CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes 22985209-p0
CFC

Khách viếng thăm sẽ thiệt thòi lắm nha ~
Đăng nhập để chia sẻ/ Login để yêu thương  ^^


Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes 22985209-p0


Conan Fan Club
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Anfu

Anfu

Nữ Aries
Tổng số bài gửi : 1317
Birthday : 03/04/1995
Age : 29

Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty
Bài gửiTiêu đề: Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes   Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty16/3/2012, 19:34

Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Arthur-Conan-Doyle
Bạn đọc yêu thích truyện trinh thám trên thế giới có lẽ không ai là không biết đến tên tuổi của nhà văn Anh Arthur Conan Doyle (1859-1930), cha đẻ của nhân vật thám tử lừng lẫy Sherlock Holmes. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng xung quanh việc ra đời những tác phẩm liên quan đến nhà thám tử tài ba này, bản thân tác giả của nó đã từng có những hành động hết sức... ly kỳ, hấp dẫn, không kém những gì mà thám tử Sherlock Holmes từng phô diễn.

Nguyên mẫu của thám tử Sherlock Holmes

Trước đây người ta đã dựa theo một nguồn tư liệu để khẳng định rằng Sherlock là tên của một người chơi cricket danh tiếng (vào những năm bảy mươi của thế kỷ XIX. Người này có quen biết với Conan Doyle). Tuy nhiên, Sherlock mới chỉ là tên riêng, còn họ của nhân vật? Nhà báo Anh tên là Bill West đã phải vận dụng tới nhiều nguồn tư liệu để khẳng định rằng: Có một người tên là Edwin Holmes, từng phát minh ra hệ thống báo động chống kẻ trộm khiến Doyle rất khâm phục. Và để bày tỏ sự hâm mộ của mình, nhà văn đã không ngần ngại dùng họ của nhà phát minh đó làm tên họ cho nhân vật của mình.

Vậy là, tên của một cầu thủ cricket và họ của một nhà phát minh sáng chế đã kết hợp thành tên Sherlock Holmes.

Còn câu chuyện sau đây sẽ cho chúng ta thấy ai mới đích thực là nguyên mẫu của thám tử Sherlock Holmes.

Bấy giờ là năm 1878. Thứ sáu, phòng khám miễn phí cho người nghèo tại bệnh viện Hoàng gia Edinburgh. Một bác sĩ đang khám cho bệnh nhân rất nhanh. Chàng sinh viên y khoa đang thực tập ở đây khó khăn lắm mới ghi kịp lời bác sĩ.

Bệnh nhân tiếp theo bước vào, chân anh ta sưng to. Thoạt nhìn có thể nhận ra đó là một người nghèo, không được cuộc đời chiều chuộng, anh ta hoàn toàn không quen biết bác sĩ lẫn chàng sinh viên. Bác sĩ nhanh chóng chủ động bắt chuyện: "Chào anh bạn, đã từng đi lính phải không?”. “Vâng, thưa ngài”. “Mới giải ngũ gần đây thôi phải không?”. “ Vâng, thưa ngài”. “Trung đoàn Highland à?”. “Vâng, thưa ngài”. “Cấp bậc trung sĩ phải không?”. “Vâng, thưa ngài”. “Trung đoàn đóng quân tại Barbados phải không?”. “ Vâng, thưa ngài”.

Bác sĩ hỏi, bệnh nhân trả lời. Anh ta tỏ ra là một người đàng hoàng, đầy tự trọng, nhưng không bỏ mũ ra, đó là nguyên tắc nhà binh. Bề ngoài trông anh ta tuy giản dị, nhưng vẫn giữ được những nét tự tin, thậm chí quý phái. Anh ta bị bệnh chân voi mà quê hương của nó chính là vùng Barbados, miền Tây Ấn Độ, nơi Trung đoàn Highland đóng quân.

Và nếu câu chuyện trên đây buộc chúng ta liên tưởng tới thám tử Sherlock Holmes, thì trước hết là vì chàng sinh viên y khoa trẻ tuổi thực tập tại phòng khám hôm đó chính là Arthur Conan Doyle, còn sếp của anh, bác sĩ Josep Bell, chính là người đã khích lệ ông vua truyện trinh thám tương lai sáng tạo ra hình tượng nhà thám tử vĩ đại của mọi thời đại, mặc dù đó là một nhân vật hư cấu.

Nhiều năm trôi qua sau cuộc trò chuyện giữa bác sĩ Bell với viên trung sĩ ở phòng khám bệnh viện Hoàng gia Edinburgh, nhà văn Arthur Conan Doyle đã đặt vào miệng nhân vật Sherlock Holmes của mình một đoạn đối thoại mang tính diễn dịch gần như y nguyên trong truyện ngắn “Bức phác thảo màu đỏ”. Viên trung sĩ được ông “thăng cấp” thành sĩ quan pháo binh vừa mới trở về từ Nam Phi, còn đoạn đối thoại và toàn bộ kỹ thuật diễn dịch thì giống hệt như ở bệnh viện Edinburgh trong phần đầu bài viết này.

