CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết 22985209-p0
CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết 22985209-p0


Conan Fan Club
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ever Clifford

Ever Clifford

Nam Scorpio
Tổng số bài gửi : 664
Birthday : 30/10/1998
Age : 26
Đến từ : Disney land

cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết Empty
Bài gửiTiêu đề: cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết   cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết Empty22/11/2011, 15:28

Tháng 12 này Nguyễn Bình mới tròn 10 tuổi, thế mà cậu bé đã hoàn thành bản thảo Tập 1 của cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Cuộc chiến với hành tinh Fantom (gần 200 trang). Bình đang viết Tập 2 và dự định sẽ cho ra mắt liền tù tì... 8 tập.
Nguyễn Bình hiện học lớp 5 - Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội), ngoài đời bắng nhắng và hồn nhiên như những đứa trẻ cùng trang lứa nhưng cậu có nhiều khả năng kỳ lạ mà nếu nghe kể, có thể sẽ có nhiều người không tin…
Cậu bé có tài đọc sách
18 tháng tuổi, Bình bắt đầu biết chữ, đọc vanh vách biển số xe và tên các loại xe. 3 tuổi, đọc thông, viết thạo tiếng Việt. 4 tuổi, tự học tiếng Hán. 5 tuổi, dùng máy tính và sử dụng Internet. 6 tuổi, bắt đầu tham gia Wikipedia. Đến nay, Bình tự tạo được khoảng 100 khái niệm trên từ điển mở này, chủ yếu liên quan đến văn minh Ai Cập và các nền văn minh cổ đại khác. Có lần, Bình nhận được thư của quản trị trang Wikipedia, góp ý về phần tham gia của “bạn Nguyễn Bình”. Chắc họ không thể ngờ người lập các hạng mục thông tin ấy khi đó mới... 6 tuổi. Ngoài ra, Bình còn biết một ít tiếng Pháp, thích nghe nhạc cổ điển.
Bình mê đọc. Chẳng những “ngốn” hết hàng trăm cuốn trong tủ sách gia đình mà các sách thiếu nhi, từ Harry Potter đến một số truyện thần thoại hấp dẫn khác và các tập truyện tranh,… đều là món “khoái khẩu” của Bình. Tủ sách mini của cậu bé xếp ngăn nắp từng bộ sách, trong đó có Truyện cổ tích Việt Nam, Oliver Twist... Bình đọc rất nhanh và nhớ chính xác đường dây cốt truyện. Bình yêu thích nhất là những cuốn sách bách khoa tri thức như Almanach: Những nền văn minh thế giới và nhiều cuốn sách tư liệu khác. (giống mình thế :lol: )
Và rồi, chính biển thông tin trên mạng, mà Wikipedia cùng các trang liên kết của nó, đã mở ra thế giới thông tin và tri thức vô tận, cuốn hút cậu bé không ngừng khám phá. Có hôm, cậu bé đọc say sưa đến mức mẹ gọi ra ăn cơm nhưng vẫn tảng lờ. Bố phải cầm cái thước vào dọa, cậu bé mới toét miệng cười, phóng vội ra bàn ăn nhưng vẫn tiếc rẻ vì... “đọc đang hay!”…
