#2: 01- Hidro (HYdrogen)
Một số thông số:
[You must be registered and logged in to see this image.]Hidro (từ tiếng Latinh: hydrogenium) là một nguyên tố hóa học trong hệ thống tuần hoàn với nguyên tử số bằng 1. Hidro là nguyên tố nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí, với trọng lượng nguyên tử 1.00794 u. Hidro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, tạo nên khoảng 75% tổng khối lượngvũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Các ngôi sao được cấu tạo chủ yếu bởi hidro ở trạng thái plasma. Hidro tồn tại tự nhiên trên Trái Đất tương đối hiếm do khí hidro nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không đủ mạnh để giữ chúng khỏi thoát ra ngoài không gian, do đó hidro tồn tại chủ yếu dưới dạng hidro nguyên tử trong các tầng cao của khí quyển Trái Đất.
Đồng vị phổ biến nhất của hidro là proti, kí hiệu là H, với hạt nhânlà một proton duy nhất và không có neutron. Ngoài ra hidro còn có một đồng vị bền là deuteri, kí hiệu là D, với hạt nhân chứa một proton và một neutron và một đồng vị phóng xạ là triti, kí hiệu là T, với hai neutron trong hạt nhân.
Với vỏ nguyên tử chỉ có một electron, nguyên tử hydro là nguyên tử đơn giản nhất được biết đến, và cũng vì vậy nguyên tử hidro tự do có một ý nghĩa to lớn về mặt lý thuyết. Chẳng hạn, vì nguyên tử hidro là nguyên tử trung hòa duy nhất mà phương trình Schrödinger có thể giải được chính xác nên việc nghiên cứu năng lượng và cấu trúc điện tử của nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả cơ học lượng tử và hóa học lượng tử.
Ở điều kiện thường, các nguyên tử hidro kết hợp với nhau tạo thành những phân tử gồm hai nguyên tử H2. Ở những nhiệt độ cao, quá trình ngược lại xảy ra.. Ở điều kiện tiêu chuẩn, hidro là một chất khí lưỡng nguyên tử không màu, không mùi, không vị và là một phi kim.
Trong các hợp chất ion, hidro có thể có thể tồn tại ở hai dạng. Trong các hợp chất với kim loại, hidro tồn tại dưới dạng các anion hidrua mang điện tích âm, kí hiệu H-. Hidro còn có thể tồn tại dưới dạng các cation H là ion dương sinh ra do nguyên tử hidro bị mất đi một electron duy nhất. Tuy nhiên một ion dương với cấu tạo chỉ gồm một proton trần trụi (không có electron che chắn) không thể tồn tại được trong thực tế do tính dương điện hay tính axit và do đó khả năng phản ứng với các phân tử khác của H là rất cao. Một cation hidro thực sự chỉ tồn tại trong quá trình chuyển proton từ các axit sang các bazơ (phản ứng axit-bazơ). Trong dung dịch nước H (do chính nước hoặc một loại axit khác phân ly ra) kết hợp với phân tử nước tạo ra các cation hydroni H3O , thường cũng được viết gọn là H . Ion này đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hóa học axit-bazơ.
Hidro tạo thành các hợp chất cộng hóa trị với hầu hết các nguyên tố khác. Nó có mặt trong nước và hầu hết các hợp chất hữu cơ cũng như các cơ thể sống.
Các khả năng phản ứng của H cho thấy nó có một vị trí đặc biệt trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nó vừa giống vừa khác kim loại kiềm và Halogen. Nhưng nếu phải xếp vào một trong hai nhóm đó thì việc xếp H vào nhóm Halogen là tương đối hợp lý.
1. Lịch sửThế kỉ 17:* 1625: Lần đầu tiên, hidro được mô tả tính chất bởi Johann Baptist van Helmont.
* 1650: Turquet de Mayerne khi cho axit sulfuric loãng phản ứng với sắt đã thu được một chất khí dễ cháy.
