Giờ đây nó đã lớn. Thằng nhãi con mươi, mười hai tuổi nay đã xấp xỉ ba mươi, làm sao bà Leidner nhận ra? Chớ quên tên William Bosner này. Dưới mắt nó, anh trai nó chết không phải là người phản bội, mà là hy sinh vì tổ quốc Đức của nó. Nó coi bà Leidner là kẻ thù, người đã đưa anh nó lên đoạn đầu đài. Trẻ con khi đã coi ai là thần tượng thì nhớ rất dai, thù rất dai.
- Hoàn toàn đúng - bác sĩ Reilly tán đồng - Người đời hay nghĩ trẻ con chóng quên, không phải.
- Được. Thế là một mặt, ta có Frederick Bosner, năm nay chừng năm mươi tuổi, mặt khác có William Bosner, trạc ba mươi. Giờ ta hãy soát từng người một trong đoàn.
- Vô lý! - Giáo sư Leidner rên rỉ - Nhân viên của tôi! Người của chính tôi!
- Và vì vậy ông cho là không thể nghi ngờ - Poirot sẵng giọng - Điều ấy cần phải xét lại. Bắt đầu, trước hết, ai chắc chắn không thể là Frederich hoặc William?
- Các bà phụ nữ!
- Rõ quá! Xin gạch khỏi danh sách cô Johnson và bà Mercado. Ai nữa?
- Carey. Ông ấy và tôi đã cùng làm việc với nhau nhiều năm trước khi tôi gặp Louise.
- Vả lại tuổi không khớp. Hình như ông này tuổi băm tám, băm chín, quá trẻ so với Frederick, và nhiều tuổi hơn nhiều so với William. Số còn lại? Cha Lavigny và ông Mercado: họ đều có thể là Frederick Bosner.
Giáo sư Leidner cất tiếng nửa bực tức, nửa buồn cười:
- Thôi nào, ông, mọi người đều biết cha Lavigny là nhà nghiên cứu văn cổ, còn ông Mercado đã làm việc lâu năm ở một bảo tàng lớn New York. Cả hai không thể là người mà ông nghi vấn! Không thể!
Poirot phẩy nhẹ tay:
- Không thể! Không thể! Tôi lại cần nghiên cứu kỹ những cái không thể! Nhưng thôi, hãy cho qua. Còn ai nữa nhỉ? Carl Reiter, một anh chàng có tên Đức, và David Emmott...
- Chớ quên là ông này đã làm với tôi hai đợt.
- Anh chàng Reiter này có tính rất cặm cụi, kiên trì. Nếu giết ai, anh ta sẽ nghiên cứu và chuẩn bị rất kỹ.
Giáo sư Leidner phác một cử chỉ chán ngán.
- Cuối cùng, Willian Coleman - Poirot nói.
- Ông ta là người Anh.
- Người Anh thì sao? Bà Leidner chả nói rằng Bosner em rời nước Mỹ rồi mất tăm. Biết đâu hắn không lớn lên ở nước Anh?
- Thế nào ông cũng nói lấy được - giáo sư Leidner nhận xét.
Poirot ghi ghi chép chép vào sổ tay, ông nói:
- Phải xem xét một cách trật tự, có phương pháp. Một bên, ta có hai cái tên: cha Lavigny, ông Mercado; bên kia có ba: Coleman, Emmott và Reiter.
Bây giờ, ta xem xét một khía cạnh khác của vấn đề: phương tiện và cơ hội: Trong số người của đoàn, ai có phương tiện và cơ hội để phạm tội ác? Carey thì ở khu khai quật. Coleman đi Hassanich. Ông, ông ở trên sân thượng. Còn lại cha Lavigny, ông Mercado, bà Mercado, David Emmott, Carl Reiter, cô Johnson và cô Leatheran.
- Ồ! - Tôi nhảy chồm lên, kêu.
- Vậy xin lỗi, tôi vẫn phải để tên cô vào danh sách. Cô muốn vào phòng bà Leidner, giết bà trong lúc sân vắng người thì rất dễ. Cô cũng khá khỏe mạnh, và bà Leidner càng không nghi ngờ gì cho đến khi cô ra tay.
Tôi kinh ngạc đến mức không thốt nên lời.
Bác sĩ Reilly lợi dụng lúc đó để trêu tôi; ông nói nhỏ:
- Án mạng ly kỳ: y tá giết bệnh nhân.
Tôi lườm ông ta một cái dài.
Đầu óc ông Leidner lại đang hướng về ý nghĩ khác:
- Ông Poirot, ông không thể nghi cho Emmott. Ông không nhớ ông ta ở trên sân thượng với tôi trong mười phút ấy sao?
- Nhưng vẫn không thể gạch tên. Khi xuống, ông ta có thể vào phòng bà Leidner thi hành thủ đoạn, rồi mới ra gọi thằng Abdullah. Hoặc là ông ta tranh thủ lúc sai thằng bé lên gặp ông.
Giáo sư Leidner thở dài:
- Không hiểu ra làm sao nữa... Ôi bí ẩn!
Ngạc nhiên sao, Poirot lại đồng tình với ông Leidner:
- Ông nói đúng: hiếm có vụ án nào lại bí ẩn đến thế này. Thông thường, hung thủ tàn bạo... song tương đối đơn giản. Nhưng ở đây ta đứng trước một vụ phức tạp. Thưa giáo sư Leidner, vợ ông phải là một người khác thường.
Poirot biết giáng cú đánh vào đúng chỗ, khiến tôi giật mình.
- Có phải thế không, cô y tá?
Giáo sư Leidner bình thản bảo tôi:
- Cô… làm ơn nói cho ông ấy biết Louise là người thế nào. Như thế ông ấy không thể bảo là thiên vị.
Và tôi đã nói thực lòng:
- Bà ấy rất đẹp, không ai lại không chiêm ngưỡng và tìm cách chiều ý bà. Tôi chưa bao giờ gặp một phu nhân như vậy.
- Cám ơn! - giáo sư mỉm cười nhìn tôi.
- Lời chứng từ một người mới tới như cô Leatheran có giá trị riêng của nó - Poirot lịch sự tuyên bố - Ta tiếp tục. Dưới mục Phương tiện và cơ hội, ta đã ghi sáu cái tên: cô Leatheran, cô Johnson, bà Mercado, ông Reiter, ông Emmott và cha Lavigny.
Một lần nữa, ông lại hắng giọng. Quả là những người nước ngoài này có lắm thói quen lạ!
- Lúc này, ta hãy tạm coi giả thuyết thứ ba là đúng: Frederich hoặc William Bosner là hung thủ, và hắn nằm ngay trong đoàn khảo cổ. So sánh hai danh sách, ta có thể giảm số người tình nghi còn bốn: cha Lavigny, ông Mercado, Carl Reiter và David Emmott.
- Cha Lavigny hoàn toàn vô can - giáo sư Leidner kiên quyết can ngăn - Cha thuộc dòng Cha Trắng ở Carthage.
- Và râu của cha là râu thật - tôi nói thêm.
- Thưa cô, những tên sát nhân thượng hạng không bao giờ mang râu giả.
- Sao ông biết hắn là sát nhân thượng hạng? - Tôi cãi.
- Vì, nếu không thì tôi đã tìm ra được ngay... Còn hiện tại thì tôi chịu.
“Con người này thật kiêu ngạo”, tôi nghĩ bụng.
Giáo sư Leidner không ngồi yên, băn khoăn:
- Thật vô lý... cha Lavigny và ông Mercado là những người có tiếng từ lâu.
Poirot nhìn thẳng giáo sư:
- Lập luận của ông không vững. Nếu Fredrich Bosner không chết, thì suốt bao nhiêu năm nay, hắn làm gì? Hắn mượn tên giả và đủ thì giờ để tạo lập địa vị trong xã hội...
- Bằng cách vào tu ở dòng Cha Trắng? - bác sĩ Reilly hỏi, vẻ không tin.
- Nghe thì cũng hơi lạ thật - Poirot công nhận - Ra tòa rồi sẽ biết. Ta xét những người tình nghi khác.
- Những người trẻ - Reilly nói - Theo ý tôi chỉ có một người hội đủ các điều kiện.
- Ai?
- Chàng Carl Reiter. Chúng ta không biết gì cụ thể về anh ta, nhưng xem kỹ, thì hắn có độ tuổi phù hợp, một cái tên Đức, lại mới đến làm. Anh ta có thế lợi dụng cơ hội ra khỏi xưởng ảnh, qua sân, thi hành thủ đoạn rồi chuồn nhanh trong lúc sân vắng người. Nếu trong lúc hắn vắng mặt mà có ai vào xưởng ảnh, hắn sẽ chống chế là đang ở trong buồng tối. Tôi không khẳng định anh ta là thủ phạm, nhưng trong danh sách này, Reiter có vẻ đáng nghi nhất.
Ông Poirot không tán thành ý kiến ấy, ông gật đầu một cách nghiêm trang, nhưng chưa chịu:
- Lập luận của ông nghe được, nhưng vấn đề phức tạp hơn ông tưởng. Hãy tạm dừng ở đây. Nếu các ông cho phép, tôi xin ngó qua hiện trường vụ án một chút.
- Xin tự nhiên.
Giáo sư Leidner lục túi và nhìn lên bác sĩ Reilly, nói:
- Đại úy Maitland cầm mất rồi.
- Ông ấy đã trao lại cho tôi trước khi đi có việc.
Bác sĩ đưa chìa khóa.
Giáo sư Leidner ngập ngừng:
- Nếu không có gì bất tiện, tôi không muốn... Có lẽ cô y tá…
- Không sao. không sao... - Poirot đáp - Tôi thông cảm, không muốn ông thêm đau buồn vô ích. Cô y tá, cô cùng đi với tôi chứ?
- Xin sẵn lòng - Tôi đáp.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty25/6/2013, 09:46


Chương 17


VẾT MÁU BÊN BÀN RỬA MẶT


 Để mổ xét nghiệm, tử thi bà Leidner đã được chuyển đi Hassanich, song căn phòng được giữ nguyên. Đồ đạc sơ sài nên cảnh sát lục lọi không tốn bao thời gian.
Thoạt đi vào, nhìn bên phải, có chiếc giường. Đối diện với cửa ra vào, có hai cửa sổ chấn song sắt nhìn ra ngoài đồng. Kê giữa hai cửa sổ, là một bàn gỗ sồi dùng làm bàn trang điểm của bà Leidner. Áp sát tường về phía đông, là một tủ gỗ trắng và một hàng mắc áo, quần áo treo được bọc vào túi vải. Ngay bên trái cửa ra vào là chiếc bàn rửa mặt. Giữa phòng kê một bàn to, bên trên có lọ mực, bàn thấm và một cặp nhỏ bằng da, trong đó bà Leidner cất các thư nặc danh.
Các cửa sổ có rèm trắng xọc da cam. Bốn tấm da dê trải trên sàn: ba chiếc nhỏ màu nâu đặt trước hai cửa sổ và bàn rửa mặt, một chiếc màu trắng to hơn và tốt hơn, có sọc màu nâu, đặt giữa giường và bàn to.
Căn phòng không có tủ, không có chỗ nào kín đáo, cũng không có vải ngăn để mà ẩn náu. Chiếc giường sắt, rất đơn giản, phủ khăn trải trắng. Ba chiếc gối lông rất nhẹ là vật xa xỉ nhất trong phòng, không người nào khác có.
Bác sĩ Reilly tường trình vắn tắt vị trí, tư thế của bà Leidner nằm phục trên tấm da dê cạnh giường.
Để minh họa, ông ra hiệu cho tôi lại gần:
- Mời cô lại đây.
Tôi rất bình tĩnh, nằm xoài xuống đất, cố gắng giữ đúng tư thế khi tìm thấy xác chết.
- Khi vào và phát hiện ra, Leidner có hơi nhấc đầu người chết - bác sĩ nói - Nhưng tôi đã hỏi kỹ, ông ấy không xê dịch thi thể.
- Đến giờ mọi việc có vẻ là rõ - Poirot nói - Bà Leidner nằm trên giường, hoặc ngủ, hoặc nghỉ... thì có người mở cửa, bà nhìn ra và nhổm dậy...
- Và hung thủ đánh vào đầu bà - bác sĩ nói tiếp - Bà ngất đi và chết ngay lập tức. Ông hiểu không... .
Bác sĩ giải thích tác động của vết thương bằng từ chuyên môn.
- Như vậy, không có máu chảy? - Poirot hỏi.
- Không, chảy máu não bên trong.
- Giải thích thế cũng được, trừ một điểm. Nếu kẻ đột nhập là người lạ, sao bà Leidner không kêu cứu? Nếu kêu, sẽ có người nghe thấy, như là cô Leatheran, Emmott và thằng bồi.
- Giải đáp không khó - bác sĩ Reilly nói khô khốc - Hung thử không phải người lạ.
Poirot gật đầu:
- Đúng. Có thể bà ngạc nhiên khi thấy hắn vào, nhưng không sợ. Lúc nó giáng vào đầu, bà có thể kêu khẽ... nhưng muộn rồi.
- Tiếng kêu mà cô Johnson nghe thấy?
- Phải, nếu đúng là cô ấy có nghe. Nhưng không chắc. Tường bằng đất rất đày, cửa sổ lại đóng.
Poirot lại gần giường hỏi tôi:
- Lúc cô ở đây đi ra, bà đã lên giường chưa?
Tôi nói lại những gì đã làm.
- Bà ấy định ngủ hay nằm đọc sách?
- Tôi đưa bà hai quyển, một tiểu thuyết, một hồi ký. Thường bà đọc một lát rồi ngủ.
- Lúc đó, tinh thần bà có bình thường không?
Tôi suy nghĩ một lúc.
- Bình thường. Bà còn có vẻ vui nữa. Tôi cho đó là do hôm trước bà đã trút bầu tâm sự với tôi.
Poirot nhìn quanh phòng.
- Khi cô vào đây lúc án mạng đã xảy ra, mọi thứ trong phòng vẫn trật tự như cũ?
Tôi cũng đưa mắt nhìn quanh:
- Dường như vẫn nguyên.
- Không có dấu vết gì để ta đoán được viên sát nhân đã dùng hung khí gì?
- Không.
Poirot quay lại bác sĩ Reilly:
- Theo ông, hắn dùng vũ khí gì?
Bác sĩ đáp ngay:
- Một vật không sắc, nhưng to và rất nặng, ví dụ như cái đáy tròn cửa một pho tượng nhỏ chẳng hạn. A! Tôi không nói là đúng thứ ấy, nhưng một cái gì tương tự. Giáng xuống rất mạnh.
- Giáng bởi một cánh tay lực lưỡng... Cánh tay đàn ông?
- Đúng.. trừ khi...
- Trừ khi... gì?
Bác sĩ Reilly thong thả:
- Có thể lúc đó bà Leidner ở tư thế quỳ... Trường hợp ấy, cú đánh từ trên cao bằng vật nặng, thì sức lực giáng xuống không cần nhiều.
- Đang quỳ... - Poirot lẩm bẩm - Cũng là một ý kiến!
- Hãy cẩn thận! - bác sĩ vội nói - Chỉ là một ý tôi đưa ra thế thôi. Hoàn toàn không có chứng minh.
- Nhưng cũng là trong phạm vi có thể?
- Phải. Vả lại, xét hoàn cảnh, tôi thấy cũng không lạ... Có thể bà sợ quá nên quỳ xuống chân tên đao phủ xin tha chết. Bà không kêu vì linh tính thấy rằng kêu không kịp nữa.
- Đúng - Poirot trầm ngâm - đó là một ý hay...
Ý vớ vẩn, tôi nghĩ bụng. Tôi không thể tưởng tượng bà Leidner chịu quỳ xuống van xin bất kỳ ai.
Poirot đi một vòng quanh phòng, ông mở các cửa sổ, thử xem chấn song có chắc không, thò đầu ra ngoài để thấy rằng không có cách nào lách cả vai vào. Ông nói:
- Cửa sổ đóng lúc cô vào và thấy xác chết. Vậy lúc một giờ kém mười lăm cô đi ra, để bà Leidner lại, thì chúng có đóng không?
- Có. Cửa sổ buổi chiều bao giờ cũng đóng. Cửa này không che vải xô như cửa sổ phòng chung và phòng ăn, nên phải đóng kín cho muỗi khỏi vào.
- Và không ai có thể vào qua cửa sổ - Poirot nhận xét - Tường tuy bằng đất nhưng chắc như gạch. Không có khe hở nào khác. Muốn vào phòng, chỉ có cách đi qua cửa chính, muốn qua cửa chính phải qua sân. Sân chỉ có một lối vào, là cổng vòm. Trước cổng vòm có năm người, họ đều khai giống nhau, và tôi cho là họ nói sự thật. Không, họ không nói dối. Được gì mà họ nói dối. Hung thủ là người trong nhà...
Tôi không nói gì. Lúc nãy, khi họp chung, tôi chẳng cũng có cảm giác như vậy sao?
Poirot đi thong thả trong phòng. Ông cầm một tấm ảnh trên tủ, ảnh một ông già. Ông đưa mắt hỏi tôi.
- Cụ thân sinh bà Leidner - tôi nói - Chính bà nói với tôi.
Ông đặt ảnh vào chỗ cũ, liếc nhìn các đồ vật để trên bàn rửa mặt... đều bằng đồi mồi, giản dị nhưng đẹp. Ông nhìn lên giá để sách, đọc to vài đầu đề:
Người Hy Lạp là ai? Sơ luận về thuyết tương đối. Cuộc đời phu nhân Hester Stanhope. Chuyến tàu Crewe, Trở về Mathusalem, Linda Condon. Bà Leidner là người có học thức đây.
- Ồ! Bà ấy rất thông minh - tôi nói - Bà đọc rất nhiều, biết nhiều chuyện. Bà Leidner đúng là một phụ nữ khác người.
Ông mỉm cười nhìn tôi:
- Phải. Tôi đã đoán ra ngay.
Ông tiếp tục xem xét, dừng một lúc trước bàn rửa mặt, trên đó đặt rất nhiều lọ nước hoa và kem mỹ phẩm.
Bỗng ông quỳ xuống, xem kỹ tấm da dê.
Bác sĩ Reilly và tôi cũng theo ông đến xem. Ông chăm chú nhìn một vết sẫm nhỏ, gần như khó nhìn thấy trên nền lông màu nâu. Sự thực là chỉ nhìn thấy vết sẫm đó khi nó chờm lên một cái sọc mầu trắng.
- Bác sĩ xem nó là cái gì? Có phải là máu?
Bác sĩ Reilly cũng đã quỳ xuống.
- Có thể. Tôi sẽ kiểm tra, nếu ông muốn.
- Thế thì hay quá.
Ông Poirot xem xét bình nước và các chậu. Bình nước đặt một bên bàn rửa mặt, chậu thì không có nước, nhưng cạnh bàn, có một can xăng cũ đựng nước thải.
Ông quay lại tôi:
- Lúc một giờ kém mười lăm ra khỏi phòng, cô có nhớ bình nước đặt bên ngoài chậu không?
- Không dám chắc - tôi suy nghĩ một lát - song hình như bình nước đặt trong chậu.
- A!
Tôi vội nói luôn:
- Ông hiểu cho, tôi nói thế vì nó thường vẫn đặt như thế. Bọn bồi thường dọn dẹp mọi thứ đâu vào đấy. Tôi có cảm tưởng nếu không thấy bình nước đặt đúng chỗ, thì tôi cũng đặt lại.
Ông gật đầu:
- Tôi hiểu. Cô làm việc ở bệnh viện nên quen trật tự. Vật gì không để đúng chỗ, là cô đặt lại ngay. Thế còn sau lúc xảy ra án mạng? Mọi thứ có giống như lúc này không?
- Tôi không chú ý đến các chi tiết này, lúc đó tôi chỉ để ý xem hung thủ ở chỗ nào, hoặc hắn có để quên vật gì không.
- Đúng là máu - bác sĩ Reilly đứng lên tuyên bố - Ông coi điều này có tầm quan trọng gì không?
Poirot chau mày, phân vân. Ông huơ hai tay lên:
- Tôi chưa biết. Vết máu này có thể chẳng có ý nghĩa gì. Song có thể từ đó suy luận rằng hung thủ bị tay vấy máu, phải đi rửa. Có thể thế lắm. Tuy nhiên ta chưa vội kết luận.
- Vết thương thỉ chảy máu rất ít - bác sĩ Reilly nhận xét - Máu không vọt, cùng lắm chỉ rỉ ra. Tất nhiên, nếu hung thủ sờ vào vết thương...
Tôi rùng mình. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trong ý nghĩ tôi: một kẻ đập chết người phụ nữ cao sang, rồi cúi xuống lấy ngón tay thọc vào vết thương, thích thú một cách điên loạn.
Bác sĩ Reilly nhận ra sự run rẩy của tôi:
- Cô y tá cô làm sao thế?
- Không... chỉ sởn gai ốc một chút - tôi đáp.
Porot quay lại nhìn tôi:
- Tôi thấy cô cần cái gì rồi. Lát nữa, nghiên cứu xong, tôi sẽ trở về Hassanich cùng với bác sĩ và sẽ mời cô đi theo. Bác sĩ, hãy rót một tách trà cho cô Leatheran.
- Cô hãy làm theo lời tôi - Poirot nói tiếp - Hơn nữa, cô sẽ giúp chúng tôi nhiều. Tôi muốn thảo luận với cô một vài vấn đề mà đề cập ở đây thì không tiện. Ông Leidner rất yêu vợ, và tin rằng ai cũng quý bà ấy như ông ấy quý. Theo tôi, như thế là không tự nhiên! Không, chúng ta còn phải bàn về bà Leidner... như thế nào nhỉ... phải nói thẳng nói thật. Thế nhé, quyết định nhé. Xong việc ở đây cô sẽ cùng chúng tôi về Hassanich.
- Dù thế nào, tôi cũng phải xin thôi việc ở đây. Vị trí của tôi lúc này thật khó xử.
- Cô chớ nên làm thế trong một hai ngày tới - bác sĩ Reilly khuyên - Cô không thể đi trước khi tang lễ cử hành xong.
- Được. Thế nhỡ đến lượt tôi cũng bị ám sát?
Tôi nói nửa đùa nửa thật.
Bác sĩ cũng biết tôi đùa, và tôi chờ một câu dí dỏm đáp lại. Nhưng tôi ngạc nhiên thấy ông Poirot bỗng đứng khựng giữa phòng và đưa tay đập lên trán:
- A! Rất có thể lắm! - ông lẩm bẩm - Có sự nguy hiểm... phải, nguy hiểm to. Nhưng biết làm thế nào tránh được?
- Ô, ông Poirot, tôi chỉ nói vui thôi mà. Ai giết tôi làm gì, xin hỏi ông đấy?
- Cô… hoặc một người khác...
Giọng nói của ông khiến tôi lạnh xương sống.
- Tại sao? - Tôi gặng.
Ông nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tôi cũng nói vui thôi mà! Song cô chớ quên rằng, trên đời, Không phải cái gì cũng đem ra đùa cợt được. Nghề nghiệp của tôi đã dạy tôi nhiều sự thật, mà sự thật ghê gớm nhất là thế này: kẻ đã giết người sẽ quen thói giết nữa!
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty25/6/2013, 09:47