Bình còn tự "download" phim trên mạng để xem, chủ yếu là phim hoạt hình. Phim nào chưa có phụ đề tiếng Việt, cậu copy phụ đề tiếng Anh để dịch sang tiếng Việt, rồi ghép phim và phụ đề để xem. Cậu bé “khai báo” với tôi, trung bình xem 5 - 6 phim/tuần. Hiện tại, Bình thích xem phim tài liệu của Discovery Channel. Bình cũng thích vẽ, nhất là vẽ hình người ngoài hành tinh (UFO) có hình dạng như… quả cầu lửa. Vì theo Bình, UFO giống như chiếc máy bay, lúc đâm vào vật thể khác sẽ nổ như cầu lửa. Ngoài ra, cậu bé cũng giúp mẹ làm việc nhà, như đổ rác, cắm cơm điện…
Rất yêu quý loài vật, cậu bé thường ôm cún bông đi ngủ. Cậu mang cả “báo hồng” bằng bông đến lớp để các bạn cùng chăm sóc. Đi du lịch Sapa, Tam Đảo, Huế, Đà Lạt,… hay đi thăm Bảo tàng ở Hà Nội, Bình thích chụp ảnh các con vật, kể cả hình ảnh động vật trong bảo tàng. Mê xếp giấy Origami, Bình thường xếp hình các con vật yêu thích theo chỉ dẫn trên Internet. Có lần, cậu bé gấp hàng trăm con vật bằng giấy, xếp thành vòng tròn trên giường rồi nằm khoèo vào giữa. Cậu nói với bố: “Con nằm chung với các em”!
Viết sách để… bố bất ngờ
Sau Tết âm lịch vừa rồi, Bình bắt đầu lẳng lặng viết tiểu thuyết. Cậu viết một mạch trong 3 tháng thì xong Tập 1. Sau khi đã làm xong bài tập ở lớp và đọc sách, thì cậu viết. Đang viết, nghe tiếng bố đi làm về, cậu tắt máy vi tính. Vậy nên ngày nghỉ mà bố đi vắng, Bình viết được 7 - 8 trang.
“Cháu định viết và xuất bản cho bố cháu bất ngờ, định khi xuất bản xong thì bố cháu mới biết. Nhưng chả hiểu thế nào bố cháu biết, thế là lộ hết bí mật” - Bình cười ra vẻ tiếc. Bình quả quyết đấy là tiểu thuyết vì theo Bình, “nó không phải truyện ngắn, hay truyện vừa”.
Tự mò mẫm để sử dụng vi tính, nên Bình gõ bàn phím bằng hai ngón, nhưng tốc độ gõ của Bình chẳng kém gì người lướt 10 ngón. Đặc biệt, Bình ít khi gõ sai chữ và các thao tác sử dụng bàn phím cực nhanh. Các chị gái chỉ biết Bình viết văn từ khi cậu bé đưa bản thảo lên Facebook (nhưng sau Bình lại xóa đi). Mãi khi bố gặng hỏi, Bình mới cho bố xem. Cậu bé còn tự dàn trang A5 và quả quyết với bố: “Con sẽ đưa bảo thảo đến NXB để in”.
Hóa ra, những lần cậu con trai chạy từ phòng học ra hỏi bố: “Hai tay con để thế này thì nên gọi là nghiêng bên phải hay lệch về bên phải hả bố?”, nghe bố trả lời xong, Bình cười tủm tỉm rồi chạy ù về phòng. Cậu bé đang viết văn, trong khi bố lại cứ tưởng con trai đang tập làm văn, vì hôm sau thời khóa biểu của Bình có môn đó. Ông ngạc nhiên chẳng hiểu con trai lấy đâu ra vốn sống để viết cả hai trăm trang sách, vì suốt ngày chỉ thấy con đọc sách, dùng máy tính, rồi chơi với chó bông và xếp hình Origami…
Điểm văn của Bình ở trường cao nhất là 9,5 và cậu thích học các môn xã hội hơn các môn tự nhiên. Bình không nổi bật về thành tích học tập như nhiều bạn trong lớp, dù được tiếng là thông minh và năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Hỏi Bình sao không đưa sách cho các bạn ở lớp xem, Bình giải thích: “Nếu đưa cho các bạn thì các bạn cũng không hiểu được”. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều do Bình tưởng tượng ra, nhân vật “tôi” dựa vào người viết. “Cháu chỉ lấy một số đặc điểm của cháu thôi chứ không phải tất cả, cháu không sợ giun như nhân vật”, Bình hồn nhiên kể. Khi nghe tôi hỏi vì sao để nhân vật sợ giun mà không sợ các con vật khác, Bình nói, vì đã có một nhân vật sợ rắn nên không thích lặp lại. Bố mẹ của Bình kể trước đây cậu bé sợ gián, giờ thì hết sợ rồi.
