Những người thợ bằng kỹ năng tuyệt vời của mình để tạo ra những sản phẩmBúp bê truyền thống Nhật Bản có tên gọi Ningyo, có nghĩa đen là hình nhân.
Búp bê Nhật Bản rất đa dạng về chủng loại. Chúng mang hình thù trẻ em, một số tượng trưng cho vua chúa, chiến binh, anh hùng, nhân vật cổ tích, thượng đế, đôi khi cả ma quỷ, thậm chí cả hình những con người bình dị trong cuộc sống đời thường ở các thành phố Nhật Bản. Rất nhiều loại búp bê có nguồn gốc cổ xưa, cho tới ngày nay chúng vẫn còn được chế tạo, dùng để đặt trong lăng mộ các gia đình, tặng quà nhân dịp lễ trọng và dành cho những lễ hội kỉ niệm như Hina Matsuri (lễ hội búp bê) hay Kodomo no Hi (Tết thiếu nhi). Nhiều loại búp bê được sản xuất ở các xưởng địa phương, được bày bán bởi các lữ khách như quà lưu niệm cho các chuyến viếng thăm chùa chiền và các chuyến du lịch khác.
Lịch sử sơ khaiBúp bê Nhật Bản là sản phẩm tiếp nối của quá trình chế tạo Dogu, một dạng hình nhân, từ thời văn hóa Jomon cổ xưa ở Nhật Bản (8000-200 trước Công nguyên) và lễ tang ma Haniwa của giai đoạn văn hóa Kofun (300-600 sau Công nguyên). Chuyên gia Alan Pate cho rằng những tài liệu của các đền đài, chùa chiền có ghi lại quá trình thực hiện các búp bê cỏ để tế thần và ném xuống sông ở Ise Shrine và có từ năm thứ 3 trước Công nguyên. Nghi lễ này có thể có từ trước đó, nhưng nó là khởi nguồn của lễ hội búp bê hiện đại hoặc Hinamatsuri.
Đầu thế kỉ thứ 11, khoảng thời kì đỉnh cao của giai đoạn Heian, một vài loại búp bê cũng được chế tạo, bằng chứng được tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết The Tale of Genji (Câu chuyện của Genji) của Lady Murasaki. Các cô gái chơi với búp bê và những ngôi nhà búp bê, phụ nữ làm những búp bê cầu an cho bọn trẻ, búp bê được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lấy đi những rủi ro, tội lỗi mà con người mắc phải.
Okiagari-koboshi là một loại búp bê béo tròn được làm từ giấy bồi, có từ thế kỉ thứ 14. Nó là vật mang lại may mắn, là biểu tượng của sự kiên trì bền gan và khả năng hồi phục.
Có thể những người làm búp bê chuyên nghiệp đầu tiên là những thợ điêu khắc tại các chùa chiền, họ dùng kỹ năng tuyệt vời của mình để tạo ra những sản phẩm bằng gỗ sơn màu cho trẻ em (búp bê Saga).
Thời kì EdoSuốt thời kì
Edo (1603-1867), khi Nhật Bản vẫn còn xa rời các hoạt động giao thương, ở đây đã rất phát triển hai bộ phận người: những người chế tạo búp bê tài hoa và những người giàu có sẵn sàng chi những món tiền lớn cho những bộ búp bê đẹp đẽ và tinh xảo để trưng bày trong gia đình hoặc dùng làm quà tặng. Những bộ búp bê gồm 1 series những con búp bê lớn với độ tinh xảo tăng dần lên. Thương mại cạnh tranh cuối cùng đã được khuyến khích mở cửa bởi chính phủ,
có nghĩa rằng những người thợ chế tác búp bê có thể bị bắt giữ hoặc trục xuất nếu vi phạm luật về chất liệu hay chiều cao.
Búp bê Hina là loại búp bê dành cho Hinamatsuri, lễ hội búp bê diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Búp be Hina có thể làm từ rất nhiều chất liệu nhưng búp bê Hina truyền thống có thân hình chóp tinh xảo, nhiều vải bọc quanh một khối hình làm bằng rơm hay gỗ, tay chạm gỗ có sơn gofun, đầu búp bê cũng được đẽo gỗ hoặc đúc khuôn và phủ sơn gofun, với cặp mắt trong (mặc dù trước năm 1850, mắt búp bê cũng được sơn hoặc phủ gofun), và tóc người hoặc tóc lụa. Một bộ đầy đủ thường có 15 búp bê, thể hiện đủ các tính cách, với các loại trang phục (dogu) mặc dù bộ cơ bản sẽ chỉ có một đôi búp bê nam-nữ, dùng để chỉ Nhật Hoàng và Hoàng Hậu.
