Hẳn trong chúng ta, không ai là chưa từng ao ước được sang Nhật để làm việc như một mangaka - trong môi trường chuyên nghiệp và không bị bất kỳ ràng buộc nào. Tuy nhiên, những nhận định dưới đây sẽ cho bạn thấy, bạn đã sẵn sàng để trở thành mangaka hay chưa. Cùng check nhé!
1. Bắt đầu công việcNếu muốn trở thành mangaka, bạn có hai lựa chọn sau đây:
Viết bản thảo ban đầu: khoảng 30 trang, bao gồm mở đầu, nội dung và kết thúc truyện. Tuyệt đối không được viết kết thúc bằng một cái ” To be continued”. Gửi bản thảo đó đến một vài các tạp chí manga bạn cho là phù hợp. Nếu những tạp chí này đồng ý cốt truyện và chấp nhận in truyện của bạn, bạn sẽ được mời đến làm việc và được phân công viết nhiều manga hơn (thông thường thì là truyện ngắn) cho đến khi nào bạn không còn được bạn đọc của tờ tạp chí đó yêu thích nữa. Tuy nhiên, trường hợp thuận lợi như vậy rất hiếm khi xảy ra (!) Hầu hết các họa sĩ trẻ đều không được chấp nhận trong lần đầu tiên, điển hình như Watase Yuu sensei, phải đến lần thứ 3 mới được các tạp chí để mắt đến.
Chân dung tự họa của Watase Yuu sensei Xin làm phụ tá cho một mangaka đang làm việc: đây là cách được nhiều họa sĩ trẻ lựa chọn, vì như thế, họ có thể học được "nghề" và cách vẽ sao cho tốt hơn. Một phú tá thông thường sẽ vẽ “bóng” và vẽ “nền”, xóa những dấu bút chì trong bản thảo, làm chân sai vặt nữa :")
Ở Việt Nam, bạn cũng nên bắt đâu công việc bằng một bản thảo ngắn với các yêu cầu tương tự như trên và gửi bản thảo đó đến một vài các tạp chí hoặc nhà xuất bản nào đó của Việt Nam quan tâm đến truyện tranh Việt. Công ty Phan Thị, NXB Trẻ, NXB Kim Đồng là những ứng viên sáng giá trong lựa chọn của bạn đấy.
2. Địa điểm sốngNếu bạn muốn trở thành mangaka, có lẽ bạn phải sống ở Nhật rồi. Ichi chưa từng nghe nói có một mangaka nào mà không sống ở Nhật cả
Tuy các nhà xuất bản đa số tập trung tại Tokyo, nhưng bạn vẫn có thể sống tại nhiều thành phố của Nhật Bản. Có điều, sẽ rất khó để các nhà xuất bản chấp nhật truyện của bạn nếu bạn sống bên ngoài Nhật Bản.
Muốn trở thành mangaka, tốt nhất bạn hãy là người Nhật Ở Việt Nam, tất nhiên là bạn phải vẽ truyện tranh bằng tiếng Việt và tốt nhất là nên có văn hóa Việt vì hiện tại các phong cách vẽ của Châu Á hơi na ná nhau – việc phân biệt truyện đó là của nước nào đa phần là do tên gọi nhân vật, địa danh của nước đó.
3. Vẽ theo yêu cầu của tạp chíĐây là một cách dễ dàng nhất để các truyện ban đầu của bạn được xuất bản. Nhược điểm của nó là bạn sẽ không được tự do sáng tác, sẽ có người nói cho bạn biết được không được viết cái gì, độ dài của truyện là bao nhiêu… Nhưng ngược lại, bạn sẽ nhanh chóng có được tiếng tăm hơn, và độc giả nữa. Một vài mangaka được thoải mái sáng tác, nhưng đó là sau khi họ đã có được thành công và kinh nghiệm (ví dụ Watase Yuu với Appare Jipangu!), còn nếu bạn mới chỉ bắt đầu, bạn nên đặt cược vào các tạp chí như Ribbon hay Nakayoshi.