Bình hiếu động đến nỗi, gia đình đã vài lần phải thay bàn, hoặc thuê thợ sửa giá để bàn phím, hay sửa bàn ghế, vì cứ ngồi vào bàn là cậu bé đạp chân múa tay liên hồi. Tôi chứng kiến Bình gõ bàn phím nhoay nhoáy, hai chân lúc xoạc ra lúc co vào, Bình ngồi viết nhưng như nhạc công chơi bộ gõ. Tay giơ lên hạ xuống, miệng nói và chân đá. Dường như những suy nghĩ của cậu bé không chỉ hiện ra trong đầu mà còn chạy xuống chân tay, khiến cậu cứ đứng ngồi không yên. Chẳng thế mà có khi bố ngồi xem tivi, cậu cũng nhảy ra múa may trước màn hình, che hết hình để trêu bố. Hàng xóm nhà Bình bảo, mỗi khi Bình ra khỏi nhà là biết ngay, vì cậu thường nói liến thoắng hay “ư ử” theo các điệu nhạc cổ điển.
Có lẽ không ít người ngạc nhiên không hiểu vì sao cậu bé hiếu động như vậy lại có thể ngồi liền tù tì hàng giờ để viết hết trang này đến trang khác, hết Tập 1 rồi đến Tập 2. Tiểu thuyết là khái niệm khá xa xỉ với cả các cây bút trẻ viết truyện bây giờ, nhưng lại trở nên quá đỗi gần gũi với cậu bé mới chỉ học lớp 5 này.
Cuộc chiến với hành tinh Fantom
Ngạc nhiên đầu tiên khi đọc bản thảo tiểu thuyết của Bình là lối hành văn gãy gọn, khúc chiết, câu cú sử dụng linh hoạt không thua kém bất kỳ người viết kỳ cựu nào.
Bình viết theo dạng tiểu thuyết fantasy (kỳ ảo), với giọng điệu tưng tửng pha chút hóm hỉnh, tự tin và… tự trào của cậu bé mới lớn. Những trang viết do chính người cùng lứa tuổi các em viết, phù hợp với tâm lý và đặc biệt lời thoại cực kỳ hồn nhiên, ngộ nghĩnh chắc chắn dễ được các bạn cùng trang lứa đón nhận. Đặc biệt, chất fantasy của Bình mang màu sắc sử thi rất rõ, đúng như một trong những đặc trưng của thể loại này.
Tập 1 của cuốn sách gồm 11 chương, với những tựa đề khá hấp dẫn: Buổi sáng đầu tiên ở Hydra, Đám mây UFO ngoài khơi, Tới Floria, Đợt tấn công ở Floria, Dòng chữ trên ngôi đền, Mục đích những trận chiến, Trận thuỷ chiến thành Venice… Cuối mỗi chương, Bình biết mở ra một chi tiết hay hình ảnh để kết nối với chương tiếp.
Cuối Tập 1, Bình đưa ra khái niệm đầy tò mò để dẫn vào tập tiếp theo: “Tôi nhìn về phía trước. Chiếc phi thuyền hình con cá mập đồ sộ của bọn Bóng ma đang bốc cháy ngùn ngụt, chẳng khác gì tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới khi bị tấn công ngày 11/9/2001. Bỗng, một giọng người thì thào trong đầu tôi: Chữ Vạn…”.
Bình nói rằng, chữ “Vạn” là khái niệm của đạo Hindu: “Cháu nói ra chắc không ai sốc đâu nhỉ? Hindu giáo là tôn giáo có nguồn gốc ngoài hành tinh, cháu tưởng tượng ra như vậy vì có tư liệu nói rằng kính viễn vọng không gian của NASA phát hiện các tượng đá như tượng Phật Hindu giáo ở hành tinh ngoài thiên hà cùng với chữ “vạn”, và người ta đặt giả thiết người ngoài hành tinh đã viếng thăm trái đất từ thời cổ đại”.