Chương 18


BỮA TRÀ Ở NHÀ BÁC SĨ REILLY


 Trước khi đi, Poirot đảo một vòng quanh khu nhà ở và cả các khu phụ. Ông cũng hỏi chuyện vài người phục vụ thông qua bác sĩ Reilly, ông này dịch các câu hói từ tiếng Anh sang tiếng Ả rập, và ngược lại.
Các câu hỏi tập trung vào hình dáng bên ngoài của người lạ mặt mà bà Leidner và tôi đã bắt gặp nhòm vào cửa sổ, và hôm sau lại thấy cha Lavigny nói chuyện với hắn.
Trong lúc chúng tôi ngồi trên xe xóc nẩy người đi Hassanich, bác sĩ Reilly hỏi:
- Ông nghĩ rằng người đó thật sự dính đến vụ này?
- Tôi thích thu thập mọi thông tin có thể - Poirot đáp.
Điều này là rất tiêu biểu cho cách làm của nhà thám tử Bỉ. Sau này tôi cảm, thấy là dưới mắt ông, không chi tiết nào được bỏ sót. Dù là chuyện tào lao, ông cũng để ý ghi chép.
Thú thật là về đến nhà bác sĩ Reilly, tôi thật sung sướng được uống chén trà nóng. Ông Poirot bỏ tới năm cục đường vào tách của mình, khuấy rất kỹ, và nói:
- Nào, giờ chúng ta lại nói thoải mái để tìm ra ai có thể là kẻ giết bà Leidner?
- Lavigny, Mercado, Emmott hay Reiter? - bác sĩ Reilly hỏi lại.
- Không, không. Danh sách đó lập nên theo giả thuyết số 3. Nay ta nên xét giả thuyết số 2... để sang một bên ông chồng bí hiểm hoặc cậu em chồng bỗng từ quá khứ hiện về. Giờ ta tìm xem ai là người có phương tiện và cơ hội để thủ tiêu bà Leidner, và ai có thể làm việc đó?
- Ý này, hình như lúc nãy ông không quan tâm lắm.
- Quan tâm chứ, nhưng tôi phải giữ ý - Poirot đáp - Trước mặt ông Leidner, lẽ nào tôi lại thảo luận về động cơ thúc đẩy một người nào trong đoàn giết vợ ông ta? Như vậy, là thiếu tế nhị. Cứ để cho ông ta ôm cái ảo tưởng là vợ ông tuyệt vời và tất cả thiên hạ đều ngưỡng mộ bà ấy! Nhưng rõ ràng sự thực không phải như vậy. Ở vấn đề này, sự trợ giúp của cô Leatheran là rất quý. Tôi tin là cô có khiếu nhận xét sắc sảo.
- Ồ! Tôi không đáng được khen thế đâu - tôi chống chế.
Bác sĩ Reilly đưa tôi một đĩa bánh nóng rất ngon:
- Cô ăn đi để lấy can đảm.
Porot tuyên bố:
- Bây giờ, ta đi vào vấn đề. Cô y tá, cô hãy trình bày xem tình cảm của mỗi người trong đoàn đối với bà Leidner như thế nào.
- Nhưng tôi chỉ mới ở một tuần với họ.
- Với người thông minh như cô, ngần ấy là quá đủ. Các cô y tá đánh giá mọi người rất nhanh để tùy theo từng bệnh nhân mà đối xử. Nào, ta bắt đầu từ cha Lavigny có được không?
- Ông làm tôi tất khó nói. Cha Lavigny và bà Leidner thường chuyện trò với nhau có vẻ ăn ý, nhưng họ nói bằng tiếng Pháp, mà tôi tuy có học ở trường nhưng nghe rất lõm bõm. Theo tôi, họ thường nói chuyện văn chương là chính.
- Nói cách khác, họ có vẻ hòa hợp?
- Nói thế cũng được, nhưng tính cách của bà Leidner khiến cha Lavigny có vẻ ngỡ ngàng... và hơi ngài ngại. Tôi nói vậy, không biết ông có hiểu không.
Tôi liền kể lại câu chuyện giữa tôi với ông tu sĩ ngay hôm đầu đi thăm khu khai quật. Hôm đó cha Lavigny đã gọi bà Leidner là "đàn bà nguy hiểm".
- Nhận xét hay đấy - Porot nói - Còn bà... Ý kiến của bà về ông cha này thế nào?
- Làm sao tôi biết được bà Leidner nghĩ gì về mọi người? Có lúc, tôi nghĩ bà Leidner cũng hơi lạ về cha Lavigny. Một lần tôi nghe bà nói với chồng trông ông ta không giống bất cứ một thầy tu nào đã gặp.
- Cô có vẻ khắc nghiệt quá đối với ông thầy tu tội nghiệp đó - bác sĩ Reilly nói, giọng bông lơn.
Poirot bỗng hỏi:
- Ông bạn này, liệu ông có phải đi thăm người bệnh nào không? Tôi không muốn ông mất thì giờ quá nhiều lạm vào trách nhiệm nghề nghiệp của ông.
- Bệnh nhân lúc nào cũng có. Đầy cả một nhà thương - bác sĩ nói, vừa cười vừa đi ra.
- Thế cũng dễ chịu - Poirot nói - Giờ ta nói chuyện tay đôi, thú vị hơn và bổ ích hơn. Nhưng cô uống trà đi chứ.
Ông đẩy một đĩa đầy bánh trước mặt tôi, rót cho tôi chén trà thứ hai. Quả thực ông rất quan tâm và muốn làm tôi vui lòng.
- Bây giờ, ta trở lại vấn đề, và cô hãy nói cảm tưởng của mình. Theo cô, ai trong đoàn không ưa bà Leidner?
- Tôi chỉ phát biểu ý kiến rất cá nhân, ông không được nói lại với người khác.
- Hãy tin ở tôi.
- Vâng, theo ý tôi, bà Mercado là người không thích thú gì bà Leidner!
- A! Thế còn ông Mercado?
- Có lẽ ông ta cũng hơi say bà Leidner. Thực ra ngoài vợ ông ra, phụ nữ chẳng ai để ý đến ông, Nhưng bà Leidner là người rất khéo, biết làm ra vẻ quan tâm mọi người, nghe mọi người tâm sự! Do đó anh chàng có phần ngộ nhận.
- Và bà Mercado chẳng thích gì chuyện đó?
- Bà ấy ghen... nói thẳng ra là thế. Người ta phải luôn luôn cảnh giác khi sống với những người đã có gia đình. Tôi đã có kinh nghiệm. Ông không thể ngờ phụ nữ nghĩ gì khi có ai động đến chồng mình.
- Ồ! Tôi hiểu lắm chứ. Vậy là bà Mercado ghen và rất ghét bà Leidner?
- Tôi đã thấy bà ta lườm nguýt chồng bằng con mắt sắc như dao... Ồ! Xin lỗi ông, tôi không định nói vậy... Không, tôi không nghĩ...
- Không! Không! Tôi rất hiểu. Cô đã buột miệng nói ra, nhưng thế là tôi hiểu. Bà Leidner có nhận thấy và e ngại gì sự ác cảm của bà Mercado?
Tôi suy nghĩ trước khi trả lời:
- Bà ấy có vẻ không quan tâm. Với lại, tôi cũng không rõ bà có biết hay không. Một lần, tôi có nói bóng gió... nhưng rồi lại thấy hối tiếc. Lẽ ra nên ngậm miệng thì hơn.
- Cô thử kể vài ví dụ bà Mercado để lộ tình cảm trước mặt cô?
Tôi kể lại cuộc chuyện trò giữa chúng tôi trên sân thượng.
- Vậy là bà ta có nói đến lần kết hôn đầu tiên của bà Leidner. Lúc đó bà ta có nhìn cô để xem cô có biết gì khác hơn?
- Ông có cho là bà ta biết rõ sự thật không?
- Rất có thể. Bà ta có thể là người viết các thư và bịa chuyện bàn tay gõ cửa, vân vân.
- Tôi cũng đã nghĩ thế. Bà ta hoàn toàn có khả năng hành động trả thù hèn hạ đến mức ấy.
- Phải. Tôi tin là bà ta tàn bạo, nhưng không đủ gan để giết người, trừ phi...
Ngừng một lát, ông tiếp:
- Tôi nghĩ đến câu nói lạ lùng của bà ta với cô: “Tôi biết vì sao cô đến đây". Định bóng gió gì vậy?
- Tôi cũng không rõ.
- Bà ta ngờ là cô đến nhằm mục đích khác. Mục đích gì? Và sao bà ta lại vận mục đích ấy vào mình? Tại sao nhìn chòng chọc vào cô trong bữa trà hôm cô mới đến?
- Ồ! Bà Mercado không tinh tế lắm trong xử thế - tôi vội đáp
- Điều đó chỉ để thanh minh, không phải lời giải thích.
Tôi không hiểu ông định nói gì thì ông lại tiếp:
- Còn những người khác trong đoàn?
Tôi suy nghĩ.
- Cô Johnson cũng không có cảm tình lắm với bà Leidner, nhưng cô không giấu giếm và nói thẳng điều đó trước mặt tôi. Cô vốn rất tận tụy phục vụ ông Leidner, đã làm việc nhiều năm với ông. Và bây giờ ông có vợ, tất nhiên nhiều thứ đã đổi khác.
- Phải rồi - Poirot nói - và theo quan điểm cô Johnson, cuộc hôn nhân đó là dở. Đáng lẽ ông phải lấy cô ta...
- Đúng, tôi cũng nghĩ thế. Nhưng đàn ông bao giờ vẫn là đàn ông, khi chọn vợ có ai nghe theo lý trí. Chúng ta không thể trách giáo sư Leidner. Cô Johnson tội nghiệp xinh đẹp làm sao bằng bà Leidner... dù bà không còn trẻ... Ôi, nếu ông nhìn thấy bà ấy! Bà có sức mạnh quyến rũ... Ông Coleman có lần đã ví bà như thần nữ rừng xanh. Ông sẽ cười tôi, nhưng tôi cũng công nhận bà Leidner có dáng bộ... thiên thần.
- Tóm lại. là một phụ nữ có thiên phú bẩm sinh làm cho người khác phải yêu mình. Tôi hiểu rồi.
- Mặt khác, ông Carey với bà cũng không hợp nhau - tôi nói tiếp - Tôi thấy ông ta cũng ganh ghét theo kiểu cô Johnson. Hai người nói với nhau toàn bằng giọng khô khốc. Khi bà chuyển đĩa thức ăn cho ông ta; bà tỏ ra trịnh trọng, một điều ông, hai điều ông. Tất nhiên, ông ta là cộng sự lâu năm của chồng bà, và một số phụ nữ lại không thích có người nào khác thân với chồng mình trước cả mình... Ông hiểu tôi muốn nói gì.
- Hiểu, hiểu, tôi hiểu. Còn ba người đàn ông nữa? Cô vừa nói Coleman bỗng trở thành nhà thơ khi nói về bà Leidner?
Tôi bấm bụng để khỏi cười thành tiếng:
- Cũng kỳ thật đấy: một anh chàng thực dụng như thế...
- Còn hai chàng kia?
- Ông Emmott thì tôi chưa hiểu lắm, ông ta kín tiếng, bình thản. Bà Leidner đối xử với ông rất nhẹ nhàng: gọi tên thân mật là David và trêu chọc, ghép ông với con gái bác sĩ Reilly.
- À, thế ư? Ông ta có thích những trò đùa ấy không?
- Tôi không biết. Ông ta chỉ nhìn lại bà một cách ngỡ ngàng, không thể biết ông nghĩ gì trong óc.
- Còn ông Reiter?
- Với ông này, bà không nhẹ nhàng. Hình như bà còn khó chịu vì ông ta. Mỗi lần nói với ông, bà đều có giọng châm chọc.
- Thế ông ta có khó chịu không?
- Ông ta đỏ mặt tía tai lên. Thực ra bà Leidner không hẳn có ý gì xấu với ông.
Rồi đột nhiên, sự khoan dung của tôi với Reiter tiêu tan, và tôi tin là anh chàng này rất có thể là hung thủ, và tất cả thái độ từ trước đến nay chỉ là đóng kịch. Tôi thốt lên:
- Ồ! Ông Poirot! Vậy sự thật là như thế nào?
Ông suy ngẫm và lắc đầu:
- Tôi hỏi thật nhé: đêm nay cô trở lại ngủ ở đây có được không?
- Ồ không! Tôi chưa quên lời ông, nhưng ai muốn giết tôi?
- Không ai cả, tất nhiên. Chính vì thế mà tôi muốn nghe ý kiến của cô về từng người. Bây giờ, tôi chắc chắn là cô không có gì phải sợ.
- Nếu lúc ở Bát-đa, có ai nói với tôi...
Tôi ngừng bặt. Poirot hỏi:
- Trước khi đến đây, cô đã nghe những lời đồn đại về vợ chồng Leidner và những người trong đoàn khảo cổ?
Tôi kể lại những điều đã nghe, nhất là lời của bà Kelsey.
Cửa mở, cô Reilly đi vào. Cô vừa chơi quần vợt, chiếc vợt còn cầm ở tay. Tôi biết là Poirot đã được giới thiệu với cô khi ông đến Hassanich.
Cô chào tôi một cách dửng dưng, tay vớ chiếc bánh, nói:
- Thế nào, ông Poirot, vụ án của ông đi đến đâu rồi?
- Thưa cô, chưa đâu vào đâu.
- Tôi nhận thấy ông đã kịp cứu cô Leatheran khỏi con tàu chìm.
- Cô đây vừa cung cấp cho tôi những thông tin quý giá về những người trong đoàn khảo cổ. Do đó tôi biết được nhiều chi tiết về nạn nhân... mà nạn nhân đôi khi nắm được chìa khóa cửa bí mật.
- Chúc mừng sự sắc sảo của ông. Dù sao, cho phép tôi được nói rằng nếu có một phụ nữ nào đáng gặp kết cục bi thảm ấy, người đó chính là bà Leidner!
- Cô Reilly! - Tôi công phẫn, kêu lên.
Cô ta mỉm nụ cười ác:
- A! Tôi biết ngay là người ta chưa nói với ông sự thật chính xác. Giống mọi người khác, cô Leatheran cũng bị đưa vào tròng. Thưa ông Poirot, tôi mong người nào giết Louise Leidner sẽ tuột khỏi tay ông. Tôi rất có cảm tình với người đó, vì xin thú thật là chính tôi, tôi cũng sẵn sàng thủ tiêu bà ta mà không hối tiếc. Con rắn độc này làm tôi thực sự kinh hãi.
Ông Poirot nghe mà không tỏ thái độ, ông nghiêng mình, giọng vẫn nhẹ nhàng:
- Trường hợp này hy vọng là quý cô đã có sẵn một bằng chứng ngoại phạm, và cho biết chiều qua cô ở đâu, làm gì?
Một phút im lặng, và cây vợt của cô Reilly rơi xuống sàn. Cô không buồn nhặt, nói hối hả:
- Tôi chơi quần vợt ở câu lạc bộ. Nhưng tôi hỏi thực ông Poirot, không biết ông có hiểu bà Leidner là loại đàn bà nào hay không.
Ông lại nghiêng mình đáp:
- Là loại đàn bà nào, mong cô cho biết.
Cô ta ngập ngừng một lát, rồi phát biểu bằng giọng khô khốc ráo hoảnh:
- Có một định kiến cho rằng không nên nói xấu người chết. Thật vớ vẩn, sự thật là sự thật. Và nghĩ cho cùng, không nói xấu người sống mới đứng, để khỏi làm hại họ. Người chết thì còn cần gì nữa. Ấy vậy nhưng hậu quả cái xấu họ gây ra lúc còn sống di hại mãi về sau. Cô Leatheran có nói với ông về bầu không khí nặng nề bao phủ Tell Yarimjah? Có nói rằng tất cả mọi người đều có vẻ ngờ vực, không yên? Tất cả chỉ tại Louise Leidner. Ba năm trước, lúc đó tôi còn nhỏ, tôi rất thích đến chơi đoàn khảo sát, ai nấy đều vui vẻ, hạnh phúc. Ngay năm ngoái, mọi việc còn tốt đẹp. Nhưng đợt này, thì mây đen bao phủ. Vì bà ta. Bà ta thuộc loại đàn bà không muốn cho người khác được yên ấm, thích gây rối, tạo mâu thuẫn, chỉ vì bà ta thích thế hoặc thích ngồi lên trên tất cả... hoặc đơn giản bản chất bà ta như thế. Hơn nữa, muốn chinh phục tất cả đàn ông quanh mình.
- Cô Reilly - tôi la lên - cô lầm rồi. Tôi phản đối!
Cô ta không thèm đếm xỉa, nói tiếp:
- Đã có chồng chiều chuộng mình rồi, còn định chài cả anh chàng Mercado ngu ngốc. Rồi lại vươn sang Bill Coleman, ông này thì nghiêm chỉnh, nhưng dù sao cũng bị bà ta làm lóa mắt. Còn Carl Reiter, cũng bị bà ta hành cho khốn khổ! Anh này nhút nhát, hơi tí thì đỏ mặt như con gái. Nhưng trò ấy với David Emmott lại ít kết quả. Anh này công nhận bà ta hấp dẫn, nhưng cưỡng lại được. Anh ta hiểu bà ta chẳng tình cảm gì, chỉ lấy trái tim đàn ông ra làm trò đùa, gây mâu thuẫn giữa họ với nhau. Việc đó thì bà ta rất tài! Bà ta không mâu thuẫn với ai, nhưng biết bao mâu thuẫn nảy sinh là do bà gây ra. Nấp trong bóng tối, bà giật dây tất cả rồi cười cợt khi người ta đau khổ. Ông hiểu chứ, ông Poirot?
- Vâng, có lẽ hiểu hơn cả cô mong đợi.
Ông thám tử không tỏ vẻ bất bình, nhưng giọng nói ông có một cái gì... cái gì? Tôi không thể mô tả.
Tuy nhiên, Sheila Reilly hiểu điều đó hơn tôi, vì mặt cô ta bỗng ửng đỏ.
- Ông nghĩ thế nào thì tùy - cô ta nói tiếp - Ttôi cứ nói đúng như sự thật. Con người ấy thông minh nhưng buồn tình, vì thế giải trí bằng cách lấy con người làm vật thí nghiệm, chẳng khác gì người khác thí nghiệm trên các chất hóa học. Tội nghiệp cô Johnson, cô ấy bị bà ta khiêu khích, nhưng mỗi lần bị mắc bẫy, đã tự kiềm chế được.
Bà ta cũng kích động bà Mercado, làm bà này tức điên. Bà ta chọc cả tôi, và thú thật tôi cũng bị lôi cuốn vào vòng! Bà ta nắm được điểm yếu của mỗi người, để lợi dụng khi cần thiết. Gọi là tống tiền thì không hẳn: bà chỉ hé cho mọi người biết mình đã nắm được thóp, còn bà sẽ làm gì ta chưa biết... A! con người này thật là điệu nghệ, thi hành thủ đoạn rất tài tình!
- Thế chồng bà ta? - Poirot hỏi.
- Bà ta rất tôn trọng và dịu hiền - cô Reilly thong thả nói - Có vẻ yêu chồng lắm. Ông là người tốt, dễ thương, luôn luôn chuyên tâm vào công việc. Ông mê vợ, đặt vợ lên bệ thờ. Hoàn toàn mê mẩn, coi vợ là lý tưởng. Mặt khác, rất khó dung hòa sự tin cậy ấy với...
- Xin cô cứ nói tiếp - Poirot gặng.
Cô Reilly bỗng quay về phía tôi:
- Cô đã nói gì với ông Poirot về Richard Carey?
- Về ông Carey? - tôi ngạc nhiên, hỏi lại.
- Phải, về bà Leidner và ông Carey?
- Hừ, tôi nói là hai người không hợp ý nhau.
Cô phá lên cười:
- Không hợp ý nhau! Quá ngây thơ! Ông ta mê bà ấy đến phát rồ và rất đau khổ, vì ông ta vốn là bạn thân ông Leidner. Chỉ lý do ấy đủ làm bà ta gián cách giữa hai người. Tuy nhiên tôi cho rằng...
- Làm sao?
- Tôi nghĩ, lần này đi quá xa, nên bà lại mắc vào bẫy do mình giương ra! Carey là đàn ông rất hấp dẫn... Thường bà ta cứ quyến rũ một cách lạnh lùng, nhưng với ông ta thì bà bốc lửa thực sự.
Tôi phản đối:
- Những lời nói của cô có tính nhục mạ quá đáng. Cô nói thế mà nghe được. Họ có chuyện trò với nhau mấy khi!
- A! thực thế ư? Vậy là cô chẳng hiểu gì. Trong nhà, thì một điều "ông Carey", một điều "bà Leidner" nhưng họ hẹn nhau bên ngoài cơ. Bà ấy xuống tận sông Tigre. Cùng lúc, chàng kia cũng bỏ công trường đi đâu mất, một giờ sau mới về. Một hôm, tôi bắt gặp chàng từ biệt nàng và vội vã về khu khai quật, còn nàng đứng trông theo. Cô kết tôi tội gì cũng được, nhưng tôi có ống nhòm trong túi nhé, tôi theo dõi quan sát nét mặt của nàng. Tin tôi đi: bà mê ông Richard Carey rồi...
Cô ta quay lại nói với Poirot:
- Xin lỗi đã lạm vào chức trách của ông, song ông phải cảm ơn tôi vì tôi đã cho ông những tin tức chính hiệu.
Rồi cô đùng đùng ra khỏi phòng ăn. Tôi nói:
- Ông Poirot! Tôi không tin một lời nào của cô ta.
Ông nhìn tôi mỉm cười, nói bằng một giọng lạ lùng:
- Song không thể chối cãi được là, cách nhìn của cô Reilly cũng soi thêm chút ánh sáng vào vụ này.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty25/6/2013, 09:48