* 1670: Robert Boyle điều chế được Hidro khi cho kim loại phản ứng với Acid.
Thế kỉ 18:* 1700: thí nghiệm của Nicolas Lemery cho thấy rằng chất khí sinh ra bởi phản ứng giữa axit/kim loại có phản ứng nổ trong không khí.
* 1766: Henry Cavendish mô tả về tính chất của một chất khí dễ cháy, thu được sau phản ứng của kẽm và axit clohidric, nhẹ hơn không khí từ 7-11 lần.
* 1783: Antoine Lavoisier đặt tên cho Hidro (trong tiếng Hy Lạp, hydor: nước, genao: sinh ra)
* 1783: Jarques Charles thực hiện chuyến bay đầu tiên với khinh khí cầu bơm đầy Hidro.
Thế kỷ 19-20*1806: Francois Issac de Rivaz đã tạo nên động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng hỗn hợp Hidro và Oxi.
*1849: Edward Daniel Clarke phát minh ra ống hàn bằng khí hidro.
* 1898: Hidro được hoá lỏng lần đầu tiên, bởi James Dewar.
* 1899: Hidro được hoá rắn.
* 1931: Harold Urey tìm ra Deuteri.
* 1932: Nhóm nghiên cứu của Urey tìm ra nước nặng.
* 1934: Ernest Rutherford, Mark Oliphant, Paul Harteck tìm ra Triti.
2. Tính chất vật lýDạng tồn tại ở trạng thái tự do của hidro là phân tử H2 gồm 2 nguyên tử. Năng lượng của liên kết H-H là 435 kJ/mol. Phân tử Hidro có độ bền lớn, khó bị cực hoá, hết sức bé và nhẹ nên có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi rất thấp. Ở nhiệt độ thường, hidro là khí không màu, không mùi, không vị. Nó nhẹ nhất trong tất cả các khí, 1 lit hidro ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,08985 g, nhẹ hơn không khí 15 lần. Bởi vậy hidro có tốc độ khuếch tán lớn nhất, lớn gấp 3,5 lần không khí, và độ dẫn nhiệt lớn.
Khí Hidro rất ít tan trong nước và dung môi hữu cơ. Một lit nước ở 0¤C hoà tan 21,5 ml khí hidro.
Gần đây, người ta đã tạo ra được một trạng thái mới của hidro, gọi là trạng thái kim loại, khi nén khí hidro dưới áp suất 3.000.000 atm ở nhiệt độ khoảng -270 độ C. Hidro kim loại là chất rắn có độ dẫn điện cao và nhiều tính chất khác của kim loại. Nó có triển vọng sử dụng trong tương lai để làm nguồn nhiên liệu hoá học và nhiệt-nhân lý tưởng.
3. Tính chất hoá họcDo có kiến trúc đặc biệt, nguyên tử H có 3 khả năng:
* Mất electron hoá trị biến thành ion H
Về khả năng này, hidro giống kim loại kiềm nhưng năng lượng ion hoá của hidro lớn gấp vài ba lần so với kim loại kiềm.
* Kết hợp electron biến thành ion H- có kiến trúc electron của heli.
Ion H- tự do có khả năng tồn tại trong hidrua như NaH, KH. Về khả năng này, hidro giống halogen, nhưng ái lực electron của H chỉ gần bằng một phần năm ái lực electron của halogen.
* Tạo cặp electron chung cho liên kết cộng hoá trị. Liên kết này có thể không phân cực như trong phân tử H2, hoặc phân cực như trong phân tử HCl.
Phân tử Hidro với vỏ electron của nguyên tử He, có độ bền lớn nên khó phân huỷ thành nguyên tử. Nó chỉ phân huỷ rõ rệt ở nhiệt độ 2000 độ C. Quá trình phân huỷ đó thu nhiệt nhiều.
Cho nên ở nhiệt độ thường, hidro rất kém hoạt động hoá học. Khi đun nóng, hidro kết hợp với nhiều nguyên tố.