Tạp chí Nakayoshi là nơi được các họa sĩ trẻ "chọn mặt gửi vàng" Ở Việt Nam, bạn cũng nên bắt đầu bằng công việc vẽ truyện theo yêu cầu trước để rèn luyện tay nghề và có thu nhập cá nhân. Khi đã vững vàng rồi, chuyện sáng tác theo ý bạn không còn là vấn đề quá khó khăn nữa, bởi Việt Nam vẫn còn là một môi trường mới, do đó độ cạnh tranh cũng chưa cao.
4. Độ tuổi phù hợp?Không có giới hạn nào ở đây cả, dù là Nhật hay Việt. Tuổi tác vốn không phải vấn đề quá lớn nếu bạn có nhiệt huyết và tài năng, và không vướng phải rào cản từ phía gia đình. Tuy nhiên tốt nhất bạn hãy rèn luyện và chờ đến khi mình đủ 18 tuổi. Một vài mangaka (như Sakura Momoko) viết bản thảo đầu tiên của họ khi còn ở trung học nhưng hầu hết đều phải chờ cho đến khi tốt nghiệp. Đó cũng là độ tuổi bạn đủ độ chín về suy nghĩ để có thể sáng tác ra những kịch bản thực sự hấp dẫn.
5. Ngôn ngữMột vấn đề quá rõ ràng phải không nào? Nếu muốn trở thành mangaka, bạn phải biết tiếng Nhật. Tương tự vậy, người Việt Nam đọc truyện Việt Nam phải bằng tiếng Việt Nam.
Thực ra, nếu bạn muốn trở thành phụ tá của ai đó thì không nhất thiết phải nói cực tốt ngôn ngữ của nước đó. Đủ để hiểu những câu như là “làm bóng trang này cho tôi” hay “lấy cho tôi ly coffee được không” là được rồi
Nhưng nếu bạn thực sự muốn viết manga, lời khuyên dành cho bạn là nên học lấy một vài khóa tiếng Nhật, và sống ở Nhật … ít nhất là một vài năm.
Một sự thật không mấy dễ chịu là bạn sẽ không bao giờ viết được một tác phẩm như người Nhật cho dù bạn có sống ở Nhật và học tiếng Nhật bao lâu đi chăng nữa, trừ phi bạn là một thiên tài về ngôn ngữ học. Bạn sẽ phải cần một người bản xứ có kĩ năng về văn phạm tiếng Nhật tốt để có thể chỉnh sửa và làm cho từ ngữ trong truyện của bạn "giống Nhật. Do đó, nếu bạn là người Việt Nam, hãy vẽ truyện tranh Việt Nam!
Người Việt vẽ truyện Việt
(Bản quyền tranh thuộc về nhóm vẽ Phongduong) 6. Tham gia khóa học sáng tác truyện tranh?Không Cần Thiết! Đó là điều đầu tiên các mangaka lão làng thốt lên. Tuy nhiên cũng có một vài trường dạy vẽ manga ở Nhật. Có một sự khác nhau giữa vẽ một bức tranh đơn giản và vẽ một bức tranh có cốt truyện trong đó - một vài kĩ thuật mà bạn phải học. Nhiều trường hợp, một maganka gửi bản thảo đầu tiên của cô ấy đến một tạp chí, và sau đó thẳng tiến đến trường dạy manga (!) Song không gì dạy bạn tốt hơn thời gian và chính bạn. Nếu bạn xem bản thảo đầu tiên của một mangaka với những tác phẩm cô ấy viết sau 10 năm, bạn sẽ thấy có một sự khác biệt cực lớn về phong cách, kỹ thuật và cách trình bày, bố cục trong tranh. Đó chính là kết quả của việc nghiêm túc trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm.
Không ai dạy bạn tốt hơn chính bạn
(Bản quyền tranh thuộc về nhóm vẽ Phongduong)Ở Việt Nam không có trường dạy vẽ truyện tranh – do đó tất cả chỉ là kinh nghiệm tự rèn luyện và học hỏi – và con đường mới thì luôn chông gai. Tuy nhiên, càng khó khăn thì thành công càng vang dội. Đừng chần chừ nữa, hãy cầm ngay bút lên và đến bên bàn luyện vẽ thôi nào~
By Alex - VNComicFarm
Luv2Draw
Lấy từ :
http://ichinews.acc.vn/bai-viet/14435/su-khac-biet-giua-mot-hoa-si-ttvn-va-mot-mangaka/xem.htmx