Chương 19


MỐI NGHI NGỜ MỚI


 Chúng tôi không thể tranh luận gì hơn: ngay lúc đó, bác sĩ Reilly bước vào.
Ông bác sĩ và nhà thám tử trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ chuyên môn về tình trạng tâm lý và tinh thần của người viết thư nặc danh. Bác sĩ Reilly dẫn vài trường hợp đã gặp trong khi hành nghề, còn ông Poirot nói về mấy vụ thư nặc danh mà ông đã giải quyết.
- Vấn đề không đơn giản như ta nghĩ - ông kết luận. Thủ phạm hành động do nhu cầu trấn áp người khác, hoặc mang nặng ảnh hưởng của tâm lý tự ti.
Bác sĩ Reilly tán thành:
- Vì thế tác giả các thư nặc danh thường lại là người ta ít nghi ngờ nhất.
- Ông có định nói bà Leidner cũng bị mặc cảm tự ti chi phối?
Bác sĩ Reilly cười gằn:
- Còn lâu bà mới mắc mặc cảm ấy! Bà rất thoải mái, đầy sức sống.
- Xét về tâm lý mà nói, liệu bà có phải người viết những thư ấy?
- Có thể. Nhưng nếu bà viết, thì là nhằm để đề cao mình thành nhân vật bi kịch. Trong cuộc sống, bà Leidner có hơi coi mình như siêu sao điện ảnh, luôn luôn phải được xuất hiện cận cảnh, dưới đèn sáng chói lòa. Theo luật bù trừ, bà lại lấy ông Leidner, một người trầm lặng, khiêm tốn nhất đời. Ông ấy tôn thờ bà... nhưng sự tôn thờ trong xó nhà thôi chưa đủ với bà. Bà muốn là nhân vật trung tâm ly kỳ ai oán giữa mọi người kia.
Poirot mỉm cười:
- Nói cách khác, ông bác bỏ giả thuyết của ông chồng cho rằng bà vợ tự viết thư cho mình trong tình trạng mơ ngủ?
- Ô không, trước mặt một người vừa mất người vợ yêu quí tôi không thể bác bỏ và nói toẹt rằng người vợ ấy chỉ là một kẻ nói dối, tầm thường, đã làm ông lo lắng đến phát điên đủ để thỏa mãn ý muốn kéo sự chú ý về mình.
- Vậy xin nói thật đi, bác sĩ có ý kiến thế nào về bà Leidner?
Bác sĩ ngả người vào lưng ghế, thong thả rít một hơi píp.
- Thú thật... câu hỏi khó trả lời. Tôi biết về bà quá ít. Bà ta nhất định là rất có duyên, rất thông minh, rất hiểu người. Gì nữa? Không bỗ bã, không lười biếng, không kiêu kỳ, không mắc những tật xấu thường có của phụ nữ. Tôi vẫn cho bà ta là kẻ nói dối thành thần (dù không có bằng chứng). Không hiểu bà nói dối với người khác hay nói dối chính mình. Riêng tôi lại ưa những đàn bà nói dối. Với tôi, phụ nữ mà không bao giờ nói dối là người thiếu óc nhạy cảm và trí tưởng tượng. Bà không chạy theo đàn ông... chỉ thích bắt đàn ông quỳ dưới chân mình. Ông mà nói vấn đề này với con gái tôi...
- Chúng tôi đã có hân hạnh đó rồi - Poirot mỉm cười đáp.
- Ồ! - Bác sĩ Reilly kêu - Ra nó đã nhanh chân rồi! Hẳn là nói bà không ra gì! Lớp trẻ ngày nay không biết kính trọng người chết. Nó phê phán người lớn không thương tiếc, và tự cho mình có quyền phóng túng, không theo đạo lý nào hết. Nếu bà Leidner có lăng nhăng đi nữa, con Sheila nhà tôi cũng sẽ tán thành, cho như thế mới là “có cuộc sống của mình", "sống theo bản năng". Nhưng nó không thấy là bà Leidner sống đúng theo tính cách của bà. Con mèo vờn con chuột vì đấy là bản năng của nó. Nó sinh ra đã thế. Tôi rất muốn con Sheila phải công nhận rằng nó ghét bà Leidner vì những lý do hoàn toàn cá nhân. Nó là đứa con gái trẻ trung duy nhất ở đây nó yên trí rằng tất cả đàn ông phải phủ phục dưới chân nó. Nó bị chạm tự ái khi một phụ nữ đứng tuổi, lại đã hai đời chồng, có sức quyến rũ hơn cả nó, đánh bại nó. Đành rằng Sheila cũng có duyên, khỏe mạnh, gọi là xinh đẹp hấp dẫn đi. Nhưng bà Leidner đứng trên hết tất cả: bà có cái sắc đẹp chết người, chinh phục trái tim tất cả bọn đàn ông...
Tôi ngồi trên ghế mà giật nẩy mình. Ý nghĩ trùng hợp! Anh chàng Coleman chả từng đã nói tương tự?
- Xin cho phép hỏi tò mò, con gái ông có thể đã yêu một chàng trai nào trong đoàn khảo cổ?
- Ồ! Tôi không nghĩ vậy. Nó có nhảy vài lần với Coleman và Emmott, không biết nó thích ai hơn. Ngoài ra còn hai cậu phi công nữa. Người ngấp nghé thì nhiều, tùy nó chọn. Song cái làm nó tức là một bà ở tuổi mùa thu cuộc đời lại thắng cái trẻ trung của nó. Tất nhiên nó chưa có kinh nghiệm về đàn ông như tôi. Ở tuổi tôi, các cô gái trẻ tuổi học trò, mắt sáng, thân thể căng tròn sức sống, là một chuyện. Nhưng một người đàn bà đã qua ba mươi, biết nghe ta nói, biết rủ rỉ tâm sự, lại là chuyện khác. Con Sheila nhà tôi xinh, nhưng Louise Leidner mới thật là người đàn bà đẹp.
Tôi nghĩ bụng: đúng. ông này nói đúng. Sắc đẹp là của trời cho. Trước sắc đẹp của bà Leidner, ta chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể ganh ghét. Ngay lần gặp đầu tiên, tôi đã có cảm giác mình sẵn lòng làm mọi thứ vì bà.
Tuy nhiên, tối hôm ấy, khi bác sĩ Reilly lái xe đưa tôi về Tell Yarimiah (trước đó, ông đã mời tôi ăn bữa tối), một hai tình tiết khó chịu trở về lởn vởn trong óc. Tôi không tin những lời báng bổ của Sheila Reilly, coi chúng là phát ra do căm hờn, tức tối.
Bây giờ, tôi nhớ bà Leidner đã có lúc nhất định đòi đi dạo một mình, không để tôi đi cùng. Có phải là bà đi gặp Carey? Đúng là họ có thái độ lễ phép quá đáng với nhau, đó là điều lạ, vì những người khác trong đoàn thường gọi nhau bằng tên thân mật. Carey luôn tránh nhìn thẳng bà Leidner. Có phải vì ông ta không yêu... hay ngược lại?
Tôi cố xua những ý nghĩ ấy ra khỏi đầu óc. Hóa ra bây giờ đủ thứ lộn xộn trong tâm trí... chỉ tại cái con bé ấy! Thế mới biết nghe mãi những lời xúc xiểm cũng nguy hại thật.
Bà Leidner nhất định không phải loại đàn bà ấy. Tất nhiên, bà không có cảm tình với Sheila Reilly; hôm đó, trong bữa ăn, bà còn lấy nó ra để trêu chọc Emmott.
Chúng tôi về tới Tell Yarimjah lúc chín giờ. Lúc này cổng lớn đã khóa. Ibrahim vội đem khóa chạy ra mở.
Ở Tell Yarimjah, mọi người đi ngủ sớm. Phòng chung tối om. Xưởng vẽ và văn phòng ông Leidner còn đèn, nhưng tất cả các cửa sổ khác đều tối. Hôm đó, mọi người đều lui về phòng mình sớm hơn thường lệ.
Lúc đi qua xưởng vẽ để về phòng mình, tôi liếc nhìn vào trong. Ông Carey, tay áo xắn cao, đang đứng làm việc trước một tấm bản đồ to. Trông ông có vẻ ốm, mệt, đau khổ, khiến tôi thương xót. Thật khó phân tích tính cách của ông. Không thể đánh giá ông qua lời nói, vì ông rất ít nói, cử chỉ cũng kín đáo; tuy nhiên không thể không kính trọng ông, ông là một con người đáng nể.
Ông quay đầu ra, nhìn thấy tôi, bỏ píp ra khỏi miệng:
- A! Cô ở Hassanich về rồi.
- Vâng. Hôm nay ông làm việc muộn, ông Carey? Mọi người ngủ cả rồi.
- Tôi phải làm nốt cho xong. Mai, chúng tôi lại ra khu khai quật.
- Vội thế ư? - Tôi ngạc nhiên.
Ông nhìn tôi vẻ khác lạ:
- Thế là tốt hơn cả. Tôi đã trao đổi với Leidner. Mai, ông ấy đi Hassanich cả ngày để hoàn tất một số thủ tục. Chúng tôi trở về công việc thường ngày. Ở đây để ngồi nhìn nhau à?
Xét tâm trạng mọi người lúc này, nghĩ vậy là có lý. Tôi nói:
- Về mặt nào đó; tôi đồng ý với ông. Lao động cho quên đi mọi việc.
Tôi đã biết, hôm sau nữa mới cử hành tang lễ.
Carey lại trở về với công việc. Không hiểu sao, nhìn ông tôi lại thấy se lòng. Tôi chắc hôm nay ông sẽ thức đêm trắng tại đây.
- Ông có cần thuốc ngủ không? - Tôi rụt rè hỏi.
Ông cười, lắc đầu.
- Không, cảm ơn cô, tôi không cần. Uống rồi dễ quen thuốc.
- Vậy thì thúc ông ngủ ngon. Nếu cần tôi giúp gì…
- Ồ, không sao. Cảm ơn cô. Chúc ngủ ngon.
- Tôi rất tiếc - tôi nói, có lẽ do buột miệng.
- Tiếc?
- Tiếc cho tất cả mọi người ở đây. Cái chết bi thảm ấy thật kinh khủng, nhất là với ông.
- Với tôi? Tại sao vậy?
- Vì ông là bạn thân của cả hai người.
- Tôi là bạn lâu năm với ông Leidner, còn bà Leidner với tôi thì cũng chưa gần gũi đặc biệt.
Giọng nói ông cho tôi hiểu là ông không hề có tình cảm gì với bà. A! Giá mà Sheila nghe ông ta nói lúc này.
- Vậy thôi, chúc ngủ ngon - tôi lặp lại.
Và tôi chạy về phòng.
Trước khi thay quần áo, tôi làm một số việc: giặt mấy chiếc mùi soa, đôi găng tay, và viết nhật ký. Lúc định đi nằm, tôi liếc nhìn qua cửa ra sân. Đèn vẫn sáng ở xưởng vẽ và ở khu nhà phía nam.
Giáo sư Leidner chắc còn làm việc trong văn phòng. Không biết có nên sang chào ông và chúc ông ngủ ngon không, vì tôi ngại tỏ ra quá xun xoe. Nhỡ ông khó chịu vì mình đến quấy rầy? Song tôi nghĩ mình ngại ngần vớ vẩn. Chỉ vào rồi ra ngay, xem sức khỏe ông ra sao, có cần tôi giúp gì không, thì có làm sao...
Giáo sư Leidner không có trong phòng. Dưới đèn sáng, tôi chỉ thấy cô Johnson đầu gục xuống bàn, khóc nức nở.
Cảnh tượng ấy làm tôi kinh ngạc. Cô Johnson thường ngày bình tĩnh, tự chủ là thế...! Tôi lại gần, đặt tay lên vai cô, hỏi:
- Có chuyện gì vậy, cô Johnson? Sao lại ngồi đây khóc một mình...
Cô không trả lời, càng thổn thức nhiều hơn. Tôi dỗ:
- Đừng khóc nữa, can đảm lên! Để tôi pha cho cô tách trà nóng.
Bấy giờ cô mới ngửng đầu, đáp:
- Không, vô ích, cảm ơn cô. Bây giờ tốt rồi. Tôi thật là vớ vẩn.
- Có chuyện gì làm cô buồn bã?
Sau một lát ngập ngừng, cô nói:
- Thật quá kinh khủng.
- Hãy nghĩ sang chuyện khác - tôi khuyên - Trước cái không thể vãn hồi, phải chịu đựng thôi, không nên đau buồn.
Cô đứng dậy, sửa mái tóc, nói giọng trầm đục:
- Chắc cô nhìn tôi thấy buồn cười lắm nhỉ. Muốn động tay động chân một chút, tôi vào đây định sắp xếp lại mọi thứ cho trật tự, thế rồi tự nhiên bật lên khóc.
- Tôi hiểu. Bây giờ cô đi ngủ. Tôi sẽ mang vào phòng cô một chén trà và chai nước nóng.
Thái độ tôi kiên quyết, cô phải làm theo. Ngồi trên giường êm ấm rồi, cô uống trà và nói:
- Cảm ơn cô, cô tốt quá. Ít khi tôi để mình ủ rũ thế này.
- Ồ! Trong trường hợp này là chuyện bình thường. Cô đã xúc động và mệt mỏi quá nhiều! Rồi lại cảnh sát đến hỏi han. Ngay tôi cũng thấy mình không bình thường.
Bằng một giọng khác lạ, cô Johnson thong thả nói:
- Điều cô nói lúc nãy rất đúng. Trước những gì không cứu vãn được, ta phải chấp nhận... - Cô ngừng vài giây rồi nói, làm tôi ngạc nhiên - Bà ấy là người không tốt!
Tôi im lặng, không tranh cãi: Bà Leidner và cô Johnson không ưa lẫn nhau, là điều tôi đã biết. Trong thâm tâm, có lẽ cô Johnson còn mừng vì bà Leidner chết, và bỗng nhận thấy nghĩ vậy là hèn kém, nên cô tự xấu hổ với mình chăng?
- Bây giờ, mời cô hãy ngủ đi, đừng nghĩ chuyện gì nữa .
Tôi sắp xếp lại một số đồ đạc cho căn phòng ngăn nắp hơn, đặt đôi bít tất lên lưng ghế và treo quần áo lên mắc. Trên sàn nhà, tôi thấy một mảnh giấy vo tròn chắc rơi từ túi áo của cô.
Tôi đang vuốt mẩu giấy cho phẳng để xem là giấy gì, có nên vứt sọt rác hay không, thì tiếng cô Johnson làm tôi giật nảy mình:
- Đưa đây tôi!
Tôi làm theo, kinh ngạc trước giọng nói ra lệnh kiên quyết. Cô giật mẩu giấy trong tay tôi, đưa ngay nó lên ngọn nến để đốt.
Tôi hoang mang nhìn cô làm.
Cử chỉ cô Johnson quá đột ngột, tôi không kịp đọc gì trên mảnh giấy. Nhưng dưới tác dụng của lửa, mảnh giấy vặn vẹo về phía tôi, và tôi nhìn được mấy chữ viết bằng mực.
Vào giường nằm, tôi mới hiểu tại sao hàng chữ ấy làm tôi chú ý: nét chữ giống một cách kỳ lạ với chữ trong các thư nặc danh.
Chẳng lẽ cô Johnson lại là tác giả của cái trò bỉ ổi đó?
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty25/6/2013, 09:50