Ví dụ như hidro kết hợp trực tiếp với các kim loại kiềm và kiềm thổ tạo nên hidrua kim loại:
2 Li + H2 → 2 LiH.
Ca + H2 → CaH2.
Hidro có thể kết hợp với các nguyên tố phi kim như oxi, clo, lưu huỳnh, nitơ...
Ngoài việc kết hợp trực tiếp với các nguyên tố, hidro còn có thể lấy oxi trong oxit của nhiều kim loại như đồng, chì, sắt, thuỷ ngân.
Ví dụ:
CuO + H2 → Cu + H2O.
FeO + H2 → Fe + H2O.
Phản ứng thứ nhất có thể dùng để định lượng hidro. Dựa vào phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại, hidro được dùng để điều chế một số kim loại như Ni, Fe, W.
Khi có mặt xúc tác platin, Hidro có thể khử nhiều hợp chất hữu cơ tan trong các dung môi hữu cơ: khử hợp chất không no thành hợp chất no, khử andehit thành rượu... Ở áp suốt cao hidro có thể đẩy một số kim loại ra khỏi dung dịch muối của chúng.
Thực nghiệm cho thấy hoạt tính hoá học của hidro nguyên tử mạnh hơn nhiều so với hidro phân tử. Ví dụ, như ở điều kiện thường, hidro nguyên tử có thể kết hợp với oxi, lưu huỳnh, photpho, asen, khử được oxit của nhiều kim loại, đẩy được một số kim loại như đồng, bạc, chì ra khỏi dung dịch muối, tham gia vào những phản ứng mà trong cùng điều kiện không thể xảy ra với hidro phân tử.
4. Hidrua của các nguyên tố.Hidro tạo hợp chất với hầu hết các nguyên tố. Những hợp chất đó gọi chung là hidrua trong nghĩa rộng, là hợp chất của hidro với những nguyên tố khác. Dựa vào bản chất của liên kết hoá học trong hợp chất người ta phân hidrua ra làm ba loại: hidrua ion, hidrua cộng hoá trị và hidrua kim loại. Ở đây, chỉ xét hidrua ion và hdrua cộng hóa trị.
*Hidrua ion.Hidrua ion là những chất có dạng tinh thể không màu. Hidro có ái lực electron rất nhỏ và xu hướng tạo thành anion của nó rất yếu so với các Halogen là nguyên tố âm điện hơn. Do tính thu nhiệt lớn của ion H-, chỉ những kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ mới có thể tạo nên hidrua ion. Bản chất ion của các hidrua thể hiện rõ ở tính dẫn điện khi nóng chảy và nhiệt độ nóng chảy cao của chúng. Tất cả các hidrua kim loại kiềm có cấu trúc lập phương, còn hidrua kim loại kiềm thổ có cấu trúc tà phương. Các hidrua ion không có độ bền cao với nhiệt.
Về mặt hoá học, các hidrua ion có hoạt tính rất cao. Chúng phản ứng nhanh chóng và hoàn toàn với những chất có thể, dù chỉ là những vết ion H giải phóng khí hidro. Ví dụ như với nước:
NaH + H2O → NaOH + H2
Ion H- là một trong những chất khử mạnh nhất. Thật vậy, các hidrua LiH và NaH là những chất khử mạnh dùng trong tổng hợp hữu cơ.
Hidrua ion có thể kết hợp với các hidrua khác trong ete tạo nên phức chất như LiBH4, LiAlH4, NaBH4, KAlH4.
Ví dụ:
KH + AlH3 → KAlH4
Các hidrua ion thường được điều chế bằng cách đun nóng kim loại tương ứng trong khí quyển hidro:
Ví dụ:
2 Na + H2 → 2 NaH
*Hidrua cộng hoá trịPhần lớn các hợp chất của hidro với các nguyên tố là hợp chất trong đó liên kết giữa H và nguyên tố X có bản chất cộng hoá trị. Tuỳ theo độ âm điện của X mà liên kết H - X có một phần bản chất ion. X hầu hết là phi kim và á kim. Nhiều hidrua bộng hoá trị là chất dễ bay hơi. Một số ở trạng thái khí và một số khác ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường.
