Là mem của cfc chắc bạn cũng nên góp sức mình vào dịch các tập anime conan chứ nhỉ.Dưới đây là cách làm cơ bản cho ai mới vô nghề:
Hướng dẫn làm phụ đề tiếng việt (Vietsub) cho AnimeFriday, 26. December 2008, 04:37:42
Hướng Dẫn Topic này sẽ hướng dẫn cách sử dụng
Aegisub , soft làm sub của đa số các fansub hiện đại ngày nay. Đầu tiên Bạn
download bộ cài chương trình :
- Bản mới nhất của Aegisub download version: 2.1.6 :
Tại Đây (24mb)
- Và down cả :
Avisynth 2.5.7Cài
đặt 2 chương trình xong và run chương trình Aegisub. Nếu bạn đã có
script sẵn của nhóm dịch thì vào File --> Open subtitle
Tiếp theo vào Video ---> Open Video ---> nhập file raw , Audio ---> Open Audio from video
Xong xuôi sẽ có giao diện thế này :
Trong đó :a) Phần video , khi bạn di chuyển con trỏ lên sẽ thể hiện tọa độ (tính theo pixel) double click tọa độ sẽ Apply vào dòng sub
b) Phần gõ sub , nhấn Ctrl+Enter để Apply , Enter để sang dòng tiếp theo
c) Phần Audio , dùng để timing , bôi đen câu cần timing rồi nhấn Ctrl+Enter để Apply
d) Set style cho câu sub
e) Timing bằng thời gian , cấu trúc : start time - end time - delay
f) Timing bằng frame , cấu trúc giống timing bằng time
Edit Style ( chọn màu và kiểu cho sub) :1) Tên syle
2) Chọn font chữ và size
3) Màu chính của chữ
4) Màu phụ , dùng cho karaoke
5) Màu viền
6) Màu của bóng
7) Độ trong suốt ( 0-->255 , 255 là trong suốt hoàn toàn )
8) khoảng cách từ sub đến cách cạnh của file video ( đơn vị pixel)
9) Vị trí sub
10) độ dày viền và bóng
11) độ kéo dãn theo chiều dọc (Y) ,và ngang (X) (đơn vị %)
12) góc lệch
13) khoảng cách giữa các chữ
Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản , hướng dẫn chi tiết của tác giả các bạn vào Help --> content để xem thêm
Phần 2 : EDIT AUDIO (hướng dẫn Timing = audio)khi đã hoàn thành phần một ( mở các Video và audio) thì bạn sẽ có một bảng như sau:
Bạn chú ý đễn những chỗ mình khoanh đỏ nhé, để đảm bảo việc căn chỉnh thời gian dễ dàng.
số 1 : vạch đỏ cho biết thời gian mà Sub bắt đầu
số 2 : vạch đỏ cho biết thời gian kết thức
số 3 : cho biết thời gian mà sub tồn tại
Bạn
có thể điều chỉnh vạch 1 và vạch 2 = chuột ( kích chuột vào rồi di
chuyển 2 vạch đó. Như vậy khi căn chỉnh = audio bạn có thể làm cho sub
bám
sắt với những câu nói của nhân vật. sau khi đã chỉnh thời gian = audio
rồi thì bạn viết sub vào khung và enter. vậy là Sub đã đc thêm vào đảm
bảo
đúng với thời gian mình muốn
nguồn bởi :
Silver - Wolf (vnsharing.net)
(Hướng dẫn) HardSub với Total Video Converter- Ở bước trên bạn mới chỉ làm subtitle những dòng chữ tiêu đề thôi. Còn muốn đoạn video của bạn có tiêu đề thì phải làm như sau.
- Download chương trình encode Total Video Converter v3.12 tại đây :
http://www.mediafire.com/?dvaambawey4 (giải nén ra với pass :
www.softvnn.com). Còn đây là Serial copy vào
nếu nó hỏi :
0ab52023-ba00347e-9fa86acd-fdc330a9-68578b7e-264b81e1-30bdfeef-cea403fa-20457e4a-39c03409-f69a9aba-388e8a94-677044c7-643fe9ac-66523c91-18a61801
- Bước tiếp theo làm như hình và đợi chờ là xong (chú ý là có vài bước nhỏ sen kẽ xong tự bạn mò là hiểu)
nguồn :
nhinvaihang.tk Căn bản về kỹ thuật làm subTrước
mắt thì ở đây toàn anime fan nên có lẽ sẽ quan tâm đến việc sub anime
hơn là sub những loại phim khác. Vì anime ko giống các loại phim bình
thường và có nhiều đòi hỏi đặc biệt khi làm sub. Chính vì thế mà các
phần mềm dùng để làm sub cho anime hỗ trợ rất nhiều tính năng đặc biệt
ko hề có ở các soft thường dùng làm sub phim. Sau đây là các bước cơ bản
:
0. RAW : RAW TV thường có thể tìm thấy trên
tokyotosho, và phải down sớm sau khi mỗi ep được chiếu. Nếu để lâu sẽ
mất cơ hội để down. Kinh nghiệm của tui cho thấy raw của l33t và
darkside-raws là tốt nhất. Quantum-raw (Q-R) và moyism làm rất ẩu, chất
lượng ko đều nên bí quá thì hẵng lấy, kẻo lại mất công edit lại. Với raw
DVDRip thì lâu lâu sẽ có người quăng lên tokyotosho 1 cục khá lớn
(khoảng 1GB) đến rất lớn (9GB trở lên). Nếu thường xuyên lùng torrent
thì việc bắt được mấy cái raw ko khó. Tuy nhiên, đến lúc ko thể kiếm
được torrent thì chỉ còn 1 cách : emule. Emule là cái kho lớn nhất, chứa
những dữ liệu khó hoặc ko thể tìm thấy qua torrent. Với những file mkv
hoặc ogm ko có hardsub thì ta có thể tận dụng lại để làm raw nếu ko tìm
được raw.