Những người thợ bằng kỹ năng tuyệt vời của mình để tạo ra những sản phẩmBúp bê truyền thống Nhật Bản có tên gọi Ningyo, có nghĩa đen là hình nhân.
Búp bê Nhật Bản rất đa dạng về chủng loại. Chúng mang hình thù trẻ em, một số tượng trưng cho vua chúa, chiến binh, anh hùng, nhân vật cổ tích, thượng đế, đôi khi cả ma quỷ, thậm chí cả hình những con người bình dị trong cuộc sống đời thường ở các thành phố Nhật Bản. Rất nhiều loại búp bê có nguồn gốc cổ xưa, cho tới ngày nay chúng vẫn còn được chế tạo, dùng để đặt trong lăng mộ các gia đình, tặng quà nhân dịp lễ trọng và dành cho những lễ hội kỉ niệm như Hina Matsuri (lễ hội búp bê) hay Kodomo no Hi (Tết thiếu nhi). Nhiều loại búp bê được sản xuất ở các xưởng địa phương, được bày bán bởi các lữ khách như quà lưu niệm cho các chuyến viếng thăm chùa chiền và các chuyến du lịch khác.
Lịch sử sơ khaiBúp bê Nhật Bản là sản phẩm tiếp nối của quá trình chế tạo Dogu, một dạng hình nhân, từ thời văn hóa Jomon cổ xưa ở Nhật Bản (8000-200 trước Công nguyên) và lễ tang ma Haniwa của giai đoạn văn hóa Kofun (300-600 sau Công nguyên). Chuyên gia Alan Pate cho rằng những tài liệu của các đền đài, chùa chiền có ghi lại quá trình thực hiện các búp bê cỏ để tế thần và ném xuống sông ở Ise Shrine và có từ năm thứ 3 trước Công nguyên. Nghi lễ này có thể có từ trước đó, nhưng nó là khởi nguồn của lễ hội búp bê hiện đại hoặc Hinamatsuri.
Đầu thế kỉ thứ 11, khoảng thời kì đỉnh cao của giai đoạn Heian, một vài loại búp bê cũng được chế tạo, bằng chứng được tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết The Tale of Genji (Câu chuyện của Genji) của Lady Murasaki. Các cô gái chơi với búp bê và những ngôi nhà búp bê, phụ nữ làm những búp bê cầu an cho bọn trẻ, búp bê được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lấy đi những rủi ro, tội lỗi mà con người mắc phải.
Okiagari-koboshi là một loại búp bê béo tròn được làm từ giấy bồi, có từ thế kỉ thứ 14. Nó là vật mang lại may mắn, là biểu tượng của sự kiên trì bền gan và khả năng hồi phục.
Có thể những người làm búp bê chuyên nghiệp đầu tiên là những thợ điêu khắc tại các chùa chiền, họ dùng kỹ năng tuyệt vời của mình để tạo ra những sản phẩm bằng gỗ sơn màu cho trẻ em (búp bê Saga).
Thời kì EdoSuốt thời kì
Edo (1603-1867), khi Nhật Bản vẫn còn xa rời các hoạt động giao thương, ở đây đã rất phát triển hai bộ phận người: những người chế tạo búp bê tài hoa và những người giàu có sẵn sàng chi những món tiền lớn cho những bộ búp bê đẹp đẽ và tinh xảo để trưng bày trong gia đình hoặc dùng làm quà tặng. Những bộ búp bê gồm 1 series những con búp bê lớn với độ tinh xảo tăng dần lên. Thương mại cạnh tranh cuối cùng đã được khuyến khích mở cửa bởi chính phủ,
có nghĩa rằng những người thợ chế tác búp bê có thể bị bắt giữ hoặc trục xuất nếu vi phạm luật về chất liệu hay chiều cao.