Chọn đề tài UFO (đĩa bay) vì theo Bình, người ngoài hành tinh là vấn đề khoa học được quan tâm suốt nhiều năm nay, đặc biệt với người Mỹ. Điều này cũng lý giải việc Bình cho các nhân vật trong tiểu thuyết đều người Mỹ. “Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về UFO, báo chí vẫn tiếp tục đưa tin. Còn trẻ con vẫn tiếp tục ao ước và hy vọng một ngày nào đó, chúng sẽ được tận mắt chứng kiến UFO, được bắt tay trò chuyện với những người ngoài hành tinh, trò chuyện thân thiết như bạn bè (dù họ sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi không biết đâu nhé!), thậm chí cùng đi nghe hòa nhạc, xem phim với họ. Trẻ con tin rằng người ngoài hành tinh cũng giống như người Trái Đất, nghĩa là có người tốt - kẻ xấu, người giàu - kẻ nghèo…”, Bình “phi lộ” cho hành trình viễn tưởng của mình bằng những dòng viết như thế. Bình cũng biết, nếu không đề tên tác giả, có người sẽ nhầm bản thảo sách của Bình là… bản dịch từ tác phẩm nước ngoài.
Qua những trang viết, người đọc có thể thấy vốn từ của Bình cực kỳ phong phú, như của người trưởng thành. Nhưng ngạc nhiên lớn nhất là khối lượng thông tin Đông - Tây - Kim - Cổ và những kiến thức về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học vũ trụ và các môn khoa học xã hội… dày đặc trong những trang viết của Bình. Điều này càng cho thấy tư duy vượt trội của người viết so với lứa tuổi. Cậu bé dùng thuật ngữ cực kỳ chính xác cũng như mô tả chi tiết về kiến trúc các công trình, thiết kế các đồ vật hay hiện tượng trên cơ sở những hình ảnh trong sự thật và trí tưởng tượng.
Viết văn chẳng bao giờ là công việc dễ dàng, có thể Bình chưa ý thức được điều này, nhưng tôi chứng kiến Bình đã viết đi viết lại một câu văn ở Tập 2: “Tường thành được xây bằng đá”, rồi thay bằng “Tường thành được xây bằng những phiến đá”, sau đó Bình vào Google để tìm “phiến đá cổ”, cuối cùng gắn cho nó một cái tên cụ thể bằng việc tra cứu về những phiến đá cổ trong Almanach: Những nền văn minh thế giới… Thông tin liên quan được tra cứu trên Wikipedia, tìm trong sách, nhưng có thể thấy mỗi câu chữ là một quá trình tìm tòi, khám phá của cậu bé tiểu học về thế giới với bao điều kỳ thú và hấp dẫn.
Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống chủ yếu từ việc đọc và xem phim, cùng với niềm say mê khám phá thế giới, cậu bé chưa đầy 10 tuổi này đã viết nên những trang sách kỳ diệu. Nếu cho rằng thế hệ những cậu bé 10 tuổi viết tiểu thuyết có thể dịch ra tiếng nước ngoài để hòa vào dòng chảy thế giới như Bình là việc không còn xa lạ, thì cũng không khó hình dung về những “công dân toàn cầu”, không còn khoảng cách về ngôn ngữ và lối sống, cả về tác phẩm nữa… Nhưng với tuổi của Bình, những gì cậu bé làm được vẫn thật đáng kinh ngạc.
Bất ngờ vì sự chuyên nghiệp

