Năm 1909, ông chủ ngân hàng ở Pháp, Albert Kahn, bắt đầu tạo dựng một “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất”. Đội của ông thu thập tổng cộng 72.000 bức ảnh màu ở hơn 50 nước, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu.
Bên cạnh 72.000 bức ảnh tĩnh thu thập được, đội của Kahn tích lũy hơn 100 giờ phim trong suốt 22 năm tiến hành dự án “đồ sộ” này.
Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông Albert Kahn vẫn “đứng vững” và trở thành cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người.
Là người hay mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, Kahn tin rằng, ông có thể sử dụng phương pháp kính ảnh màu, hệ thống chụp ảnh màu chân thực và thân thiện đầu tiên trên thế giới, để tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc.
Cho đến gần đây, bộ sưu tập khổng lồ 72.000 bức ảnh kính màu của Kahn vẫn là một bí ẩn đối với thế giới.
Cặp đào kép trong một gánh tuồng cổ. Ảnh chụp năm 1915.
Sau một thập kỷ tiến hành dự án, cuốn sách “Thế giới tuyệt vời của Albert Kahn” đã ra đời cùng với loạt chương trình của BBC với mục đích cho người xem một cái nhìn khác về thế giới tưởng chừng như là “bức tranh một màu” trước đây.
Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới, thường là vào các thời điểm quan trọng trong lịch sử, khi văn minh của thời đại cũ bị thay đổi bởi chiến tranh hay ranh giới của sự toàn cầu hóa đầu thế kỷ 20.
Họ đã ghi lại những màu sắc thực nhất về sự sụp đổ của đế chế Ottoman và Áo - Hung, các làng cổ Celtic cuối cùng ở Ireland hay những quân nhân tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi như Việt Nam, Brazil, Mông Cổ, Na-uy, Bê-nanh (nay thuộc Nigeria) và Mỹ.
Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng.
Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam năm 1915 trong bộ sưu tập của Albert Kahn:
Phố Hàng Gai.
Quan đại thần triều Nguyễn.
Hình ảnh cầu long Biên trong bộ sưu tập của Albert Kahn.
Ông Đồ viết câu đối tết.
Thuyền buôn chuối cập bến sông Hồng.
Một số địa danh thế giới trong bộ sưu tập của Kahn:
Nguồn