Chương 20


                               CÔ JOHNSON, BÀ MERCADO, ÔNG REITER


 Ý nghĩ đó khiến tôi bị sốc mạnh. Tôi không bao giờ ngờ cô Johnson, một người có trình độ đứng đắn, mực thước đến thế!
Song tôi nhớ lại cuộc trao đổi giữa bác sĩ Reilly và ông Poirot trước mặt tôi tối đó, và trước mắt tôi mở ra nhiều chân trời mới.
Nếu cô Johnson là người viết thư, ta có thể giải thích nhiều điều. Tôi không nghĩ cô đi đến chỗ giết người, song lòng căm thù đã thúc đẩy cô tìm cách đe dọa hòng làm bà Leidner sợ mà rời khỏi đoàn khảo sát, thôi không bao giờ theo chồng sang phương Đông nữa.
Nhưng, bà Leidner bị giết, và cô Johnson hối hận day dứt: cô tiếc là đã độc ác một cách vô ích, đã thế những thư cô viết trở thành bình phong che khuất thủ phạm. Cô gục xuống khóc trong hoàn cảnh ấy, không phải là lạ. Thực bụng, cô Johnson không phải người ít tình cảm, vì thế cô tiếp thu ngay những lời an ủi của tôi: "Trước những gì không thể cứu vãn, phải chấp nhận."
Tiếp đó, tôi nhớ lại nhận xét bí hiểm mà theo cô có thể biện minh cho thái độ của mình: "Bà ấy không phải là người tốt!".
Tôi phải làm gì bây giờ?
Tôi trằn trọc hồi lâu trên giường, và cuối cùng quyết định sẽ nói ngay với ông Poirot khi có dịp.
Hôm sau ông trở lại, nhưng tôi không có một phút nào để chuyện riêng với ông. Lúc duy nhất có dịp đối diện ông, tôi định nói thì ông đã khẽ ghé vào tai tôi:
- Tôi sắp gặp cô Johnson... Ở phòng chung. Cô vẫn giữ chìa khóa phòng bà Leidner chứ?
- Vâng - tôi đáp.
- Tốt. Cô hãy vào phòng ấy, đóng cửa cẩn thận rồi kêu lên một tiếng - đừng hét, tất nhiên - đơn giản một tiếng kêu báo động, ngạc nhiên, không phải tiếng thét hoảng sợ. Nếu có ai nghe thấy, cô bịa ra chuyện gì đó... chẳng hạn vừa bước hụt.
Đúng lúc ấy, cô Johnson xuất hiện ngoài sân, nên tôi không đủ thì giờ kể lại với Poirot.
Tôi đoán được ý đồ của ông. Ông vừa kéo cô Johnson vào phòng chung, tôi liền vào phòng bà Leidner, khép cửa lại.
Nghĩ lúc ấy thật buồn cười, một mình trong phòng, chẳng đau gì mà lại phải kêu. Hơn nữa, không biết nên kêu to hay nhỏ ở mức nào. Tôi liền "ồ!" một tiếng khá to, rồi một tiếng nữa to hơn, và tiếng thứ ba nhỏ hơn.
Rồi tôi đi ra, chuẩn bị sẵn sàng để nếu ai hỏi thì nói mình vừa vấp ngã. May thay, không có ai. Poirot và cô Johnson đang chuyện trò rất sôi nổi, rõ ràng không bị tiếng kêu ngắt quãng. Tôi nghĩ bụng: thế là đã rõ. Hoặc là cô Johnson đã tưởng nghe thấy tiếng kêu, hoặc đó lại là chuyện khác hẳn.
Ngại không muốn làm phiền, tôi ngồi sụp xuống ngoài hiên. Tiếng họ nghe rất rõ.
- Tình hình rất tế nhị - Poirot nói - Giáo sư Leidner rất yêu vợ...
- Nói tôn thờ thì đúng hơn - tiếng cô Johnson.
- Ông ấy luôn luôn nhắc rằng mọi người trong đoàn đều yêu quí bà! Còn họ, họ biết nói gì hơn là cũng phụ họa theo ý ấy? Hoàn toàn chỉ vì lịch sự. Vậy đó có phải là sự thật... hay trái lại? Tôi tin rằng chìa khoá mở màn bí ẩn nằm trong sự nắm bắt thật rõ tính cách của bà Leidner. Tôi cần thu thập ý kiến... mà ý kiến phải thật trung thực... của từng người trong đoàn, sau đó mới xác định được. Đó là lý do vì sao hôm nay tôi lại đến đây. Tôi biết giáo sư Leidner đi Hassanich. Do đó tôi có cơ hội để gặp từng người, yêu cầu cộng tác.
- Ý kiến của ông hoàn toàn đúng - cô Johnson nói.
- Mọi người phải bỏ hết định kiến... Đừng nói là không nên nói xấu người chết... rằng không nên thế này thế nọ... Trong một vụ án hình sự, những kiểu nghĩ như vậy chỉ làm cho sự thật khó hiện ra.
- Tôi chẳng có gì phải giữ ý với người chết. Nhưng với ông Leidner thì khác. Dù sao, đó cũng là vợ ông.
- Đúng vậy, đúng vậy. Các bạn ngần ngại khi nói gì xấu về vợ của thủ trưởng, tôi thông cảm. Nhưng đây không phải là một bản chứng nhận đạo đức, mà là một vụ giết người bí ẩn. Cố tình bảo người bị giết là mẫu mực về đức hạnh không giúp gì cho cuộc điều tra.
- Thì tôi có gọi bà là thiên thần đâu! - Cô Johnson chua chát.
- Vậy với tư cách là phụ nữ, cô hãy nói thẳng nhận xét của cô về bà Leidner.
- Hừm, trước hết xin báo với ông là tôi không khách quan đâu... tất cả chúng tôi đều như vậy... đều một lòng một dạ với ông Leidner. Bà Leidner đến đây, chúng tôi đều không thích, cho là bà làm mất thì giờ và sự tập trung của ông. Ông chiều bà quá làm chúng tôi bực. Tôi nói thẳng, dù điều đó sẽ không có lợi cho tôi. Tôi không thích bà có mặt ở đây, nhưng không để lộ ra. Người đàn bà ấy đến đây, làm rối sinh hoạt của chúng tôi.
- Chúng tôi? Cô nói chúng tôi?
- Phải, là tôi muốn nói ông Carey và tôi. Chúng tôi là những người làm việc ở đây lâu năm nhất. Sự đảo lộn này làm chúng tôi khó chịu. Điều đó khá tự nhiên, dù có vẻ hơi ích kỷ. Mọi sự thay đổi hết.
- Thay đổi những gì?
- Ồ, thay đổi tất. Trước đây chúng tôi sinh hoạt vui vẻ, đầm ấm, đùa bỡn, trêu chọc nhau như bạn trong tập thể. Giáo sư Leidner cũng vui nhộn như học trò.
- Bà Leidner đến đảo lộn tất cả?
- Ồ! Tôi không quy hết trách nhiệm cho bà, dù sao thì năm ngoái, mọi việc vẫn tốt hơn. Song ông chớ nghĩ rằng chúng tôi có mâu thuẫn cụ thể gì với bà. Bà luôn đối xử tốt và thân ái với tôi. Vì thế đôi khi tôi thấy hối hận...
- Dù sao, năm nay sự có mặt của bà kéo theo sự thay đổi hoàn toàn... một không khí khác hẳn?
- Phải, hoàn toàn. Thực ra, tôi không biết đổ tại cái gì. Mọi thứ càng ngày càng xấu... trừ công việc. Nhưng không ai trong chúng tôi làm chủ được mình nữa. Lúc nào cũng chập chờn, như sắp mưa bão.
- Và cô cho đó là do ảnh hưởng của bà Leidner?
- Trước khi bà ta đến, chúng tôi sống rất hòa hợp - cô Johnson nói như khẳng định - Song ông có thể nói là do tôi ít quảng giao, nên chống lại mọi sự thay đổi. Cũng được, vậy ông đừng đếm xỉa đến ý kiến tôi nữa.
- Cô hãy vui lòng nói về tính tình, tâm trạng của bà Leidner?
Sau chút do dự, cô Johnson thong thả đáp:
- Tất nhiên, tính bà ta rất thất thường, vui đấy rồi lại cau có đấy. Hôm nay rất ngọt ngào với mình, hôm sau không buồn nói một lời. Thực ra, là người tốt, quan tâm đến từng người một. Tuy nhiên, cũng thấy bà ta đã được nuông chiều suốt cuộc đời. Bà ta coi việc được ông Leidner ân cần chăm sóc là chuyện tự nhiên. Có lẽ bà chưa đánh giá đúng giá trị của chồng... một nhà khoa học rất lỗi lạc! Đôi khi tôi thấy bực. Luôn luôn bồn chồn, sợ bóng sợ gió, tưởng tượng ra đủ thứ chuyện để làm mình làm mẩy! Cho nên khi giáo sư Leidner mời cô Leatheran đến, tôi thấy nhẹ cả người. Ông không thể vừa làm việc vừa lo dỗ dành vợ.
- Theo ý riêng cô, cô nghĩ thế nào về những lá thư nặc danh?
Tôi không cưỡng được trí tò mò, ngả người ra đằng trước cho đến khi nhìn thấy cô Johnson quay mặt vào ông Poirot. Cô đáp lại, giọng hoàn toàn bình thản và tự chủ:
- Có người nào bên Mỹ thù ghét, cố tình đe dọa làm bà khốn khổ,
- Có thế thôi?
- Thì đó là ý kiến của tôi. Bà ta chắc có nhiều kẻ thù, thư đó hẳn là của một nữ tình địch.
- Nhưng cô nhớ cho... lá thư cuối cùng không qua đường bưu điện.
- Việc ấy có gì là khó. Phụ nữ đã ghen tuông thì không trở ngại nào ngăn nổi.
Cô ta nói đúng quá, tôi nghĩ bụng.
- Có thể cô có lý. Nhân tiện xin hỏi, cô có biết cô Reilly, con gái bác sĩ?
- Sheila Reilly? Biết chứ!
Poirot làm bộ bí mật:
- Tôi nghe nói (tất nhiên, không nói gì với bác sĩ) có chuyện yêu đương giữa cô ta và một người trong đoàn của giáo sư Leidner. Cô có biết không?
Cô Johnson lộ vẻ thích thú:
- Ồ! Anh chàng Coleman và David Emmott đã nhiều lần mời cô ta nhảy. Trong các tối khiêu vũ ở Hassanich các tối thứ bẩy, hai chàng tranh nhau để được vinh dự đó. Tôi không cho là Sheila để tâm chuyện đó. Là cô gái da trắng duy nhất ở đó, cô còn nhảy với nhiều sĩ quan trẻ ở căn cứ không quân.
- Vậy những lời đồn ấy là không có căn cứ?
- Tôi không dám chắc! - cô Johnson nói, vẻ đăm chiêu - Đúng là cô ta hay tha thẩn ở khu khai quật. Hôm nọ, bà Leidner trêu ông David Emmott, nói là Sheila đang bám theo chàng... Câu nói đùa không đúng chỗ. Ông David không thú gì. Phải, Shella hay đến đây. Cái buổi chiều hôm xảy ra án mạng ấy, thấy cô ta cưỡi ngựa về phía công trường. Cô ta hất đầu nhìn vào chiếc cửa sổ mở. Nhưng cả David Emmott và Coleman hôm ấy không làm việc ở đó. Richard Carey đang ở khu khai quật. Có thể cô ta thích một chàng trai nào ở đây... nhưng cô ta là gái hiện đại, cô có cho yêu đương là chuyện nghiêm chỉnh đâu. Tóm lại không thể nói cô thích ai trong hai người. Cả hai đều tốt.
Cô tò mò nhìn Poirot, hỏi:
- Chuyện ấy thì liên quan gì đến vụ án?
Ông Poirot giơ hai tay lên trời:
- Cô làm tôi ngượng quá. Chắc cô cho tôi là kẻ ngồi lê đôi mách. Nhưng biết làm sao được? Bao giờ tôi cũng quan tâm đến chuyện tình cảm của lớp trẻ.
Cô Johnson thở một hơi dài.
- Tất cả đều rất tốt đẹp nếu không có gì quấy rối mối tình của họ.
Poirot thở dài đáp lại. Tôi không hiểu có phải cô Johnson muốn gợi lại trong ký ức một mối tình trắc trở nào hồi trẻ. Tôi rất muốn biết ông Poirot có vợ chưa, hay như người ta thường nói về người nước ngoài, có bồ bịch gì không. Trông ông buồn cười đến mức tôi không thể tưởng tượng có chuyện ấy.
- Sheila Reilly không thiếu cá tính. Cô ta còn trẻ và không được giáo dục tốt, song về cơ bản vẫn là một cô gái thẳng thắn.
- Tôi tin lời cô.
Poirot đứng dậy, nói thêm:
- Trong nhà hiện còn ai không nhỉ?
- Chắc có Marie Mercado. Đàn ông ra công trường hết, cứ như là họ muốn tránh cho xa. Cũng chẳng trách họ. Ông có muốn tôi đưa ông ra khu khai quật...
Ra đến ngoài hiên, cô bảo tôi:
- Hay cô Leatheran có thể đưa ông ra?
- Ồ được - tôi đáp
- Và rồi ông về ăn trưa với chúng tôi nhé?
- Xin vui lòng.
Cô Johnson trở về làm việc ở phòng chung.
- Bà Mercado đang ở trên sân thượng - tôi nói với Poirot - Ông có muốn lên gặp bà ấy trước?
- Cũng được. Nào, ta lên.
Trong lúc trèo thang, tôi hỏi:
- Tôi đã làm theo lời ông dặn, ông nghe thấy gì không?
- Không một tiếng động.
- Như vậy là lương tâm cô Johnson thanh thản - tôi nói - Cô cứ trách mình là không can thiệp kịp thời khi nghe tiếng kêu.
Bà Mercado ngồi trên lan can, hơi ngả người về phía trước, đang tập trung suy nghĩ gì nên không nghe tiếng chúng tôi lên. Đến khi Poirot đứng trước mặt, cất tiếng chào, bà mới giật mình ngửng đầu. Tôi thấy nét mặt bà mệt mỏi, mắt quầng thâm.
- Lại là tôi đây - Poirot nói - Hôm nay tôi gặp bà vì một lý do đặc biệt.
Rồi ông lại nói giống như đã nói với cô Johnson: ông cần bà mô tả chân dung thật chân thực về bà Leidner.
Bà Mercado, vốn không thẳng thắn như cô Johnson, mở đầu bằng những lời khen trái với suy nghĩ thật:
- Với người chưa biết bà, thì nói làm sao đây? Một con người bí ẩn, khó hiểu, không giống ai. Chắc cô cũng có cảm giác ấy, phải không cô? Tâm thần bất định và tính khí thất thường, nhưng người ta sẵn lòng khoan dung, vì bà đối xử tốt với mọi người, lại rất khiêm tốn nữa! Không biết gì về khảo cổ, bà chịu khó học hỏi chồng về các phương pháp hóa học để xử lý kim loại, và giúp cô Johnson chắp dán đồ gốm. Chúng tôi đều rất mến bà.
- Vậy những điều người ta nói với tôi đều sai, thưa bà? Thiên hạ nói trong nhà này có một bầu không khí ngờ vực, không thoải mái.
Bà Mercado mở to đôi mắt đen đục:
- Ai nói thế với ông? Cô Leatheran? Giáo sư Leidner? Ông này thì tội nghiệp, có biết gì đâu.
Bà ném cho tôi một cái nhìn thù nghịch.
Mặt Poirot nở một nữ cười rạng rỡ, nói vui:
- Thưa bà, tôi có gián điệp của tôi chứ.
Thoáng thấy mi mắt bà Mercado rung lên, chớp chớp. Giọng nói bà dịu lại:
- Ông thấy không, sau sự kiện như vừa qua, mỗi người đều ra vẻ ta biết những điều không hề có thật!... Nào là không khí căng thẳng, nào là linh tính. Toàn chuyện bịa đặt, nói vuốt đuôi.
- Thưa bà. những lời đó chứa đựng phần lớn sự thật.
- Tất cả những điều họ nói với ông đều sai. Chúng tôi sống ở đây như một gia đình êm ấm.
Lúc Poirot cùng tôi ra khỏi nhà để ra công trường, tôi bất bình:
- Bà ấy nói dối một cách trắng trợn! Tôi tin chắc bà ta căm ghét bà Leidner bằng tất cả tâm hồn!
- Ta nói chuyện với bà ấy không phải để nghe sự thật - Poirot đồng ý.
- Mất thì giờ vô ích - tôi đế thêm.
- Không hẳn ... không hẳn đâu. Miệng một người nói dối, thì mắt lại lộ ra sự thật. Không biết bà Mercado này sợ cái gì? Tôi đọc thấy sự sợ hãi trong tròng mắt bà ta. Nhất định bà e ngại điều gì. Rất đáng chú ý.
- Ông Poirot, tôi có chuyện này nói riêng với ông.
Tôi kể chuyện xẩy ra tối qua, và nói tôi ngờ cô Johnson là tác giả các thư nặc danh. Tôi kết luận:
- Lại là một mụ nói dối leo lẻo! Thế mà sáng nay cứ trả lời tỉnh bơ với ông về những lá thư.
- Phải - Porot nói - Lời tuyên bố của cô ấy cũng rất đáng chú ý. Cô ta không ngờ là đã làm tôi hiểu rằng cô ta hoàn toàn biết là có những thư nặc danh... Mà đến nay, đã có ai nói việc ấy cho mọi người biết đâu. Cũng có thể hôm qua giáo sư Leidner đã nói với cô ấy việc này, hai người vốn là bạn thân. Nếu không thì thật là lạ phải không?
Uy tín của Poirot vọt lên rất cao trong mắt tôi, ông ta thật tài tình khi dẫn dắt để buộc cô ta nói đến những bức thư!
- Ông có định hỏi cô về vấn đề ấy? - tôi hỏi.
Poirot có vẻ ngạc nhiên:
- Không! Không! Không dại gì lộ ra điều mình biết. Đến phút cuối cùng, tôi giữ tất cả trong này (ông gõ gõ lên trán). Đến lúc thích hợp, tôi mới chồm ra như con báo... và thế là tất cả mọi người phải sững sờ!
Tôi không khỏi mỉm cười hình dung ông Poirot là con báo.
Lúc này chúng tôi đã tới công trường. Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Reiter, đang chụp ảnh những bức tường đổ nát. Chụp xong, ông giao máy và đồ đoàn cho thằng bồi, bảo nó mang về nhà.
Poirot hỏi vài câu về kỹ thuật nhiếp ảnh, ông Reiter vui vẻ trả lời, có vẻ sung sướng vì có người quan tâm đến công việc của mình.
Đến lúc ông xin lỗi vì phải cáo từ, Poirot mới đi vào vấn đề chính. Thực ra, ông không đặt những câu hỏi dã sắp sẵn, mà tùy theo tính cách của người được hỏi. Tôi thấy không cần mỗi lần lại kể lại nguyên văn những lời hỏi, đáp. Với những người hiếu biết, có lý trí như cô Johnson, ông đi thẳng vào mục đích; với một số người khác, ông hỏi vòng vo, nhưng rồi cuối cùng vẫn đạt điều mình muốn.
- Có, có, tôi hiểu ông hỏi gì - ông Reiter nói - nhưng thực ra, không biết tôi có giúp gì được không. Đây là lần đầu tôi làm việc ở đây, chưa tiếp xúc nhiều với bà Leidner. Xin lỗi, tôi không thể nói gì hơn.
Tôi thấy giọng nói ông có cái gì căng cứng, song âm điệu không có vẻ người nước ngoài. Tất nhiên ông nói tiếng Anh theo lối Mỹ.
- Ít nhất ông cũng nói ông ưa hay không ưa bà ấy? - Poirot hỏi.
Ông Reiter đỏ mặt, lắp bắp:
- Bà là người dễ thương và rất thông minh. Có trí tuệ.
- Tốt, ông ưa. Bà ấy có ưa ông không?
Má ông Reiter càng ửng đỏ:
- Ồ! Tôi không nghĩ là bà quan tâm đến tôi. Một hai lần, tôi muốn giúp bà cũng không xong, tôi vụng về, làm bà ấy bực. Thực ra tôi chỉ có ý tốt sẵn sàng làm mọi việc...
Poirot thấy thương hại sự lúng túng của Reiter.
- Được rồi... Được rồi... Ta sang vấn đề khác. Không khí trong nhà có dễ chịu không?
- Ông hỏi thế nào cơ?
- Thế này... Mọi người có vui vẻ không? Có hay chuyện trò, vui nhộn?
- Không... không... không thật như thế. Có một chút căng thẳng...
Ông ngừng nói, vẻ như đấu tranh với chính mình rồi mới tiếp:
- Tôi vốn nhút nhát, vụng về, không nổi bật ở chỗ đông người. Giáo sư Leidner luôn ưu ái tôi, nhưng.. khỉ thế, tôi vẫn không hết rụt rè. Đánh vỡ cốc chén, nói những điều không nên nói. Tóm lại, tôi không nắm bắt được cơ hội.
Quả thật, trông ông ta đúng là chàng hậu đậu.
- Tuổi trẻ như thế là thường - Poirot mỉm cười - Với thời gian, các bạn sẽ già dặn hơn.
Sau khi chào từ biệt, chúng tôi tiếp tục đi.
Poirot bảo tôi:
- Cô ý tá ạ, cậu này hoặc là một chàng trai đơn giản, hoặc là đóng kịch giỏi.
Tôi không trả lời, tâm trí lại bị xao xuyến bởi ý nghĩ là quanh đây có một tên sát nhân nguy hiểm và rất bản lĩnh.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty28/6/2013, 08:49