1. Translate : Translator thông thường
sẽ dịch trực tiếp từ raw bằng cách nghe lại raw. Tuy nhiên hiện chúng
ta chưa có ai đủ trình độ để nghe raw trực tiếp nên sẽ thông qua sub
English + căng cái lỗ tai ra nghe raw để so sánh, tiện đối chiếu.
2. Edit : Theo nhận xét của tui thì editor rất quan trọng đối với fansub tiếng
Việt, ko giống như với fansub tiếng Anh, nhất là khi dịch với tốc độ cao
mà lại thiếu editor như Dyn-Anime nên gây ra rất nhiều lỗi khi dịch, cả
về câu cú, ngữ pháp, thậm chí có khi là chính tả. Editor có nhiệm vụ
coi lại bản dịch của translator và sửa lại những chỗ ko hợp lý, chưa
hay. Yêu cầu là phải khá tiếng Anh và biết tiếng Nhật là tất yếu.
3. Timing : Để
sub chạy đúng thì phải timing đúng. Trước đây có nhiều công cụ rời cho
việc timing nên timer thường phải làm việc với nhiều chương trình cùng
lúc, khá mất công. 1 năm trở lại đây công nghệ đổi mới nên ta sẽ timing
trực tiếp bằng Aegisub luôn. Điều này tui sẽ đề cập sau trong topic nói
về Aegisub. Smile
4. Typesetting/Styling : Để
sub đẹp, nhìn sống động với các hiệu ứng thì định dạng ass (Advanced
SubStationAlpha) là tốt nhất. Khoản này tui cũng sẽ nói sau trong topic
Aegisub. Smile
5. Karaoke effects : Có thể dùng
cách cơ bản là làm effect cho từng chữ rồi ghép lại. Tuy nhiên cách đó
cực kỳ tốn công sức, vì thế tốt nhất người làm effect nên hiểu rõ về lập
trình C++ và biết 1 chút về C# để học cách viết script lua. Phần này
tôi sẽ nói sau. Ngoài ra nếu có máy trâu bò và đã quen với viết script
thì có thể sử dụng Adobe After Effect để tạo ra những hiệu ứng cực đẹp
như nổ tung, tan biến, hoa lá....
6. Encode : Việc encode có thể thực hiện trên cả những máy cũ. Tuy nhiên máy càng
mạnh càng tốt vì việc này sẽ ngốn 1 lượng thời gian khủng khiếp. Sẽ có
lúc máy phải chạy 100 tiếng liên tục để encode nên việc giải nhiệt là
cực kỳ quan trọng. Encoder ít nhất phải biết sử dụng VirtualDub,
VirtualDubMod, meGUI, AVISynth, biết chỉnh các thông số cho các trình
encode, với 2 loại codec phổ biến là DivX/XviD và h264 và biết dùng
filter. Ngoài ra nếu có thể thì nên tìm hiểu audio encoding. Encode
audio thì có những trình sau là tốt : LAMEDropXPd (MP3), OGGDropXPd
(OGG), beSweetGUI (multi codec), Nero AAC Encoder (LC-AAC hoặc HE-AAC).
AC3 thì tui ko dùng vì hiếm khi có raw DVDRip với audio 5.1. Ai thích
thì có thể tìm hiểu sau. Encoder có nhiệm vụ ghép video + sub + audio
lại để cho ra sp cuối cùng : file MKV hoặc AVI. Sau khi làm xong thì nên
test encode luôn. Nếu bị lỗi thì thường sẽ phải encode lại nên tính cẩn
thận cực kỳ quan trọng. Wink
7. Quality control (aka Quality Checking) : Sau khi làm xong cần kiểm tra lại xem lỗi nằm ở đâu. Có thể là lỗi
chính tả, ngữ pháp hoặc lỗi encode. Tuy nhiên làm hardsub thì thường
editor sẽ kiểm tra kỹ phần chính tả với ngữ pháp nên sẽ chỉ cần kiểm tra
chất lượng encode. Tui thì thường vừa encode vừa kiêm QC luôn.
Move Topic sang Box Hỗ Trợ!
Kyo