Nguồn:nhandanh online
Những bông hoa không phải chỉ để trang trí mà còn có nhiều tác dụng khác, làm nước hoa, làm thuốc và cả làm thức ăn. Nhiều nước trên thế giới có truyền thống sử dụng cánh hoa và bông hoa để làm thức ăn trong gia đình. Phong tục này không chỉ phong phú nghệ thuật ẩm thực mà còn góp phần thu hút khách du lịch ở nhiều nước.
Hoa nhàiHoa nhài trông bình dị là vậy nhưng món ăn từ hoa nhài vừa quen thuộc vừa lạ miệng luôn được sáng tạo trong bữa ăn gia đình ở Thái-lan. Ðặc biệt, vào tháng tư hằng năm khi lễ hội té nước hay còn gọi là Songkran chào mừng năm mới ở nước này bắt đầu cũng là lúc mùa hoa nhài nở rộ. Hoa nhài được người dân sử dụng nhiều trong các hoạt động văn hóa và chế biến ẩm thực. Món ăn ấn tượng là dùng nước hạt dẻ và sữa dừa trộn với hoa nhài. Một mùi thơm đặc trưng của hoa nhài khi được pha với trà.
Hoa gừngVị thơm của lá gừng trở nên phổ biến trong các món ăn truyền thống của quốc đảo Xin-ga-po. Món sa-lát hải sản và rau trộn với lạc không thể thiếu hoa gừng. Món cơm gà được coi là đặc sản, mềm thơm và ngòn ngọt. Nước dùng để nấu cơm chính là nước luộc gà, cộng thêm hoa gừng, nên cơm có hương thơm, vị ngon rất hấp dẫn. Tất nhiên, khi ăn không thể thiếu khi chấm gừng thái nhỏ và ớt, để tăng thêm hương vị cho thịt gà.
Hoa chuốiỞ Phi-li-pin, hoa chuối được coi là loại hoa yêu thích nhất trong bữa ăn, được người dân ăn như một món rau và không bao giờ coi là món tráng miệng. Chuối đến kỳ hoa nở tạo cho khu vực ven biển của đất nước này, nơi trồng nhiều chuối một "bức tranh" đẹp thu hút du khách. Ở Xê-bu, món truyền thống là kinilaw gồm hoa chuối và dầu dừa. Ở một số nước châu Á, hoa chuối còn được chế biến thành nhiều món ăn như: trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém và chiên làm đồ chay...
Hoa cúcHoa cúc vạn thọ có mầu vàng cam, mầu kem và trắng. Ở Trung Quốc, cánh của hoa cúc vạn thọ khi phơi khô được chiết xuất làm phẩm mầu và hương vị riêng dành chế biến thức ăn. Hoa cúc rất tuyệt khi nấu với gà và các loại rau cải hầm nhừ. Suốt mùa thu ở đất nước Nhật Bản, hoa cúc - "hoa của bốn mùa" được coi là món ăn thường xuyên trong gia đình. Nhiều món còn được chế biến với cánh và lá hoa cúc. Lá hoa cúc cho vào các món súp và nấu với cá. Món bánh wagashi, món bánh ngọt truyền thống của xứ hoa anh đào được đưa vào trong tiệc trà với cách thể hiện tinh tế nhất vẻ đẹp của hoa cúc ở bên trên chiếc bánh. Hoa cúc ở Nhật Bản còn nổi tiếng khi dùng để uống trà.
Hoa cẩm chướngHoa cẩm chướng thường ra hoa vào mùa xuân hay mùa hè, có khi đến tận mùa đông nếu thời tiết không quá lạnh. Hoa cẩm chướng có mùi hương rất đặc trưng. Thành phần làm nên rượu đặc trưng và ngon nổi tiếng ở Pháp là cây bạch chỉ, cài bài hương và không thiếu cánh hoa cẩm chướng. Hơn nữa, hoa cẩm chướng, cả hoa đơn và cánh kép, mầu sắc rất đa dạng như mầu trắng điểm pha sắc hồng, hường, đỏ, vàng và cam nên rất thích hợp khi chế biến đồ uống.
Hoa hồngỞ Anh, món bánh sandwich hoa hồng được coi là một trong những món bánh nổi tiếng của nước này. Bánh được làm với bột, bơ có trộn với nước chiết xuất từ hoa hồng. Còn những cánh hoa hồng được xếp trang trí trên bánh. Tại Ả-rập, món gà hầm với hoa hồng, sữa, mật ong rất được ưa thích. Còn tại I-ta-li-a, hoa hồng đun với đường có thể ăn hằng ngày và giúp giải rượu. Sự đa dạng và hài hòa của mầu sắc và hương vị từ một số món ăn Thái-lan đặc sản là được tạo nên từ các loại hoa hồng. Món hoa plumeria trắng trộn lẫn với những cánh hồng chiên giòn. Sắc mầu tươi tắn, ngọt ngào của những cánh hồng phớt khi được chế biến thành món gỏi sẽ trở nên cuốn hút bất kỳ ai đã một lần nếm thử. Hoa hồng còn làm sa-lát được nhiều người ưa thích. Thái-lan còn đưa món ăn hoa hồng vào danh sách những món ăn xuất khẩu chủ đạo.
Hoa lyỞ Trung Quốc, hoa ly được sử dụng trong chế biến súp và trộn với thực phẩm khác làm món rán. Thậm chí, hoa ly có tên Lilium lancifolium mang mầu đỏ cam khi hoa đã hết mùi thơm, có thể được sử dụng là món ướp với thịt vịt quay, ngon và thơm đậm.
QUANG HIẾU(Theo Silver Kris)