Chương 21



ÔNG MERCADO, RICHARD CAREY


 Poirot đang đi, dừng lại:
- Tôi thấy họ làm việc ở hai công trường khác nhau.
Ông Reiter lúc nãy chụp ảnh ở đầu khu khai quật chính nay cách chúng tôi một quãng, một nhóm thứ hai cầm sọt chạy đi chạy lại.
- Chỗ này gọi là đường hào chính - tôi giải thích - Chẳng đào được gì nhiều, chỉ là những mảnh gốm đáng vứt vào sọt rác, nhưng giáo sư Leidner bảo là rất có giá trị.
- Nào, ta đến đó.
Chúng tôi đi chậm, vì trời nắng gắt.
Ông Mercado điều khiển công việc. Chúng tôi thấy ông đứng dưới hào, đang trao đổi với người đốc công, một ông già nhăn nheo như da rùa, mặc áo khoác dạ bên ngoài chiếc áo dài bằng vải bông kẻ xọc.
Đi xuống hào phải qua một con đường hẹp, gồ ghề, lởm chởm những bậc lên xuống sơ sài, đã thế phu gánh đất lại lên xuống liên tục chẳng ai chịu nhường ai.
Tôi đi theo Poirot. Bỗng ông quay lại hỏi:
- Ông Mercado thuận tay phải hay tay trái?
Câu hỏi lạ kỳ! Nghĩ một lúc, tôi đáp:
- Tay phải.
Poirot không buồn giải thích thêm, tiếp tục đi.
Ông Mercado có vẻ vui vì gặp chúng tôi. Bộ mặt mơ màng của ông nở một nụ cười tươi.
Poirot tỏ vẻ quan tâm đến môn khảo cổ. Tôi biết thừa ông ta có để ý gì đâu, nhưng ông Mercado cứ ra sức giảng giải, nói đã đào được tới mười hai lớp móng.
- Như vậy là chúng tôi đã tới thiên niên kỷ thứ tư! - ông hồ hởi nói.
- Ồ! Tôi tưởng thiên niên kỷ chỉ có trong tương lai... thời đại mà mọi việc sẽ yên bài.
Ông Mercado chỉ các lớp tro. (Sao tay ông run thế! Ông bị sốt rét chăng?) Ông cho biết các đồ gốm và phần mộ thay đổi kiểu dáng theo từng thế kỷ. Đột nhiên, lúc ông cúi xuống nhặt một con dao bằng đá nằm lẫn với lô đồ gốm, ông nhẩy chồm và hét lên.
Poirot và tôi nhìn ông, ngạc nhiên, không hiểu chuyện gì.
Một tay ông Mercado đập vào cánh tay trái:
- Có gì như cái kim nóng bỏng đâm vào tôi!
Poirot tỏ ra rất bình tĩnh:
- Ông lại đây! Đưa tôi xem! Cô Leatheran!
Tôi tiến lại. Poirot nhanh nhẹn nắm cánh tay ông Mercado, vén tay áo sơ mi lên tận vai.
- Đấy, vết đâm đấy - ông Mercado chỉ.
Cách vai độ ba đốt ngón tay, có một giọt máu đọng.
- Quái lạ! - Poirot kêu, ông soát kỹ cánh tay áo - Không thấy gì. Có lẽ là con kiến.
- Nên bôi chút cồn i-ốt - tôi nói.
Tôi luôn mang theo mình một số thuốc thông thường. Tôi lấy cồn i-ốt ra và bôi lên vết đâm. Nhưng tôi bỗng chú ý một chi tiết bất ngờ: suốt dọc cẳng tay ông Mercado, lấm tấm những vết chấm, mà tôi nhận ngay là vết kim tiêm dưới da.
Ông Mercado vén tay áo xuống, giảng giải tiếp. Poirot chú ý nghe, nhưng không cố kéo câu chuyện trở về cặp vợ chồng Leidner nữa, không hỏi câu nào nữa.
Rồi chúng tôi từ biệt ông Mercado, trèo lên mặt đất.
- Đóng kịch không tồi đấy chứ? - Poirot hỏi tôi.
Từ trong ve áo, Poirot rút ra một vật, say sưa nhìn ngắm. Tôi kinh ngạc thấy đó là một chiếc kim dài, đầu có một giọt sáp, nên giống cái đinh ghim.
- Ông Poirot! - tôi kêu - Ông làm việc đó à?
- Đúng là tôi đã chích ông ta một cái. Và làm khéo đấy chứ, đến cô cũng không trông thấy.
Quả đúng thế. Tôi không thấy, mà cả ông Mercado cũng không nghi ngờ gì. Poirot đã làm nhanh như chớp.
- Nhưng... để làm gì?
Ông trả lời tôi bằng một câu hỏi:
- Thế cô không nhận ra cái gì ư?
- Có, những vết tiêm dưới da.
- Vậy là ta đã biết điều gì đó về ông Mercado. Tôi vẫn nghi... mà không biết chắc. Dù sao, biết chắc vẫn hơn.
“Và bằng bất cứ thủ đoạn nào", tôi nghĩ bụng, song không nói ra.
Poirot đập tay vào đùi, chỗ túi quần:
- Ồ, khỉ quá! Tôi đánh rơi chiếc khăn tay ở đó, cái khăn tay dùng bọc chiếc đinh ghim.
- Để tôi đi lấy cho - tôi vừa nói vừa quay trở lại.
Tôi nhanh chóng trở về bản chất của mình, coi Poirot là thầy thuốc, còn mình là y tá đang lo điều trị một ca nghiêm trọng. Sự thực, đây là một ca mổ mà Poirot là nhà phẫu thuật. Có lẽ tôi không nên thú thật là tất cả chuyện này bắt đầu làm tôi thích thú.
Nhớ lại, ngay sau khi kết thúc thực tập, tôi được cử đến chăm sóc một bệnh nhân tại nhà riêng. Người này cần được mổ ngay, nhưng ông chồng nhất định không muốn đưa đi bệnh viện, nên người bệnh được mổ tại nhà.
Với tôi đây là dịp may hiếm có. Không bị ai giám sát. Tôi phải tự lo mọi việc đến phát cuống. Tôi nghĩ đến tất cả những gì bác sĩ phẫu thuật cần, nhưng luôn luôn chỉ sợ quên mất cái gì. Với các ông bác sĩ này thì đôi khi rất khó! Phút cuối cùng họ còn yêu câu cái này cái nọ. Tuy nhiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Tôi phục vụ ông ta rất tốt; lúc mổ xong, ông ngỏ lời khen ngợi... điều hiếm có với một bác sĩ mổ xẻ. Hơn nữa, người bác sĩ điều trị lại rất tốt. Tôi điều khiển mọi việc tất cả đều hài lòng. Người bệnh phục hồi nhanh, hạnh phúc trở lại trong nhà.
Lúc này, tôi ở trong tâm trạng giống như hồi đó. Ông Poirot cũng là nhà phẫu thuật, dáng người nhỏ bé, xấu xí, nhưng tuyệt vời làm sao! Như có linh tính, ông biết phải giải quyết cái gì, ở khâu nào. Tôi đã biết nhiều nhà phẫu thuật và phục tài của họ.
Từng bước, từng bước một, ông Poirot đã chiếm được sự tin cậy của tôi. Ông biết đích xác cần làm gì, và tôi cảm thấy trách nhiệm của mình là phải giúp ông. Nói cách khác, đưa dao kéo, bông băng đúng lúc. Vì thế rất tự nhiên là tôi phải đi tìm khăn tay cho ông, như phải nhặt chiếc khăn mà bác sĩ phẫu thuật đánh rơi.
Khi tìm thấy khăn mang về, tôi không thấy Poirot đâu. Sau rồi mới nhận ra ông cách tôi vài quãng, đang nói chuyện với Carey. Tên bồi của Carey đứng cạnh, tay cầm chiếc thước gấp, ông Carey bảo nó điều gì, và thằng bé cầm thước chạy đi.
Tôi ngập ngừng, không biết có nên lại gần không. Biết đâu ông bảo tôi đi tìm khăn tay chỉ cốt để ông nói chuyện riêng với Carey?
Một lần nữa, tôi là phụ tá cho bác sĩ phẫu thuật trong một ca mổ, phải đưa ông ta cái dụng cụ cần thiết vào thời khắc chính xác ông ta cần. Ở phòng mổ, tôi rất thạo việc này, không sợ sai lầm. Nhưng ở đây tôi là dân mới toanh, vì vậy phải mở to mắt.
Tất nhiên, tôi nghĩ ông Poirot bảo tôi đi để ngăn tôi khỏi hóng chuyện, có thể ông chỉ cho rằng nếu không có tôi, Carey sẽ ăn nói thoải mái, tự do hơn.
Tôi không thuộc loại người cố tình nghe trộm chuyện riêng của người khác. Dù tò mò, không bao giờ tôi làm cái việc vô văn hóa ấy. Nếu là một cuộc hội đàm bí mật, không bao giờ tôi hạ mình làm cái việc hôm ấy tôi làm. Tôi tin chắc là đã không vượt quá quyền của mình. Thật vậy, làm nghề nữ y tá, tôi đã nghe nhiều lời nói thốt ra từ miệng bệnh nhân trong lúc hôn mê. Người bệnh hoàn toàn không biết điều đó, nhưng sự thật là tôi đã nghe. Theo quan điểm tôi, lúc này, ông Carey cũng là một bệnh nhân trên bàn mổ, ông không biết gì nên chẳng hề sao. Các bạn sẽ cho tôi là tọc mạch chăng? Tôi xin nhận. Tôi không muốn bỏ qua một chi tiết quan trọng nào.
Và xin thú thật là tôi liền quay ngược lại, đi theo đường tắt đến gần chỗ họ đứng, sau một mô đất hoàn toàn che khuất khiến họ không nhìn thấy tôi. Nếu ai bảo cách làm ấy là không hay, tôi xin cãi lại: với người y tá trực, không được giấu điều gì, mặc dù quyền quyết định là thuộc về bác sĩ mổ hoặc điều trị.
Bằng cách vòng vèo nào mà Poirot đã đề cập vấn đề mà ông quan tâm? Bí mật! Chỉ biết là khi tôi nghe được ông đang đi vào trúng mục đích.
- Hơn ai khác, tôi rất kính trọng ông Leidner về tình yêu tận tụy của ông với vợ - Poirot nói - Nhưng nhiều khi ta hiểu một người hơn, khi hỏi đối thủ của họ hơn là hỏi bạn bè.
- Vậy ông quan tâm đến những khuyết điểm của nạn nhân hơn là tính tốt? - Carey đáp lại, giọng gắt gỏng.
- Vâng... nếu liên quan đến một vụ giết người. Theo tôi nghĩ, bà ấy bị giết không phải vì quá đạo đức! Mặc dù theo ý tôi, đạo đức quá toàn bích đôi khi cũng làm người khác khó chịu!
- Tôi sợ là sẽ không nói được điều gì có ích cho ông - Carey nói - Thực thà ra, tôi và bà Leidner không có cảm tình đặc biệt với nhau. Không phải bạn, cũng chẳng phải kẻ thù. Có thể bà Leidner ghen với tôi vì tôi là bạn lâu năm của chồng bà. Dù rất chiêm ngưỡng sắc đẹp của bà, tôi vẫn không ưa vì bà ảnh hưởng không hay đến giáo sư. Kết quả: quan hệ giữa chúng tôi chỉ giữ ở mức độ phải phép, không hơn không kém.
- Một lời giải thích tuyệt vời - Poirot kêu.
Chỉ nhìn thấy chỏm đầu của hai người, nhưng tôi cũng biết ông Carey quay ngoắt lại như vừa bị nghe những lời chói tai.
Poirot nói tiếp.
- Sự lạnh lẽo giữa ông và bà vợ có làm cho ông chồng nghĩ gì?
Carey nghĩ một lúc rồi đáp:
- Tôi không biết. Bản thân ông Leidner chẳng bao giờ đả động, và tôi nghĩ ông mê mải với công việc, thì giờ đâu mà để ý.
- Tóm lại, ông không ưa bà Leidner.
Carey nhún vai:
- Có thể tôi đối xử thân ái hơn với bà ta, nếu bà không phải là vợ của Leidner.
Ông bật lên cười, có vẻ thích thú về câu nói ấy.
Poirot nói, giọng mơ màng xa xôi:
- Sáng nay tôi có hỏi cô Johnson, cô công nhận hơi có định kiến với bà Leidner và không đánh giá cao, nhưng cô lại vội đính chính là bà Leidner luôn tỏ sự thân ái với cô.
- Điều đó là đúng - Carey công nhận.
- Tôi đã tin lời cô ấy. Tiếp theo, tôi nói chuyện với bà Mereado. Bà này không ngớt lời ca ngợi và tỏ ra hết sức yêu mến bà Leidner.
Carey không đáp. Ngừng một lát, Poirot tiếp:
- Tôi không tin bà ta! Thế rồi, đến gặp ông... Ông nói... nhưng tôi cũng không tin.
Carey nhổm người lên. Có sự nhận dữ trong giọng nói:
- Tin hay không tin, là tùy ông. Tôi đã nói sự thật, ông chấp nhận hay bác bỏ thì can gì đến tôi?
Poirot vẫn giữ bình tĩnh, nói nhẹ nhàng hơn:
- Tôi tin... hay không tin, đâu phải lỗi tại tôi? Tôi có đôi tai thính. Có tiếng này tiếng nọ… lời đồn đại bàng bạc trên không. Tôi lắng nghe. Vâng, người ta nói lắm chuyện.
Carey chồm lên. Tôi nhìn rõ máu đang sôi trong đầu ông. Nhìn nghiêng, bộ mặt đẹp làm sao! Cái hàm bạnh, đầy nghị lực! Người ấy làm phụ nữ chết mê chết mệt, không có gì lạ.
- Những chuyện gì? - Carey hung hăng hỏi lại
- Chắc ông cũng biết... những chuyện về ông và bà Leidner.
- Sao thiên hạ độc mồm độc miệng vậy? Và ông tin những chuyện ngồi lê đôi mách ấy?
- Tôi chỉ nghe... hy vọng tìm ra sự thật - Poirot nghiêm nghị đáp.
Carey cười gằn:
- Nhưng nếu người ta nói sự thật, liệu ông có nhận ra không?
- Thì ông hãy thử đi - Poirot cứng cỏi đáp lại.
- Vậy thì tôi nói! Xin làm vừa lòng ông! Tôi căm ghét Louise Leidner... Đó là sự thật cho ông đấy! Tôi ghét bà ta đến tận đáy lòng!
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty28/6/2013, 08:50