Thuộc tính hoá học của hidrua cộng hoá trị phụ thuộc mạnh vào bản chất của nguyên tố liên kết với H.
Độ bền của liên kết H - X trong các hidrua cộng hoá trị của các nguyên tố trong cùng một nhóm giảm khi đi từ trên xuống dưới, và tăng dần trong một chu kì khi đi từ trái sang phải.
Độ bền nhiệt của các hidrua cộng hoá trị hơi giảm xuống khi điện tích hạt nhân Z tăng lên. Nói chung với hai nguyên tố có độ điện âm tương đương nhau, nguyên tố nào nặng hơn cho hidrua có độ bền nhiệt kém hơn.
5. Đồng vị Hidro là nguyên tố duy nhất có các tên gọi khác nhau cho các đồng vị của nó. (Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu phóng xạ, các đồng vị phóng xạ nặng khác nhau cũng được đặt tên, nhưng các tên gọi này không được sử dụng,mặc dù một nguyên tố, radon, có tên gọi mà nguyên thủy được dùng chỉ cho một đồng vị của nó). Các ký hiệu D và T (thay vì H2và H3) đôi khi được sử dụng để chỉ deuteri và triti, mặc dù điều này không được chính thức phê chuẩn. (Ký hiệu P đã được sử dụng cho photpho và không thể sử dụng để chỉ proti.)
*.1H: Đồng vị phổ biến nhất của hidro, đồng vị ổn định này có hạt nhân chỉ chứa duy nhất một proton.
*.2H: Đồng vị ổn định có tên là deuteri, với thêm một neutron trong hạt nhân. Nó chiếm khoảng 0,0184-0,0082% hidro.
*.3H: Đồng vị phóng xạ tự nhiên có tên là triti. Hạt nhân của nó có hai neutron và một proton. Nó phân rã theo phóng xạ beta và chu kỳ bán rã là 12,32 năm.
*.4H: Hidro-4 được tổng hợp khi bắn phá triti bằng hạt nhân deuteri chuyển động cực nhanh. Nó phân rã tạo ra bức xạ neutron, có chu kỳ bán rã 9,93696 x10^23giây.
6. Trạng thái tự nhiên.Hidro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, chiếm 75% khối lượng vật chất và hơn 90% số lượng nguyên tử.
Trong vỏ Trái Đất (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển) Hidro chiếm 17% tổng số nguyên tử, và 1% khối lượng.
Hầu như toàn bộ Hidro của Trái Đất tồn tại ở dạng hợp chất, trong nước, trong đất sét, dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên và mọi sinh vật. Hidro tự do có rất ít trong khí quyển.
7. Điều chếTrong phòng thí nghiệm, hidro thường được điều chế bằng cách cho kẽm hạt tác dụng với dung dịch axit sulfuric loãng hoặc axit clohidric trong bình Krip:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Trong trường hợp dùng Zn tinh khiết, phản ứng xảy ra rất chậm, cần cho thêm một ít muối đồng vào để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Trong công nghiệp, hidro được điều chế theo các phương pháp khác nhau.
Trong phương pháp đi từ than, người ta cho hơi nước đi qua than cốc đốt nóng đến 1.000 độ C và thu được hỗn hợp hai khí cacbon monooxit và hidro gọi là khí than nước.
C + H2O <=> H2 + CO.
Sau đó, trộn khí than ấy với hơi nước và cho hỗn hợp đi qua xúc tác (Fe2O3 hoạt hóa bằng NiO) ở 450 độ C.
CO + H2O <=> H2 + CO2.
Đây là phản ứng phát nhiệt nên không thể đốt nóng hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ cao hơn nữa. Để làm cân bằng phản ứng dịch chuyển về bên phải, người ta lấy hơi nước rất dư so với CO, thường gấp 4 hay 5 lần.