Josef Bell sinh năm 1837. Năm 1876, khi anh chàng trẻ tuổi Conan Doyle đến Edinburgh học ngành Y, Bell đã là một nhà phẫu thuật tài năng và là một con người cực kỳ hài hước. Bell đã thực hiện những tiểu xảo của mình theo phong cách Holmes không phải để mua vui, mà là chữa bệnh. Thời đó, những phương pháp điều trị chính xác phụ thuộc vào khả năng quan sát của bác sĩ không kém gì sự phân tích khoa học.

Sinh thời Conan Doyle từng vui vẻ thừa nhận rằng ông chịu ơn bác sĩ Bell rất nhiều. Sau này, khi được hỏi về bí quyết xây dựng tính cách nhân vật của mình, nhà văn trả lời: “Tôi cho rằng phải tạo ra nhân vật biết phát hiện và khám phá tội ác giống như bác sĩ Bell chẩn đoán và điều trị bệnh, và ở nơi mà sự may mắn nhường chỗ cho khoa học. Bác sĩ Bell là một con người tuyệt vời về trí tuệ, tinh thần và thể chất. Ông quả là một nhà phẫu thuật lỗi lạc, tuy nhiên không phải điều trị là tài năng lớn nhất của ông, mà là chẩn đoán bệnh”.

Và nhà văn nổi tiếng đã khắc họa nhân vật của mình chính xác tới mức Robert Luis Stivenson, một bạn học của Doyle, khi lần đầu tiên đọc truyện ngắn về Sherlock Holmes đã viết thư cho tác giả từ Samoa: “Chỉ có một điều làm tôi băn khoăn, có phải đấy là câu chuyện về ông bác sĩ Josef Bell quý mến của tôi không?”.

Nhân tiện cũng xin nói, trong số các sinh viên, Bell đã chọn chọn chàng Conan Doyle còn rất trẻ và không đồng xu dính túi làm thư ký và trợ lý của mình. Và Conan Doyle không chỉ gán trí tuệ và sự thông thái của bác sĩ cho nhân vật của mình. Chúng ta hãy nhớ lại chân dung của Holmes: “Thậm chí ngoại hình của ông cũng có thể kích thích trí tưởng tượng. Ông cao hơn 6 feet, nhưng vì quá gầy nên trông ông còn cao hơn. Cặp mắt sắc sảo với cái nhìn xuyên thấu... chiếc mũi đại bàng nhọn càng tôn thêm cho gương mặt ông vẻ linh hoạt và cương quyết. Chiếc cằm vuông hơi nhô ra phía trước cũng nói lên tính cách cương nghị của ông...”.

Đó chính là Sherlock Holmes mà chúng ta quen biết và yêu mến. Nhưng thực chất đó cũng là chân dung của bác sĩ Bell qua mô tả của Martin But, nhà viết tiểu sử Conan Doyle.

Doyle đã dành tặng tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes” cho người thầy cũ của mình. Bell vừa ngạc nhiên vừa hãnh diện. Khi đã có tuổi, bác sĩ Bell bắt đầu quan tâm tới các phương pháp khoa học khám phá tội phạm. Trong nhiều trường hợp ông là chuyên gia y tế, giúp điều tra các vụ án.

Mới đây, ông David Piry, nhà biên tập bộ phim về bác sĩ Bell, khẳng định rằng ông có những bằng chứng cho thấy Bell không chỉ là một bác sĩ nổi tiếng. Hoá ra, khi Conan Doyle gặp ông, Bell đã là một cố vấn - nhà thám tử từng giúp điều tra nhiều vụ án khác nhau. Piry khẳng định rằng năm 1878 chính Bell đã tham gia vào việc tuyên án tử hình một người bị buộc tội giết người.

Nhà thám tử “cứng đầu cứng cổ”

Nhờ những câu chuyện phá án vô cùng ly kỳ, hấp dẫn của nhân vật thám tử tài trí Sherlock Holmes mà Conan Doyle đã có được một nguồn thu nhập dồi dào giúp ông nuôi sống được cả gia đình và hơn thế, còn trở nên một nhà văn giàu có. Tuy nhiên, bởi mất quá nhiều thời gian và công sức với loại truyện trinh thám này, mệt mỏi căng thẳng vì phải theo đuổi những pha truy bắt đầy kịch tính của nhân vật, đã có lúc Conan Doyle nghĩ đến việc “thủ tiêu” nhân vật, để cho Sherlock Holmes chết và kết thúc câu truyện ông phải ngày đêm nặn bóp theo đơn đặt hàng của báo chí. Ý đồ của ông đã bị mẹ ông kịch liệt phản đối: “Con không được giết anh ta! Con không có quyền”.