Thấy ống kính hướng về mình là chạy tọt ra phía sau để… trốn nhưng cậu bé Nguyễn Bình lại rất tự tin và hào hứng khi trả lời những câu hỏi về cách chọn nhân vật, hoàn cảnh, tình tiết trong cuốn sách vừa xuất bản của em.

Lý giải về việc các nhân vật trong truyện đều là người Mỹ và lấy bối cảnh tại Mỹ, Nguyễn Bình cho biết đây là đất nước có nền khoa học công nghệ phát triển cao, thích hợp với dạng truyện viễn tưởng. Hơn nữa, trẻ em Mỹ rất tự lập nên họ có thể một mình lênh đênh trên thuyền hay trên một hòn đảo mà không cần đến sự trợ giúp của bố mẹ.

Có người thắc mắc tại sao các nhân vật trong truyện hầu hết đều 10 tuổi, Nguyễn Bình lý luận hệt như một tiểu thuyết gia lâu năm: “Cháu chọn 10 tuổi vì đây là lứa tuổi của cháu. Chọn hơn tuổi thì cháu sẽ rất khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý của nhân vật”.

Khi được hỏi vì sao chọn bối cảnh câu chuyện vào năm 2015, cậu bé hồn nhiên giải thích: “Vì chọn mốc thời gian xa quá sẽ khó tưởng tượng bối cảnh, còn nếu chọn vào năm 2013, 2014 thì nhỡ đến lúc đó cháu mới viết xong tiểu thuyết này thì người ta lại nói truyện cháu không đúng với sự thật thì sao?”.

Những câu trả lời hồn nhiên nhưng không kém phần “có lý” của Nguyễn Bình đã dễ dàng thuyết phục được những người lớn có mặt tại buổi giao lưu. Ông Phạm Sỹ Sáu (Nhà xuất bản Trẻ), người biên tập bộ tiểu thuyết này, cho biết khi mới nhận được tập bản thảo của Nguyễn Bình, ông đã rất bất ngờ khi một cậu bé chỉ mới 10 tuổi lại viết tiếng Việt chuẩn như vậy. Ngay khi đọc xong bản thảo Cuộc chiến với hành tinh Fantom, ông đã liên hệ ngay với gia đình để bàn bạc việc xuất bản cuốn tiểu thuyết này.

Ông cũng khen ngợi sự chuyên nghiệp của tiểu thuyết gia nhỏ tuổi này. Chính Nguyễn Bình đã yêu cầu nhà xuất bản gửi bìa minh họa cho em xem trước. Sau khi xem xong 18 hình minh họa, Nguyễn Bình đã yêu cầu họa sĩ làm nhạt tóc nhân vật đi vì trong tưởng tượng của em, nhận vật có tóc màu hung chứ không phải màu đen.

Logo “Không chỉ Trái đất mới có sự sống” trên quyển sách do chính Nguyễn Bình tự thiết kế. “Đây là câu chuyện dạng viễn tưởng, với lại mới đây cũng có một số phát hiện về dấu hiệu của sự sống ở các hành tinh khác nên cháu kết luận không chỉ có Trái đất mới có sự sống” - Nguyễn Bình giải thích.

Không hoang tưởng con mình là thần đồng

Ngoài sự khâm phục dành cho Nguyễn Bình, nhiều người còn rất tò mò về cách nuôi dạy con của ông bà Nguyễn Hòa và Nguyễn Thị Oanh, bố mẹ của cháu.

Trả lời những thắc mắc này, ông Nguyễn Hòa cho biết không thể dùng những quy tắc của thế hệ trước để áp đặt vào cháu. “Chúng tôi vẫn thường nói với cháu rằng mỗi người có 1 ổ khóa trong cuộc đời, bố mẹ không thể mở khóa thay con mà chỉ có thể giúp con mở khóa dễ dàng hơn”.

Từ nhỏ, Nguyễn Bình đã tỏ ra thông minh hơn những đứa trẻ khác. 3 tuổi đã biết sử dụng máy tính. 5 tuổi đã có hộp mail riêng. Ngoài ra em còn biết đọc, biết viết từ khá sớm. Mặc dù nhận ra những khả năng khác thường của con nhưng gia đình vẫn tạo điều kiện cho con phát triển bình thường và đặc biệt là “không hoang tưởng về những khả năng của con”.