Chương 22


                       DAVID EMMOTT, CHA LAVIGNY, MỘT PHÁT HIỆN


 Carey quay ngoắt đằng sau, đi nhanh. Poirot nhìn theo, lẩm bẩm:
- A! Phải, tôi hiểu...
Không quay đầu lại, ông nói to:
- Cô y tá, chờ một phút rồi hãy ra khỏi chỗ nấp. Ông ta có thể quay trở lại. Bây giờ, nguy hiểm đã qua. Cô tìm được khăn tay rồi chứ? Cảm ơn. Cô tốt quá
Ông không đả động việc tôi nấp sau mô đất, nhưng ông biết là tôi đã nghe. Ông làm thế nào nhỉ? Có lần nào ông quay nhìn về phía tôi đâu. Nhưng như thế cũng dễ chịu. Lương tâm tôi không phải ân hận, chứ nếu phải giải thích cách làm của tôi thì cũng lúng túng. Tôi biết ơn ông đã không nói gì.
- Ông có thực tin là ông ta ghét bà Leidner?- tôi hỏi.
Poirot thong thả gật đầu:
- Tin... Tôi tin.
Ông bất thần nhỏm dậy, trèo lên đỉnh mô đất nơi công nhân làm việc. Tôi đi theo. Thoạt đầu, chỉ toàn gặp phu Ả rập, sau mới tìm thấy ông Emmott đang cúi gập người xuống đất, phủi lớp bụi bám lên bộ xương mới đào được. Thấy chúng tôi, ông đón chào bằng nụ cười nghiêm trang:
- Ông và cô đi thăm công trường? Chờ một chút, tôi xin có ngay.
Ông đứng lên, lấy con dao cạo lớp đất còn bám vào xương cốt, thỉnh thoảng ngừng lại để thổi chút bụi mắc vào các kẽ. Tôi thấy phương pháp này thật mất vệ sinh.
- Ông Emmott ơi, làm thế ông hít vào bao nhiêu chướng khí đấy! - tôi nói.
- Tôi đã quen chướng khí rồi: vi trùng và hơi độc phải tránh xa người khảo cổ - ông đáp.
Ông còn lau tiếp một khúc xương đùi, rồi dặn dò người đốc công.
- Xong! - Ông đứng dậy, thở phào - Chiều nay Reiter có thể chụp quý bà này. Bà ta mang theo xuống mồ khối vật kỷ niệm đẹp.
Ông chỉ một cái liễn bằng đồng đã han gỉ, và những vụn đá màu xanh vốn là chuỗi hạt đeo cổ của người chết.
Xương cốt và những vật linh tinh sau khi rửa sạch, được bày tại chỗ để chờ chụp ảnh.
- Bà ta là ai? - Poirot hỏi.
- Thuộc thiên niên kỷ thứ nhất. Chắc là một bà quý tộc. Xương sọ bị méo một cách hơi lạ... có vẻ bà này chết vì bị đánh vào đầu. Tôi sẽ bảo ông Mercado xem qua.
- Một bà Leidner từ hai nghìn năm trước?
- Biết đâu?
Bill Coleman cầm cuốc cuốc vào một bức tường. David Emmott nói to với anh ta điều gì tôi không hiểu, rồi dẫn Poirot đi xem khu khai quật, vừa đi vừa giảng giải. Xem xong, Emmott đưa tay nhìn đồng hồ.
- Mười phút nữa chúng ta sẽ rời công trường. Ta về nhà chứ?
- Vâng - Poirot đáp.
Chúng tôi chầm chậm đi theo con đường nhỏ. Poirot nói:
- Chắc mọi người rất vui được trở lại làm việc?
- Ồ đó là cách tốt nhất. Ngồi nhà bàn tán mãi cũng chán.
- Nhất là khi nghĩ, một trong các người là hung thủ.
Emmott không phản ứng. Bây giờ tôi biết rằng, ngay từ đầu, sau khi hỏi han bọn gia nhân, ông đã thoáng nhìn ra sự thật.
Một lát sau, ông hỏi, giọng bình thản:
- Ông Poirot, cuộc điều tra của ông tiến hành đến đâu rồi?
- Ông có thể giúp tôi tiến thêm vài bước nữa được không?
- Ô, tôi không mong gì hơn!
Poirot nhìn thẳng người đối thoại, nói:
- Trung tâm của sự việc là bà Leidner. Tôi muốn tìm hiểu về bà ấy.
- Ông nói thế là nghĩa thế nào?
- Ngày sinh tháng đẻ, tên thời con gái là gì, mặt mũi ra sao, những thứ ấy tôi không quan tâm. Cái tôi cần biết nhất là tính cách, cá tính của bà.
- Ông cho là điều đó quan trọng đối với cuộc điều tra?
- Nhất định.
Emmott im lặng một lát, gật đầu:
- Có lẽ ông nói đúng.
- Và về vấn đề ấy ông có thể giúp chúng tôi. Chẳng hạn, ông cho biết bà ấy là người thế nào, loại đàn bà nào.
- Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi tôi như thế.
- Và cuối cùng ông đã hình thành sự đánh giá của mình?
- Phải, có thế!
- Vậy thì…?
Nhưng ông Emmott vẫn chưa nói. Lặng yên một lát, ông hỏi tôi:
- Thế cô Leatheran nghĩ thế nào? Phụ nữ dễ hiểu phụ nữ hơn. Hơn nữa, một nữ y tá thường có kinh nghiệm phong phú về tâm lý con người.
Poirot không để tôi kịp thưa một lời, ấy là giả dụ tôi muốn nói.
- Cái tôi muốn biết, là đàn ông nghĩ gì về bà ấy kia!'
Emmott hơi mỉm miệng cười:
- Họ nghĩ giống nhau... Bà Leidner không còn trẻ lắm, nhưng sắc đẹp của bà thật đặc biệt.
- Ông trả lời như thế không phải là trả lời - Poirot nói.
- Dù sao, cũng gần như một câu trả lời.
Ngừng một lát, ông lại tiếp:
- Tôi nhớ hồi nhỏ, có đọc một chuyện cổ tích - Bà chúa tuyết. Bà Leidner gợi tôi nhớ Bà chúa Tuyết, luôn luôn có chú bé Key đi theo.
- A! Chuyện của Andersen phải không? Có cả một bé gái là bé Gerda, nếu tôi nhớ không nhầm?
- Có thể. Tôi không nhớ kỹ đến thế.
- Ông có thể nói thêm nữa không, ông Emmott?
David Emmott lắc đầu:
- Tôi không chắc mình đánh giá đúng bà. Đó là một người đàn bà bí ẩn, hôm nay có thể hèn hạ, hôm sau lại hào phóng, bao dung. Tôi giống như ông, cũng coi bà là hạt nhân của vấn đề. Mọi cố gắng của bà đều hướng theo một mục đích: trở thành trung tâm của vũ trụ. Bà muốn mọi người phải châu tuần quanh bà, không phải chỉ đưa bà thức ăn hay thức uống, mà phải dâng cả trí tuệ và trái tim cho bà.
- Và nếu ai từ chối không chịu chiều theo những thói đỏng đảnh ấy? - Poirot hỏi.
- Thế thì bà lập tức ra tay!
Emmott cắn môi và nghiến răng.
- Ông Emmott, ông có thể cho biết, cho riêng tôi thôi, ai là kẻ đã giết, theo ý ông?
- Tôi không biết. Tôi không mảy may có ý kiến gì. Nếu tôi là Carl… Carl Reiter, tôi đã thủ tiêu bà từ lâu. Bà đã làm cho Carl khốn khổ! Nhưng, nói riêng với ông thôi nhé, hắn bị thế cũng đáng. Ai đời nhu nhược đến mức chìa lưng ra cho nguời đá đít.
- Bà Leidner đã ... đá đít anh ta?
Emmott cười khẩy:
- Không! Chỉ là lấy kim thêu châm chọc một chút thôi... Đó là cách bà ta làm.
Tôi liếc nhìn Poirot, thấy môi ông hơi rung rung. Ông hỏi:
- Ông có nghi là Carl Reiter đã giết bà Leidner?
- Không, ai lại giết một người đàn bà chỉ vì người ấy hay đem mình ra làm trò cười.
Poirot gật gật đầu, suy nghĩ.
Theo ông Emmott, bà Leidner không còn gì là một con người. Cần phải nghe một tiếng chuông khác. Tôi định có dịp, sẽ nói với ông Poirot về điều này.
Về tới nhà, Emmott đưa Poirot về phòng mình, để nhân thể rửa mặt mũi chân tay. Còn tôi cũng vội vã về phòng riêng.
Tôi đi ra hầu như cùng lúc với hai người, và cả ba sang phòng ăn, thì cha Lavigny mở cửa phòng mình, mời ông Poirot vào.
Ông Emmott và tôi vào phòng ăn. Ở đấy đã có cô Johnson và bà Mercado, và vài phút sau, ông Mercado, ông Reiter và Bill Coleman cũng tới.
Chúng tôi vừa ngồi xuống, và ông Mercado sai tên bồi đi báo cho cha Lavigny là bữa ăn đã dọn, thì một tiếng kêu khẽ làm tất cả giật mình. Thần kinh vốn sẵn căng thẳng, tất cả chúng tôi đứng chồm dậy, và cô Johnson, mặt xanh như tàu lá kêu lên:
- Lại cái gì nữa đây?
Bà Mercado đăm đăm nhìn cô, nói:
- Cô Johnson, cô làm sao thế? Chỉ là tiếng động ngoài đồng.
Đúng lúc đó. Poirot và cha Lavigny bước vào.
Cô Johnson nói:
- Tôi cứ tưởng lại có ai bị thương.
- Ngàn lần xin lỗi. Chính là tôi đó. Cha Lavigny đang giải thích cho tôi những chữ khắc trong văn bản cổ. Tôi cầm một bản ra gần cửa sổ để xem cho rõ thì bị trẹo chân. Lúc đó đau quá nên tôi kêu.
- Cứ tưởng lại một vụ án mạng thứ hai! - bà Mercado nói.
- Marie! - ông Mercado gắt vợ.
Trước lời nhắc nhở ấy, bà Mercado cắn môi, đỏ mặt.
Cô Johnson liền lái câu chuyện sang việc khai quật, nói về những cổ vật quí mới đào được buổi sáng. Từ lúc ấy, suốt bữa ăn, mọi người toàn nói chuyện khảo cổ. Dù sao, đó là đề tài dễ nói hơn cả.
Sau tách cà phê, chúng tôi chuyển sang phòng chung. Đàn ông, trừ cha Lavigny, lại đi ra công trường.
Cha Lavigny đưa Poirot sang phòng cổ vật, tôi cũng sang theo. Tôi đã bắt đầu quen thuộc với những đồ vật đủ loại có giá trị này, và cảm thấy một chút tự hào - cứ như đó là vật sở hữu của riêng mình - khi cha Lavigny lấy một cái liễn vàng trên giá, và Poirot thì suýt soa:
- Trời, đẹp quá! Đúng là một công trình nghệ thuật!
Cha Lavigny càng đế thêm vào, phân tích chi tiết mọi vẻ đẹp của cái liễn một cách hào hứng. Tôi bỗng nhận xét:
- Ồ, hôm nay, không thấy có sáp phủ bên trên.
- Sáp ư? - Poirot nhìn vào mắt tôi, hỏi.
- Sáp? - Cha Lavigny lặp lại.
Tôi cắt nghĩa, và cha Lavigny ồ lên:
- À tôi hiểu, đó là một vết nến.
Điều đó đưa chúng tôi trở lại chuyện có người lạ vào đây ban đêm. Coi như không có tôi, hai người nói với nhau bằng tiếng Pháp. Tôi để họ ở lại, trở về phòng chung.
Bà Mercado đang vá bít tất cho chồng và cô Johnson đang đọc sách, điều ít khi thấy, vì lúc nào cô cũng bận việc.
Một lát sau, cha Lavigny và Poirot đi ra. Cha Lavigny xin phép đi có việc, còn Poirot vào với chúng tôi.
- Một con người rất hay - ông nói.
Rồi ông hỏi cha Lavigny có nhiều việc ở đây không.
Cô Johnson giải thích: đến nay, số thư tịch cổ, đá khắc chữ, và ấn tín... tìm được rất ít. Tuy nhiên, cha Lavigny làm tròn trách nhiệm của mình và có nhiều tiến bộ, chịu khó học tiếng Ả rập.
Cô đứng lên lấy trong tủ ra cho chúng tôi xem một tờ giấy to đầy những dấu ấn tròn in ra để lưu trữ. Chúng tôi cúi xuống ngắm nghía kết quả công việc sao chép công phu ấy, và tôi đoán chiều hôm xẩy ra án mạng, hẳn cô cũng đang lúi húi với việc này.
Trong lúc chuyện trò, tôi nhận thấy Poirot lăn đi lăn lại và nhào nặn trong tay một khối chất dẻo dùng để in dấu ấn. Ông hỏi:
- Cô có phải dùng đến nhiều chất dẻo này không?
- Cũng khá. Năm nay, có vẻ tốn khá nhiều chất dẻo này, nhưng tôi không rõ còn dùng vào những việc gì. Nói chung, một phần nửa dự trữ của chúng tôi đã hết.
- Nửa còn lại để ở đâu?
- Ở đây trong tủ này.
Cô đặt lại tờ giấy in vào tủ, nhân thể chỉ vào ngăn đựng những thỏi chất dẻo và một số vật liệu chuyên môn khác.
Poirot cúi xuống:
- Thế còn cái này?
Ông đã khoắng tay xuống đáy ngăn, lấy lên một vật hình thù kỳ dị. Đó là một kiểu mặt nạ mà mắt và mũi được vẽ sơ sài bằng mực tàu, tất cả được tráng bằng một màng chất dẻo.
Cô Johnson kêu lên:
- Ồ, quái lạ! Lần đầu tôi trông thấy thứ này. Tại sao có cái mặt nạ này? Nó có ý nghĩa gì?
- Tại sao nó ở đây ư? Đây là một chỗ cất giấu tốt, vì chắc không ai dọn dẹp cái ngăn này trước khi hết mùa khai quật. Còn nó là cái gì ư. Là cái mặt nạ mà bà Leidner đã tả. Bộ mặt ma quái lơ lửng... thấp thoáng sau cửa sổ của bà trong đêm tối.
Bà Mercado khẽ kêu một tiếng.
Cô Johnson, mặt xanh mét, hổn hển:
- Như vậy, những chuyện bà Leidner kể không phải là ảo giác, tưởng tượng, mà là có thật. Ai làm cái trò đùa quái ác này?
- Phải - bà Mercado phụ họa - ai là tác giả?
Không tìm cách giải đáp các câu hỏi ấy, Poirot đăm chiêu đi sang phòng bên, lấy về một hộp các tông rỗng rồi đặt chiếc mặt nạ vào đó, nói:
- Tôi sẽ đưa cho cảnh sát.
- Thật kinh khủng - cô Johnson vẫn không ngớt lẩm bẩm - Kinh khủng!
- Còn cái gì giấu trong ngăn nữa không? - bà Mercado rít lên - Biết đâu hung khí tên sát nhân sử dụng... cái vồ dính máu... cũng còn trong đó? Eo ôi, tôi hãi quá.
Cô Johnson ôm vai bà:
- Bà hãy bình tĩnh. Ông Leidner đến đây này. Đừng làm ông thêm não lòng.
Thật vậy, xe đã về. Giáo sư bước xuống, qua sân rồi bước vào phòng chung. Trông ông mệt mỏi, già xọm hẳn so với ba hôm trước. Ông báo tin:
- Mười một giờ sáng mai sẽ cử hành tang lễ. Cô cũng dự chứ, cô Johnson?
- Có chứ ạ. Tất cả mọi người đều dự.
Cô không nói gì thêm. Tuy nhiên ánh mắt cô để lộ những tình cảm lẽ ra không nên có, và giáo sư bỗng tỏ ra đầy vui vẻ và thương mến. Ông nói:
- Cô tốt lắm, trong đau buồn, cô đã an ủi, giúp đỡ tôi rất nhiều!
Ông đặt tay lên vai cô Johnson, và tôi thấy mặt ông hơi đỏ, còn cô Johnson trả lời nhỏ nhẹ:
- Ồ, đó là tất nhiên thôi, thưa giáo sư.
Khuôn mặt cô sáng lên, và tôi hiểu, trong khoảnh khắc ngắn ngủi này, cô Johnson đang say vì hạnh phúc.
Một ý khác thoáng qua óc tôi. Có thể chẳng bao lâu nữa, theo sự sắp xếp hợp lý của tự nhiên, giáo sư Leidner sẽ tìm sự khuây khỏa bên cạnh người bạn gái cũ, và mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp.
Các bạn đừng cho tôi là kẻ hay gán ghép. Tính đến chuyện kết hợp hai con người ấy với nhau vào trước hôm đưa tang bà Leidner thì thật không đúng lúc. Dù sao, giải pháp ấy sẽ là hợp lẽ về mọi mặt. Ông vốn rất mến cô Johnson, và cô luôn tận tụy với ông đến hết đời.
Giáo sư chào Poirot và hỏi cuộc điều tra đã tới đâu.
Cô Johnson đứng phía sau giáo sư, lắc đầu lia lịa, nhìn vào cái hộp Poipot cầm trên tay, như vẻ ra hiệu cho nhà thám tử đừng đả động đến chiếc mặt nạ trước mặt giáo sư. Chắc là cô cho giáo sư đã quá đau buồn rồi, không nên khoét sâu nữa.
Poirot chiều theo ý đó.
- Thưa giáo sư, còn cần nhiều thời gian.
Sau vài câu xã giao, Poirot cáo từ. Tôi tiễn ông ra xe, rất muốn hỏi ông nhiều điều, nhưng thấy cách ông nhìn tôi, tôi lại thôi. Bỗng tôi ngạc nhiên khi nghe ông nói:
- Cô phải giữ mình cẩn thận, cô y tá ạ.
Rồi ông tiếp ngay:
- Tôi đang nghĩ không biết có nên để cô ở lại đây hay không.
- Trước khi xin thôi việc, tôi phải nói chuyện với giáo sư Leidner đã. Và tôi định chờ sau lễ tang sẽ nói.
Ông gật đầu đồng tình:
- Trong khi chờ đợi, cô chớ nên xục xạo vào vấn đề. Chớ tỏ ra là mình quá sắc sảo.
Và ông cười, nói thêm:
- Cứ để tôi mổ, cô chỉ việc băng bó.
Tôi giật mình: cái ông này, sao cứ như đi guốc trong bụng người ta!
Ông đột ngột chuyển sang đề tài khác:
- Cha Lavigny, một con người kỳ quặc!
- Thầy tu mà làm việc khảo cổ, tôi cũng thấy lạ! - tôi nói.
- À, phải, tôi quên: cô theo đạo Tin lành. Tôi theo công giáo, tôi biết rõ các thầy tu và giáo sĩ.
Ông cau mày, do dự một lát, rồi nói:
- Ông ta khôn lắm, ta không khéo thì hớ với ông ta đấy.
Nếu là ông định bảo tôi chớ bép xép, thì lời khuyên đó là thừa.
Sau khi nói lời từ biệt, ông lên xe đi. Tôi quay vào nhà, vừa đi vừa ngẫm nghĩ những việc xẩy ra trong ngày. Nhớ những vết kim tiêm trên cánh tay ông Mercado, nhưng không rõ ông dùng chất ma túy nào. Nhớ chiếc mặt nạ ma quái phết chất dẻo. Và tại sao Poirot và cô Johnson không nghe thấy tiếng kêu của tôi trong phòng chung; trong khi ở phòng ăn, chúng tôi lại nghe tiếng kêu của thám tử? Mà phòng của cha Lavigny và phòng của bà Leidner đều cách phòng chung một khoảng bằng nhau.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty28/6/2013, 08:51