Khi một tờ tạp chí nọ đặt Conan Doyle viết tiếp một loạt truyện nữa về Sherlock Holmes, nhà văn đã tìm cách đặt giá rất cao, cốt để họ rút lại lời đề nghị. Không ngờ họ chấp nhận ngay lời đề nghị này không một lời bàn cãi. Thế là Conan Doyle không làm sao thực hiện được mong muốn của mình.

Nhưng rồi một ngày nọ, bởi quá mệt mỏi, Conan Doyle đã kiên quyết chấm dứt cuộc đời của Sherlock Holmes. Trong một truyện ngắn, ông để cho anh ta bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống thác nước Reichenbach. Ngay lập tức, công chúng Anh quốc đã gửi thư bày tỏ sự “phẫn nộ” đối với tác giả. Các công chức ở London đã đeo băng tang tỏ lòng thương tiếc nhà thám tử tài ba. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra quanh trụ sở của mấy tòa báo. Thậm chí, có một nhóm thanh niên mặc tang phục, đeo bảng đề tên Sherlock Holmes diễu hành trên đường phố (hiện ở một số nơi, người ta còn ngưỡng vọng đến độ thành lập cả “Bảo tàng Sherlock Holmes” cũng như thành lập các đội đặc nhiệm mang tên nhân vật thám tử tài ba nói trên). Nói chung, áp lực của dư luận đối với Conan Doyle là hết sức nặng nề.

Đến năm 1902, gần mười năm sau kể từ ngày Sherlock Holmes bị “chết mất xác”, đột nhiên Conan Doyle cho xuất hiện trở lại nhân vật thám tử Sherlock Holmes. Chỉ có điều câu chuyện tác giả để xảy ra vào thời gian trước khi Sherlock chết. Công chúng lấy làm tiếc và tới tấp gửi thư đề nghị tác giả hãy làm thế nào cho Sherlock Holmes sống lại. Chủ của một tờ báo cũng đề nghị trả nhà văn năm nghìn đôla để ông nghĩ ra cách cho Sherlock Holmes sống lại. Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, Conan Doyle đã đặt bút viết tiếp truyện “Ngày trở về của Sherlock Holmes” và một loạt truyện nữa. Ông đã mở đầu câu chuyện: “Mọi chuyện đã xảy ra đúng như chúng ta nghĩ. Sherlock Holmes đâu có chết khi rơi xuống vực. Thật ra, anh ta không rơi xuống vực, mà đã tìm cách bò dọc theo tảng đá để thoát khỏi tay kẻ thù”.

Còn về Conan Doyle, lại nhớ khi ông qua một cơn đau tim đột ngột từ giã cõi đời, thể theo nguyện vọng của ông, bà vợ Jean Leckie của ông không để tang (vì Conan Doyle tin tưởng rằng sau khi chết đi, ông vẫn còn liên lạc được với bà). Nếu nói nhà văn tồn tại bằng tác phẩm, thì có nghĩa là Conan Doyle tồn tại mãi mãi.
Về Đầu Trang Go down
http://anfucafebook.blogspot.com/
kubin_93

avatar

Tổng số bài gửi : 8

Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes   Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty16/3/2012, 19:57

hihi cái này hay và thú vị nhá tks chủ topic nhá :inluv:
Về Đầu Trang Go down
yukikodethuong

yukikodethuong

Nữ Virgo
Tổng số bài gửi : 430
Birthday : 10/09/1996
Age : 28

Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes   Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty17/3/2012, 12:53

Đúng là cuộc đời và ảnh hưởng của người khác luôn là nhân tố tác động mạnh với những nhà văn nổi tiếng, sáng tạo được cả hình ảnh, suy nghĩ, tính cách của một nhân vật đặc biệt tới nỗi ảnh hưởng đến cả công chúng. Conan Doyle và Sherlock Holmes. Yuki luôn nghĩ rằng nhân vật Sherlock Holmes rất đặc biệt. :and:
Vote thanks Flower .
@kubin_93:Bạn ơi, viết ngắn quá sẽ bị tính là spam đó!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes   Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Những chuyện lý thú về Conan Doyle và Sherlock Holmes

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Những hồi ức về Sherlock Holmes - Conan Doyle
» Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes - Conan Doyle
» Sherlock Holmes trở về - Conan Doyle
» Chuyện không công bố của Sherlock Holmes - Ellery Queen
» Suy luận hài của Sherlock Holmes

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CFC :: Giải Trí :: Thư viện :: Giới thiệu truyện trinh thám-