Ông Nguyễn Hòa cho biết: “Ngay cả khi báo chí gọi cháu là thần đồng thì tôi vẫn nhắc nhở cháu rằng các cô chú gọi con là thần đồng, vậy con có nghĩ mình là thần đồng không. Cháu trả lời rằng “thần đồng” là “thằng đần” thôi bố ạ. Cách chơi chữ hóm hỉnh của cháu đã làm tôi yên tâm là cháu không bị hoang tưởng về khả năng của mình. Cha mẹ nào cũng vậy, đừng biến con cái thành nơi thể hiện sở thích và mong ước của mình. Hãy để cháu phát triển tự nhiên”.

Bà Nguyễn Thị Oanh cho biết thêm gia đình rất ít can thiệp vào việc học mà luôn để Nguyễn Bình tự học. Việc cho cậu bé sớm tiếp xúc với Internet được ông Nguyễn Hòa giải thích: “Bản thân môi trường Internet không xấu mà người sử dụng phải biết sàng lọc. Cũng nhờ cho cháu tiếp xúc với Internet sớm nên cháu đã tự tìm ra phần mềm học tiếng Hán và sau đó là tiếng Anh. Giờ thì cháu còn tự tải phim trên mạng về để dịch phụ đề nữa”.
Ông cũng chia sẻ thêm dù bận rộn cách mấy cũng dành ra 15 phút mỗi ngày để nói chuyện với con. Trong gia đình ông, con cái luôn được dạy dỗ nghiêm khắc nhưng đối xử rất công bằng. Chính vì thế mà cậu bé Nguyễn Bình vẫn thường hóm hỉnh gọi cha là quý ông, quý ngài…
Những đối đáp dí dỏm của Nguyễn Bình

* Bố cháu nổi tiếng hay cháu nổi tiếng hơn?

- Cái này phải hỏi đài truyền hình ạ.

* Cháu có nghĩ rằng cháu giỏi hơn bố cháu?

- Bố cháu làm việc ở lĩnh vực khác nên không thể so sánh được ạ.

* Cháu hãy giới thiệu về bố mẹ cháu?

- Bố mẹ cháu trải qua rất nhiều chuyện nên thôi để bố mẹ cháu tổng kết lại sau ạ.

* Cháu thích nhất quyển sách nào?

- Cháu đọc nhiều nhưng khổ nỗi không thích quyển sách nào nhất. Nhưng mà hiện tại thì cháu… cũng không thích nhất quyển nào.

* Tại sao là cuộc chiến với hành tinh Fantom mà không phải thám hiểm hay truy tìm kho báu?

- Vì khó mà nghĩ ra lý do cho việc đi thám hiểm hay là đi kiếm kho báu.
Cuộc chiến với hành tinh Fantom

Hiện tại thì em ý chưa viết hết, trên mạng cũng chỉ có phần trích, nên chưa giới thiệu với mọi ng` được, thông cảm ha
Về Đầu Trang Go down
rin_snow

rin_snow

Nữ Libra
Tổng số bài gửi : 684
Birthday : 03/10/1995
Age : 29
Đến từ : thời đồ đá

cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết   cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết Empty22/11/2011, 15:45

Thanks chủ topic ^^
Nếu xuất bản Rin phải mua đọc thử mới được :">
Thật đáng khâm phục em ấy, 10 tuổi thôi ah :-s
Rin lớp 11 rồi mà....*thở dài*
Kể ra Rin với em ấy có khá nhiều điểm chung nhỉ *cười* có khi nào sau này cũng xuất bản tiểu thuyết ah... hắc hắc cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết 1368767124
Về Đầu Trang Go down
http://huyetnguyetlau.wordpress.com/
 

cậu bé 10 tuổi viết tiêu thuyết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tiểu thuyết Conan trở lại - tập 5
» [Vol 83] File 876 - Tình yêu tiểu thuyết gia
» 20 tiểu thuyết thiếu nhi hay nhất mọi thời đại
» Tiểu thuyết Conan: Update thông tin tập 7
» Truyền thuyết về “lời nguyền của xác ướp”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CFC :: Giải Trí :: Sân Vườn Nhà Sonoko :: Tin tức_Giải trí tổng hợp-