Chương 23


TÔI LÀ MÔN ĐỆ CỦA KHOA HỌC HUYỀN BÍ


 Tang lễ diễn ra rất xúc động. Tất cả thành viên của đoàn khảo cổ, cũng như cả hội người Anh ở Hassanich đều tham dự. Cả cô Shiela Reilly, mặc đồ màu sẫm, cũng đi sau xe tang. Chắc hẳn cô cảm thấy bứt rứt về những lời không tốt đã nói về người quá cố.
Về tới nhà, tôi vào phòng giáo sư Leidner để nói về việc tôi xin chấm dứt công tác. Ông rất nhã nhặn, cảm ơn tôi về những việc đã làm (mà nào tôi đã làm được gì!) và nhất định tặng tôi thêm một tuần lương nữa.
Tôi từ chối, nói mình không đáng được hưởng sự ưu ái đó:
- Thật tình, tôi không muốn lĩnh gì hết, trừ tiền tàu xe.
Nhưng ông không nghe.
- Thưa giáo sư, tôi có cảm giác đã không làm tròn trách nhiệm. Tôi có mặt, mà không cứu bà nhà khỏi thảm họa.
- Cô chớ nghĩ như vậy - ông nói giọng thành thực - Nói cho cùng, tôi mướn cô có phải để làm thám tử đâu. Tôi không hề ngờ là tính mệnh vợ tôi bị đe dọa, mà chỉ cho là bà suy nhược thần kinh. Cô không việc gì phải tự trách mình. Nhà tôi yêu cô, tin cậy cô. Nhờ có cô mà những ngày cuối cùng của bà thanh thản, vui vẻ hơn. Thế là cô đã làm tròn trách nhiệm y tá.
Giọng ông hơi run, và tôi đọc được ý nghĩ của ông: ông day dứt tự trách mình vì đã coi nhẹ những cơn mê hoảng của vợ.
- Thưa giáo sư - tôi hỏi - giáo sư đã có ý kiến gì về những thư nặc danh chưa?
- Tôi chẳng biết nghĩ thế nào - ông thở dài - Còn ông Poirot nghĩ sao?
Tôi trả lời lấp lửng:
- Hôm qua, ông chưa có kết luận gì.
Tôi để ý xem giáo sư phản ứng thế nào. Hôm trước mải vui, vì chứng kiến tình thương mến giữa ông với cô thư ký Johnson, tôi quên bẵng vấn đề các lá thư. Ngay bây giờ, tôi cảm thấy nói chuyện ấy là không hay lắm. Cứ cho là cô ta viết đi, thì cô Johnson đã phải trả giá bằng sự hối hận của mình. Tuy nhiên, tôi rất muốn dò xem ông Leidner có biết gì chuyện ấy không.
- Thông thường, thư nặc danh phần lớn do đàn bà viết - tôi nói.
- Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng trường hợp này, có thể là chính Frederick Bosner viết.
- Vâng, không loại trừ khả năng ấy, nhưng tôi không tin.
- Tôi tin! Bảo do người trong đoàn viết là vô lý. Đó chỉ là giả thuyết oái ăm của ông Poirot. Sự thật đơn giản hơn. Hung thủ, rõ ràng là một tên điên loạn, đã cải trang thế nào đó, và lảng vảng quanh đây. Chiều hôm đó nó đã tìm cách đột nhập. Lũ gia nhân, bị đấm mõm bằng tiền, có thể nói dối.
- Khả năng ấy cũng không thể loại trừ.
Ông Leidner tức tối nói tiếp:
- Nghi ngờ như ông Poirot thì dễ quá ! Theo tôi, không người nào trong đội khảo sát của tôi dính líu vào vụ này. Tôi làm việc với họ, tôi phải hiểu họ chứ!
Đột nhiên ông dừng lại, rồi nói tiếp:
- Có phải do kinh nghiệm mà cô cho rằng thư nặc danh thường là của đàn bà?
- Không phải tất cả mọi trường hợp. Nhưng phụ nữ thường có thói quen hờn dỗi, ghen tức, làm như vậy cho hả.
- Có phải cô ám chỉ bà Mercado?
Ông lắc đầu nói luôn:
- Dù bà ấy có tâm địa đen tối muốn làm việc hèn hạ ấy, bà cũng không có sự tinh tế cần thiết để thực hiện.
Lúc này, tôi nghĩ tới những lá thư đầu tiên cất trong cặp da của bà Leidner. Nếu bà Leidner quên khóa chiếc cặp ấy, rất có thể bà Mercado hôm nào đó có một mình ở nhà, đã tìm thấy và đọc thư. Đơn giản vậy, nhưng đàn ông lại hay không nghĩ tới!
- Ngoài bà Mercado, ở đây không còn phụ nữ nào khác ngoài cô Johnson - tôi nói, đồng thời quan sát ông.
- Nghi ngờ vậy thật lố bịch.
Ông mỉm cười, chấm dứt câu chuyện. Chưa bao giờ ông nghĩ cô Johnson là tác giả các lá thư. Tôi định mở miệng, song lại thôi. Ai lại tố cáo một người cùng giới, vả lại tôi chẳng thấy thái độ hối hận thực bụng của cô Johnson đó sao? Không nên trở lại quá khứ và làm ông Leidner thất vọng, đau buồn thêm.
Vậy là đã thỏa thuận: ngày mai tôi sẽ đi và nhờ bác sĩ Reilly giới thiệu, tôi sẽ tạm nghỉ một, hai ngày ở nhà bà giám đốc bệnh viện trong khi chờ làm thủ tục về nước.
Giáo sư Leidner có nhã ý tặng tôi một vật gì của bà Leidner làm kỷ niệm.
- Ồ! không - tôi từ chối - ông quá quan tâm...
Ông nài nỉ:
- Tôi muốn cô mang đi một cái gì. Nếu còn sống, nhà tôi cũng sẽ đồng tình.
Ông đề nghị tôi lấy những đồ trang điểm bằng đồi mồi.
- Không. Tôi không dám nhận những thứ quý như vậy.
- Cô biết là bà nhà tôi không có thân thích. Những đồ ấy, còn ai dùng.
Tôi thông cảm với ông, chả lẽ để chúng rơi vào tay bà Mercado tham lam, hoặc đem chúng tặng cô Johnson.
- Cô cứ suy nghĩ đi - ông nói, vẫn bằng giọng nhã nhặn - Đây là chìa khóa hộp nữ trang của Louise, thích gì cô cứ cầm. Và nhờ cô đóng gói hộ tất cả quần áo của bà ấy. Bác sĩ Reilly sẽ đem chúng tặng cho những gia đình nghèo ở Hassanich.
Tôi vui vẻ giúp ông Leidner làm việc này. Bà Leidner chỉ mang theo đến Tell Yarimjah những thứ cần dùng thiết yếu; chẳng mấy lúc tôi đã bỏ xong mọi quần áo vào hai chiếc va li. Tất cả các giấy tờ đều đựng trong cặp da. Hộp nữ trang chỉ có vài thứ bình thường: một nhẫn nạm ngọc, một ghim cài bằng kim cương, một chuỗi ngọc đeo cổ, hai ghim cài bằng vàng và một vòng cổ hổ phách.
Tất nhiên, tôi không hề muốn cầm đồ ngọc hoặc kim cương, và lưỡng lự giữa chiếc vòng hổ phách và bộ đồ trang điểm. Xét cho cùng, tôi cầm bộ đồ này cũng chẳng sao, ông ta đã vui lòng tặng tôi không nhằm ý đồ gì, và tôi không cần khách sáo. Dù sao, bà Leidner cũng đã từng quý tôi. Tôi xếp va li, khóa cái hộp để sẽ trao lại cho giáo sư, cùng với tấm ảnh ông thân sinh bà Leidner và một số vật dụng khác.
Làm xong mọi việc, tôi thấy căn phòng trở nên trống rỗng, buồn bã. Chẳng còn việc gì, vậy mà như có sức mạnh nào giữ tôi ở lại. Linh tính như mách bảo tôi còn phải chứng kiến hoặc phát hiện một cái gì. Không mê tín, nhưng tôi cảm thấy linh hồn bà Leidner phảng phất trong phòng, muốn giao cảm với tôi.
Nhớ hồi làm việc ở bệnh viện, một số cô bạn thường có một miếng ván, trên ghi những câu thần chú kỳ quặc. Bây giờ đến lượt tôi cũng trở thành một cô đồng chăng? Tôi đi quanh phòng, xê dịch các bàn ghế, nhưng không phát hiện chỗ kín hay ngăn kéo hai đáy nào.
Cuối cùng (có thể các bạn cho tôi là dở người, nhưng, có những lúc ta không làm chủ được hành vi của mình), tôi làm thử một thí nghiệm: nằm dài lên giường, nhắm mắt lại; cố quên bản thân mình và tưởng tượng mình là bà Leidner ở buổi chiều tai họa ấy.
Tôi là một phụ nữ bình thường, mực thước, không hề là môn đệ của khoa học huyền bí. Nhưng năm phút sau rõ ràng tôi cảm thấy tâm hồn lâng lâng như cô đồng. Để dấn thêm vào tình trạng ấy, tôi lẩm nhẩm:
- Tôi là bà Leidner… Tôi là bà Leidner... Tôi nằm trên giường... thiu thiu ngủ. Lát nữa… lát nữa... cửa sẽ mở.
Tôi lặp đi lặp lại các câu ấy... như để tự kỷ ám thị.
Bây giờ là một giờ rưỡi... thời khắc sắp đến... cửa sắp mở... cửa sẽ mở... ta sẽ biết là ai vào.
Tôi không rời mắt khỏi cái cửa sắp mở. Tôi sẽ thấy cửa mở... và tôi sẽ biết người nào mở cửa.
Trưa hôm đó, hẳn là trí óc tôi có hơi mệt mỏi, nên mới tượng tượng mình sẽ khám phá ra bí mật bằng cách ấy.
Nhưng lạ thay, tôi bỗng thấy lạnh buốt dọc xương sống, lan cả xuống đôi chân, cảm thấy chân tê liệt, vô cảm. Tôi nghĩ thầm: Hồn sắp nhập rồi, và người sẽ thấy...
Một lần nữa, tôi lại nói đều đều:
- Cửa sắp mở… Cửa sắp mở...
Tứ chi tôi càng thêm lạnh buốt, tê dại.
Và lúc đó, từ từ, tôi thấy cánh cửa hé mở.
Ôi kinh khủng!
Cả đời tôi chưa bao giờ khiếp hãi đến thế. Tôi nằm im, tim lạnh ngắt, không động đậy được một ngón tay.
Cánh cửa mãi không chịu mở hẳn. Nhưng từ từ, từ từ, nó vẫn mở.
Bill Coleman bình thản bước vào, ông ta suýt kêu lên vì sợ. Còn tôi thì chồm khỏi giường, hét to, chạy ra đứng giữa phòng.
Coleman sững người, bộ mặt hồng càng đỏ lên, ông ta há hốc mồm:
- Ôi, ôi, cô y tá! Có chuyện gì?
Tôi trở về với thực tại:
- Ối trời, ông Coleman! Ông làm tôi sợ chết khiếp!
- Tôi xin lỗi.
Ông ta cầm trong tay một bó hoa đỏ, loại hoa dại mọc trên sườn đồi Tell, mà bà Leidner rất thích. Coleman càng đỏ mặt:
- Ở Hassanich không có cửa hàng bán hoa; tôi thấy nếu không đặt một vòng hoa lên mồ người quá cố thì thật buồn, vì vậy tôi định đem bó hoa nhỏ này cắm vào chiếc lọ bà Leidner vẫn có trên bàn... chỉ để tỏ ra chúng tôi không quên bà. Cô có thể cho ý nghĩ đó là trẻ con...
Tình cảm ông Coleman thật đáng trân trọng. Vậy mà ông cứ tỏ vẻ xấu hổ, lúng túng như tất cả những người Anh khi bị bắt gặp đang cảm tình lai láng.
- Trái lại, đó là sự quan tâm rất đáng quí.
Tôi lấy chiếc lọ, đổ đầy nước và cắm hoa. Qua hành động này, tôi càng thấy quý ông Coleman, một con người tốt bụng, đầy tình cảm. Ông không hỏi tại sao tôi thét lên khi thấy ông vào. Càng tốt, nếu không, tôi biết giải thích làm sao?
Tôi sửa sang lại quần áo, tự nhủ: "Lần sau, mày phải cẩn thận. Đừng tập tọng làm thầy mo, cô đồng".
Sau đó, tôi chuẩn bị hành lý và luôn bận bịu tay chân cho đến hết ngày.
Cha Lavigny tỏ ý tiếc thấy tôi ra đi. Cha nói mọi người đều mến tôi vì sự trầm tĩnh đầy lý trí. Lý trí! Nếu cha trông thấy tôi làm gì trong phòng bà Leidner!