Rửa hỗn hợp cacbonic và Hidro với nước ở áp suất 25 atm, CO2 sẽ tan vào nước, còn lại khí H2.
Trong phương pháp đi từ khí thiên nhiên, cho hỗn hợp khí thiên nhiên và hơi nước đã đốt nóng đến 1000 độ C qua xúc tác Niken:
CH4 + H2O <=> 3H2 + CO
Để giữ cho xúc tác không bị nhiễm độc, cần loại sạch hợp chất của lưu huỳnh trong khí thiên nhiên. Để lấy riêng khí H2 ra, người ta cũng chế hoá hỗn hợp CO và H2 như trên.
Khí bay lên ở lò luyện cốc hay còn gọi là khí lò cốc thường chứa khoảng 50% Hidro, 25% metan, 5% cacbon monooxit, 5% cacbonic, 10% nitơ và 5% các hidro cacbua. Các khí có nhiệt độ sôi rất khác nhau nên khi hoá lỏng phân đoạn khí lò cốc, người ta có thể tách từng khí.
Phương pháp điện phân nước cho Hidro rất tinh khiết nhưng đắt tiền. Trong công nghiệp người ta điện phân dung dịch khoảng 25% KOH hay NaOH ở trong nước, hidro bay lên ở cực âm và oxi ở cực dương.
8. Ứng dụngNgọn lửa của hidro cháy trong oxi tinh khiết có nhiệt độ khoảng 2500 độ C. Trong thực tế người ta dùng đèn xì hidro - oxi để nấu chảy platin, thạch anh và chế ruby nhân tạo từ nhôm oxit.
Do tính nhẹ nên Hidro trước đây đã được dùng để bơm vào khí cầu. Trong đại chiến thế giới II, những khí cầu hidro mang bom nổ trên không được kết lại tạo thành lưới bảo vệ thành phố khỏi bị máy bay tới ném bom. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhân dân ta đã dùng khí cầu hidro để cản máy bay phản lực. Trong khí tượng, khí cầu hidro dùng vào mục đích thám không. Thời gian gần đây, người ta khôi phục việc sử dụng khí cầu vào vận tải hành khách và hàng hoá.
Một phần rất lớn hidro dùng trong ngành công nghiệp hoá học để tổng hợp amoniac, rượu metylic, axit clohidric, nước, chế hoá dầu mỏ, còn phần nhỏ để hidro hoá các hợp chất hữu cơ, ví dụ như chất béo.
Hidro lỏng được dùng làm nhiên liệu tên lửa. Tên lửa dùng để phóng các tàu con thoi Columbia đã dùng 1457 m3 hidro lỏng và 541 m3 oxi lỏng. Gần đây người ta đã nghiên cứu thành công việc dùng hidro lỏng làm nhiên liệu chạy ôtô, không ô nhiễm môi trường.
Deuteri được dùng để làm chất làm chậm neutron trong lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu nhiệt nhân. Trong hoá học, deuteri được dùng nghiên cứu cơ chế các phản ứng.
Hidro nguyên tử được dùng vào việc hàn kim loại. Trong đèn xì hidro nguyên tử người ta cho dòng khí hidro đi qua hồ quang điện được tạo nên giữa hai thanh vonfram. Ở đó hidro phân tử bị phân huỷ thành hidro nguyên tử. Những nguyên tử này kết hợp với nhau trên bề mặt kim loại kề sát ngọn lửa và phát ra nhiều nhiệt làm tăng vọt nhiệt độ của ngọn lửa hidro. Bằng cách này, kim loại có thể được đốt nóng tới 4000 độ C. Ưu điểm của đèn xì hidro nguyên tử là ngọn lửa nóng đều, có tính khử và cho phép hàn những chi tiết kim loại rất nhỏ.
Tài liệu:
1. wikipedia.
2. Hóa học vô cơ - Vũ Đăng Bộ, Triệu Thị Nguyệt.
3. HÓa học nguyên tố- Hoàng Nhâm.