Haku Holmes
Tổng số bài gửi : 268 Birthday : 03/06/1993 Age : 31 Đến từ : Somewhere I belong
| Tiêu đề: Osamu Tezuka - tấm gương cho bất cứ hoạ sĩ truyện tranh nào. 28/5/2010, 20:48 | |
| Người Nhật có Osamu Tezuka, người Mỹ có Alan Moore và Stan Lee. Vậy Việt Nam sẽ có ai? Không phải vô cớ mà người ta gọi Osamu Tezuka là "The 'God' of Comics" - Vị "Thánh" của truyện tranh. Osamu Tezuka (03/11/1928 - 09/02/1989) là một hoạ sĩ vẽ truyện tranh, một nhà sản xuất, đạo diễn hoạt hoạ và là một bác sĩ, dù có bằng nhưng chưa bao giờ hành nghề. Ông sinh ra ở Osaka và theo học, hoàn thành bằng PhD về Medicine - Y học ở Đại học Osaka (cùng vs Toudai-ĐH Tokyo và ĐH Kyoto là 1 trong 3 trường đại học nổi tiếng nhất Nhật Bản và hiện nay đứng vào top 50 trường đại học danh tiếng nhất thế giới). Tác phẩm đầu tiên của ông là Shintakarajima (New Treasure Island), được xuất bản vào năm 1947 khi ông vẫn còn trong giảng đường, đã đánh dấu sự bắt đầu của một sự nghiệp vĩ đại của một con người vĩ đại. Tác phẩm này của ông là tác phẩm manga đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng 1 kĩ thuật có tên "decompressed storytelling" lấy từ sự hiểu biết về điện ảnh, đã trở thành một đột phá là có tầm ảnh hướng lớn đến mọi manga sau này. Mặc dù có giấy hành nghề của một bác sĩ, vào những năm sau chiến tranh được coi là một nghề cao quí và "hái ra tiền", khác hẳn vs manga vẫn còn ở thủa sơ khai và chỉ bị coi là hình thức giải trí cấp thấp, nhưng Osamu Tezuka chưa bao giờ nghĩ đến việc theo đuổi nghề này mà lại chọn làm hoạ sĩ. Không chỉ đơn giản rằng ông yêu việc vẽ truyện tranh, mà ông còn cho rằng ông mang một sứ mệnh, một sứ mệnh phải thay đổi hình ảnh của truyện tranh, manga trong con mắt người dân Nhật Bản. Hơn nữa, với nghề bác sĩ, ông có thể cứu được một thế hệ, nhưng với manga ông có thể truyền đạt tư tưởng của mình với nhiều thế hệ sau. Ông cũng không hề bỏ phí kiến thức và nhận thức của một y sĩ, ngược lại chính những điều đó đã khiến truyện của ông đậm tính nhân văn, và rất nhiều những kiến thức vè giải phẫu đã được ông đưa vào Black Jack, 1 trong những bộ truyện nổi tiếng nhất của Tezuka. Osamu Tezuka còn có những hiểu biết nhất định ở các lĩnh vực nghệ thuật khác như văn học, âm nhac, sân khấu và điện ảnh. Ông tin rằng manga là một "interdependent" art form, và nghệ sĩ vẽ truyện tranh phải là một "interdisciplinary" person. Nghĩa là, truyện tranh ko hề độc lập mà có liên quan rất nhiều đến các môn nghệ thuật khác, vì mọi môn nghệ thuật đếu nhằm một mục tiêu là đánh vào các giác quan của con người. Một nghệ sĩ truyện tranh thường phải có đầu óc phổi cảnh của một đạo diễn phim, phải có một khả năng dẫn dắt truyện của một nhà văn. Nếu ở một tầm cao hơn, khi hiểu đc rằng người đọc thường có rất nhiều "âm thanh" trong đầu khi đọc truyện tranh, hiểu biết về âm nhạc cũng có thể trở thành một thế mạnh. Và thường thì ngoài việc cấu trúc như một tác phẩm điện ảnh, một bộ truyện tranh cũng có thể đc xây dựng như một vở kịch sân khấu. Chính vì niềm đam mê với các môn nghệ thuật phương Tây và đặc biệt là Walt Disney mà Osamu Tezuka có thể khiến những bộ truyện của ông trở nên sinh động đến vậy dù chỉ bằng những đường nét đơn giản. Hơn tất cả, Osamu Tezuka là 1 workaholic. Ông làm việc không mệt nghỉ. Trong suốt 40 năm sự nghiệp ông đã vẽ hơn 150,000 trang, tức là trung bình hơn 10 trang/ ngày tính cả ngày nghỉ. Đó là chưa kể tới việc làm hơn 15 bộ anime, trong đó có bộ Astro Boy kéo dài tới hơn 100 tập. Ngoài ra ông còn thường xuyên xuất hiện trên TV, radio, và đi tới nhiều nơi để diễn thuyết, và viết sách, báo về comics và manga. Nhìn lại thì thật khó tin nhưng ông đã làm việc với hiệu suất như vậy đó. Thậm chí 3 tuần trước khi chết ông vẫn làm việc, chỉ đến khi ông thậm chí không còn sức để ngồi nữa thì ông mới dừng việc. Ông hiểu rằng tài năng là quan trọng, nhưng sự chăm chỉ, không lười biếng mới là thứ quan trọng nhất làm nên một nghệ sĩ. Và đó là Osamu Tezuka. Hãy nhìn lại nhưng gì mà ông đã làm được cho manga/comics. Người dân Nhật coi ông như một biểu tượng văn hoá lớn và có hẳn một bảo tàng mang tên ông, trưng bày từ những đồ dùng của ông, những bức tượng các nhân vật trong manga của ông đến bản gốc của những trang vẽ, trang viết mà ông đã tạo ra. Các nghệ sĩ manga hiện tại, ít hay nhiều cũng phải thừa nhận tầm ảnh hưởng của Osamu Tezuka. Có thể nói, Osamu Tezuka với Nhật Bản cũng giống như Walt Disney với thế giới phương Tây vậy. Thậm chí chính Walt Disney cũng đã vay mượn ý tưởng từ tác phẩm "Kimba the White Lion" của ông (cùng với vở kịch King Lear của Shakespeare) mà tạo ra kiệt tác điện ảnh The Lion King - Vua Sư Tử. Nhờ Osamu Tezuka mà truyện tranh bước từ underground lên mainstream và trở thành một nét vắn hoá độc đáo ở Nhật Bản. Không ít người vẫn đang tiếc nuối bởi cái chết của ông. Người ta tiếc vì "Phoenix", tuyệt tác cuộc đời của ông vẫn chưa được hoàn thành, và người ta tự hỏi ông sẽ sáng tác ra những gì từ những sự kiện của thế kỉ 21, giống như những tác phẩm xoay quanh cảm hứng Chiến tranh thế giới thứ II của ông. |
|