Búp bê Hina là loại búp bê dành cho Hinamatsuri, lễ hội búp bê diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hàng năm. Búp be Hina có thể làm từ rất nhiều chất liệu nhưng búp bê Hina truyền thống có thân hình chóp tinh xảo, nhiều vải bọc quanh một khối hình làm bằng rơm hay gỗ, tay chạm gỗ có sơn gofun, đầu búp bê cũng được đẽo gỗ hoặc đúc khuôn và phủ sơn gofun, với cặp mắt trong (mặc dù trước năm 1850, mắt búp bê cũng được sơn hoặc phủ gofun), và tóc người hoặc tóc lụa. Một bộ đầy đủ thường có 15 búp bê, thể hiện đủ các tính cách, với các loại trang phục (dogu) mặc dù bộ cơ bản sẽ chỉ có một đôi búp bê nam-nữ, dùng để chỉ Nhật Hoàng và Hoàng Hậu.
Musha hoặc búp bê hình chiến binh thường được làm với cùng chất liệu với búp bê hina, nhưng cấu trúc phức tạp hơn bởi vì búp bê được đặt ngồi trên ghế, đứng hay đang cưỡi ngựa. Áo giáp, mũ đội đầu và vũ khí được làm bằng giấy quét sơn mài. Không có những bộ cụ thể cho những búp bê kiểu này, ví dụ như Vua Jimmu, Hoàng hậu Jingu và tể tướng của bà là ngài Takennouchi đang bế đứa con hoàng tộc mới sinh, Shoki – người kìm giữ ma quỷ, Toyotomi Hideyoshi và tướng quân của ông và trà đạo gia, những nhân vật cổ tích như Momotaro – cậu bé đào hay Kintaro – cậu bé vàng.
Búp bê
Gosho là biểu tượng của những em bé mũm mĩm và đáng yêu ở dạng đơn giản. Tổ tiên của búp bê Kimekomi là búp bê Kamo (gỗ cây liễu), loại búp bé nhỏ được chạm trổ từ gỗ cây liễu và được trang trí với những mảnh trang phục nhỏ. Búp bê Kimekomi được làm bắt đầu từ những mẩu gỗ được đẽo gọt, chạm trổ hoặc đối với những búp bê hiện đại thì là bọt chất dẻo.
Búp bê KimemokiBúp bê GoshoThiết kế của những mảnh trang phục khác biệt đã được làm sẵn, những mép vải có thể được cuộn lại, giấu vào bên trong. Những mảnh trang phục được dán lại và các mép quần áo cũng được dính vào với nhau. Đầu và tay của búp bê được sơn gofun, mái tóc có thể đính liền với đầu hoặc làm riêng như 1 bộ tóc giả. Loại búp bê này trở nên rất phổ biến với phần đầu được tách riêng để có thể bán lẻ. Phương pháp này được những người chế tạo búp bê siêu đẳng sử dụng để có thể sử dụng chất liệu cũ nhưng với những sáng tạo mới.
Karakuri ningyo, con rối hay búp bê bao gồm những con búp bê lớn dùng cho các lễ hội như Gion Matsuri ở Kyoto và những hoạt động giải trí nhỏ hơn, biểu diễn trên nền âm nhạc đi kèm với những chuyển động. Chúng thường dùng để mô tả những anh hùng huyền thoại.
Rối Bunraku là một loại rối dùng trong các nhà hát, đã từng có thời kì cạnh tranh và truyền cảm hứng cho nhạc kịch Kabuki, và còn tồn tại tới ngày nay.
Búp bê
Daruma là búp bê hình chỏm cầu với thân đỏ và mặt trắng, mắt không có con ngươi. Chúng tượng trưng cho Bodhiharma, người Đông Ấn đã tìm ra Đạo Thiền khoảng 1500 năm về trước và theo truyền thuyết, thân thể những người này trở nên khô héo sau một quá trình ngồi thiền dài đằng đẵng. Búp bê Daruma được cho rằng đem lại may mắn, giàu sang và thỏa mãn các thành tựu. Thường thì búp bê daruma không có mắt. Một mắt thì nhắm lại như thể đang nguyện ước, một mắt mở ra khi lời nguyện ước trở thành hiện thực. Những lời nguyện ước ấy có thể kéo dài từ năm này sang năm khác nhưng người Nhật thường thực hiện nó vào ngày đầu năm mới.
Teru teru bozu là búp bê thủ công làm từ giấy trắng hoặc vải, được treo trên cửa sổ để cầu mong thời tiết thuận hòa và tránh được mưa bão.
Nguồn:ichinews.acc.vn