- Hôm nay không thấy ông Poirot nhỉ - cha nói.
Tôi cho cha biết là cả ngày hôm nay Poirot ra bưu điện để gửi điện tín.
Cha Lavigny nhướn đôi lông mày:
- Đi đánh điện tín? Sang Mỹ ư?
- Có lẽ vậy. Ông ấy bảo đánh điện "đi khắp nơi". Các ông người nước ngoài bao giờ cũng nói quá.
Nói rồi, tôi đỏ mặt, chợt nhớ cha Lavigny cũng là người nước ngoài. Song cha chỉ cười và hỏi tôi có tin tức gì về người mắt lác chưa. Tôi nói là không biết.
Cha còn muốn biết chinh xác giờ nào tôi và bà Leidner nhìn thấy hắn ta kiễng chân cố nhòm vào trong cửa sổ. Cha nói:
- Rõ ràng là tên này quan tâm đặc biệt đến bà Leidner. Lắm lúc tôi tự hỏi, hay hắn là người da trắng, ngụy trang thành người Irắc.
Tôi suy nghĩ khá lâu về giả thuyết này. Tôi đã cho anh ta là người bản xứ, vì chỉ chú ý đến y phục và màu da vàng.
Cha Lavigny ngỏ ý muốn đi đến chỗ mà tôi và bà Leidner đã bắt gặp người lạ.
- Để xem xem hắn có đánh rơi vật gì không. Biết đâu đấy? Trong các truyện trinh thám, thủ phạm thường hay mắc sơ suất.
- Nhưng trong đời thực thì chúng cáo hơn nhiều.
Tôi đưa mấy đôi tất mà tôi vừa vá, đặt lên bàn trong phòng chung để của ai người ấy đến lấy. Rồi, chẳng còn việc gì làm, tôi đi lên sân thượng.
Trên đó đã có cô Johnson, nhưng cô không nghe tiếng tôi lên. Tôi đến sát gần mà cô cũng không biết.
Và tôi nhận ra cô gái già này đang bối rối chuyện gì.
Đứng giữa sân thượng, cô nhìn đăm đăm về phía trước, vẻ mặt lo âu, dường như vừa nhận ra điều gì mà lý trí cô không chịu chấp nhận.
Tôi sửng sốt. Xin chớ nhầm lẫn: tôi hôm trước, cô có dáng vé bối rối, nhưng hôm nay nét mặt khác hẳn. Tôi lại gần, hỏi:
- Cô Johnson, có chuyện gì vậy?
Cô quay đầu lại, nhìn tôi một cách lơ đãng.
- Có chuyện gì? - tôi gặng.
Cô nhăn mặt... như để nuốt nước bọt, và nói giọng khàn:
- Tôi vừa nhìn ra một điều.
- Điều gì. Nói tôi nghe. Trông cô như không được khỏe.
Cô định hồi tĩnh lại, nhưng vô ích. Cô nói giọng nhợt nhạt:
- Tôi vừa nhận ra người ta có thể từ bên ngoài đột nhập mà không ai trông thấy.
Tôi nhìn theo hướng mắt cô, nhưng chẳng thấy gì. Ông Reiter đang đứng trước cửa phòng ảnh, và cha Lavigny đi ngang qua sân... Không có gì khác.
Tôi quay lại, thấy nét mặt cô có vẻ thật kỳ lạ.
- Thật tình, tôi không hiểu cô định nói gì. Cô nói rõ xem sao?
Cô lắc đầu:
- Không phải lúc này… để sau đã. Ôi! Lẽ ra ta phải biết sớm! Lẽ ra phải biết sớm hơn!
- Thì cô cứ nói tôi nghe nào!...
Nhưng cô lại lắc đầu:
- Để tôi suy nghĩ đã.
Rồi cô đi qua mặt tôi, xuống thang gác. Tôi không đi theo, mà ngồi lại trên lan can, cố nghĩ mà không ra. Sân chỉ có một lối vào, là cái cổng vòm. Trước cổng này, anh gánh nước đang ngồi nói chuyện với anh nấu bếp. Không ai vào mà họ không trông thấy.
Tôi lắc đầu, phân vân, rồi cũng đi xuống sân.
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 700
Birthday : 03/10/1995
Age : 28
Đến từ : thời đồ đá

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty28/6/2013, 08:52


Chương 24


GIẾT NGƯỜI THÀNH THÓI QUEN


 Tối hôm đó, chúng tôi đều về phòng sớm. Lúc ăn tối, cô Johnson có thái độ bình thường. Tuy nhiên đôi mắt cô nhớn nhác, và một, hai lần người khác hỏi gì cô cũng ngơ ngơ ngác ngác như không nghe hiểu.
Bữa ăn diễn ra buồn tẻ. Các bạn sẽ bảo điều ấy là lẽ dĩ nhiên, vì là, ngày đưa tang vợ thủ trưởng. Dù sao, tôi vẫn thấy có gì khang khác.
Trước đây, các bữa ăn tương đối yên lặng và không hoàn toàn thoải mái, song dù sao cũng có bầu không khí thân ái. Ai nấy đều vui vẻ với ông Leidner và cảm thấy có tình đoàn kết gắn bó mọi người với nhau, vì họ đều cùng chung công việc.
Còn tối đó làm tôi nhớ đến bữa ăn đầu tiên tôi mới tới: bà Mercado nhìn tôi chòng chọc, và không khí nặng nề đe dọa trùm lên tất cả. Hôm nay, y như vậy: tất cả đều nóng nảy, dễ cáu bẳn. Giả thử có ai đánh rơi cái thìa xuống đất, tôi chắc thế nào cũng có người kêu thét.
Như đã nói, chúng tôi chia tay nhau, về phòng sớm. Tôi lên giường ngay. Những lời cuối cùng tôi nghe là tiếng bà Mercado chúc cô Johnson ngủ ngon, ngay trước cửa phòng tôi.
Quá mệt mới vì những xúc động trong ngày và nhất là cái thí nghiệm vớ vẩn "nhập hồn" trong phòng bà Leidner, tôi ngủ một mạch mấy tiếng đồng hồ liền.
Lúc giật mình tỉnh dậy, tôi có cảm giác lại sắp có tai họa. Có tiếng động gì đã làm tôi thức giấc, và ngồi nhổm dậy lắng tai, lại nghe tiếng nữa.
Một tiếng rên dài đau đớn.
Lập tức, tôi châm nến, nhảy khỏi giường. Tôi cầm theo một đèn pin bỏ túi, phòng nến tắt. Tôi đi ra cửa phòng nghe ngóng. Tiếng rên không xa. Nó phát từ phòng giáp phòng tôi... phòng cô Johnson.
Tôi chạy vội sang. Cô Johnson nằm trên giường, co quắp vì đau đớn. Tôi đặt cây nến và cúi xuống. Môi cô mấp máy muốn nói, nhưng chỉ thốt ra tiếng khàn khàn. Bây giờ tôi mới nhìn thấy hai bên mép và da cằm cô xám xịt, bị cháy xém.
Dưới sàn, một cái cốc nằm lăn lốc, chắc từ tay cô rớt xuống làm tấm thảm vấy một màu đỏ tươi. Tôi nhặt cốc, đưa ngón tay sờ tới đáy, và phải kêu lên và rụt ngay tay lại. Sau đó tôi khám bên trong miệng nạn nhân.
Rõ ràng là, không biết bằng cách nào, cô đã uống một liều axít mạnh.
Tôi chạy đi gọi giáo sư Leidner. Ông đánh thức mọi người, và chúng tôi hết sức lo lắng cứu chữa người bị nạn. Nhưng ngay từ đầu tôi đã hiểu là mọi phương sách đều vô ích. Chúng tôi cho cô uống thuốc tẩy, rồi để giảm cho cô sự đau đớn, tôi tiêm một ống moóc-phin.
David Emmott chạy đi Hassanich tìm bác sĩ Reilly, nhưng bác sĩ chưa kịp tới, thì tử thần đã làm xong trách nhiệm.
Tôi khỏi phải mô tả chi tiết cái cảnh đau đớn này. Đầu độc bằng một liều mạnh axit clorydric (mổ tử thi chứng minh đúng là chất độc này) gây ra một trong những cách chết khủng khiếp nhất.
Khi tôi cúi xuống để tiêm moóc-phin, cô Johnson cố mở miệng một cách tuyệt vọng để nói. Tiếng thều thào thốt ra từ đôi môi xám xịt:
- Cửa sổ, cô ý tá… cửa sổ…
Cô không nói hơn nữa, và lăn ra bất tỉnh.
Đêm hôm đó sẽ ghi mãi vào trong trí nhớ tôi: bác sĩ Reilly, rồi đại úy Maitland tới; cuối cùng, rạng sáng, Hercule Poirot xuất hiện.
Poirot ân cần cầm tay tôi đưa về phòng ăn, bắt tôi ngồi xuống và uống một chén trà đặc.
- Thế... Tốt hơn rồi. Cô đã mệt lả - ông nói và tôi òa khóc.
- Thật kinh hoàng - tôi nức nở - Một cơn ác mộng... Đôi mắt cô... Ôi! Ông Poirot... đôi mắt...
Poirot dịu dàng vỗ vai tôi:
- Thôi, thôi nào... đừng nghĩ gì nữa. Cô đã làm tròn trách nhiệm.
- Axit clorydric nồng độ cao. Hẳn là ở đây dùng chất ấy để cạo sạch đồ gấm.
- Phải. Cô Johnson đã uống trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê. Trừ khi cô cố tình.
- Ôi, ông Poirot! Không thể có chuyện ấy!
- Mọi việc đều có thể xảy ra. Cô nghĩ thế nào?
Tôi suy nghĩ một lát, kiên quyết lắc đầu:
- Tôi không tin... Không đời nào... Chiều qua, hình như cô đã phát hiện điều gì...
- Cô nói sao? Phát hiện cái gì?
Tôi nhắc lại câu nói của cô hôm trước.
Poirot chúm môi huýt một tiếng sáo miệng:
- Tội nghiệp! Cô ấy bảo để suy nghĩ đã, phải không? Chính lúc đó, là cô ta đã ký bản án tử hình của mình. Giá cô ấy thổ lộ... cho cô... ngay lúc đó. Cô hãy nói lại y nguyên lời cô Johnson xem nào...
Tôi nói lại.
- Cô ấy đã hiểu người ta có thể đột nhập từ bên ngoài vào mà không ai biết? Nào, ta lên sân thượng, cô chỉ cho tôi chỗ cô Johnson đứng ở đâu.
Chúng tôi trèo thang gác, và tôi chỉ chỗ cô Johnson đứng.
- Như thế này, phải không? - Poirot hỏi - Từ chỗ này, ta nhìn thấy gì? Một nửa sân, cái cổng vòm, cửa xưởng vẽ, xưởng ảnh và phòng thí nghiệm. Lúc đó có ai ở trong sân?
- Cha Lavigny đi ra cổng, và ông Reiter đứng trước cửa phòng ảnh.
- Tôi vẫn không nhìn thấy có thể từ bên ngoài vào cách nào mà không ai biết... Thế mà cô Johnson đã thấy...
Ông lắc đầu chịu không hiểu.
- Bố khỉ! Cô ấy nhìn thấy gì?
Mặt trời lúc này đã mọc. Phía đông, bầu trời ửng lên màu hồng, cam và xám nhạt.
- Rạng đông tuyệt đẹp! - Poirot lai láng thốt lên.
Phía trái chúng tôi dòng sông uốn khúc và dãy núi Tell in hình trên nền trời rực vàng. Phía nam, vườn tược và cánh đồng trải ra tít tắp.
Chiếc guồng nước cót két ở xa xa. Phía bắc là những tháp nhà thờ và những ngôi nhà trắng toát của thị trấn Hassanich. Cảnh tượng đẹp một cách huyền ảo.
Bỗng nhiên, sát cạnh tôi, Poirot thốt một tiếng thở phào:
- Sao mà tôi ngu vậy! Có thế mà không thấy! Rõ rồi...
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
Sponsored content




Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie   Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Vụ Án Mạng Ở Vùng Mesopotamie - Agatha Christie

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

 Similar topics

-
» Án mạng trên sông Nile - Agatha Christie
» Hẹn với tử thần - Agatha Christie
» Ngày Hội Quả Bí - Agatha Christie
» Mười người da đen nhỏ - Agatha Christie
» Chết trong đêm Noel - Agatha Christie

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CFC :: Giải Trí :: Thư viện :: Thư viện truyện trinh thám-